SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ vận động để phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Thanh, huyện Đông Sơn

SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ vận động để phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Thanh, huyện Đông Sơn

Sinh thời Bác Hồ nói:

“Có sức khỏe là có tất cả”

Đúng vậy, sức khỏe chính là nền tảng quan trọng để tạo nên sự phát triển

của xã hội. Khi có sức khỏe, con người có thể thực hiện những hoạt động cá

nhân và hoạt động xã hội có hiệu quả. Đó chính là cơ sở hàng đầu giúp cho sự

mỗi người tự khẳng định mình trong xã hội. Vì vậy, họ có thể đóng góp sức lực,

trí tuệ của mình cho sự phát triển của đất nước. Khi có sức khỏe con người mới

có thể tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Với trẻ mầm non khi trẻ

khỏe mạnh trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động vận động một cách tốt nhất như:

chơi các trò chơi, các bài hoạt động vận động và các hoạt động khác ở nhà cũng

như ở trường. Vì thế, phát triển thể chất cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà

trẻ nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. [3]

Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục

phát triển thể chất, nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới

góc độ sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có

sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động

(dù ở mức đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con

người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm

phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách

khoa học để đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo

vệ sức khỏe. Các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích

họat động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô

hấp, hệ tiêu hóa . Đặc biệt, khi trẻ luyện tập với các yếu tố tự nhiên như ánh

nắng mặt trời, nước, không khí . không chỉ tăng cường hiệu quả luyện tập mà

còn giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường sống bên ngoài, tăng cường sức

đề kháng của cơ thể trẻ. [1]

