SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 - Ban KHTN ôn tập văn nghị luận xã hội một cách hứng thú ở trường THPT Nông Cống 3

SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 - Ban KHTN ôn tập văn nghị luận xã hội một cách hứng thú ở trường THPT Nông Cống 3

Trong nhà trường, môn Ngữ văn có đặc trưng riêng: vừa là môn khoa học, vừa là môn nghệ thuật. Môn Ngữ văn cùng với các môn học khác có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những kĩ năng nhất định. Làm văn là một phân môn của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Khi học phân môn này, học sinh được rèn luyện các thao tác nghị luận như giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận, qua các kiểu bài tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận (Nghị luận văn học và Nghị luận xã hội).

 Thời gian trước đây, môn làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học, coi trọng nghị luận văn học, khiến học sinh chỉ quẩn quanh với kiến thức sách vở, sự liên hệ với thực tế đời sống ít ỏi. Việc dạy và học văn phần nào đó trở nên phiến diện, máy móc, giáo điều. Kiểu bài nghị luận văn học, giúp học sinh cách cảm thụ, phân tích đánh giá một áng văn, một bài thơ, nhân vật, tình tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương.

Những năm gần đây chương trình dạy học và thi môn văn có nhiều đổi mới. Văn nghị luận xã hội được đưa vào chương trình các cấp học từ THCS đến THPT. Kiểu bài này, rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình bày những ý kiến riêng về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoặc một vấn đề xã hội đáng quan tâm. Rèn luyện cho học sinh kiểu bài nghị luận xã hội không chỉ đáp ứng cho việc làm bài kiểm tra, tham gia các kì thi mà còn cần thiết cho học sinh những kĩ năng bước vào đời. Bởi vì, trong cuộc sống, dù làm bất cứ việc gì, trong lĩnh vực nào, mỗi người đều phải trình bày chính kiến, quan điểm của bản thân về một vấn đề xã hội đáng quan tâm.

Đối với học sinh lớp 12, đặc biệt là học sinh lớp 12 học theo Ban KHTN học văn, thi văn luôn là một áp lực gây căng thẳng tâm lí. Thời gian ôn tập không nhiều, kiến thức của các môn học thì quá lớn. Vậy làm thế nào để cho việc ôn tập và thi đạt kết quả tốt? Thiết nghĩ đây là một bài toán không đơn giản cho học sinh và cũng là cho mỗi người thầy trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập và ôn thi đạt hiệu quả.

 

doc 23 trang thuychi01 9863
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 - Ban KHTN ôn tập văn nghị luận xã hội một cách hứng thú ở trường THPT Nông Cống 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3
----------o0o----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
LỚP 12 - BAN KHTN ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
 XÃ HỘI MỘT CÁCH HỨNG THÚ 
Ở TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3
------------*****------------
	Họ và tên tác giả: Bùi Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn.
 THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
MỤC LỤC 
 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
I. Lí do chọn đề tài
2
II. Mục đích nghiên cứu
3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
IV. Phương pháp nghiên cứu
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I. Cơ sở lí luận
3
II. Thực trạng nghiên cứu
4
III. Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 Ban KHTN ôn tập văn nghị luận xã hội một cách hứng thú.
5
1. Khái quát chung về nghị luận và nghị luận xã hội.
6
1.1. Nghị luận.
6
1.2. Nghị luận xã hội.
6
2. Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 Ban KHTN.
7
2.1. Kĩ năng nhận dạng đề văn.
7
2.2. Kĩ năng tìm hiểu đề.
9
2.3. Kĩ năng lập ý.
11
2.4. Kĩ năng lập dàn ý.
13
3. Kĩ năng tìm dẫn chứng.
18
4. Kĩ năng diễn đạt.
19
IV. Hiệu quả đạt được:
20
C. KẾT LUẬN
21
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 - BAN KHTN 
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI MỘT CÁCH HỨNG THÚ 
Ở TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài:
Trong nhà trường, môn Ngữ văn có đặc trưng riêng: vừa là môn khoa học, vừa là môn nghệ thuật. Môn Ngữ văn cùng với các môn học khác có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những kĩ năng nhất định. Làm văn là một phân môn của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Khi học phân môn này, học sinh được rèn luyện các thao tác nghị luận như giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận, qua các kiểu bài tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận (Nghị luận văn học và Nghị luận xã hội). 
