SKKN Một số giải pháp về quản lý, giáo dục đạo đức đoàn viên, thanh niên trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

SKKN Một số giải pháp về quản lý, giáo dục đạo đức đoàn viên, thanh niên trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

Trong quá trình sự xuất hiện và phát triển loài người, đạo đức có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Vấn đề giáo dục đạo đức con người nói chung, giáo dục đạo đức người học nói riêng đã được quan tâm từ thời xưa.

Thực tế hiện nay ở nước ta, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, đạo đức của người học, của thanh thiếu niên có chiều hướng xuống cấp, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên sống không có lý tưởng, không có mục đích, sống chạy theo các nhu cầu tầm thường, ngại cống hiến, ngại khó khăn, thích hưởng thụ, sống không có niềm tin, hoang mang dao động, sống buông thả, thậm chí tha hóa, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trò chơi, bi A, games, chát . Nhiều thanh niên đã ra trường không có việc làm thường tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học và nhiều tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào các nhà trường trong đó có những tệ nạn rất nguy hiểm như Ma túy, HIV/AIDS, bạo lực học đường, văn hóa phẩm không lành mạnh từ các nguồn Internet làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức ngày càng tăng, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh.

Những hiện tượng trên đi ngược với Chiến lược con người Đảng ta đề ra đó là phải đề cao vai trò của giáo dục đạo đức, vì nó góp phần quan trọng vảo quá trình giáo dục nhân cách con người cho thế hệ trẻ. Các văn kiện quan trọng của Trung ương Đảng đã khẳng định “Muốn tiến hành CNH- HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, đề thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Phát triển nguồn lực con người là phát triên đức và tài”; “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội”.

 

doc 18 trang thuychi01 6184
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp về quản lý, giáo dục đạo đức đoàn viên, thanh niên trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC 
ĐẠO ĐỨC ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN 
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN, HUYỆN NGỌC LẶC, 
TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”
Người thực hiện: Trần Doãn Cương
Chức vụ: Bí thư Đoàn trường
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Đoàn.
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Mục
Nội Dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức đoàn viên, thanh niên nhà trường THPT Bắc Sơn trước khi thực hiện nghiên cứu
5
2.2.1
Thực trạng về nhận thức của CBQL và giáo viên đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
5
2.2.2
Thực trạng về nhận thức của phụ huynh đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
5
2.2.3
Thực trạng về tự nhận thức của học sinh trong tự tu dưỡng và rèn luyện đạo đức bản thân
5
2.2.4
Thực trạng về vi phạm đạo đức của học sinh trường THPT Bắc Sơn
6
2.2.5
Thực trạng công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường THPT Bắc Sơn
6
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
9
2.3.1
Đánh giá chung về thực trạng, nguyên nhân hạn chế, các điều kiện thực tế để đề ra các giải pháp
9
2.3.2
Các giải pháp thực hiện
10
Giải pháp 1: Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của Đảng, Nhà nước. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh
10
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức
11
Giải pháp 3: Phải xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
12
Giải pháp 4: Phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức
13
Giải pháp 5: Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh
14
Giải pháp 6: Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường
14
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của nhà trường
13
3
KẾT LUẬN
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong quá trình sự xuất hiện và phát triển loài người, đạo đức có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Vấn đề giáo dục đạo đức con người nói chung, giáo dục đạo đức người học nói riêng đã được quan tâm từ thời xưa.
Thực tế hiện nay ở nước ta, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, đạo đức của người học, của thanh thiếu niên có chiều hướng xuống cấp, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên sống không có lý tưởng, không có mục đích, sống chạy theo các nhu cầu tầm thường, ngại cống hiến, ngại khó khăn, thích hưởng thụ, sống không có niềm tin, hoang mang dao động, sống buông thả, thậm chí tha hóa, nhiều gia  đình, cha mẹ  mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trò chơi, bi A, games, chát. Nhiều thanh niên đã ra trường không có việc làm thường tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học và nhiều tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào các nhà trường trong đó có những tệ nạn rất nguy hiểm như Ma túy, HIV/AIDS, bạo lực học đường, văn hóa phẩm không lành mạnh từ các nguồn Internet làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức ngày càng tăng, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh.
Những hiện tượng trên đi ngược với Chiến lược con người Đảng ta đề ra đó là phải đề cao vai trò của giáo dục đạo đức, vì nó góp phần quan trọng vảo quá trình giáo dục nhân cách con người cho thế hệ trẻ. Các văn kiện quan trọng của Trung ương Đảng đã khẳng định “Muốn tiến hành CNH- HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, đề thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Phát triển nguồn lực con người là phát triên đức và tài”; “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội”.