pdf 23 trang thuychi01 16274
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ vận động để phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Thanh, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 0 
MỤC LỤC 
TT TIÊU ĐỀ Trang 
 MỤC LỤC 
1 MỞ ĐẦU 1-3 
1.1 Lý do chọn đề tài 1-2 
1.2 Mục đích nghiên cứu 2 
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3-19 
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3-4 
2.2 Thực trạng 4 
2.2.1 Thuận lợi 4 
2.2.2 Khó khăn 4 
2.2.3 Kết quả khảo sát 4-5 
2.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP 5-19 
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện sự chú ý, tập trung của trẻ vào 
hoạt động thể dục sáng nhằm phát triển thể chất cho trẻ. 
5-7 
2.3.2. Biện pháp 2: Xác định yêu cầu và nhiệm vụ của giáo viên 
khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động. 
7-9 
2.3.3. Biện pháp 3: Gây hứng thú trong hoạt động vận động chính 
nhằm phát triển thể chất cho trẻ. 
9-10 
2.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận 
động cho trẻ trong trường mầm non. 
10-12 
2.3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép giáo dục thể chất cho trẻ trong các 
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chế độ ngày 
12-16 
2.3.6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ vận động 
thường xuyên nhằm phát triển thể chất cho trẻ. 
16-18 
2.4 Kết quả đạt được 18-19 
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19-20 
3.1 Kết luận 19 
3.2 Kiến nghị 19-20 
 Tài liệu tham khảo 
 Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại. 
 1 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài 
Sinh thời Bác Hồ nói: 
“Có sức khỏe là có tất cả” 
Đúng vậy, sức khỏe chính là nền tảng quan trọng để tạo nên sự phát triển 
của xã hội. Khi có sức khỏe, con người có thể thực hiện những hoạt động cá 
nhân và hoạt động xã hội có hiệu quả. Đó chính là cơ sở hàng đầu giúp cho sự 
mỗi người tự khẳng định mình trong xã hội. Vì vậy, họ có thể đóng góp sức lực, 
trí tuệ của mình cho sự phát triển của đất nước. Khi có sức khỏe con người mới 
có thể tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Với trẻ mầm non khi trẻ 
khỏe mạnh trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động vận động một cách tốt nhất như: 
chơi các trò chơi, các bài hoạt động vận động và các hoạt động khác ở nhà cũng 
như ở trường. Vì thế, phát triển thể chất cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà 
trẻ nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. [3] 
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục 
phát triển thể chất, nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới 
góc độ sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có 
sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động 
(dù ở mức đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con 
người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm 
phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách 
khoa học để đạt mục tiêu giáo dục đề ra. 
 Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo 
vệ sức khỏe. Các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích 
họat động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô 
hấp, hệ tiêu hóa. Đặc biệt, khi trẻ luyện tập với các yếu tố tự nhiên như ánh 
nắng mặt trời, nước, không khí. không chỉ tăng cường hiệu quả luyện tập mà 
còn giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường sống bên ngoài, tăng cường sức 
đề kháng của cơ thể trẻ. [1] 
 Ngoài ra việc thực hiện các bài tập vận động một cách khoa học còn giúp 
phát triển hệ cơ, hệ xương, củng cố khớp, dây chằng, tạo khả năng phát triển 
đúng tỉ lệ giữa các bộ phận cơ thể. Từ đó phát triển tư thế thân người hợp lí hoặc 
uốn nắn những tư thế sai cho trẻ mầm non. 
 Giáo dục phát triển thể chất còn góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ, khi trẻ 
tham gia các bài tập vận động sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển cân đối, kích thích các 
hoạt động của cơ quan bên trong như: hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ 
tiêu hóa cùng phát triển. Mặt khác khi trẻ tập luyện các bài tâp vận động sẽ góp 
phần phát triển các cơ như cơ như: cơ xương, các khớp ngón tay, bàn tay phát 