 Thời gian trước đây, môn làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học, coi trọng nghị luận văn học, khiến học sinh chỉ quẩn quanh với kiến thức sách vở, sự liên hệ với thực tế đời sống ít ỏi. Việc dạy và học văn phần nào đó trở nên phiến diện, máy móc, giáo điều. Kiểu bài nghị luận văn học, giúp học sinh cách cảm thụ, phân tích đánh giá một áng văn, một bài thơ, nhân vật, tình tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. 
Những năm gần đây chương trình dạy học và thi môn văn có nhiều đổi mới. Văn nghị luận xã hội được đưa vào chương trình các cấp học từ THCS đến THPT. Kiểu bài này, rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình bày những ý kiến riêng về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoặc một vấn đề xã hội đáng quan tâm. Rèn luyện cho học sinh kiểu bài nghị luận xã hội không chỉ đáp ứng cho việc làm bài kiểm tra, tham gia các kì thi mà còn cần thiết cho học sinh những kĩ năng bước vào đời. Bởi vì, trong cuộc sống, dù làm bất cứ việc gì, trong lĩnh vực nào, mỗi người đều phải trình bày chính kiến, quan điểm của bản thân về một vấn đề xã hội đáng quan tâm.
Đối với học sinh lớp 12, đặc biệt là học sinh lớp 12 học theo Ban KHTN học văn, thi văn luôn là một áp lực gây căng thẳng tâm lí. Thời gian ôn tập không nhiều, kiến thức của các môn học thì quá lớn. Vậy làm thế nào để cho việc ôn tập và thi đạt kết quả tốt? Thiết nghĩ đây là một bài toán không đơn giản cho học sinh và cũng là cho mỗi người thầy trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập và ôn thi đạt hiệu quả. 
Trong thực tế các môn thi THPT Quốc gia, môn Ngữ văn bao giờ cũng là một trong những môn cố định có tính bắt buộc đối với học sinh. Môn học này chiếm một lượng kiến thức tương đối lớn đòi hỏi học sinh cần phải có kế hoạch học tập, ôn tập chu đáo thì mới có thể đạt hiệu quả cao. Để làm được điều này bên cạnh việc nắm vững các kĩ năng làm bài đòi hỏi mỗi học sinh cần phải có phương pháp học tập hữu hiệu thì mới có thể đạt được kết qủa tốt. Tuy nhiên, vấn đề học môn Văn hiện nay không phải học sinh nào cũng làm được điều đó. Để tránh gây áp lực căng thẳng vể tâm lí và tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, vấn đề đặt ra cho mỗi người thầy là cần phải có một phương pháp thiết thực để hướng dẫn các em học tập đạt được hiệu quả cao nhất. Trong phạm vi đề tài nhỏ này, tôi chỉ đi sâu vào một vấn đề cụ thể đó là “Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 - Ban KHTN ôn tập văn nghị luận xã hội một cách hứng thú ở Trường THPT Nông Cống 3”
II. Mục đích nghiên cứu
Không tham vọng nhiều, tôi tiến hành đề tài này với mục đích cơ bản sau:
Một là, giúp học sinh nắm được những kĩ năng cơ bản về kiểu bài nghị luận xã hội nhằm nâng cao hứng thú học tập và giúp các em ôn thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả.
Hai là, thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội giúp học sinh nâng cao khả năng trình bày quan điểm của mình; cung cấp cho các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
 Ba là, đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên Ngữ văn khi dạy phần nghị luận xã hội.
III. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 12B1, 12B2 Trường THPT Nông Cống 3, năm học 2015-2016.
- Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 12 Ban KHTN hứng thú học tập với phần Làm văn Nghị luận xã hội. 
IV. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp khảo sát thực tế qua các kì thi: kiểm tra định kì, thi khảo sát chất lượng, thi thử THPT Quốc gia.
- Phương pháp nghiên cứu qua sản phẩm: bài viết của học sinh và thống kê kết quả điểm kiểm tra.
- Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh với Văn nghị luận xã hội.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện “vừa hồng vừa chuyên”. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. 