Đơn vị trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc là trường công lập trực thuộc quản lý của Sở GD&ĐT Thanh Hóa. Trong quá trình giáo dục học sinh những năm gần đây, theo tình trạng chung nêu trên THPT Bắc Sơn cũng không đứng ngoài thực trạng đó, mặc dù chưa đến mức nghiêm trọng nhưng các vấn đề này đã thành nỗi lo cho nhà trường và cho cả các bậc cha mẹ học sinh và địa phương. Khi một học sinh có vấn đề về đạo đức, nhân cách thì khó nói đến một kết quả học tập như mong muốn. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của công tác lãnh chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, các nhà trường nói chung, Chi bộ và toàn bộ Hội đồng giáo dục nhà trường THPT Bắc Sơn nói riêng là phải tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 của bản thân, với vai trò là Bí thư Đoàn trường, trực tiếp lãnh chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tôi luôn trăn trở với những vấn đề về giáo dục đạo đức đoàn viên, thanh niên nhà trường. Từ kinh nghiệm thực tiễn bản thân, qua học hỏi các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện để áp dụng vào đơn vị nhà trường THPT Bắc Sơn nhằm giải quyết những vấn đề hạn chế trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh. Tôi nhận thấy đã đạt được các hiệu quả nhất định. Vì vậy tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm quản lý, giáo dục đạo đức đoàn viên, thanh niên ở trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” với mong muốn tra đổi với các đồng nghiệp, góp thêm một số các biện pháp nhằm giáo dục giáo dục đạo đức đoàn viên, thanh niên trong nhà trường hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhiệm vụ mà đề tài hướng tới là giải quyết các hạn chế trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức đoàn viên, thanh niên ở trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề giáo dục đạo đức đoàn viên, thanh niên ở trường THPT Bắc Sơn hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong Chiến lược con người Đảng và nhà nước ta luôn đề cao vai trò của giáo dục đạo đức, vì nó góp phần quan trọng vảo quá trình giáo dục nhân cách con người cho thế hệ trẻ. Các văn kiện quan trọng của Trung ương Đảng đã khẳng định: “Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, đề thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Phát triển nguồn lực con người là phát triên đức và tài” (Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII); “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết số 29-NQ/TW). 
Các quan điểm chỉ đạo đều nêu rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội”. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh phổ thông tiếp tục phải được cải tiến và đẩy mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục toàn diện, hài hòa đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng, trong chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25/8/2015 của Bộ GD&ĐT về “nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên” cũng đã nhấn mạnh nhiệm vụ chung của các cấp học “Tiếp tục triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục”. 
Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa, trong công văn số 1647/SGDĐT-GDTrH, ngày 03/09/2015 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về “hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2015-2016” cũng nhấn mạnh: “Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và “Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở GDTrH”.
2.2. Thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức đoàn viên, thanh niên nhà trường THPT Bắc Sơn trước khi thực hiện nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL và giáo viên đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh:
Qua việc khảo sát, tìm hiểu hoạt động công tác quản lý, công tác giảng dạt của giáo viên nhà trường trong thời gian vừa qua và trong các báo cáo tổng kết của Ban chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường và báo cáo tổng kết của đơn vị. Tôi thấy rằng:
- Các CBQL và giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 
- Mặc dù vậy vẫn còn một vài thầy cô hiểu chưa đầy đủ về ý nghĩa của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, ví dụ giáo viên quan niệm giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức giữ gìn của công  Vì vậy ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường.
2.2.2. Thực trạng về nhận thức của phụ huynh đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh:
Qua việc tiếp xúc với phụ huynh trong cuộc họp phụ huynh, gặp gỡ riêng và tìm hiểu qua biên bản họp phụ huynh của các lớp trong các năm học và kết quả các bản cam kết của phụ huynh với nhà trường lưu tại đơn vị. Tôi thấy rằng:
- Đa số phụ huynh đồng quan điểm là Giáo dục đạo đức để học sinh trở thành những con ngoan, trò giỏi. Phụ huynh đã nhận thức được  tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
- Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận phụ huynh hiểu đại khái, chung chung chứ chưa nắm được cần giáo dục các em những nội dung cụ thể như thế nào. 
- Còn một bộ phận cha mẹ học sinh lo làm kinh tế, một phần do mặt bằng dân trí nên thiếu quan tâm đến việc học tập của con em, chưa có sự quan hệ thường xuyên với thầy cô chủ nhiệm.
2.2.3. Thực trạng về tự nhận thức của học sinh trong tự tu dưỡng và rèn luyện đạo đức bản thân:
Thông qua phỏng vấn học sinh tại các lớp để tìm hiểu về nhận thức của các em về tu dưỡng đạo đức bản thân. Tôi thấy rằng:
- Hầu hết học sinh thấy cần các phẩm chất giáo dục đạo đức như: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và yêu chuộng hòa bình; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, lao động cần cù, sáng tạo; Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và rèn luyện đạo đức của nhà trường.
