SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT hiện nay

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT hiện nay

Như chúng ta đều biết, ở trường THPT hiện nay, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Bởi vậy, trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những giờ chào cờ, giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp và để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trò như thế, một lần nữa, có thể khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người quan trọng nhất trong nhà trường trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh.

Để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy - học - giáo dục HS trong lớp phụ trách.

Ở một số giáo viên, công việc chủ nhiệm lớp vẫn được coi là vừa “khó”, vừa “khổ”, và ở đâu đó vẫn còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, rút dép đánh học trò trong lớp, cho cán bộ lớp dùng roi dâu đánh bạn học hàng giờ, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh đi bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm [3], [5] v.v. Vì vậy, những sáng kiến để tăng hiệu quả công tác chủ nhiệm thực sự rất đáng quý và cần được phổ biến, nhân rộng. Ý thức được điều đó, trong năm học 2017 - 2018 này, tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm mà tôi đã thử nghiệm thành công trong những năm vừa qua về: “Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT hiện nay” để cùng đồng nghiệp trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm và BGH tham khảo góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện hơn.

 

doc 20 trang thuychi01 9231
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lời mở đầu:
1.1.Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đều biết, ở trường THPT hiện nay, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Bởi vậy, trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những giờ chào cờ, giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp và để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trò như thế, một lần nữa, có thể khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người quan trọng nhất trong nhà trường trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh.
Để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy - học - giáo dục HS trong lớp phụ trách.
Ở một số giáo viên, công việc chủ nhiệm lớp vẫn được coi là vừa “khó”, vừa “khổ”, và ở đâu đó vẫn còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, rút dép đánh học trò trong lớp, cho cán bộ lớp dùng roi dâu đánh bạn học hàng giờ, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh đi bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm [3], [5] v.v... Vì vậy, những sáng kiến để tăng hiệu quả công tác chủ nhiệm thực sự rất đáng quý và cần được phổ biến, nhân rộng. Ý thức được điều đó, trong năm học 2017 - 2018 này, tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm mà tôi đã thử nghiệm thành công trong những năm vừa qua về: “Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT hiện nay” để cùng đồng nghiệp trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm và BGH tham khảo góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cả “trí dục” và “đức dục” cho học sinh ở trường THPT hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11A6 Trường THPT Thạch Thành 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet.
- Phương pháp quan sát:
 Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh (CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 11A6 Trường THPT Thạch Thành 4 năm học 2017 - 2018.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 
2.1. Cơ sở lý luận cua SKKN:
  Theo lời Bác Hồ dạy, nhiệm vụ của người thầy là “Củng cố dạy chữ, nâng cao dạy người”, mỗi giáo viên không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, nhằm góp phần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân mà trước hết là bồi dưỡng về kiến thức, giáo dục về nhân phẩm cho học sinh. Năm học 2010-2011 đối với giáo dục phổ thông, ngành giáo dục sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Bộ GD-ĐT sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều nội dung mới. Đặc biệt, từ năm học này bộ sẽ tổ chức triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học mới này là: nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy chữ; từng bước đẩy mạnh hướng nghiệp, dạy nghề ở các địa phương có điều kiện và chú trọng vấn đề dạy làm người trong nhà trường.
Trong nhà trường THPT, chức năng và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm không hoàn toàn giống với các cấp học dưới. Trong thực tế, có những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nhưng đã không ý thức được hết nhiệm vụ và vai trò quan trọng của mình. Về nhiệm vụ, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những nhiệm vụ chính là: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng phải thực hiện đẩy đủ những nhiệm vụ của một giáo viên bộ môn theo môn dạy của mình như: Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,...
 Về quyền hạn, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những quyền hạn chủ yếu sau: Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng được hưởng đầy đủ những quyền khác của một giáo viên bộ môn như: được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo,...[1]
 Từ những nhiệm vụ và quyền hạn đã nêu ở trên, ta có thể thấy rằng vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp là hết sức quan trọng. Ngoài chức năng, nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, giáo viên chủ nhiệm còn là người quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình, đặc biệt là việc chăm lo hình thành, nuôi dưỡng, phát triển nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt. Nắm vững được nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của mình có nghĩa là người giáo viên chủ nhiệm đã nắm được chiếc chìa khóa để có thể trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt. Qua đó, góp phần quan trọng vào thành công của nhà trường trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh. [1]
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng: 
 Vào đầu năm học 2017 - 2018, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 11A6 - Trường THPT Thạch Thành 4. Đây là lớp mà năm học trước (2016 -2017), tôi cũng đã được nhà trường phân công là giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh những thuận lợi cũng còn gặp không ít những khó khăn vì là lớp cuối của cả khối nên đa số các em là học sinh có học lực trung bình, yếu; hạnh kiểm phần lớn là trung bình, có cả yếu.
