SKKN Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12

SKKN Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12

Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta hiện nay, đổi mới giáo dục là một trong những mục tiêu trọng tâm. Vấn đề quan trọng của đổi mới chính là phương pháp dạy và học. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đối với môn Ngữ văn nói chung và dạng văn nghị luận xã hội nói riêng, giáo viên đã vận dụng linh hoạt khá nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: phương pháp tích hợp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật hợp tác, kĩ thuật đặt câu hỏi để học sinh hứng thú, say mê môn học.

Kiểu văn bản nghị luận xã hội chiếm vị trí quan trọng chương trình sách giáo khoa THPT hiện hành và chiếm 3/10 điểm thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, văn nghị luận xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nhận thức, hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Do vậy việc rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 nói riêng và học sinh THPT nói chung là một việc làm thiết thực. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy học sinh thường rất lúng túng với kiểu bài nghị luận xã hội. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, trong đó chủ yếu do các em không biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý trước khi viết bài. Là một giáo viên Ngữ văn đang dạy ở THPT, tôi đã cố gắng tìm tòi và thử nghiệm những phương pháp dạy học phù hợp với môn học và đối tượng học sinh của mình. Trong quá trình đó tôi nhận thấy phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi rất phù hợp với việc dạy học làm văn nghị luận xã hội. Phương pháp và kĩ thuật dạy học này đã đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học làm văn, phát huy được tính chủ động, tích cực, kích thích tư duy, phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

Với mong muốn góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể học sinh trong học văn nghị luận xã hội, nâng cao chất lượng viết các bài văn nghị luận xã hội của học sinh lớp 12, tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12”.

 

doc 21 trang thuychi01 8861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta hiện nay, đổi mới giáo dục là một trong những mục tiêu trọng tâm. Vấn đề quan trọng của đổi mới chính là phương pháp dạy và học. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đối với môn Ngữ văn nói chung và dạng văn nghị luận xã hội nói riêng, giáo viên đã vận dụng linh hoạt khá nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: phương pháp tích hợp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật hợp tác, kĩ thuật đặt câu hỏi để học sinh hứng thú, say mê môn học.
Kiểu văn bản nghị luận xã hội chiếm vị trí quan trọng chương trình sách giáo khoa THPT hiện hành và chiếm 3/10 điểm thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, văn nghị luận xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nhận thức, hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Do vậy việc rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 nói riêng và học sinh THPT nói chung là một việc làm thiết thực. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy học sinh thường rất lúng túng với kiểu bài nghị luận xã hội. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, trong đó chủ yếu do các em không biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý trước khi viết bài. Là một giáo viên Ngữ văn đang dạy ở THPT, tôi đã cố gắng tìm tòi và thử nghiệm những phương pháp dạy học phù hợp với môn học và đối tượng học sinh của mình. Trong quá trình đó tôi nhận thấy phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi rất phù hợp với việc dạy học làm văn nghị luận xã hội. Phương pháp và kĩ thuật dạy học này đã đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học làm văn, phát huy được tính chủ động, tích cực, kích thích tư duy, phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Với mong muốn góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể học sinh trong học văn nghị luận xã hội, nâng cao chất lượng viết các bài văn nghị luận xã hội của học sinh lớp 12, tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đề xuất được các biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội một cách hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng lực tạo lập các dạng bài văn nghị luận xã hội của học sinh lớp 12. 
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Từ mục đích nghiên cứu nói trên, tôi sẽ lấy việc tìm hiểu đề, lập dàn ý cho 2 kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 12 làm đối tượng nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 
Do thời gian và khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài chỉ giới hạn trong dạy học làm văn nghị luận xã hội ở lớp 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Để giải quyết đề tài này, chúng tôi đã vận dụng tổng hợp các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích lí thuyết (phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật đặt câu hỏi, dạy học văn nghị luận xã hội)
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, thống kê, so sánh.
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 
2.1.1. Khái niệm dạy học nêu vấn đề
Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic” hay còn gọi là phương pháp phát kiến hay tìm tòi. 
Theo V. Ôkôn: “Dạy học nêu vấn đề là tập hợp những hoạt động như tổ
chức các tình huống có vấn đề, phát biểu vấn đề, giúp đỡ cần thiết cho học sinh trong việc giải quyết vấn đề, kiểm tra phép giải đó và cuối cùng điều khiển quá trình hệ thống hóa, củng cố kiến thức tiếp thu được”. 