- Tuy nhiên vẫn có một số không nhỏ hiểu chung chung hoặc không trả lời được các nội dung giáo dục đạo đức ở trên. 
2.2.4. Thực trạng về vi phạm đạo đức của học sinh trường THPT Bắc Sơn:
Từ thực tế theo dõi về nề nếp học sinh qua các hoạt động đoàn thể, hoạt động GDNGLL, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học do Đoàn trường tổ chức, qua tìm hiểu từ sổ sách lưu của Ban nề nếp nhà trường trong công tác theo dõi nề nếp học sinh và qua kênh thông tin của đội ngũ các cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm. Tôi nhận thấy:
- Có một số học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, bỏ học, bỏ tiết đi chơi điện tử, bi-a, chat, lên facebook, đôi khi nói trống không khi giao tiếp với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, uống rượu, vi phạm trật tự an toàn giao thông. 
- Trung bình trong mỗi năm học nhà trường đã xử lý kỷ luật trung bình 4 đến 5 trường hợp mức khiển trách và thông báo đến gia đình.
2.2.5. Thực trạng công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường THPT Bắc Sơn:
a. Về xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức:
Qua nghiên cứu và tìm hiểu kế hoạch công tác, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ toàn trường trong các năm học và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong các năm học vừa qua. Tôi thấy rằng:
- Nội dung kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh mỗi năm học đều được cán bộ quản lý và giáo viên xây dựng từ đầu năm, trong các phiên họp hội đồng giáo dục nhà trường Ban giám hiệu nhà trường đều quán triệt và giao nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm, nhiệm vụ của mọi thành viên trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. 
- Đa số các giáo viên đều thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra và xác định mục tiêu giáo dục đạo đức, có chú ý liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài học, tiết học. Thường xuyên nhắc, uốn nắn những vi phạm của học sinh trong giờ học. 
- Tuy nhiên vẫn còn một vài giáo viên làm còn hời hợt, chưa chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, phương pháp và liên hệ giáo dục đạo đức qua bài học chưa phong phú. Vẫn còn một số giáo viên vẫn còn vi phạm nghe điện thoại, hút thuốc không đúng nơi quy định, ăn nói chưa thực sự mô phạm...
b. Về tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức:
Qua tìm hiểu về kế hoạch thực hiện và kết quả thực tế thực hiện đạt được trong năm học. Tôi thấy rằng:
- Khi thực hiện một số giáo viên còn máy móc, chưa kết hợp tốt phương pháp để thực hiện như: nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi xấu, kỷ luật, tranh luận giảng giải, khuyên răn... dẫn đến kết quả thực hiện vẫn chưa được thực hiện tốt.
- Đa phần hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh là thông qua các giờ dạy văn hoá trên lớp, các hoạt động chủ đề, chủ điểm dưới cờ vào thứ 2 đầu tuần hoặc hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí (vì đa số các em thích tham gia). Còn lại việc kết hợp giáo dục đạo đức ở các hoạt động khác chưa thường xuyên hoặc không thực hiện được.
c. Về giáo dục đạo đức học sinh qua các hoạt động ngoại khóa:
Qua tìm hiểu về các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức thông qua báo cáo kết quả thực hiện và được tham gia trực tiếp một số các hoạt động trong thời gian vừa qua. Tôi nhận thấy:
- Công tác giáo dục an toàn giao thông đều được đơn vị tổ chức từ tháng 9 đến hết năm học, trong đó tháng 9 hàng năm là tháng cao điểm về thực hiện ATGT nhà trường đều phối hợp với đội cảnh sát giao thông Công an huyện Ngọc Lặc đến tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Đồng thời tổ chức ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định về ATGT.
- Công tác giáo dục và ký cam kết về phòng chống Ma túy, tệ nạn xã hội được đơn vị tổ chức theo các đợt cao điểm (tháng 9 và tháng 12 hàng năm) theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, đồng thời đơn vị tổ chức thêm buổi nói chuyện chuyên đề của các báo cáo viên do Phòng tư pháp và Công an huyện Ngọc Lặc nhân kỷ niệm ngày thế giới phòng chống Ma túy (01/12 hàng năm). Đa số học sinh và giáo viên của trường tham gia đầy đủ.