triển tốt thể chất cũng đồng nghĩa với việc góp phần trong việc giảm tỉ lệ trẻ suy 
dinh dưỡng và thấp còi cho trẻ. 
Thực tế hiện nay việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ đã được các 
nhà trường quan tâm và cải thiện đáng kể. Song trong quá trình triển khai thực 
hiện vẫn còn gặp không ít những hạn chế, khó khăn nhất định như: Giáo viên 
mới chú trọng vào việc cho trẻ tập thể dục sáng và thể dục giờ học theo những 
hình thức thông thường, các cô sợ mất an toàn cho trẻ khi tham gia vận động 
 2 
ngoài trời nên hạn chế cho trẻ chơi; diện tích khuôn viên trường hẹp, trường 
chưa có khu chơi vận động riêng, thoáng, rộng nên việc cho trẻ chơi vận động 
ngoài trời ít được giáo viên quan tâm tổ chức; Chưa có kế hoạch phối hợp với 
ban cha mẹ học sinh tổ chức “Tuần lễ sức khỏe” hay “Ngày hội thể dục, thể 
thao” ở trường mầm non theo tháng, quý vì sợ phụ huynh bận không tham gia 
được. 
Nhận thức được tầm quan trọng của vận động đối với sự phát triển của trẻ 
lứa tuổi Nhà trẻ. Trước thực trạng còn hạn chế, là người trực tiếp trong công tác 
nuôi dạy trẻ, tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Mình phải làm gì? Làm như thế nào? để 
tìm ra những biện pháp đạt hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng Chăm sóc 
- Nuôi dưỡng - Giáo dục cho trẻ, tạo niềm tin cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, 
các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh, vì thế tôi đã 
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm dạy trẻ vận động để 
phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông 
Thanh, huyện Đông Sơn”. Với mong muốn để trao đổi, chia sẻ những kinh 
nghiệm của mình cùng các bạn đồng nghiệp. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Với mục đích của tôi trong đề tài này là dạy trẻ vận động để phát triển thể 
chất cho trẻ 25-36 tháng tuổi, rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi tham gia các 
hoạt động, đặc biệt là giúp trẻ có một sức khỏe tốt. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Một số kinh nghiệm dạy trẻ vận động để phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 
25-36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Thanh, huyện Đông Sơn. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã kết hợp sử dụng hệ 
thống các phương pháp sau: 
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc và tổng hợp các tài liệu liên 
quan đến đề tài. 
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
Tôi sử dụng các phương pháp sau: 
- Phương pháp quan sát: Thông qua việc theo dõi các hoạt động vận động 
của trẻ trong ngày như: Hoạt động thể dục sáng, hoạt động học, ăn, ngủ 
- Phương pháp điều tra: Phối hợp với giáo viên cùng lớp hàng tuần, hàng 
tháng điều tra theo dõi sức khỏe, các hoạt động vận động của trẻ. 
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với trẻ, phối hợp với phụ huynh về 
việc giáo dục hoạt động vận động cho trẻ một cách tốt nhất. 
- Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm: Thông qua họp hội 
đồng nhà trường, tổ chuyên môn, thông qua việc xếp loại thi đua hàng tháng. 
Đồng thời trao đổi với phụ huynh về việc phát triển thể chất cho trẻ qua hoạt 
động vận động. 
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu: Tôi dùng phương pháp này để xử lí 
số liệu, phân tích số liệu thu được về các nội dung được đưa vào đánh giá trẻ, 
thông qua việc dạy trẻ vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25-36 
tháng tuổi trường mầm non Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. 
 3 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1.Cơ sở lí luận 
 Như chúng ta đã biết xét về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động 
góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Các bài tập vận động vừa sức giúp cơ 
thể trẻ thoải mái, kích thích họat động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần 
hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Đặc biệt, khi trẻ luyện tập với các 
yếu tố tự nhiên như ánh nắng mặt trời, nước, không khí. không chỉ tăng cường 
hiệu quả luyện tập mà còn giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường sống bên 