V. Ôkôn cho rằng: “Nét bản chất nhất của dạy học nêu vấn đề không phải là sự đặt ra những câu hỏi mà là tạo ra những tình huống có vấn đề”. 
T.V. Kudriaxep cũng phát biểu ý tương tự: “Khái niệm về tình huống có vấn đề và các biện pháp giải quyết nó tạo nên cơ sở của dạy học nêu vấn đề”.
Như vậy, hạt nhân của phương pháp dạy học nêu vấn đề là tạo ra các tình huống có vấn đề.
 Khái niệm tình huống có vấn đề 
Hiện nay chưa có một định nghĩa hoàn toàn thống nhất, sau đay là một số định nghĩa đáng chú ý:
Theo M.I Mackmutov: Tình huống có vấn đề là trở ngại về trí tuệ của con người xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải quyết hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo có hiệu quả. Nó qui định sự khởi đầu của tư duy, hành động tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giải quyết các vấn đề.
Một tác giả khác lại viết: Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí độc đáo của người gặp chướng ngại nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước mà, bằng tìm tòi, sáng tạo tích cực đầy hưng phấn, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến thức và cả niềm vui sướng của phát hiện.
Như vậy, có thể coi tình huống có vấn đề trong dạy học là trạng thái tâm lí đặc biệt của học sinh khi gặp mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng tìm tòi tích cực, sáng tạo, kết quả là học sinh nắm được cả kiến thức và phương pháp giành kiến thức. 
 	Một tình huống được coi là có vấn đề khi thỏa mãn ba điều kiện sau: 
- Tồn tại một vấn đề.
- Gợi nhu cầu nhận thức.
- Gợi niềm tin vào khả năng của bản thân. 
Đối với quá trình dạy học làm văn nghị luận xã hội, việc học sinh lập ý cho đề văn là một quá trình suy nghĩ trong một tình huống có vấn đề nhằm tìm ra được hệ thống ý phù hợp với đề bài. 
2.1.2. Kĩ thuật đặt câu hỏi 
a). Câu hỏi và câu hỏi có vấn đề
Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần giải quyết.
Câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) là những câu hỏi chứa đựng tình huống nảy sinh trong quá trình học tập, tình huống đó chứa đựng một mâu thuẫn buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi phương hướng giải quyết. Do được hình thành từ một khó khăn trong lí luận hay thực tiễn nên muốn giải quyết chúng người học phải có một sự nỗ lực, một cuộc vân động trí tuệ thực sự.
Đặc trưng của câu hỏi có vấn đề
 	Câu hỏi luôn chứa đựng một cái gì chưa biết khiến người học phải băn khoăn, trăn trở, tìm hướng khắc phục khoảng trống của sự thiếu hiểu biết. Đồng thời chứa đựng một cái gì đã biết làm cơ sở khắc phục những nghịch lí, thắc mắc, băn khoăn. Giữa cái chưa biết và cái đã biết có quan hệ chặt chẽ với nhau - cái đã biết là tiền đề để tìm ra cái chưa biết, cái chưa biết là cái đích cần đạt đến của điểm xuất phát là những dữ liệu đã cho.
 Đối với những câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) còn phải bao hàm trong bản thân nó một yếu tố tâm lí nào đó thể hiện ở tính rõ ràng, mới lạ của sự kiện, ở tính bất thường của bài tập nhận thức (I.F Khaz la môp)
b). Kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy học 
Kĩ thuật đặt câu hỏi là một trong số những kĩ thuật dạy học tích cực để kiến tạo nên chủ thể học tập tích cực và sáng tạo. Nội dung của kĩ thuật này là: giáo viên chuẩn bị hệ thống các câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học. Trong quá trình đàm thoại, giáo viên là người tổ chức, học sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới. Kết quả học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức mới đồng thời biết được cách thức đi đến kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. 
Việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vào giờ dạy làm văn nghị luận xã hội trong việc tìm hiểu đề sẽ phát huy được vai trò chủ thể tích cực của học sinh, tạo ra bầu không khí cởi mở, dân chủ giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh. giáo viên nên hạn chế sử dụng “câu hỏi đóng” (dạng câu hỏi chỉ có một câu trả lời duy nhất đúng/sai hoặc có/không). Trái lại, cần đặt các “câu hỏi mở” (dạng câu hỏi có nhiều cách trả lời). 
