SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực đọc hiểu bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông

SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực đọc hiểu bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông

Ngành Giáo dục đào tạo tác động không nhỏ đến việc thịnh suy của mỗi quốc gia. Ở nước ta hiện nay giáo dục đang là vấn đề cấp thiết nhận được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Nhất là giáo dục phổ thông đang thực hiện những bước chuyển mạnh mẽ và gặt hái được những thành công đáng kể nhờ vào sự kế thừa tinh hoa của nền giáo dục truyền thống và đặc biệt đang tiến hành đổi mới “ căn bản và toàn diện”.

Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 24.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Trong các trường phổ thông hiện nay, nội dung chương trình dạy học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng có nhiều đổi mới theo hướng tích cực, tích hợp, lấy học sinh là chủ thể, là trung tâm, khơi gơi được sự hứng thú, khám phá coi trọng việc phát triển năng lực cho học sinh, giúp các em chủ động hơn trong việc tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, giúp các em vận dụng một cách tối đa những gì học được trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống; bồi đắp tâm hồn đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng cơ bản của hoạt động giao tiếp tiếng Việt, đạo đức, văn hóa, mĩ học, lịch sử, địa lí. kĩ năng sống góp phần không nhỏ trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Đồng thời giúp các em luôn hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ, luôn phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.

Nhưng trong quá trình dạy học môn văn, không phải dạy tác phẩm nào, bài học nào, tiết dạy nào giáo viên cũng đạt được thành công. Đặc biệt đối với thể loại kí là những tác phẩm đòi hỏi người đọc, người dạy phải có sự suy ngẫm, phải nhập tâm vào dòng tâm tư tình cảm của nhà văn, lưu tâm đến loại thể. Dù vậy nhiều giáo viên hiện nay dạy kí giống như dạy truyện ngắn nghĩa là vẫn có tính chất truyện nên hiệu quả giảng dạy không cao, Việc giảng dạy như vậy đã làm mất đi vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng của thể văn này.

 

doc 28 trang thuychi01 6632
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực đọc hiểu bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang 1
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
 1.5. Những điểm mới của SKKN.
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
 2.2.1. Về phía giáo viên:
4
 2.2.2. Về phía học sinh :
4
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
 2.3.1. Hiểu sâu sắc tinh thần dạy và học theo hướng tích cực; nắm vững các phương pháp, kĩ thuật dạy - học tích cực; cách kiểm tra- đánh giá theo tinh thần đổi mới.	
5
 2.3.2. Giáo viên phải hiểu rõ khái niệm phát triển năng lực, khái niệm đọc hiểu Ngữ Văn, đặc trưng của thể loại kí, 
9
 2.3.2.1. Khái niệm phát triển năng lực, khái niệm đọc hiểu Ngữ Văn.
9
 2.3.2.2. Khái niệm, đặc trưng thể loại kí.
10
 2.3.2.3. Đặc sắc phong cách nghệ thuật nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
11
 2.3.2.4. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực đọc hiểu bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 
( Hoàng Phủ Ngọc Tường) - Thiết kế giáo án và giảng dạy.
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
23
3. Kết luận, kiến nghị
24
 3.1. Kết luận.
24
3.2. Kiến nghị.
25
Tài liệu tham khảo.
26
Danh mục SKKN
27
1.Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngành Giáo dục đào tạo tác động không nhỏ đến việc thịnh suy của mỗi quốc gia. Ở nước ta hiện nay giáo dục đang là vấn đề cấp thiết nhận được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Nhất là giáo dục phổ thông đang thực hiện những bước chuyển mạnh mẽ và gặt hái được những thành công đáng kể nhờ vào sự kế thừa tinh hoa của nền giáo dục truyền thống và đặc biệt đang tiến hành đổi mới “ căn bản và toàn diện”.
Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 24.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Trong các trường phổ thông hiện nay, nội dung chương trình dạy học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng có nhiều đổi mới theo hướng tích cực, tích hợp, lấy học sinh là chủ thể, là trung tâm, khơi gơi được sự hứng thú, khám phácoi trọng việc phát triển năng lực cho học sinh, giúp các em chủ động hơn trong việc tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, giúp các em vận dụng một cách tối đa những gì học được trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống; bồi đắp tâm hồn đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng cơ bản của hoạt động giao tiếp tiếng Việt, đạo đức, văn hóa, mĩ học, lịch sử, địa lí... kĩ năng sống góp phần không nhỏ trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Đồng thời giúp các em luôn hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ, luôn phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội. 
Nhưng trong quá trình dạy học môn văn, không phải dạy tác phẩm nào, bài học nào, tiết dạy nào giáo viên cũng đạt được thành công. Đặc biệt đối với thể loại kí là những tác phẩm đòi hỏi người đọc, người dạy phải có sự suy ngẫm, phải nhập tâm vào dòng tâm tư tình cảm của nhà văn, lưu tâm đến loại thể. Dù vậy nhiều giáo viên hiện nay dạy kí giống như dạy truyện ngắn nghĩa là vẫn có tính chất truyện nên hiệu quả giảng dạy không cao, Việc giảng dạy như vậy đã làm mất đi vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng của thể văn này. 
Kí cũng là một thể loại có tầm quan trọng trong việc giáo dục nhận thức, giáo dục nhân cách, giáo dục tư tưởng tình cảm, thẩm mĩ cho các em học sinh. Bởi với khả năng ưu việt trong việc miêu tả và khám phá hiện thực, kí luôn thấm đẫm chất hiện thực, bao quát những vấn đề cơ bản của xã hội và “ vang lên những âm hưởng quyến rũ, thiết tha về tình đời, tình người”. Có thể nói, đây là một trong những thể loại tiêu biểu nhất của văn học giúp học sinh bồi đắp nhận thức về cuộc sống, vun trồng những xúc cảm thẩm mĩ tốt đẹp, mở ra những chân trời mới để các em được khám phá, được trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc đời giúp các em trưởng thành về nhân cách, phong phú về tâm hồn để sống tốt hơn, ý nghĩa hơn. Vì vậy việc giúp học trò phát triển năng lực đọc hiểu thể loại kí Việt Nam hiện đại là một việc làm cần thiết. Chính vì vậy tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ. Qua nhiều năm dạy học văn, tôi đã chắt lọc được một số kinh nghiệm: 
“ Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực đọc hiểu bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu hướng vào mục đích phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông . Từ đó, người dạy có điều kiện triển khai phương pháp dạy học tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học văn ở nhà trường.
Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng tôi tập trung nghiên cứu là các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực và bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo Dục. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trong phạm vi sáng kiến này tôi chủ yếu áp dụng các phương pháp: 
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
 Phương pháp quan sát thực nghiệm. 
 Phương pháp phỏng vấn. 
 Phương pháp tiếp cận tâm lý. 
1.5. Những điểm mới của SKKN.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết số 40/2000/QH 10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X đổi mới về chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định “đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong luật giáo dục, nhằm khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức xã hội nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục”. 
Như vậy mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ kiến thức một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”, lấy người học làm trung tâm nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập cho các em. 
 	Trên cơ sở tìm hiểu những lí luận khoa học về các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Ngữ văn nói chung, kí hiện đại Việt Nam nói riêng. Tôi tìm tòi những biện pháp thích hợp nhằm đạt hiệu quả tối ưu khi vận dụng vào dạy học sinh lớp 12 tại trường THPT Triệu Sơn 3 khi đọc hiểu tác phẩm kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường). 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về phía giáo viên:
Trong thời buổi hiện nay - nền kinh tế thị trường đang diễn ra, đa phần giáo viên gặp khó khăn về điều kiện sống, đồng lương ít ỏi không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, vì thế không ít giáo viên chán nản, lòng yêu nghề nhạt phai ở họ. Một số giáo viên phụ thuộc vào SGV, các loại sách hướng dẫn giảng dạy, dạy theo một “ lộ trình” định sẵn, nhằm cung cấp kiến thức cơ bản ( kiến thức chuẩn ) cho học sinh. Một số giáo viên dạy văn thiếu tâm hồn , thiếu những cảm xúc thực sự cho giờ văn, chỉ áp dụng phương pháp đổi mới qua loa, chiếu lệ, không đạt hiệu quả.
