Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ tại trường THPT Nguyễn Trãi

Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ tại trường THPT Nguyễn Trãi

Qui chế chi tiêu nội bộ phản ánh công khai minh bạch, dân chủ, công bằng của đơn vị trong hoạt động quản lý Tài chính trong đơn vị.

 Xây dựng tốt qui chế chi tiêu nội bộ Đảm bảo tiết kiệm chi tiêu mang lại thu nhập tăng thêm cho CBCC trong đơn vị; Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Để đạt được mục đích trên , góp phần thực hiện tốt việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ hàng năm phù hợp với đơn vị, mang lại hiệu quả trong công tác tài chính . Nhận thức được điều đó, tôi đã tích cực tìm hiểu và rút ra được một số kinh nghiệm, vì vậy tôi viết nên sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ” tại trường THPT Nguyễn Trãi.

 2. Mục đích nghiên cứu

Tạo điều kiện chủ động trong việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính được giao hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí tại Trường THPT Nguyễn Trãi. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức thuộc Trường THPT Nguyễn Trãi.

Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

 

doc 21 trang thuychi01 13273
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ tại trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG QUI CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
Người thực hiện: Trần Thị Thủy
Chức vụ: Kế toán
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tài chính
THANH HÓA NĂM 2016
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
Qui chế chi tiêu nội bộ phản ánh công khai minh bạch, dân chủ, công bằng của đơn vị trong hoạt động quản lý Tài chính trong đơn vị.
	Xây dựng tốt qui chế chi tiêu nội bộ Đảm bảo tiết kiệm chi tiêu mang lại thu nhập tăng thêm cho CBCC trong đơn vị; Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Để đạt được mục đích trên , góp phần thực hiện tốt việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ hàng năm phù hợp với đơn vị, mang lại hiệu quả trong công tác tài chính . Nhận thức được điều đó, tôi đã tích cực tìm hiểu và rút ra được một số kinh nghiệm, vì vậy tôi viết nên sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ” tại trường THPT Nguyễn Trãi.
 2. Mục đích nghiên cứu
Tạo điều kiện chủ động trong việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính được giao hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí tại Trường THPT Nguyễn Trãi. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức thuộc Trường THPT Nguyễn Trãi.
Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
Thực hiện quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Chế độ chính sách hiện hành của nhà nước.
	Thực tiễn hoạt động Tài chính của Trường THPT Nguyễn Trãi.
Xây dựng, hoàn chỉnh qui chế chi tiêu nội bộ của trường THPT Nguyễn Trãi.
4. Phương pháp nghiên cứu
	Để thực hiện thành công sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thu thập và xử lý thông tin; tổng hợp phân tích dữ liệu; thống kê.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm
- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về việc qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập.
- Thông tư số 71/2006-BTC, ngày 09/08/2006 hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
- Thông tư số 81/2006-BTC ngày 06/09/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính.
- Dự toán được UBND tỉnh giao trong năm của đơn vị.
- Tình hình thu chi về chi tiêu và sử dụng tài sản của đơn vị.
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Dự toán giao ngân sách và thực hiện các khoản thu hàng năm của đơn vị.
2. Cơ sở thực tiễn
Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và từng bước nâng dần thu nhập của cán bộ công chức đơn vị.
 	Quy chế chi tiêu nội bộ căn cứ vào yêu cầu, nội dung và hiệu quả công việc tổng phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị. Mọi chi tiêu phải đảm bảo đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp.
Quy chế chi tiêu nội bộ được dân chủ công khai, thảo luận rộng rãi trong đơn vị, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động và có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn. Khoản kinh phí tiết kiệm được sẽ chi trả thu nhập tăng thêm cho CBVC và trích lập các quỹ của đơn vị gồm: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. 
Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Các nội dung, mức chi của Quy chế không được vượt quá tiêu chuẩn, chế độ quy định hiện hành của Nhà nước, của UBND Tỉnh, của ngành Giáo dục.
3. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, viên chức.
4. Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, các đơn vị, cán bộ, công chức, nhân viên Cơ quan Bộ phải tuân thủ chế độ chứng từ kế toán theo quy định hiện hành và Quy chế này .
3. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi chưa có sáng kiến kinh nghiệm khó trong việc thanh toán, kéo dài thời gian thanh toán, tài chính đơn vị chưa được thông qua nên dẫn đến có sự không công bằng trong thanh toán, không có sự minh bạch trong công tác tài chính, đơn vị chưa thúc đẩy tiết kiệm chi, chống lãng phí trong đơn vị mình.