2.1.3. Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
Có thể nói, tìm hiểu đề là khâu đầu tiên cần thực hiện khi làm bài văn nghị luận xã hội. Việc tìm hiểu đề đúng sẽ giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài về nội dung cần nghị luận và về phạm vi dẫn chứng, thao tác lập luận. Ngược lại, nếu không xác định đúng yêu cầu của đề bài, người viết sẽ làm cho bài viết lạc đề. Đối với các dạng đề bài của văn nghị luận xã hội, việc tìm hiểu đề càng trở nên cần thiết. Bởi vì, theo xu hướng đổi mới cách ra đề hiện nay, nhiều đề văn nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện, một câu danh ngôn, một bản tin... rất khó để học sinh hiểu được yêu cầu của đề. Tình trạng lạc đề đã trở thành mối lo ngại ở các em trước những đề văn nghị luận xã hội theo hướng mở.
	Sau bước tìm hiểu đề, lập dàn ý giúp học sinh có thể xác định được trình tự trình bày các luận điểm trong bài viết một cách mạch lạc, khoa học, tránh sót ý. Việc không có thói quen lập dàn ý khiến nhiều học sinh mắc các lỗi như: thừa ý, lặp ý, sót ý hoặc diễn đạt lan man, lủng củng...
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2.1. Thực trạng dạy học làm văn nghị luận xã hội của giáo viên Ngữ văn ở trường THPT Quảng Xương 2
Trước yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, giáo viên trường THPT Quảng Xương 2 đã đầu tư thời gian công sức để tìm ra những cách thức, những phương pháp tổ chức dạy học văn nghị luận xã hội mới phù hợp với đối tượng học sinh của mình và mang lại hiệu quả tích cực cho hoạt động dạy học. Nhiều giáo viên đã nhận thức được vai trò của văn nghị luận xã hội trong việc góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh, rèn các kĩ năng sống và kĩ năng giải quyết các vấn đề xã hội xung quanh, mặt khác thúc đẩy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Một số giáo viên đã nhận thức được chủ thể của quá trình học tập là học sinh, và đã có những biện pháp linh hoạt để kích thích sự tích cực, sáng tạo của học sinh. 
Tuy vậy, nếu nhìn nhận một cách công bằng và toàn diện, chúng ta thấy thực trạng dạy học văn nghị luận xã hội ở lớp 12 vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục. Một số giáo viên chưa chú trọng vận dụng linh hoạt các phương pháp để phát huy chủ thể tích cực của học sinh trong dạy học. Mặt khác, giáo viên không xây dựng được môi trường học tập dân chủ và hợp tác thể hiện ở việc chưa đưa ra được hệ thống câu hỏi khích lệ học sinh trả lời. Ở phần thực hành, dường như giáo viên chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh phân tích đề, lập dàn ý trước khi làm bài văn nghị luận xã hội một cách bài bản, có tổ chức. 
2.2.2. Thực trạng làm văn nghị luận xã hội của học sinh 
 Nhiều học sinh khi được khảo sát về mục đích học tập làm văn nghị luận xã hội đều nói rằng học vì mục đích thi cử. Số học sinh học văn nghị luận xã hội vì cần có kĩ năng sống, hiểu biết đời sống xã hội và kĩ năng giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội chiếm số lượng rất ít. Từ mục tiêu học tập như vậy dẫn đến các em ngại làm bài tập, lúng túng khi thực hành luyện tập, làm bài qua loa nên hiệu quả học thấp. Đặc biệt đa số học sinh không có thói quen, ý thức thực hiện việc phân tích đề, lập dàn ý trước khi làm bài văn nghị luận xã hội nên hiệu quả bài viết không cao. Tôi nhận thấy rằng, sở dĩ ít học sinh có thói quen này không chỉ vì các em không có ý thức mà còn vì việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội không dễ dàng đối với học sinh. Mặt khác, phần lớn học sinh không biết cách bày tỏ chủ kiến cá nhân, không dám nêu những suy nghĩ ngược chiều, không biết cách lập luận để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình khi viết bài văn. 
