SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Trần Phú

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Trần Phú

Môn Văn trong nhà trường THPT có một vai trò đặc biệt trong việc hình thành nhân cách và những phẩm chất tư duy cho học sinh nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại trong mục tiêu đào tạo con người. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn cũng có một vị trí quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Do vậy, thời gian qua, việc đổi mới phương pháp dạy và học văn cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn văn đã được ngành giáo dục - đào tạo, các trường chuyên, các trường THPT hết sức quan tâm. Bởi bồi dưỡng nhân tài là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng mà đất nước và thời đại giao phó cho ngành giáo dục.

 Ở thời đại nào cũng vậy, người tài đều có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam ta, điều đó lại càng được khẳng định rõ nét qua lịch sử của dân tộc. Người xưa từng nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên ”(Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung.)

Tiếp nối truyền thống ấy, ngày nay Đảng và Nhà Nước ta luôn coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, luôn xác định “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục hướng tới.

 Bộ giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đó là chú trọng tiếp tục xây dựng hệ thống các trường chuyên một cách hoàn thiện hơn; khuyến khích và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong học tập; các học sinh có năng khiếu được học với chương trình nâng cao phù hợp với năng lực và nguyên vọng của các em; những năm trước, học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia từ giải ba trở lên còn được tuyển thẳng vào Đại học theo nguyện vọng. Chính vì vậy mà có thể nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm của ngành giáo dục. Nó có tác dụng tích cực, thiết thực và mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên và kích thích tinh thần say mê học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và khẳng định uy tín, thương hiệu nhà trường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

 

doc 23 trang thuychi01 10316
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ”
Người thực hiện: Lý Thị Mai
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn
THANH HÓA - NĂM 2017
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO20
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Văn trong nhà trường THPT có một vai trò đặc biệt trong việc hình thành nhân cách và những phẩm chất tư duy cho học sinh nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại trong mục tiêu đào tạo con người. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn cũng có một vị trí quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Do vậy, thời gian qua, việc đổi mới phương pháp dạy và học văn cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn văn đã được ngành giáo dục - đào tạo, các trường chuyên, các trường THPT hết sức quan tâm. Bởi bồi dưỡng nhân tài là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng mà đất nước và thời đại giao phó cho ngành giáo dục. 
	Ở thời đại nào cũng vậy, người tài đều có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam ta, điều đó lại càng được khẳng định rõ nét qua lịch sử của dân tộc. Người xưa từng nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên ”(Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung.) 
Tiếp nối truyền thống ấy, ngày nay Đảng và Nhà Nước ta luôn coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, luôn xác định “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục hướng tới.
 Bộ giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đó là chú trọng tiếp tục xây dựng hệ thống các trường chuyên một cách hoàn thiện hơn; khuyến khích và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong học tập; các học sinh có năng khiếu được học với chương trình nâng cao phù hợp với năng lực và nguyên vọng của các em; những năm trước, học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia từ giải ba trở lên còn được tuyển thẳng vào Đại học theo nguyện vọng... Chính vì vậy mà có thể nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm của ngành giáo dục. Nó có tác dụng tích cực, thiết thực và mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên và kích thích tinh thần say mê học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và khẳng định uy tín, thương hiệu nhà trường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Là người giáo viên, ai cũng mong muốn học sinh của mình đạt được thành tích học tập cao nhất, đặc biệt sẽ được vinh danh trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh. Thành tích đáng tự hào đó phần nào đánh giá được năng lực dạy học, nhiệt tâm của người giáo viên trong công việc, sự rèn luyện nỗ lực vươn lên của các em trong học tập. Quan trọng hơn, từ bước đệm này, người giáo viên nhận thấy niềm vui, vai trò thiêng liêng của mình trong quá trình dạy học để từ đó trau dồi, đầu tư hơn về chuyên môn, học sinh sẽ có động lực, tự tin hơn trong những kì thi quan trọng phía trước. Vì vậy với những người tâm huyết với nghề, họ luôn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình để đạt được kết quả cao nhất.