Từ năm học 2008 - 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa vào đề thi môn văn kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng một câu nghị luận xã hội, chiếm 3 điểm trong tổng số đề ra. Từ năm học 2013-2014, trong kì thi THPT Quốc gia ngoài câu nghị luận xã hội (3 điểm), ở phần Đọc – hiểu còn có một câu hỏi nhỏ để các em học sinh bày tỏ chính kiến của mình về vấn đề được đặt ra trong đề bài bằng một đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng). Kiểu bài nghị luận xã hội được đưa vào chương trình Ngữ văn ở bậc trung học là hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay. Nghị luận xã hội là phưong pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh THPT, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống; có ý nghĩa giáo dục rất lớn, đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến giới trẻ hiện nay.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 
Trên thực tế, việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông còn nhiều bất cập. Đặc biệt ở Trường THPT Nông Cống 3, địa bàn dân cư là vùng nông thôn, sức đầu tư cho con em của gia đình còn hạn chế, trình độ học sinh phần đông là yếu, kém. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu dạy và học. 
Vấn đề đặt ra là những vấn đề mang tính xã hội rộng lớn, kiến thức chứa đựng rất nhiều vấn đề cần khám phá. Những vấn đề nghị luận xã hội được đưa ra cho học sinh bàn bạc rất phong phú, đa dạng; đề cập đến tất cả các phương diện của đời sống. Vừa có dạng đề về tư tưởng đạo lí lại vừa có dạng đề về các hiện tượng đời sống. Thế nhưng thời lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong phân phối chương trình THPT theo qui định của Bộ Giáo dục là quá ít ỏi. Ở lớp 12 cả Ban cơ bản chỉ có hai tiết lí thuyết về cách làm bài nghị luận xã hội: một tiết cho dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, một tiết cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Cả năm học 12 các em chỉ có hai bài viết rèn luyện nghị luận xã hội, còn lại thì tập trung vào nghị luận văn học. Thực tế đó khiến học sinh không có điều kiện để rèn luyện nghị luận xã hội một cách thường xuyên dẫn tới kết quả đạt được không cao.
Các giáo viên bộ môn Ngữ văn đã chú ý đến rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội đặc biệt là ở chương trình lớp 12. Nhưng do thời lượng chương trình hạn chế nên không có nhiều điều kiện bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội cho học sinh. Với thời gian hai tiết lí thuyết chỉ đủ để giáo viên giới thiệu khái niệm, kiểu bài, dạng đề và cách làm bài một cách đơn giản nhất. Qua một số bài kiểm tra định kì, mỗi bài một câu nghị luận xã hội chiếm khoảng 30% bài viết chỉ đủ để các em tiếp cận và làm quen với cách làm bài chứ chưa thể đạt đến độ thuần thục, nhuần nhuyễn được.
Về phía học sinh, một thực tế ở hai lớp 12B1 và lớp 12B2 do tôi trực tiếp giảng dạy, đó là học sinh không thích học văn, bởi nhu cầu xã hội ngày càng ít. Các em tập trung nhiều vào các môn KHTN (Toán, Lý, Hóa) để ôn thi Đại học, thời gian giành cho môn Văn không nhiều (nếu không nói là không còn thời gian). Hơn nữa, các em học sinh đều ở độ tuổi mới lớn, lại ở vùng nông thôn chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế đời sống đa sắc, đa chiều, vốn kiến thức xã hội còn ít ỏi. Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội tốt không nhiều. Đa phần các em thường ngợp trước các vấn đề xã hội, hiểu lơ mơ, viết hời hợt. Không có những trăn trở sâu sắc, không có cái nhìn toàn diện, đa chiều. Học sinh thường cảm thấy khó khăn, ngần ngại trong việc làm văn khi không hứng thú với đề văn, không nắm vững các thao tác nghị luận, không nắm vững quy trình làm văn, không có ý tưởng để xây dựng dàn ý, không tìm được dẫn chứng cho bài viết. Đôi khi viết theo cảm hứng, gặp phải đề lắt léo hay vấn đề nghị luận ẩn sau câu chữ, hình ảnh ... là không làm được. Nếu không đặt ra kế hoạch ôn tập cụ thể thì hiệu quả của môn học không cao. 
Phụ huynh học sinh và một số giáo viên ở bộ môn khác cho rằng: ôn tập môn Văn thì cần gì đến giáo viên. Sách tham khảo bán thiếu gì, mua về đọc là được. Hơn nữa, học sinh khối A thi Văn chỉ cần chống điểm liệt, cần gì phải học nhiều để dành thời gian ôn tập các môn thi Đại học. 