ngoài, tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ. 
 Ngoài ra việc thực hiện các bài tập vận động một cách khoa học còn giúp 
phát triển hệ cơ, hệ xương, củng cố khớp, dây chằng, tạo khả năng phát triển 
đúng tỉ lệ giữa các bộ phận cơ thể. Từ đó phát triển tư thế thân người hợp lí hoặc 
uốn nắn những tư thế sai cho trẻ mầm non. 
 Về các kĩ năng vận động và tố chất vận động, giáo dục phát triển vận 
động giúp hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động, đồng thời phát triển 
các tố chất vận động. 
 Nhờ đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh theo cơ chế phản xạ nên những 
bài tập được lặp đi lặp lại sẽ tạo ra các kĩ năng vận động và dần dần hình thành 
thói quen vận động cho trẻ. Những thói quen vận động giúp trẻ thực hiện các 
vận động trong cuộc sống hàng ngày nhanh, chính xác, tiết kiệm được sức di 
chuyển trong không gian. 
Giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe. 
Trẻ tham gia các bài tập vận động sẽ giúp cơ thể thoải mái, kích thích các hoạt 
động của cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu 
hóa cùng với sự tập luyện ngoài trời từ các yếu tố tự nhiên như nước, không khí, 
mặt trời sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thông qua việc tập luyện các 
bài tâp vận động sẽ phát triển các cơ, các xương, phát triển cân đối các bộ phận 
trong cơ thể trẻ. 
Giáo dục phát triển vận động giúp trẻ hình thành và rèn luyện các kỹ năng 
vận động. Thông qua các bài tập vận động trẻ được tập đi tập lại nhiều lần sẽ 
hình thành những thói quen cho trẻ, giúp cho những hành động của trẻ ngày 
càng nhanh, bền, chính xác. 
 Giáo dục phát triển vận động góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm 
non: Việc thực hiện các bài tập vận động góp phần tích cực vào giáo dục phát 
triển nhận thức (tăng cường hiểu biết; làm phong phú biểu tượng về bài tập vận 
động, các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của bài tập vận động đến chúng; yêu 
cầu luyện tập), giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội (tình cảm, thái 
độ phù hợp với việc luyện tập vận động; có kĩ năng thực hiện các yêu cầu về vệ 
sinh cá nhân, môi trường và dụng cụ luyện tập; hình thành các phẩm chất nhân 
cách cần thiết của người lao động), giáo dục phát triển thẩm mỹ (nhận thức 
đúng về cái đẹp trong trang phục luyện tập, các động tác vận động; có mong ước 
được tạo ra cái đẹp trong luyện tập vận động) và giáo dục lao động cho trẻ 
mầm non (tham gia chuẩn bị địa bàn, các dụng cụ luyện tập; cất dặt đồ dùng, 
dụng cụ luyện tập đúng chỗ quy định; quý trọng sức lao động của người khác) 
 4 
Ngoài ra, các tố chất vận động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ được 
chú trọng rèn luyện một cách đồng đều thông qua nhiều bài tập vận động khác 
nhau tạo nên sự hài hòa, cân bằng tương đối về tố chất cho mỗi cá nhân, Ngoài 
ra, việc luyện tập theo nguyên tắc phát triển: Tăng dần yêu cầu luyện tập đối với 
từng trẻ trên cơ sở khả năng và điều kiện thực hiện của chúng sẽ giúp cơ thể trẻ 
thích nghi dần với lượng vận động. Sau một thời gian, các tố chất vận động của 
trẻ sẽ được cải thiện hơn. [1] 
Tóm lại, phát triển vận động cho trẻ lứa tuổi mầm non giữ vai trò vô cùng 
quan trọng. Vì vậy cần được tiến hành mạnh mẽ, toàn diện và cần sự quan tâm 
chia sẻ của toàn xã hội, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện nhân 
cách trẻ. 
2.2. Thực trạng việc dạy trẻ vận động để phát triển thể chất cho trẻ 
nhà trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Thanh. 
* Tình hình chung: 
Là giáo viên trực tiếp dạy trẻ tại nhóm trẻ tôi mong muốn sẽ mang lại cho 
trẻ có môi trường giáo dục tốt nhất, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết 
quan tâm chia sẻ, hơn hết là có một sức khỏe thật tốt vì vậy tôi đã thay đổi cách 
giáo dục trẻ một cách tốt nhất. 
 Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp tôi và nhận thấy 
có những thuận lợi và khó khăn như sau: 
2.2.1. Thuận lợi 
Ở lớp tôi phụ trách được Ban giám hiệu quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện 
mua sắm trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi trong lớp để dạy trẻ vận động. 
Các tài liệu về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường được cấp 