	Năm nào cũng vậy, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá đều tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, trong đó có thi học sinh giỏi cấp THPT. Kì thi này nhằm lựa chọn và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong các môn học. Đồng thời, kết quả của cuộc thi này cũng là một căn cứ , một kênh thông tin quan trọng để Sở giáo dục và đào tạo đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi trường học trong phạm vi toàn tỉnh. Vì thế, hàng năm thầy và trò Trường THPT Trần Phú vẫn coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
 Nghề dạy học là một nghề “Cao quý nhất trong những nghề cao quí nhất, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Người dạy học không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Thầy cô giáo vừa là người giúp các em lĩnh hội tri thức và vận dụng nó một cách linh hoạt vào cuộc sống, vừa là những kỹ sư xây đắp tâm hồn bao thế hệ học sinh. Người giáo viên dạy môn Ngữ văn càng có nhiều ưu thế hơn trong việc này. Niềm vui sướng đối với người thầy, người cô là đào tạo ra những học sinh học giỏi, chăm ngoan, thành đạt, có đạo đức, có nhân cách tốt đẹp, biết cư xử đúng với chuẩn mực đạo lí dân tộc... Nhưng một trong những niềm sung sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi . Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất vốn có của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người thầy, người cô. Là một giáo viên Ngữ văn đứng lớp giảng dạy gần mười hai năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh qua một số năm học, tôi đã nhận thức được điều đó. 
Mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy đều có đặc thù riêng. Phương pháp dạy và học văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt, dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả?. Đó là điều băn khoăn, trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt và mang lại hiệu quả được. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng. Câu hỏi mà bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là: Làm thế nào để đạt kết quả tốt nhất trong khoảng thời gian mấy tháng ngắn ngủi? Làm sao để các em có thể phát huy hết năng lực của mình trong một thời gian làm bài đã được ấn định trước ? Làm thế nàơ để công lao vất vả của thầy cô và các trò không bị uổng phí ? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân, cho các em và thành tích của nhà trường ? Những câu hỏi ấy chính là động lực thúc đẩy người giáo viên phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện cho phép.
 Tôi đã tìm hiểu và tham khảo nhiều sách báo, tìm kiếm trên in-ter-net để thu thập những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi THPT. Với tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp trong tổ, trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành; cùng với việc cọ xát thực sự trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 12 qua một số năm học tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài : Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 12 Trường THPT Trần Phú.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Bồi dưỡng học sinh giỏi không phải chỉ bó hẹp trong việc chuẩn bị để có học sinh đạt giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi mà việc thi học sinh giỏi và các kì thi này cũng là một căn cứ tin cậy để đánh giá chất lượng dạy và học. Chất lượng, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi ít nhiều sẽ có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng giảng dạy ở các lớp trong trường.
	Hơn nữa trên cơ sở học vấn phổ thông, bồi dưỡng sâu thêm những năng lực về ngữ văn, tạo cho học sinh những điều kiện thuận lợi để tiếp tục học lên và làm việc một cách sáng tạo, có hiệu quả trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhận văn. Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là dịp để giáo viên thể nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học. Thước đo trình độ của một giáo viên dạy học sinh giỏi chính là phương pháp giảng dạy.
	Chọn viết đề tài này, bản thân tôi muốn nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, muốn trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, muốn nhận được ở những đồng nghiệp tâm huyết với nghề sự góp ý chân thành.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Muốn bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên cần nắm vững toàn bộ chương trình Ngữ Văn THPT về: văn học sử, tiếng việt, làm văn, lí luận văn học...nhưng điều quan trọng là phải giúp các em từ việc hiểu rộng, hiểu sâu vấn đề văn học, vấn đề của cuộc sống, biết cách vận dụng kiến thức vào việc lí giải các vấn đề cụ thể của đề bài. Do sự phong phú về nội dung cần ôn tập, sự vận dụng linh hoạt về phương pháp, trong bài viết này tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm đã bồi dưỡng thành công đối với học sinh giỏi lớp 12.	
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở thực tế công việc phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 12 trong những năm qua, đề tài vận dụng các phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh trên số liệu đạt được thực tế của tổ Ngữ Văn Trường THPT Trần Phú. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
	Phương pháp dạy học hiện nay rất coi trọng chủ thể học sinh. Việc dạy học sinh giỏi cũng không nằm ngoài nguyên tắc ấy. Có điều là, để học sinh tự đi trên con đường tìm ra kiến thức và có khả năng làm việc tương đối độc lập, không quá phụ thuộc vào người thầy thì các em phải được trang bị một hệ thống kĩ năng cần thiết. Do đó, giúp học sinh có những kĩ năng cần thiết là đã trao cho các em chìa khóa để các em tự mở và khám phá những vẻ đẹp văn chương. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc trưng bộ môn: vẻ đẹp của tác phẩm văn chương là vô tận, nhiều tầng, nhiều lớp. Người đọc tùy theo sở trường, vốn sống, vốn văn hóa mà phát hiện, cảm nhận ở những mức độ khác nhau.
	Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và cũng là niềm say mê, hạnh phúc lớn đối với người giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn Văn. Nó đòi hỏi người thầy không chỉ có tầm mà còn có tâm. Và chính sự tâm huyết với nghề mới hi vọng đem lại những thành quả mong muốn. Bởi, học sinh giỏi văn thường là những em có năng khiếu: biết tự làm giàu vốn kiến thức, có khả năng cảm thụ, tư duy tốt, biết vận dụng các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt, kiến thức, kĩ năng để lí giải tốt một vấn đề, một hiện tượng văn học, đời sống. Như vậy, một tiết dạy học sinh giỏi đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư kĩ lưỡng, thậm chí giáo viên phải có vốn kiến thức vừa rộng vừa sâu thì giảng dạy mới đạt hiệu quả, mới thuyết phục được học sinh. Tiết dạy phải làm cho học sinh thực sự hứng thú, tin tưởng và có niềm vui đồng sáng tạo.
2. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 
2.1. Thuận lợi:
- Là một giáo viên đứng lớp gần 12 năm, bản thân đã đúc rút được một số kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu chuyên môn, vừa dạy vừa rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bản thân luôn chịu khó đọc các tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học, các vấn đề lí luận văn học, tham khảo, cập nhật đề thi học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh khác trong cả nước.
- Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; đồng nghiệp nhiệt tình, hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy... 
- Kết quả thi học sinh giỏi văn hóa cấp Tỉnh hàng năm của trường luôn là động lực thúc đầy thầy và trò chúng tôi phải cố gắng nhiều hơn, không được bằng lòng với những gì đã đạt được.
2.2. Khó khăn: 
- Trường THPT Trần Phú - Nga Sơn thuộc địa bàn vùng nông thôn, có quyết định thành lập Trường năm 2000, điểm tuyển học sinh vào học tại trường hàng năm rất thấp, nhiều em học sinh giỏi học hết cấp hai là thi vào các trường điểm như THPT Ba Đình, Mai Anh Tuấn. Số học sinh giỏi văn hàng năm của trường luôn đạt kết quả tốt nhưng vẫn chưa cao. Một số em được chọn vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi Tỉnh chỉ là học sinh khá môn văn, ít có những học sinh đam mê và có tư chất văn chương thực sự.
- Tài liệu, sách tham khảo ở thư viện còn hạn chế. Chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên đọc, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng.
- Do xu hướng lựa chọn nghề nghiệp gần đây của xã hội mà tinh thần học tập và sự quan tâm của học sinh chưa cao đối với môn Ngữ văn ( Bởi vì môn Ngữ văn trong nền kinh tế thị trường có đầu ra khá thấp so với các môn tự nhiên, điều kiện và cơ hội xin việc làm rất khó đối với những ngành có bộ môn Ngữ văn). Học sinh sôi nổi tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi văn ít so với các đội tuyển tự nhiên, nhiều em học được văn nhưng lại gặp sự phản đối từ gia đình...
- Chất lượng đội tuyển không đồng đều: một số em có khả năng hành văn thì vốn kiến thức văn học chưa được phong phú, một số em khác có vốn kiến thức văn học khá phong phú thì lại non về kĩ năng làm văn, nhất là dạng bài nghị luận, lí luận văn học.
- Những năm gần đây việc khuyến khích học sinh giỏi đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi Tỉnh chưa thật thỏa đáng khiến một số phụ huynh học sinh không mặn mà lắm với việc thi học sinh giỏi Văn. Vào đội tuyển văn của trường thường là những em chỉ học khá giỏi môn văn hoặc những học sinh giỏi không được tuyển vào các môn khoa học tự nhiên mới ôn môn Văn.
2.3. Thực trạng về việc bồi dưỡng học sinh giỏi và số lượng, chất lượng giải học sinh giỏi trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài. 