2.3. Vận dụng kỷ thuật đặt câu hỏi, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội
2.3.1. Một số nguyên tắc chung
	Khi đưa ra các biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội, giáo viên phải tuân theo những nguyên tắc sau:
a) Nguyên tắc 1:
Giáo viên phải đảm bảo đặc trưng của phân môn làm văn: làm văn là môn học có tính chất thực hành tổng hợp. Làm văn là làm các loại văn bản. Về phương pháp dạy học phải nhấn mạnh nguyên tắc thực hành. Mục đích cuối cùng của của việc dạy học làm văn không chỉ cung cấp cho học sinh tri thức mà còn phải rèn luyện cho các em những kĩ năng kĩ xảo làm văn cơ bản.
b) Nguyên tắc 2:
	Giáo viên phải hướng dẫn để giúp học sinh biết cách phân tích, nhận diện và xác định được yêu cầu, phạm vi của đề đồng thời phải biết cách tổ chức các luận điểm, luận cứ trong một dàn ý phù hợp.
c) Nguyên tắc 3:
	Giáo viên phải phát huy vai trò chủ thể nhận thức của học sinh trong việc phân tích đề, lập dàn ý.
2.3.2. Các biện pháp thực hiện
a). Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề văn nghị luận xã hội bằng kĩ thuật đặt câu hỏi 
Tìm hiểu đề là bước đầu tiên phải thực hiện khi tiến hành làm bài văn nói chung và nghị luận xã hội nói riêng. Trước một đề bài, giáo viên cần giúp học sinh khám phá được các yêu cầu của đề thông qua kĩ thuật đặt câu hỏi. 
* Biện pháp 1: Giáo viên đặt câu hỏi xác định cụ thể các yêu cầu để học sinh tìm hiểu đề
Khi tìm hiểu đề nghị luận xã hội, giáo viên phải đặt ra và giúp học sinh trả lời được các câu hỏi như sau:
+ (Câu hỏi xác định yêu cầu về nội dung): Vấn đề cần nghị luận của đề bài là gì? Hoặc: hãy chỉ rõ nội dung cần nghị luận ở đề bài?
+ (Câu hỏi xác định yêu cầu về hình thức): Đề bài thuộc dạng nghị luận xã hội nào? Những thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài văn? Sử dụng chúng khi nào?
+ (Câu hỏi xác định yêu cầu về tư liệu): Đề bài cần sử dụng những dẫn chứng nào? Hoặc: hãy xác định phạm vi dẫn chứng của đề bài?
Các câu hỏi này nhằm giúp học sinh nhận diện dạng đề và yêu cầu của đề. Để trả lời được các câu hỏi trên giáo viên lưu ý học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vào các từ ngữ then chốt và tùy vào loại đề để xác định. Ở loại đề đóng: có định hướng cụ thể về nội dung, về thao tác lập luận. Luận đề cũng thường là luận điểm của bài, thao tác lập luận được nêu rõ trong đề bài (phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận,). Ví dụ:“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”( Đi-đơ-rô). Anh/chị hãy giải thích và bình luận ý kiến trên? Với loại đề này, học sinh chỉ cần đọc kĩ đề bài là có thể trả lời được các câu hỏi xác định đề. 
Tuy nhiên những năm gần đây, đề bài nghị luận xã hội chủ yếu ra theo xu hướng mở. Đề mở có đặc điểm chỉ nêu ra đề tài hoặc vấn đề cần bàn luận, không nêu yêu cầu về thao tác lập luận, khuyến khích học sinh trình bày những suy nghĩ và ý kiến riêng. Chủ động, sáng tạo trong làm bài, tùy vào nội dung của vấn đề, đề tài mà người viết lựa chọn và quyết định các thao tác lập luận cho phù hợp để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc chân thành của cá nhân mình. Từ đặc điểm đó cho nên việc tìm hiểu đề mở kích thích được nhu cầu khám phá của chủ thể học sinh , khơi gợi sự sáng tạo cá nhân, rèn cho học sinh tính hoạt bát, tư duy năng động, dám nêu vấn đề. Khi tìm hiểu đề mở, giáo viên phải biết đặt ra và khuyến khích học sinh trả lời các câu hỏi để lật đi lật lại một vấn đề ở nhiều mặt, nhiều góc độ. Để trả lời được các câu hỏi tìm hiểu đề học sinh cần vận dụng những hiểu biết, trải nghiệm cuộc sống và kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận xã hội của mình. Giáo viên lưu ý cần dựa vào những căn cứ như: căn cứ vào lời văn trong đề bài để xác định yêu cầu của đề, căn cứ vào đề tài được nêu ra trong đề bài để xác định dạng bài nghị luận xã hội. Cụ thể cần dựa vào các từ ngữ then chốt, giải thích các từ ngữ then chốt để tìm ra luận đề.