phát đầy đủ, kịp thời, trường có kết nối mạng internet để tôi cập nhật thông tin 
một cách nhanh nhất khi cần thiết. 
Bản thân có trình độ trên chuẩn, có chứng nhận tin học, thường xuyên cập nhật 
internet. 
 Các loại đĩa băng nhạc cho hoạt động vận động được trang bị đầy đủ. 
Bản thân là một giáo viên rất thích tham gia các hoạt động vận động, mặt khác 
tôi luôn quan tâm đến mọi trẻ trong lớp nên được đa số các bậc phụ huynh tin 
tưởng gửi gắm 
 Bên cạnh những thuận lợi trên lớp tôi còn có một số khó khăn sau. 
2.2.2. Khó khăn 
 Trường đang tiến hành xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia nên 
đôi khi còn ảnh hưởng đến các hoạt động vận động của trẻ. 
 Đồ dùng, dụng cụ để tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ còn thiếu. 
 Trẻ lớp tôi đi học chưa thường xuyên, trẻ đi học muộn, các tháng tuổi 
không đều nhau, có trẻ đi học đầu năm có trẻ lại đi giũa năm, cuối năm. 
 Đa số chưa qua lớp nhà trẻ 18-24 tháng. 
 Phụ huynh tập trung vào làm ăn kinh tế chưa chú ý quan tâm đến sức 
khỏe của trẻ nên trẻ hay ốm, đi học chưa chuyên cần, vì vậy cũng ảnh hưởng 
phần nào đến việc dạy trẻ vận động, nhằm phát triển thể lực cho trẻ ở lớp tôi phụ 
trách. 
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 
 5 
Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách. Ngay từ đầu năm học 
tôi đã khảo sát ở một số nội dung với tất cả 26/26 trẻ trong lớp, kết quả như sau: 
Kết quả khảo sát thực trạng vào thời điểm tháng 9/2017 như sau: 
 Kết quả 
 Đạt Chưa đạt 
 Nội dung khảo sát 
Tổng 
số trẻ 
khảo 
sát 
Số 
trẻ 
Tỉ lệ 
% 
Số 
trẻ 
Tỉ lệ 
% 
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động 
vận động 
26 11 42,3 15 57,7 
Trẻ nhanh nhẹn, tự tin trong quá trình vận 
động 
26 11 42,3 15 57,7 
Trẻ có kỹ năng vận động tốt, thành thạo 26 11 42,3 15 57,7 
Trẻ có sức khỏe tốt 26 23 92,0 3 8,0 
* Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả khảo sát tôi thấy 
- Ở ba nội dung đầu đánh giá về sự hứng thú tham gia vào các hoạt động 
vận động của trẻ. Số trẻ nhanh nhẹn, tự tin trong vận động và trẻ có kỹ năng vận 
động tốt, thành thạo. Tỷ lệ trẻ đạt đang ở mức thấp. Cụ thể mới đạt 42,3%. 
- Nội dung thứ tư đánh giá về tình trạng sức khỏe cho trẻ đa số trẻ đạt tốt, 
tỷ lệ đạt 92,0% . 
Để làm thay đổi kết quả trên bản thân tôi luôn trăn trở làm sao để trẻ tích 
cực vận động và có một thể lực tốt nhất. 
2.3. Một số biện pháp thực hiện có hiệu quả về dạy trẻ vận động để 
phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non 
Đông Thanh. 
 Hiểu được vai trò, nguyên tắc phát triển vận động và dựa vào mục tiêu 
của giáo dục phát triển vận động lứa tuổi nhà trẻ 25-36 tháng tôi đã tìm ra 
những giải pháp tốt nhất để dạy trẻ hoạt động vận động nhằm phát triển thể chất 
cho trẻ, từ đó trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn và một sức khỏe tốt để trẻ tham gia vào các 
hoạt động ở nhà cũng như ở trường. 
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện sự chú ý, tập trung của trẻ vào hoạt động 
thể dục sáng nhằm phát triển thể chất cho trẻ. 
 Hoạt động thể dục sáng là hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh 
hoạt ngày của trẻ ở trường mầm non, thể dục sáng thường xuyên giúp trẻ tập hít 
thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong 
cơ thể, giúp các khớp dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho 
những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹ, tạo cho trẻ tâm 
trạng thoải mái, vui tươi đón ngày hoạt động mới, thể dục sáng giúp bảo vệ tăng 
cường sức khỏe, có tác động tích cực đến thần kinh, tâm lí trẻ, tăng cường các 
quá trinh sinh lí trong cơ thể giúp trẻ không mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Hiểu được 
tầm quan trong đó tôi đã tìm ra giải pháp rèn luyện sự chú ý, tập trung vào thể 
dục sáng. 
 6 
 Với những hình thức thông thường trong giờ thể dục sáng tôi chỉ cho trẻ 
tập các động tác của bài tập phát triển chung bằng tay một cách đơn điệu theo 
nhịp đếm, chưa kết hợp với dụng cụ thể dục nên trẻ chưa chú ý, chưa hứng thú 
tập trung vào hoạt động, trẻ thích thì tập không thích thì ngồi hay chỉ đứng mà 
không tập gì cả. Tôi đã thay đổi hình thức tập thể dục sáng bằng dụng cụ phù 