 - Về học tập và hạnh kiểm của lớp 11A6 trong năm học 2016 - 2017: 
Lớp
 Học lực
 Hạnh kiểm
11A6
(45HS)
 Giỏi
 Khá
Trung bình
 Yếu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
05
11,1
38
84,4
 02
4,5 
28
62,2
10
22,2
5
11,1
2
4,5
* Thuận lợi: - Bản thân tôi đã có hơn 10 năm công tác trong ngành và cũng là hơn 10 năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Có lòng yêu nghề, mến học sinh và luôn luôn học hỏi những đồng nghiệp để đưa các mặt chất lượng của lớp lên cao.
- Bản thân tôi đã chủ nhiệm lớp năm lớp 10 nên năm học này giữa giáo viên và học sinh đã phần nào hiểu nhau.
- Đa số HS ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức.
- HS trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp .
- Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục.
– Đoàn trường, chi đoàn giáo viên, các hiệp hội của trường cũng luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên chủ nhiệm.
– Sự cộng tác chặt chẽ từ phía giáo viên bộ môn.
– Là giáo viên dạy văn, tôi có nhiều thời gian trên lớp để nhanh chóng nắm bắt tình hình lớp và kịp thời uốn nắn học sinh. Một tuần có ít nhất 4 lần tôi trực tiếp có mặt tại lớp. Ngoài ra, môn văn có đặc trưng của một môn học khoa học xã hội, vì vậy, trong lúc truyền thụ kiến thức chuyên môn, tôi cũng có nhiều cơ hội hơn cho công tác rèn luyện cách sống cho học sinh.
2.2.2. Khó khăn gặp phải cần tìm cách khắc phục:
- Trường nằm ở một vùng đặc biệt khó khăn của huyện, học sinh trong lớp đa số là con em dân tộc thiểu số có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có 10 hs là con hộ nghèo, 6 hs cận nghèo như em Hoàn, Xuân, Thanh, Hiền, Tuấn
- Có nhiều học sinh sống ở địa bàn xa trường khoảng 15-20km nên việc đi lại khá vất vả như em Tuấn, Hòa, Đinh Cường
- Một số học sinh thiếu thốn tình cảm (chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi) như em Lê Mỹ Duyên, em Nguyễn Thị Hồng Thanh, em Bùi Chí Cường, em Quách Thị Ngân 
- Tuy phụ huynh rất quan tâm đến con em mình về việc học tập, về nề nếp song vì bận đồng ruộng, xa trường...vv nên nhiều gia đình không có thời gian và không kịp thời để ý kèm cặp con em mình tốt nhất. Bởi vậy, một số em ham chơi bỏ học sa vào các tệ nạn xã hội như chơi điện tử, đánh bài, nghiện thuốc lá
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
2.3.1. Giải pháp1: Giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động. 
 Lớp 11A6 tổng số 45 học sinh, trong đó 21 nam, 26 nữ, phần lớn là các học sinh con em dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, học lực trung bình và kém. Ngoài ra, vì nhà ở xa nên lớp cũng xuất hiện nhiều đối tượng học sinh cá biệt như bỏ học đi chơi, nghiện gam,
2.3.2. Giải pháp 2: Gvcn cần lựa chọn ban cán sự hợp lý, phù hợp với đặc điểm của lớp.
a. Cơ sở lựa chọn: 
 - Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS.
 - Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu mỗi năm học.
 - Căn cứ vào ý thức trách nhiệm của bản thân mỗi học sinh để lựa chọn.
b. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
- Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm. 
- Cơ cấu của Ban cán sự lớp gồm:
Bước 1: Thành lập sơ đồ cơ cấu ban cán sự lớp.