Công tác thanh quyết toán mất nhiều thời gian do qui định hồ sơ thanh toán chưa rõ dàng.
Hợp đồng lao động nhiều, phân công lao động chưa hợp lý dẫn đến toàn bộ kinh phí nhà trường cũng đủ để chi lương và tiền công, các nhiệm vụ chi phục vụ cho công tác giảng dạy gần như không có nên dẫn đến chất lượng giáo dục của nhà trường gặp nhiều khó khăn.
 Tình hình chung của nhà trường:
Trường THPT Nguyễn Trãi được thành lập gần 22 năm xây dựng và trưởng thành. 
Trường THPT Nguyễn Trãi là đơn vị sự nghiệp có thu
Nguồn vốn: Nhà nước cấp 1 phần và một phần đơn vị tự thu.
Đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo qui định hiện hành.
Trường là đơn vị thuộc ngành Giáo dục chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tổ chức nhân sự và chuyên môn của Sở Giáo Dục & Đào Tạo tỉnh Thanh Hóa, Sự quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Trường THPT Nguyễn Trãi trong năm học có 22 lớp với 954 học sinh và 64 CBGV-NV ( Biên chế 50 CBGV; hợp đồng: 14CBNV); trường thuộc hạng 2.
Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm, sự chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo Dục & Đào Tạo tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa đã tạo diều kiện thuận lợi cho THPT Nguyễn Trãi, bên cạnh đó có sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể và đặc biệt sự đồng lòng của các cha mẹ học sinh và các em học sinh của nhà trường phối hợp đã giúp trường thực hiện được các chỉ tiêu, kế hoạch được giao một các dễ dàng. Nhà trường luôn trú trọng chất lượng dạy và học, tạo điều kiện cho CBGV đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tạo quyền chủ động cho hiệu trưởng căn cứ vào tính chất công việc, khối lượng, số lượng sử dụng nguồn tài trên cơ sở thực hiện nguồn tài chính năm trước, dự toán kinh phí cho năm tiếp theo.
Qui chế chi tiêu nội bộ xây dựng dựa trên văn bản pháp luật, qui định về tài chính của Chính phủ, Bộ của ngành phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, giúp đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi từng bước cải thiện thu nhập tăng thêm cho CBGVNV.
Những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị trong phạm vi xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành thì hiệu trưởng có thể xây dựng cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
*Khó khăn:
 	Nguồn kinh phí giao chi nghiệp vụ trong năm tài chính dựa theo hệ số lương được giao theo biên chế mà tỉnh giao 10% tổng với mức lương 730.000đ là quá thấp so với định mức, ngoài ra còn phải tiết kiệm chi 10% từ nguồn thường xuyên, Trường THPT Nguyễn Trãi là trường hạng 2 số biên chế lại thấp.
	Chỉ tiêu giao biên chế hằng năm và số lớp của từng năm học không ổn định. Môn thì thừa giáo viên, môn thì thiếu giáo viên.
Các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, Tỉnh, Ngành thường là không ban hành đầu năm tài chính nên việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ sẽ có phải có những bổ sung phù hợp với đặc thù của đơn vị.
4. Giải pháp đã sử dụng và giải quyết vấn đề
Hàng năm căn cứ vào dự toán đơn vị được giao thủ trưởng đơn vị, kế toán cùng Chủ tịch công đoàn xây dựng dự thảo mức chi trong năm sau đó gửi về các tổ xây dựng bổ sung và ý kiến trong cuộc hội nghị công nhân viên chức cho thủ trưởng cơ quan. Trong các văn bản qui định và dự toán ngân sách giao và thực hiện các khoản thu đúng qui định của nhà nước trong năm thủ trưởng cân đối quyết định mức chi hợp lý.
	Tổ chức chỉ đạo công tác quản lý cụ thể ở đơn vị và thường xuyên giám đốc thực hiện thu – chi, quản lý lao động của đơn vị.
	 Triệt để tiết kiệm chống lãng phí, các khoản chi có tính chất không cần thiết, phô trương hình thức.
4.1 . Nghiên cứu các nghị định thông tư và các văn bản hướng dẫn để từ đó xây dựng quy chế chi tiêu cho hợp lý 
4.2. Tìm hiểu quy chế chi tiêu của các trường trong khu vực lân cận để tham khảo chi tiêu hợp lý đối với đơn vị mình.
4.3. Xây dựng quy chế chi tiêu cụ thể của đơn vị:
 a.Các khoản thanh toán các nhân
*Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương
Tổng quỹ tiền lương của đơn vị thực hiện theo qui định nhà nước hiện hành
Đối với cán bộ, viên chức biên chế:
Cán bộ, viên chức có số ngày nghỉ quá 7 ngày thì chuyển sang hưởng chế độ lương BHXH (có giấy nghỉ hưởng BHXH kèm theo).