 	Việc quy định thời lượng tiết học, nhất là ở chương trình lớp 12 cũng gây áp lực lớn cho người dạy và người học. Từ đó tạo thành sự máy móc, dập khuôn trong việc phân bố thời gian tiết học.
 	Một bộ phận giáo viên chưa thực sự đầu tư, tìm tòi sáng tạo để bài giảng có sự hấp dẫn, chưa phát huy được sự tích cực, chủ động, sáng tạo và say mê của học sinh. Đánh giá học sinh còn mang tính động viên, khích lệ nên tạo ra tính chủ quan cho học sinh. Chú trọng đến việc hình thành, cung cấp sẵn kiến thức mà chưa chú trọng đúng mức tới việc phát triển tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn. 
 Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là một bài kí hay, có sức hấp dẫn đặc biệt với những người yêu và đam mê văn bởi cái tôi tài hoa độc đáo của tác giả, bởi lối hành văn độc lạ, bởi chất nhân văn, bởi tình yêu quê hương đất nước thiết tha của của tác giả. 
2.2.2. Về phía học sinh :
Do nhu cầu của thời đại nên đa phần phụ huynh muốn hướng cho con em mình học Toán, Lí, Hóa, Sinh, tiếng Anh. Vì thế các môn học này đã lên ngôi, ít học trò dám dũng cảm lựa chọn con đường văn chương cho riêng mình. Thêm vào đó các trường Đại học trong cả nước có tuyển sinh các ngành học khối C không nhiều, điểm tuyển đầu vào lại khá cao ( học văn giỏi đâu có dễ) ra trường cơ hội xin việc của các em lại cực kì khó khăn vất vả, thất nghiệp nhiều, số ít có xin được việc thì lương cũng lại rất thấp. Nhiều học sinh đam mê văn, muốn theo nghiệp văn nhưng vẫn còn e dè bởi những lí do đó, vì thế không dám đeo đuổi nghề văn. 
 	Thực tế, văn học không còn hấp dẫn với rất nhiều học sinh. Các trò chỉ thích lướt web, lướt facebook... những truyện ngắn hay, những áng thơ đẹp, những bài kí chứa chan tình yêu nước không còn nhận được sự quan tâm từ các em, nhất là những học trò lớp 12. Vì vậy những em học sinh đó không được giáo dục và cảm hóa bởi môn văn nên một phần xuống cấp về mặt đạo đức, vô cảm, sa vào những tệ nạn xã hội đáng báo động : Giết người, cướp của, bạo lực học 
đường, ma túy, sử dụng văn hóa đồi trụy, ăn mặc nói năng thiếu văn hóa... 
 Khi được tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít 
chịu khó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả 
cao khi cảm nhận tác phẩm văn chương.
 Từ nhiều năm nay, trên thực tế, phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học bộ môn văn nói riêng ở trường phổ thông trung học đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh học theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không hoặc ít có sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn chương. Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh cần được khắc phục dần qua những giờ dạy của giáo viên ở trên lớp và cách học của học sinh.