Nhà trường cũng đã có kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh, song thời lượng dành cho bộ môn không nhiều (chỉ 1 đến 2 tiết/tuần) trong khi vấn đề của bộ môn vô cùng phong phú. Cho nên chưa thể giảm hết khó khăn cho người dạy và người học. 
Từ thực trạng trên, tôi thiết nghĩ vấn đề đặt ra là phải định hướng cho học sinh phương pháp phù hợp để khích lệ, động viên học sinh vượt qua những khó khăn ấy, rèn luyện các kĩ năng viết và trình bày vấn đề, một kĩ năng cần thiết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong thời đại mới. Từ đó, giúp cho giờ học văn có ý nghĩa, khơi dậy ở học sinh sự hứng thú với môn học. Và, điều quan trọng là giúp học sinh sau khi học các em rút ra được những nhận thức và hành động cụ thể cho bản thân. 
 III. Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 Ban KHTN ôn tập văn nghị luận xã hội một cách hứng thú.
 Ở trường THPT, mục đích của dạy văn là tạo sự phát triển cân đối, toàn diện về tâm hồn và trí tuệ, về thẩm mĩ và hiểu biết cho học sinh để xây dựng nhân cách hoàn thiện. Trong giờ dạy văn, giáo viên vừa là nghệ sĩ giàu cảm xúc, giàu tâm hồn, rung động trước cái đẹp, trước nỗi đau con người, đồng thời là nhà sư phạm phải lựa chọn hành động, ngôn ngữ mang tính giáo dục.
Theo Tiến sĩ Chu Văn Sơn: “Mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ khép kín giữa người phát tín hiệu và người nhận tín hiệu, hay ta còn gọi giữa cho và nhận. Đối tượng học sinh tiếp nhận vấn đề theo hướng tích cực thì sẽ khơi gợi được hứng thú sáng tạo, ngược lại theo theo hướng tiêu cực thì sẽ làm thui chột mọi mầm mống sáng tạo linh hoạt. Người truyền đạt và định hướng kiến thức, tức là người thầy luôn ý thức cụ thể và chính xác vấn đề mà bản thân mình cung cấp cho người tiếp nhận, tức là học sinh. Đồng thời, người tiếp nhận phải luôn phát huy tính năng động sáng tạo của bản thân mình để lĩnh hội tri thức”.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập tôi chỉ đưa ra một số nội dung mang tính định hướng và một vài ví dụ minh họa giúp học sinh nhận biết về lí thuyết và vận dụng vào các bài tập thực hành theo từng dạng đề.
Khái quát chung về nghị luận và nghị luận xã hội.
1.1. Nghị luận.
Nghị luận là bàn bạc đánh giá một vấn đề. Văn nghị luận là dạng bài văn người viết bàn bạc, trao đổi ý kiến, thái độ của mình về một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe chấp nhận, đồng tình với quan điểm của mình. Để thực hiện điều này, người viết phải vận dụng hợp lý, nhuần nhuyễn các thao tác lập luận như: giải thích, phân tíc, chứng minh, bác bỏ, so sánhVăn nghị luận có tính khoa học, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp bên cạnh khả năng diễn đạt, cảm thụ. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Như vậy, làm văn nghị luận là một cơ hội để học sinh bộc lộ rõ nét nhất, tập trung nhất vốn hiểu biết về nhiều mặt cùng những phẩm chất và năng lực của mình, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hoạt động ngôn ngữ.
Dựa vào phạm vi vấn đề được bàn bạc trong bài văn, có thể chia văn nghị luận thành hai dạng: Nghị luận văn học và Nghị luận xã hội.
1.2. Nghị luận xã hội.
Nghị luận xã hội là dạng bài văn nghị luận dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề xã hội: chính trị, xã hội, triết học, đạo đức, đời sống... nhằm thể hiện quan điểm tư tưởng, lập trường của người viết. Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần được giải đáp, làm sáng tỏ.
Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Nghị luận xã hội vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, so sánh. Bài văn nghị luận xã hội tác động vào lí trí, nhận thức và cả tâm hồn người đọc, giúp họ hiểu rõ vấn đề được nêu ra.