*Phần phụ cấp:
Phụ cấp chức vụ: Chi theo Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/12/2005 về hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Phụ cấp kế toán, phụ tá TN: Thực hiện theo Thông tư 50/2005/TTLT-BTC-BNV ngày 15/6/2005.
 	Phụ cấp ưu đãi ngành: Chi theo công văn Liên Sở số 1007/HDLS/SGD&ĐT-SNV-STC ngày 11/7/2007 về chế độ ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy; đối với CBGV biên chế, phụ cấp ưu đãi ngành = 30% mức lương cơ bản.
 Phụ cấp thâm niên nhà giáo: Chi theo TT liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT- BNV- BTC-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ. 
Phụ cấp trách nhiệm: cho cán bộ, nhân viên hành chính = 25% mức lương cơ bản (theo quyết định số 3049/QĐ-UB ngày 29/11/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Phụ cấp đối với giáo viên dạy Thể dục: Thực hiện Quyết đinh số 51/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 về một số chế độ đối với cán bộ giáo viên, Vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao.
Phụ cấp tiết giảng dạy = 1% mức lương tối thiểu cho 1 tiết giảng.
Chế độ trang phục cho GV chuyên trách: 500.000đ/bộ x 2 bộ/ năm học
Phụ cấp đối với giáo viên dạy môn QP-AN: Thực hiện thông Thông tư Liên Bộ số: 53/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BTC ngày 15/11/2011.
Phụ cấp tiết giảng dạy = 1% mức lương tối thiểu cho 1 tiết giảng.
Chế độ trang phục cho GV chuyên trách: 	500.000đ/bộ x 2 bộ/ năm học
Phụ cấp cựu chiến binh: Theo Thông tư Liên tịch số: 10/2007/TTLT-BLĐTB&XH-HCCB-BTC-BQP ngày 25/07/2007.
Phụ cấp Bí thư, phó bí thư, chủ tịch Hội Thanh niên: theo Thông tư số 13/2013/QĐ-TTg ngày 6/2/2013.
Chế độ giảm định mức tiết dạy: Thực hiện theo Thông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 21/10/2009 về ban hành chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông: 
Ngoài giảm theo theo thông tư 28/2009 còn được giảm như sau:
Giáo viên dạy đội tuyển tính 4 tiết/ buổi.
Giáo viên đi công tác, học chuyên đề trong năm học: 3 tiết/ngày.
 Xếp thời khoá biểu: 3 tiết/tuần (Học chính khoá, học thêm 3 khối).
 Ban nội dung HĐ GDNGLL: 2 tiết/tuần
 Dẫn chương trình chào cờ, mít tinh...: 1 tiết/ tuần.
Giáo viên được phân công trực giám thị:Buổi sáng tính: 3 tiết/buổi trực;
 Buổi chiều tính: 1,5 tiết/buổi trực.
 Mức thanh toán thừa giờ: Căn cứ theo hệ số lương và thành tích giáo viên đạt được, mức cao nhất 35.000đ/tiết; mức thấp nhất 20.000đ 
 Làm ngoài giờ: Tuỳ theo công việc được phân công để chi trả khoán cho người làm ngoài giờ đảm bảo 01 ngày công là 100.000đ.
Tiền công hợp đồng: Theo thỏa thuận với người lao động căn cứ vào nguồn kinh phí của đơn vị.
Tiền thưởng: Áp dụng đối với tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên biên chế và hợp đồng dài hạn.
Thưởng các danh hiệu thi đua trong năm học:
- Thưởng Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 500.000 đ.
- Thưởng Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 200.000đ.
- Lao động tiên tiến: 200.000 đ /năm học (mỗi học kỳ 100.000đ).
- CBGV, NV đạt thành tích xuất sắc trong đợt thi đua: 50.000đ/ cá nhân XS (công đoàn làm kế hoạch đề nghị nhà trường hỗ trợ khen thưởng).
Thưởng CBGV được huy chương, bằng khen, giấy khen:
- Giấy khen của Hiệu trưởng: 100.000đ
- Huân chương, bằng khen, giấy khen: Cấp nào khen cấp đó thưởng theo qui định.