- Tổ chức được các hội thi, sân khấu hóa về chủ đề giáo dục môi trường, giáo dục giới tính, sinh sản sức khỏe vị thành niên, tìm hiểu về luật giao thông, luật cư trú thông qua hoạt động chủ đề ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần phát động các phong trào thi đua có liên quan đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường, nêu gương người tốt việc tốt, vượt khó học giỏi
- Hàng tuần trường Ban giám hiệu đều chỉ đạo Đoàn trường hướng dẫn các lớp tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm về truyền thống nhà trường, đoàn trường, về Đảng, về Bác Hồ Thực hiện hoạt động lao động và giáo dục giá trị truyền thống, giá trị văn hóa đại phương tại khu di tích Bắc Sơn (nơi ra đời của Chi bộ Bắc Sơn tiền thân Đảng bộ huyện Ngọc Lặc ngày nay) vào 25, 26 hàng tháng.
d. Về giáo dục đạo đức học sinh qua các hoạt động giáo dục lao động.
Qua tìm hiểu số liệu do Ban lao động nhà trường báo cáo và theo dõi qua kênh thông tin hoạt động Đoàn trường về lao động của đoàn viên, thanh niên. Tôi thấy rằng:
- Đa số khi được phân công công việc các em đã thực hiện nghiêm túc, thông qua các buổi lao động giáo dục cho học sinh tinh thần kỷ luật, biết thương yêu và kính trọng người lao động. 
- Mặc dù vậy vẫn còn một bộ phận học sinh không tham gia nhiệt tình, bỏ đi chơi, không có ý thức lao động.
e. Về giáo dục đạo đức học sinh qua giảng dạy môn GDCD:
Tìm hiểu về việc giáo dục đạo đức thông qua việc dạy môn học GDCD tại nhà trường. Tôi thấy rằng:
- Nhiều học sinh, PHHS vẫn xem môn GDCD là môn phụ, kết quả học tập không quan trọng lắm nên chưa coi trọng và động viên con em tích cực học tập.
- Trường chỉ có một giáo viên dạy GDCD trên 17 lớp, nên trong quá trình sinh hoạt chuyên môn, trao đổi về phương pháp, về soạn giảng và nghiên cứu, rút kinh nghiệm giờ dạy cho phù hợp với điều kiện học sinh nhà trường không biết thực hiện với ai.
- Trang thiết bị dạy học và một số các điều kiện khác phục vụ dạy học còn thiếu thốn chưa đáp ứng được theo yêu cầu đổi mới dạy học.
f. Về giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt động của GVCN, phối hợp với phụ huynh học sinh.
Tìm hiểu thông qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, Ban chuyên môn nhà trường trong việc phân công giáo viên chủ nhiệm các lớp hàng năm và đánh giá vai trò của công tác chủ nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức học sinh. Tôi thấy rằng:
- Nhà trường luôn xác định giáo viên chủ nhiệm có tầm quan trọng rất lớn đối với công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường, là lực lượng chính, là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là người triển khai mọi hoạt động của trường của nhà trường đến từng lớp, từng học sinh. Do đó trong đầu mỗi năm học Ban giám hiệu, Ban chuyên môn đều định hướng phân công những giáo viên làm công tác chủ nhiệm theo những tiêu chí sau:
+ Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng.
+ Có uy tín, đạo đức tốt, vững tay nghề, hiểu biết rộng.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao, thương yêu và tôn trọng học sinh.
+ Có năng lực tổ chức.
- Tuy nhiên trong tổ chức thực hiện vẫn có hạn chế đó là vẫn còn giáo viên chủ nhiệm chưa đầu tư nhiều cho công tác chủ nhiệm, mới đàu tư vào công tác chuyên môn; 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Đánh giá chung về thực trạng, nguyên nhân hạn chế, các điều kiện thực tế để đề ra các giải pháp.
a. Kết quả của thực trạng giáo dục đạo đức học sinh:
- Vẫn còn một bộ phận học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, bỏ học, bỏ tiết đi chơi điện tử, bi-a, chat, lên facebook, giao tiếp với thầy cô chưa mô phạm, nói dối thầy cô và bạn bè, uống rượu, hút thuốc. Trong mỗi năm học nhà trường đã xử lý kỷ luật trung bình 4 đến 5 trường hợp từ đến mức khiển trách và thông báo về gia đình.
- Số học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức vẫn còn nhiều, một số giáo viên chưa thật sự quan tâm đến giáo dục đạo đức thông qua bài học trên lớp, còn thờ ơ, không có trách nhiệm, không nhắc nhở khi thấy học sinh có dấu hiệu vi phạm đạo đức.
- Một số hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp việc thiết kế bài giảng của giáo viên còn sơ sài, chưa có tính đổi mới, chưa thể hiện sâu nội dung của từng hoạt động, khô khan không gây hứng thú cho học sinh.
- Việc phối hợp ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và địa phương trong công tác giáo dục đạo đức học sinh một 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_ve_quan_ly_giao_duc_dao_duc_doan_vien.doc