 Góp phần khắc phục thiếu sót, nhược điểm thường gặp trong dạy học là chưa chú ý đúng mức hoặc còn lúng túng trong việc áp dụng các biện pháp dạy học thể loại kí hiện đại. Thúc đẩy tối đa khả năng tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ đọc - hiểu tác phẩm kí, tránh lối dạy thụ động một chiều theo kiều giảng giải- ghi nhớ, đọc - chép còn ảnh hưởng khá nặng tại các trường THPT, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng bán sơn địa của địa phương, tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua: Phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm cho học sinh lớp 12 nhờ vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực đọc hiểu bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Triệu Sơn 3.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Hiểu sâu sắc tinh thần dạy và học theo hướng tích cực; nắm vững các phương pháp, kĩ thuật dạy - học tích cực; cách kiểm tra- đánh giá theo tinh thần đổi mới.	
N.I Kudriashep quan niệm: “Phương pháp dạy học phần lớn được thực hiện thông qua các biện pháp dạy học cụ thể mà giáo viên sử dụng. Biện pháp dạy học là các chi tiết của phương pháp, là các yếu tố, các bộ phận cấu thành hoặc các bước cụ thể trong công việc nhận thức nảy sinh ra khi vận dụng một phương pháp nhất định” (Z. Ia Rez (chủ biên): Phương pháp luận dạy Văn học, tr. 37).
 Vậy biện pháp dạy học là gì? Từ “biện pháp” có nghĩa là “cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể” (Đại từ điển tiếng Việt tr. 161). Suy ra, có thể hiểu biện pháp dạy học là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề hay tình huống cụ thể trong dạy học.
 Biện pháp dạy học trong giờ văn là hết sức đa dạng phong phú, vì mỗi PPDH đều có những “yếu tố, bộ phận” cấu thành có tác dụng cụ thể hóa làm cho PPDH linh hoạt hiệu quả hơn.
Vì vậy, có thể nói, trong giờ đọc - hiểu văn bản - tác phẩm có những PPDH được sử dụng thì đồng thời có những BPDH đi kèm. Điều then chốt là giáo viên phải biết lựa chọn BP nào thích hợp với PPDH đã sử dụng theo mục 
đích yêu cầu dạy học và thời gian ở trên lớp.
Trong bài viết nhỏ này, bên cạnh những phương pháp truyền thống,  tôi chỉ trình bày vài phương pháp mà bản thân đã áp dụng và đem lại hiệu quả giáo dục trong quá trình giảng dạy trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường ( trong một bài dạy giáo viên có thể vận dụng 1 vài hoặc nhiều biện pháp, kỹ thuật dạy học nếu thấy thích hợp).
Tôi đã sử dụng linh hoạt một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực như: Vấn đáp (đàm thoại), Thảo luận nhóm (Kĩ thuật “ Khăn phủ bàn”), Đặt và giải quyết vấn đề, Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy, Động não, Đọc sáng tạo, Kĩ thuật “Trình bày một phút” khi dạy bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” trong thời lượng 2 tiết học. 
Vấn đáp (đàm thoại):
Vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.	
    	Mục đích: Kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ , khám phá tri thức, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình dạy học. Kiểm tra , đánh giá kiến thức của các em và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với nội dung học tập. Thu thập, mở rộng thông tin kiến thức.
    	Yêu cầu câu hỏi: Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phù hợp với thời gian thực tế. Không ghép nghiều câu hỏi cùng thành một câu hỏi móc xích, Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc...
  	Qua việc áp dụng phương pháp này việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh hiệu quả hơn rất nhiều so với cách truyền thống. Thay vì giáo viên thường xuyên hỏi thì có những lúc trong tiết dạy học sinh sẽ luân phiên hỏi và được hỏi, các em sẽ hào hứng và thích thú khi được tham gia vào quá trình dạy học, giờ học cũng vì thể mà bớt đơn điệu, nhàm chán, các em sẽ nhớ nhanh và lâu kiến thức đã được học.
Đặt và giải quyết vấn đề:
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Hoạt động nhóm:
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ có thể từ 2, 4, 6 hoặc 10 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS. Đồng thời tránh sự nhàm chán, khoi dậy sự hứng thú.