Thưởng giáo viên có học sinh giỏi Quốc gia và học sinh đạt giải Quốc gia:
Đối với Giáo viên
 Đối với Học sinh
Giải Nhất:
2.000.000
Giải Nhất:
2.000.000
Giải Nhì:
1.500.000
Giải Nhì:
1.500.000
 Giải Ba:
1.000.000
 Giải Ba:
1.000.000
 Giải KK:
500.000
 Giải KK:
500.000
Thưởng cho giáo viên giỏi Quốc gia, cấp tỉnh và giáo viên có học sinh giỏi cấp tỉnh, giáo viên dạy giỏi cấp trường
 Giáo viên giỏi Quốc gia: 2.000.000đ.
 Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh:
+ Đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 500.000đ.
+ Hỗ trợ giáo viên đi tham dự thi chọn GV dạy giỏi cấp tỉnh: 200.000đ.
 Thưởng cho giáo viên có học sinh giỏi cấp tỉnh (cả giải cá nhân và đồng đội):
+ Giải Nhất: 
500.000đ/HS.
+ Giải Ba:
300.000đ/HS.
+ Giải Nhì:
400.000đ/HS.
+ Giải KK:
200.000đ/HS.
Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường: 200.000đ.
Giáo viên có nhiều học sinh đạt giải thì được cộng thưởng các giải; Học sinh đạt nhiều giải thì cộng tiền thưởng các giải.
Thưởng Giáo viên có học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia: Giáo viên có học sinh đạt 08 điểm trở lên trong kỳ thi THPT Quốc gia; mức thưởng: 300.000 đồng/lượt học sinh.
Thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi toàn diện, học sinh tiên tiến:
 Thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh đồng đội:
+ Giải Nhất:
500.000đ/đội
+ Giải Ba:
300.000đ/đội
+ Giải Nhì:
400.000đ/đội
+ Giải KK:
200.000đ/đội
 Thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh:
+ Giải Nhất:
300.000đ/HS.
+ Giải Ba:
150.000đ/HS.
+ Giải Nhì:
200.000đ/HS.
+ Giải KK:
100.000đ/HS.
 Thưởng học sinh giỏi, học sinh tiên tiến:
+ Học sinh giỏi, học sinh tiên tiến mỗi học kì 01 giấy khen.
+ Học sinh giỏi cả năm tặng 10 quyển vở học sinh và 01 giấy khen.
+ Học sinh tiên tiến cả năm 01 giấy khen.
+ Đối với học sinh lớp 12 cuối năm đạt được HSG toàn diện tặng 01 giấy khen và 100.000đ; đạt học sinh tiên tiến cả năm tặng 01 giấy khen và 01 cuốn sổ lưu niệm.
Lưu ý:
 Các môn thi trên mạng internet, văn nghệ bằng 50% định mức nêu trên.
 Từ giải cấp tỉnh trở lên, tiền thưởng giáo viên dạy đội tuyển các giải chia làm 2 phần: Giáo viên trực tiếp dạy ôn luyện đội tuyển hưởng 1/2, giáo viên bộ môn dạy học sinh có giải ở các lớp chính khoá hưởng 1/2.
Thưởng SKKN và thiết bị dạy học tự làm đạt giải cấp trường:
Những SKKN và thiết bị dạy học tự làm được HĐKH nhà trường đánh giá loại A,B,C thì được hưởng mức sau:
Sáng kiến kinh nghiệm:
Xếp loại A: 150.000đ.
Xếp loại B: 100.000đ.
Xếp loại C: 80.000đ.
Đồ dùng dạy học tự làm:
Xếp Nhất: 	 100.000đ.
Xếp Nhì: 	 80.000đ.
Xếp Ba: 	 50.000đ.
Khuyến khích: 20.000đ.
Thưởng khác:
- Lớp tiên tiến cả năm học: 200.000đ/năm học.
- Lớp bảo quản phòng học tốt: 200.000đ/năm học.
- Công tác bảo vệ bảo đảm an toàn (bảo vệ, giữ xe): 200.000 đ/năm học.
Các khoản đóng góp theo lương: Theo qui định của nhà nước
b. Các chế độ chi thường xuyên
Văn phòng phẩm
Mua sắm dụng cụ đồ dùng văn phòng chỉ theo nhu cầu thực tế và được duyệt của hiệu trưởng.
Văn phòng phẩm khoán cho giáo viên: 200.000 đ/năm học.
Văn phòng phẩm dành cho công tác hành chính khi có lệnh của Hiệu trưởng mới được mua.