hợp với từng chủ đề như: Gậy, vòng, cờ, nơ....kết hợp với các động tác mô 
phỏng theo từng chủ đề giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ mà trẻ lại tập trung chú ý. 
Ví dụ 1: Với chủ đề “Những con vật đáng yêu” tôi đã cho trẻ làm những 
động tác mô phỏng của những chú chim nhỏ, kết hợp đeo nơ hoa vào ngón tay 
giữa hai tay cho trẻ. Tôi cho trẻ tập như sau: 
 - Động tác 1: Chim hót (thực hiện 3-4 lần): Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng 
chân rộng bằng vai, 2 tay để sau lưng. Cô nói “Chim hót” trẻ hít thật sâu rồi 
chụm môi thổi từ từ. 
 - Động tác 2: Chim vẫy cánh (thực hiện 3-4 lần): Tư thế chuẩn bị: Hai tay 
thả xuôi, cô nói “Chim vẫy cánh” Trẻ dang 2 tay sang ngang làm động tác vẫy 
làm chim bay. 
 - Động tác 3: Chim mổ thóc (thực hiện 3-4 lần): Đứng tự nhiên, tay thả 
xuôi. Ngồi xuống, gõ các ngón tay lên đầu gối và nói “Tốc! tốc!”đứng lên 
 - Động tác 4: Chim bay (thực hiện 4-5 lần): Trẻ đứng thoải mái. Cô nói 
“Chim bay” trẻ dang hai tay vẫy vẫy, giậm chân tại chỗ. 
 Sau khi sử dùng hình thức trên tôi thấy các cháu ở lớp tôi rất hào hứng 
tập cùng cô mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái cho những hoạt động tiếp theo 
trong ngày. 
Đối với trẻ độ tuổi nhà trẻ tôi rất quan tâm đến việc dạy trẻ theo nhóm và 
cá nhân nên tôi thường chú ý quan tâm đến những trẻ nhút nhát như: Hướng 
Nhật, Nguyễn Hải, Thu Giang... tôi luôn theo dõi, sửa sai, uốn nắn từng trẻ, luôn 
theo dõi các hành động của những trẻ hay nghịch ngợm để có hình thức dạy trẻ 
tốt hơn. Những buổi trẻ tập thể dục sáng tôi thường xếp cho cháu chưa mạnh 
dạn đứng ở hàng trên gần với cô, trước khi tập tôi thường trò chuyện để trẻ thấy 
được sự gần gũi quan tâm của tôi cũng như sự động viên khích lệ để trẻ tự tin 
hơn, tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ, từ đó trẻ biết tập những động tác cùng cô và 
các bạn đều hơn, chính xác hơn ở các buổi tập tiếp theo. 
Ví dụ 2: Ở chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi cho trẻ sử dụng vòng , gậy 
để tập thể dục sáng kết hợp với lời ca của bài hát “Sắp đến tết rồi”. Với động tác 
phù hợp kết hợp với âm nhạc gây cảm xúc cho trẻ, trẻ sẽ hứng thú với hoạt động 
vận động. 
Không chỉ với chủ đề này mà các chủ đề khác tôi cũng cho trẻ sử dụng, 
dụng cụ để tập và thay đổi âm nhạc phù hợp với từng chủ đề để trẻ không thấy 
nhàm chán mà thích luyện tập hơn nhiều. 
Ví dụ 3: Ở chủ đề “Bé và các bạn” kết hợp bài hát “Nào chúng cháu 
cung tập thể dục” hay chủ đề “Những con vật đáng yêu” với bài hát “Con gà 
trống, một con vịt” 
 Qua hình thức này trẻ lớp tôi tuy còn nhỏ nhưng rất thích thú tập cùng cô, 
cùng bạn, vì thế khi đưa âm nhạc vào hoạt động đã mang lại kết quả rất cao. 
 7 
Hàng tuần, hàng ngày tôi thường rèn luyện cho trẻ có nề nếp trong hoạt 
động thể dục sáng như : Nề nếp xếp hàng, tập trung chú ý không nói chuyện khi 
tập, rèn cho trẻ biết luật chơi, cách chơi của trò chơiLàm như vậy cô đỡ vất vả 
mà trẻ lại có nề nếp tốt. 
 Khi đưa biện pháp này vào giáo dục vận động cho trẻ tôi thấy trẻ lớp tôi 
chú ý, tập trung hơn, hứng thú hơn. Chỉ là vậy thôi cũng giúp bản thân tôi phấn 
đấu tìm ra biện pháp tiếp theo giúp tất cả trẻ lớp tôi được vận động tốt nhất. 
2.3.2. Biện pháp 2: Xác định yêu cầu và nhiệm vụ của giáo viên khi tổ 
chức các hoạt động phát triển vận động. 
Để luôn tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ một cách tốt 
nhất tôi luôn chuẩn bị cho tiết học , lựa chọn các bài tập phù hợp với lứa tuổi và 
thể lực của trẻ. 
Để bài tập luôn hấp dẫn thu hút trẻ tôi đã sử dụng các dụng cụ như: quả 
trùy, vòng, gậyphong phú, đẹp mắt . 
Do tính chất riêng của từng trẻ nên khi lựa chọn phương pháp tôi cần dựa 
trên hệ thống các bài tập, kỹ thuật, yêu cầu thể lực của trẻ.Tôi luôn cho trẻ được 
học ở “Mọi lúc, mọi nơi”, cho trẻ làm quen trước các vận động mà trẻ sẽ thực 
hiện trong tiết học sắp đến bằng phương pháp trực quan là làm mẫu. 
Ví dụ: Bài tập vận động “Bật xa” 
 Lần đầu cho trẻ làm quen thì tôi phải lầm mẫu toàn bộ, sau đó chú ý đến 
tư thế chuẩn bị, tư thế bậc của chân, cuối cùng là cách vung tay

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tre_van_dong_de_phat_trien_the_c.pdf