Ví dụ 1: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng trường con trai theo học, ngài Abraham Lincol, vị tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, đã viết: “Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh”.
Ý kiến của anh (chị) về đề nghị của tổng thống A.Lincoln.
Học sinh tìm hiểu đề bằng cách trả lời các câu hỏi: Hãy chỉ rõ nội dung cần nghị luận của đề bài trên? 
Đề bài trên thuộc dạng đề nghị luận xã hội nào? 
Thao tác lập luận nào được sử dụng trong bài văn? Phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt kết hợp của bài? 
Hãy xác định phạm vi dẫn chứng của đề bài? 
Học sinh đọc kĩ đề, trả lời các câu hỏi trên, kiến tạo những kiến thức, kĩ năng cần đạt như sau: 
- Vấn đề cần nghị luận: bàn về ý kiến của tổng thống Lincoln về giáo dục. Lincoln đề nghị nhà trường dạy cho học sinh:
+ Biết thu nhận kiến thức từ sách vở.
+ Đặc biệt còn phải tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống.
 - Đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Trong đó thao tác chính là bình luận (thể hiện ở yêu cầu của đề bài “ý kiến của anh/ chị”). Phương thức biểu đạt chính: nghị luận, phương thức biểu đạt kết hợp: tự sự, biểu cảm
- Phạm vi dẫn chứng: từ thực tế cuộc sống.
Ví dụ 2: Bệnh vô cảm trong cuộc sống hiện nay.
HS tìm hiểu đề bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi: Vấn đề cần nghị luận của đề bài là gì? 
Đề thuộc dạng bài đề nghị luận xã hội nào? 
Thao tác lập luận nào được sử dụng trong bài văn? Phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt kết hợp của bài là gì? 
Đề bài cần sử dụng những dẫn chứng nào?
Học sinh đọc kĩ đề, trả lời các câu hỏi để xác định đề. Đề bài chỉ đưa ra một luận đề “bệnh vô cảm” không nêu rõ vấn đề cần nghị luận cũng như thao tác lập luận. Giáo viên lưu ý học sinh cần dựa vào những từ ngữ then chốt như “bệnh vô cảm”, giải thích từ ngữ then chốt, trả lời các câu hỏi: “Bệnh vô cảm là gì? Biểu hiện của bệnh vô cảm? Nguyên nhân, tác hại của bệnh?”Trả lời các câu hỏi trên, học sinh kiến tạo những kiến thức, kĩ năng cần đạt như sau: 
- Vấn đề cần nghị luận: bàn về bệnh vô cảm trong cuộc sống hiện nay. Có thể bàn luận nhiều mặt của vấn đề như: biểu hiện của bệnh vô cảm, nguyên nhân, tác hại 
 - Đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận Trong đó thao tác chính là bình luận. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận, phương thức biểu đạt kết hợp: tự sự, biểu cảm
- Phạm vi dẫn chứng: từ thực tế cuộc sống.
Ví dụ 3: 
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
 Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
 (Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2004)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa câu chuyện trên. 
Học sinh tìm hiểu đề bằng cách và trả lời các câu hỏi: Vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện trên là gì? Ý nghĩa của vấn đề? 
Đề thuộc dạng bài nghị luận xã hội nào? 
Thao tác lập luận nào được sử dụng trong bài văn? Phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt kết hợp của bài là gì?
Hãy xác định phạm vi dẫn chứng của đề bài?
Trả lời các câu hỏi trên, học sinh kiến tạo những kiến thức, kĩ năng cần đạt như sau: 
- Vấn đề cần nghị luận: Biết tha thứ cho mọi lỗi lầm mà người khác gây ra và biết khắc ghi những ân nghĩa mà người khác đã làm cho mình. 
 - Đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Các thao tá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_ki_thuat_dat_cau_hoi_phuong_phap_neu_va_giai_q.doc