Tôi bắt đầu công tác giảng dạy môn Ngữ văn vào tháng 9 năm 2005 tại trường THPT Trần Phú. Tính đến nay tôi cũng đã dạy học gần 12 năm. Trong thời gian dạy học tại trường THPT Trần Phú, tôi cũng đã có nhiều năm học được giao trách nhiệm chính trong việc bồi duỡng học sinh giỏi. Tôi cũng đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả khả quan cụ thể là:
+ Năm học 2006 - 2007: đội tuyển gồm 6 em và có 4 em đạt giải khuyến khích.
+ Năm học 2010 - 2011: đội tuyển 5 em thì có 1 em đạt giải ba cấp tỉnh và 3 em đạt giải khuyến khích.
+ Năm học 2011-2012: đội tuyển gồm 5 em và có 4 em đạt giải khuyến khích.
+ Năm học 2015 - 2016: đội tuyển gồm 5 em thì có 1 em đạt giải ba và 3 em đạt giải khuyến khích.
+ Năm học 2016 - 2017: đội tuyển gồm 5 em thì có 1 em đạt giải nhì và 3 em đạt giải khuyến khích.
Tại trường THPT Trần Phú, những năm học từ 2009 - 2010 trở về trước, số lượng giải học sinh giỏi văn hàng năm cũng có nhưng giải chưa cao. Từ năm học 2010 - 2011 đến nay, sau khi tôi và một số đồng nghiệp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi thì kết quả thay đổi rõ rệt. Học sinh chủ động và lạc quan khi tham gia vào đội tuyển, học tập sôi nổi, có hứng thú và tin tưởng vào kết quả khi làm bài. Số lượng và chất lượng giải đều tăng lên, thậm chí là giải cao ( Sẽ được chứng minh ở phần kiểm nghiệm). Đó là điều vui mừng không thể nói hết bằng lời. 
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÔI ĐÃ VÀ ĐANG LÀM ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CÓ HIỆU QUẢ 
Muốn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt kết quả cao, theo tôi cần phải chú ý đến rất nhiều yếu tố: đó là có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, sự quan tâm sâu sắc từ phía Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường ; là sự ủng hộ, tạo điều kiện của gia đình học sinh, của giáo viên chủ nhiệm... nhưng quan trọng nhất vẫn là hai yếu tố giáo viên đứng lớp và học sinh. Biết rằng phương pháp để tiếp nhận và tìm hiểu văn học vô cùng phong phú, khó có thể nói hết được. Mỗi giáo viên bồi dưỡng và người tìm hiểu văn học đều có góc nhìn và cảm nhận riêng. Song trong khuôn khổ chuyên đề này tôi chỉ xin tập trung vào những việc mà bản thân tôi đã và đang làm cũng như những điều tôi kiểm nghiệm được qua thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. 
3.1. Người giáo viên phải luôn giữ được ngọn lửa nhiệt tình, đam mê với nghề nghiệp.
 Như ở trên đã nói, thực tế dạy học văn ngày nay gặp rất nhiều rào cản, mà những rào cản đó xuất phát từ nhiều phía: có thể là do chương trình quá nặng, do giáo viên dạy kém nhiệt tình, tâm huyết, hoặc do xu hướng, thực trạng của nền kinh tế thị trường đã khiến nhiều gia đình định hướng cho con em họ không theo những môn khoa học xã hội...trước khá nhiều bất lợi như thế, người giáo viên phải làm thế nào để dạy tốt môn văn và khiến học sinh yêu thích, say mê? Đó là câu hỏi làm trăn trở mỗi trái tim, đánh động lương tâm nghề nghiệp của biết bao thầy cô và cả những nhà quản lí giáo dục. Cá nhân tôi nhận thấy, muốn làm cho học sinh yêu thích môn Ngữ văn, nhất là trong thời điểm nhạy cảm này, điều trước tiên là người giáo viên dạy văn phải luôn giữ được ngọn lửa đam mê của tình yêu nghề nghiệp và thổi bùng ngọn lửa ấy vào các em học sinh. Người giáo viên phải thật sự yêu bộ môn văn và xem việc giảng dạy là trách nhiệm, sứ mệnh cao cả, vinh quang.Bởi vì việc thầy cô yêu nghề, yêu môn văn sẽ là tiền đề tốt nhất để động viên, khơi gợi hứng thú học tập của học sinh; đó cũng là động lực để thầy cô cố gắng tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra những phương pháp hợp lí, phù hợp nhất đối với tưng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả, làm cho các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương. Ngày nay, ngày càng nhiều những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới ra đời, các thầy cô giáo có thể tham khảo nhiều cách thức khác nhau và áp dụng vào công tác giảng dạy. Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp nào đi nữa thì thầy cô cũng chỉ có thể thành công khi chủ động được kiến thức và thật sự tâm huyết với nghề. 