BÍ THƯ
CHI ĐOÀN
LỚP TRƯỞNG
Uỷ viên BCH chi đoàn
Phó bí thư
chi đoàn
CHỨC DANH KHÁC
CÁC LỚP PHÓ
Lớp phó
Văn Thể Mĩ
Lớp phó
Lao động
Lớp phó
Học tập
Tổ 
Một
Tổ 
Hai
Tổ 
Ba
Tổ 
Bốn
Thủ quỹ 
Giữ sổ đầu bài
Thư ký lớp
Tổ 4: Thảo
Tổ 1: Lâm
Tổ 2:
Bảo
Sao đỏ
Bước 2 : Giao nhiệm vụ cụ thể 
- Lớp trưởng: quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của lớp dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm, chủ trì các cuộc họp lớp, sinh hoạt lớp cuối tuần, báo cáo mọi hoạt động trực tiếp giáo viên chủ nhiệm.
- Lớp phó học tập: lên danh sách học sinh học tốt nhất cho từng bộ môn phân công phụ trách giúp đỡ bạn học yếu hơn, phải là học sinh học tốt, báo cáo việc học tập của học sinh trong lớp, duy trì truy bài 15 phút đầu giờ. 
- Lớp phó lao động: đôn đốc vệ sinh lao động của lớp, trực cờ đỏ, mang ghế tiết chào cờ.
- Học sinh phụ trách văn thể mĩ: phụ trách văn nghệ, giải trí của lớp, TDTT... 
- Thủ quỹ: thu các khoản tiền quỹ, thăm hỏi. 
- Thư ký: ghi chép các phiên họp lớp, biên bản sinh hoạt lớp. 
- Học sinh giữ sổ đầu bài: quản lý, giữ gìn sổ đầu bài buổỉ sáng, buổi chiều, ghi các mục: ngày, học sinh vắng, bỏ tiết, đi muộn, không chuẩn bị bài...tên bài dạy.
- Bốn tổ trưởng: theo dõi mọi hoạt động tổ mình và tổng kết lại cho lớp trưởng ngày thứ sáu.
- Bí thư chi đoàn: nắm bắt tiếp thu những thông báo, chỉ thị của Đoàn trường kịp thời triển khai cho chi đoàn mình thực hiện đầy đủ. 
* Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm lập sổ theo dõi và giao lại cho từng bộ phận.
2.3.3. Giải pháp 3: Gvcn lập sơ đồ lớp học cụ thể.
 - GV căn cứ vào học lực của học sinh, chia đều số học sinh TB và yếu cho mỗi tổ và xen kẽ nhau.
 - GV căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của học sinh: Mắt, cao thấp để xếp ngồi trước, ngồi sau.
 - GV căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp, cán sự lớp phải có mặt rải khắp các tổ và ở vị trí dễ kiểm soát các thành viên của lớp. 
 - Các học sinh hiếu động xếp ở những vị trí tập trung tầm nhìn của giáo viên (Bàn đầu, đầu bàn, đầu dãy).
 Do lớp có nhiều học sinh ở nhiều xã khác nhau vào thành một lớp nên việc xếp chỗ ngồi cũng cần cân nhắc vì nếu để học sinh 1 xã ngồi cùng với nhau thì sẽ hình thành các phe phái, gây mất đoàn kết trong lớp.
2.3.4.Giải pháp 4: Gvcn kế hoạch hoạt động tuần, tháng. 
- Nêu những công việc hoạt động trong tuần. 
- Có đối tượng tham gia. 
- Biện pháp thực hiện.
- Kết quả đạt được. 
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
* Ví dụ: - Kế hoạch tháng [5]:
Tháng
Nội dung hoạt động
Biện pháp thực hiện
Kết quả
Nhận xét, rút kinh nghiệm
09
10
Kế hoạch tuần:
Tuần (theo PPCT)