Đề tài của dạng bài này hết sức rộng mở, bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối sống, những hiện tượng tích cực, tiêu cực trong đời sống, vấn đề thiên nhiên, môi trường, vấn đề hội nhập, vấn đề giáo dục nhân cách.... Nghị luận xã hội là dạng bài in đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Trước các vấn đề xã hội, người viết có quyền bộc lộ thẳng thắn suy nghĩ, quan điểm của mình, có quyền đồng tình hoặc phản đối, bảo vệ quan điểm của mình hoặc phản bác ý kiến đi ngược lại với quan điểm của mình. 
2. Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 12 Ban KHTN.
2.1. Kĩ năng nhận dạng đề văn.
Như ta đã nói ở trên, đề tài mà bài nghị luận xã hội hướng đến rất đa dạng, phong phú. Có thể quy về hai dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học xét cho cùng thì cũng phải quy về một trong hai dạng đề trên. Trên thực tế các đề nghị luận xã hội rất phong phú và đa dạng, sự phân chia dạng đề chỉ là tương đối, nhiều khi giới hạn giữa các dạng đề rất nhỏ nên học sinh khó xác định rạch ròi.
 Để làm tốt bài văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội nói riêng, việc nhận dạng đề trước khi làm bài văn rất quan trọng, giúp học sinh định hướng đúng cho bài làm, tránh sai lạc trong trong quá trình làm bài. Nhận dạng đề là khâu mở đường, xác định hướng đi của bài văn. Nếu như người viết xác định đúng yêu cầu của đề thì sẽ có hướng viết đúng đáp ứng yêu cầu của đề văn còn nếu như đã xác định đề nhầm ngay từ đầu thì giống như một người đi nhầm đường lạc lối, không thể đến được cái đích cần tới, và toàn bộ giá trị của bài văn coi như bằng không. 
 2.1.1. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí: 
 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống, quan niệm của con người. Vấn đề tư tưởng đạo lí thường được nêu lên trong các ý kiến, nhận định của các bậc vĩ nhân, hay nhà thơ, nhà văn, hoặc được nêu ra ở tục ngữ, ca dao.
Đề tài được đưa ra trong đề là những vấn đề về tư tưởng, đạo lí vô cùng phong phú. Các vấn đề  tiêu biểu thường gặp là :
- Nhận thức: Lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập, ý chí, nghị lực
- Tâm hồn, tích cách: Lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn, thói ba hoa, ích kỉ, vụ lợi
- Quan hệ gia đình: Tình mẫu tử, tình anh em, tình cảm gia đình
- Quan hệ xã hội: Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn
- Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống.
Học sinh có thể nhận ra dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí khi nhận thấy đề bài yêu cầu bàn luận:
- Về một nhận định, một câu tục ngữ, tục ngữ hay một câu châm ngôn, danh ngôn hoặc một câu thơ mang ý nghĩa triết lí. 
- Về một mẫu truyện ngắn, một bài thơ ngắn mang tính triết lí. 
Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và được đặt trong dấu ngoặc kép. 
Ví dụ: 
1. “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. 
 (Trích “Đường đến ngày vinh quang” – nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập)
Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên.
 2. Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. 
Từ câu nói trên anh (chị) suy nghĩ gì về vai trò của lý tưởng trong cuộc sống con người.
3. 	Đừng quên
Cái Ác vỗ vai cái Thiện
Cả hai cùng cười đi về tương lai
(Đừng quên – Trần Nhật Minh) 
Dựa vào ý những câu thơ trên, viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác.
4. “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. 
 (Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
Đọc câu chuyện sau
Vết nứt và con kiến.
	Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến rất nhiều lần.
	Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
	Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngay mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2013)
Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện trên.
6. “Đời người cũng như một bài thơ, giá trị của nó không tùy thuộc vào số câu mà tùy thuộc vào nội dung” (Seneca). 
Suy nghĩ của em về ý kiến trên. 
2.1.2. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống: 
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Những hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội, đáng khen, đáng chê, hay đáng suy nghĩ; có tính bức xúc, cập nhật nóng hổi diễn ra trong đời sống hàng ngày, được xã hội quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, an toàn giao thông, gian lận trong thi cử, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ, bệnh thành tích, bệnh đạo đức giả, hiện tượng mê muội thần tượng.... ). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. Từ đó làm cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_ban_khtn_on_tap_v.doc