     	Để tổ chức một hoạt động dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, GV vẫn tiến hành theo các bước:  Bước chuẩn bị (giao nhiệm vụ): chuẩn bị đề tài, nội dung , phương tiện hỗ trợ...Thực hiện nhiệm vụ: Chia nhóm theo yêu cầu , cử nhóm trưởng, người báo cáo,... giáo viên quan sát, đôn đốc, nhắc nhở...Yêu cầu thực hiện :Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe , tránh căng thẳng hoặc người được nói quá nhiều, làm việc quá nhiều. Mọi thành viên đều tích cực làm việc.Trình bày kết quả: Đại diện nhóm trình bày kết quả các thành viên bổ sung thêm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hỏi thêm. GV đúc kết , bổ sung, nhấn mạnh, kết luận.
Thảo luận nhóm để học sinh phát triển năng lực giao tiếp, bày tỏ những cảm nhận của mình về bài kí, về đối tượng được trần thuật trong tác phẩm là hình tượng sông Hương và tài năng của nhà văn.
Kĩ thuật khăn trải bàn:
 Hình thức: trên khổ giấy A3, chủ đề thảo luận ghi ở chính giữa, chia các phần còn lại thành 4-6 phần theo số thành viên trong nhóm. Mỗi người sẽ cùng ghi câu trả lời của mình vào các phần đã được chia (trong khoảng 3-5 phút) . Sau đó đại diện nhóm dán giấy A3 lên bảng, thuyết trình.. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
 GV nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh trọng tâm (thống nhất ý kiến hoặc điều chỉnh cách hiểu nếu có cách hiểu, lý giải vấn đề, định hướng nếu sai lệch) 
    	Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, nhiều GV đã sử dụng phương pháp này. Song qua việc dự giờ đồng nghiệp , tôi thấy rằng nhiều người có sử dụng phương pháp này chỉ mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả giáo dục. Có tình trạng thảo luận nhóm nhưng chỉ có một, hai người trong mỗi nhóm là làm việc còn những thành viên khác ngồi chơi hoặc không tích cực. Khi nhận xét kết quả có tình trạng qua loa, quá nhanh khiến học sinh trong lớp không nắm bắt được đâu là nội dung đúng, sai, trọng tâm cần nắm ... Chính vì vậy để phương pháp này đem lại hiệu quả, góp phần khơi dậy sự hào hứng trong học tập theo tôi, người GV cần chủ động tổ chức thảo luận nhóm một cách linh hoạt. Tùy từng đơn vị kiến thức, quỹ thời gian trong bài học mà chọn phương pháp thảo luận nhóm cho phù hợp. 
Sử dụng phương pháp bản đồ ( sơ đồ) tư duy:
Bản đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách ghi nhớ chi tiết để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Cách ghi chép này khoa học, giúp cho học sinh dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Việc nhớ và ghi lại các thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng phương pháp truyền thống. Sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy sẽ có những ưu điểm sau:
 Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. Quan hệ hỗ trợ tương ứng giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần ý chính. Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
 Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bát chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng 
và linh hoạt cho việc ghi nhớ. 
Như vậy, bản đồ tư duy là một công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp cho giáo viên tập trung vào các vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học sinh sẽ không phải tập trung vào việc đọc chép dài dòng, mà thay vào đó sẽ lắng nghe những gì mà thầy cô giáo diễn đạt. Hiệu quả bài học sẽ tăng lên.
Khi dạy học bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường), giáo viên có thể tóm tắt hoặc cho học sinh ghi lên bảng tóm tắt lại nội dung bài bằng bản đồ tư duy. 
Động não:
 Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. 
Đọc sáng tạo:
Đọc sáng tạo là không phải tự đưa ra một lối đọc riêng, tự sáng tạo ra kiểu đọc văn bản đặc thù của mình. Đọc sáng tạo trước hết là rèn luyện kĩ năng phát âm, luyện giọng, thể hiện năng lực diễn tả tái hiện các tình tiết, nhập thân vào cái tôi t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_nham_phat.doc