Nội dung hoạt động
Đối tượng tham gia
Biện pháp thực hiện
Kết quả
Nhận xét, rút kinh nghiệm
01
02
03
04
 2.3.5. Giải pháp 5: Gvcn phối hợp chặt chẽ với nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục học sinh.
 Nhà trường, gia đình và xã hội đều có vai trò quan trọng trong giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh. Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, HS nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Lúc sơ sinh vai trò của gia đình là chủ đạo, tuổi học mầm non gia đình và nhà trường góp phần quyết định, tuổi học phổ thông (từ tiểu học tới trung học) càng lớn vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội càng cân đối. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho HS THPT phải kết hợp chặt chẽ với gia đình. Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của HS. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như đề đóm, cờ bạc, nghiện hút, nghiện Internet v.v  cũng xuất hiện, làm đảo lộn vẩn đục môi trường giáo dục đạo đức, không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của HS. Nhà trường dù là một pháo đài vững chắc nhưng vẫn có thể bị "tập kích" từ phía ngoài. Nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà trường, có lúc nhẹ nhàng, có khi sôi động dồn dập. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, bạo lực... len lỏi vào mọi tầng lớp nhân dân đã rất dễ gây ấn tượng và phản ảnh sâu đậm đối với trẻ.
 *** Biện pháp thực hiện cụ thể: 
 Một là, phối hợp với nhà trường: giáo viên chủ nhiệm lớp cần thường xuyên báo cáo đầy đủ, trung thực về tình hình lớp theo từng tuần với Ban giám hiệu nhà trường qua buổi hợp chủ nhiệm mỗi tuần. Khi lớp có học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến cần thường xuyên báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường về tình hình của học sinh đó để tìm phương pháp giáo dục hợp lí nhất.
 Hai là, phối hợp với gia đình học sinh: giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên có mối liên hệ và phối hợp với gia đình học sinh thông qua một số biện pháp chủ yếu sau:
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị cho mỗi học sinh một quyển sổ liên lạc để liêc lạc, thông báo với phụ huynh học sinh kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của con em họ mỗi kì học ba lần: đầu kì, giữa kì và cuối kì.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp cần nắm được đầy đủ tên tuổi, nghề nghiệp, quê quán, nơi ở, đặc điểm gia đình của từng gia đình học sinh để hiểu từng học sinh hơn và khi cần thiết có thể đến nhà học sinh thăm hỏi, động viên, hoặc gặp trực tiếp phụ huynh để bàn về việc học tập, rèn luyện đạo đức của con em họ.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng cần phải nắm được số điện thoại và thường xuyên cập nhật vnedu cho từng phụ huynh học sinh để việc trao đổi, thông tin về về việc học tập, rèn luyện đạo đức của con em họ.
 Ba là, phối hợp với xã hội: giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên liên hệ và phối hợp chính quyền địa phương; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như Công an, Giao thông, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, và các tổ chức có liên quan trong việc giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường. [1], [5]
2.3.5.Giải pháp 5: Gvcn thường xuyên phối hợp với giáo viên bộ môn.
 Trong trường THPT, cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn là người trực tiếp tiếp xúc, giảng dạy học sinh của lớp. Vì vậy, việc phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học tập của từng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục hợp lí là vô cùng cần thiết và quan trọng. Để phối hợp tốt với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh, người giáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện tốt những điều sau:
- Thứ nhất, cần nắm được danh sách giáo viên bộ môn giản dạy lớp mình về môn dạy, họ tên, số điện thoại, nơi ở để khi cần có thể liên lạc được ngay với giáo viên bộ môn đó.
- Thứ hai, cần thường xuyên, chủ động gặp gỡ giáo viên của từng bộ môn để nắm về tình hình học tập của từng học sinh và tình hình học tập chung của lớp để có những điều chỉnh phương pháp giáo dục hợp lí.
- Thứ ba, cần lắng nghe những ý kiến nhận xét, đóng góp của giáo viên bộ môn về biện pháp giáo dục của mình và về tình hình học tập của học sinh lớp mình. Khi thấy cần thiết, có thể góp ý cho giáo viên bộ môn những điều chỉnh hợp lí từ những phản ánh của học sinh và phụ huynh.[1], [3]
2.3.6.Giải pháp 6: Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
- Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của Đoàn thanh niên để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh.
- Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động.
- Trong 2 năm học qua, lớp tôi chủ nhiệm đã tham gia 100% các hoạt động do Đoàn thể phát động, đạt vượt chỉ tiêu về kế hoạch lớp đề ra, tham gia ủng hộ bạn nghèo. Tham gia và đạt giải cao trong các đợt thi báo tường, TDTT mừng ngày 20/11, 26/3, đặc biệt là quyên góp giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong huyện. 
2.3.7. Giải pháp 7: Gvcn cho Hs theo dõi chéo giữa các tổ.
 Trong trường học nói chung 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_trong.doc