3.2. Chủ động phân loại học sinh, phát hiện ra những học sinh có khả năng về môn văn.
 Đây là công việc mà tôi cũng như các đồng nghiệp trong tổ Văn trường THPT Trần Phú đã và đang làm để có thể phát hiện và lựa chọn được những học sinh có tư chất, những ứng viên vào đội tuyển. Để có được những học sinh giỏi văn trong đội tuyển của nhà trường, trong quá trình dạy tôi luôn chú ý để tìm ra những hạt nhân sáng giá nhất. Đầu tiên, tôi chú ý đến những em có đầu vào lớp 10 cao hơn những em khác ( từ 7 điểm trở lên). Sau đó tôi theo dõi quá trình học tập lớp 10, 11 của các em qua các điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, qua kết quả thi học sinh giỏi trường (nếu có), rồi gặp gỡ, động viên...để tạo nguồn cho đội tuyển. Bằng việc làm này, hằng năm tôi và đồng nghiệp đã lựa chọn được một số học sinh có tố chất, yêu thích môn văn...để chuẩn bị cho việc thành lập đội tuyển chính thức khi các em học lớp 12. Ví dụ năm học 2010 - 2011 tôi và các đồng nghiệp trong tổ chọn được 03 em ngay từ lớp 10 đều có lòng đam mê và tố chất học văn là Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Trọng Tuấn( lớp 10D), Mai Thị Nga ( lớp 10E). Cả ba em này đều trở thành thành viên đội tuyển học sinh giỏi năm học 2012 - 2013, đều đạt giải cao và đậu Đại học với số điểm môn văn là 8,0. 
3.3. Tiến hành tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi. 
Tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi là khâu quan trọng bậc nhất quyết định chất lượng đội tuyển. 
Chọn học sinh từ lớp 10. Tìm hiểu kết quả học môn văn của học sinh ở THCS qua điểm tổng kết, điểm thi học sinh giỏi, điểm thi tuyển vào lớp 10 (môn văn), có thể tham khảo ý kiến của giáo viên đã trực tiếp dạy học sinh đó để nắm bắt mặt mạnh- mặt hạn chế của các em; đặc biệt chú ý đến điểm các bài làm văn, điểm kiểm tra học kì I môn văn lớp 10. 
 - Học sinh giỏi văn phải đạt được những yêu cầu cơ bản như: có năng lực cảm thụ, say mê văn chương, có sự chủ động sáng tạo khi thực hành, có ý thức học tập nghiêm túc. Đội tuyển học sinh được hình thành, chọn lọc theo hướng loại dần qua quá trình ôn luyện, qua các đợt thi. Không đưa học sinh mới vào khi đang dạy, làm như vậy kiến thức của các em không đồng đều và việc tiến hành ôn luyện phải làm lại, vất vả, mất thời gian. 
Chúng ta đã biết mỗi một tác phẩm văn học đều là “con đẻ tinh thần” của nhà văn. Người nghệ sĩ khi viết tác phẩm phải dồn hết tâm huyết của mình vào việc sáng tạo. Họ quan sát thế giới hiện thực, nghiền ngẫm trước những vấn đề đời sống, lựa chọn đề tài và phương pháp sáng tác nhằm qua tác phẩm của mình gửi đến người đọc những thông tin thẩm mĩ và có giá trị để từ đó giáo dục, cảm hóa, bồi dưỡng năng lực nhận thức, năng lực thẩm mĩ của đông đảo bạn đọc. Vì thế, khi học văn học sinh phải có khả năng tìm ra cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm, hiểu rõ tình cảm của nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm từ đó biết phát huy cái hay, cái đẹp ấy một cách linh hoạt sáng tạo trong quá trình học tập và lĩnh hội tác phẩm. Sau đó, học sinh phải có khả năng tự “giãi bày” theo cách riêng của mình để qua đó biểu lộ được thế giới tâm hồn, tình cảm, trí tuệ phong phú đa dạng của chính mình. 
3.4. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển và phân công người dạy rõ ràng
 Đội văn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van.doc