Dịch vụ công cộng
Qui định rõ việc trang thiết bị sử dụng điện trong cơ quan và các giải pháp tiết kiệm điện: Tiền điện, nước theo thực tế ghi trên hoá đơn.
 	Chè cho CBGV và BGH mức chi: 700.000 đ/tháng.
Điện thoại, báo, tạp chí
Máy cố định: Theo nhu cầu thực tế, quản lý có hiệu quả, tiết kiệm đối với từng phòng ban hiệu trưởng căn cứ phân bổ các phòng ban làm căn cứ
Mức điện thoại di động khoán cho từng đối tượng sau: Áp dụng theo QĐ số 179/2002/QĐ-TTG ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ
 Hiệu trưởng: 	300.000 đ/tháng.
 Hiệu phó, kế toán: 200.000 đ/tháng.
 Báo, tạp chí: Đặt theo quý các loại báo sau: Nhân dân, Thanh Hoá, Giáo dục Thời đại, mỗi số báo đặt 1 tờ (đặt tại thư viện).
Hội nghị, sơ kết tổng kết
Thực hiện quy định tại Thông tư số 97/2010/BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, Quyết định số 2894/2015/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thanh Hóa. Một số tiêu chuẩn, định mức chi cụ thể như sau:	
- Chi hội nghị là khoản chi do nhà trường qui định để phục vụ cho yêu cầu công tác. Việc chi tiêu phải phù hợp với tính chất của hội nghị và khả năng tài chính của nhà trường. Chỉ được chi cho các hội nghị đã được thủ trưởng duyệt cho tổ chức thực hiện. 
 - Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không hưởng lương: 180.000 đồng / ngày / người.
 - Hỗ trợ tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời không hưởng lương, áp dụng với hội nghị 2 ngày trở lên: 120.000đồng/ người / ngày.
 - Chi nước uống: 30.000 đồng/ người/ ngày (2 buổi)
 - Chi báo cáo viên ( nếu có) trong hội nghị tuỳ theo đối tượng báo cáo, mức chi tối đa 200.000đ / báo cáo.
 Hội nghị CBGV - Nhân viên mỗi năm 01 lần đầu năm không quá 2 ngày mức chi: 100.000 đ/năm học.
 Khai giảng, Sơ kết, Tổng kết công tác năm mức chi: 100.000đ/ CBGV/ lần.
Tập huấn triển khai nhiệm vụ năm học, Các cuộc họp thi đua, xét kỷ luật học sinh và giáo viên và triển khai nhiệm vụ... mức chi: 50.000 đ/lần.
Những người làm hợp đồng không đóng Bảo hiểm được hưởng 50% mức chi.
 Công tác phí
Thực hiện quy định tại Thông tư số 97/2010/BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, Quyết định số 2894/2015/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thanh Hóa. 
 Mức thanh toán: Bằng 50% định mức Quyết định số 1060/2011/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 của UBND tỉnh Thanh Hoá.
 Thanh toán tiền tàu xe đi công tác: 
 Người đi công tác nếu phải mua vé tầu xe thì thanh toán theo giá vé của Nhà nước qui định.
 Nếu tự túc phương tiện đi công tác thì được thanh toán tiền tầu xe theo giá cước vận tải Nhà nước qui định.
 Nếu tự túc phương tiện đi công tác vùng núi cao, biên giới thì được thanh toán gấp 2 lần giá cước vận tải ô tô hành khách thông thường tại địa phương.
Phụ cấp công tác phí:
 Đi công tác trong tỉnh: Người đi công tác ra ngoài huyện, thị xã, thành phố (nơi công tác) mức chi phụ cấp không quá 60.000đ/ngày/người.
Không quá 40.000 đ/ngày đối với đi công tác các huyện miền xuôi; đối với các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa hỗ trợ không quá 60.000 đ/ngày.
Thanh toán tiền phòng nghỉ tại nơi công tác:
Người đi công tác nếu được cơ quan nơi đến bố trí nhà nghỉ không thu tiền thì không được thanh toán tiền thuê chỗ ở.
Người đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo phương thức thanh toán khoán theo các mức sau:
	+ Công tác tại các quận thuộc Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng : Mức tối đa không quá 175.000 đ/ngày.
	+ Công tác tại Thành phố trực thuộc Trung ương khác, tại thành phố trực thuộc tỉnh: Mức tối đa không quá 125.000 đ/ngày.
	+ Công tác tại các huyện miền xuôi, thị xã thuộc tỉnh: mức thanh toán không quá 100.000đ/ngày.
	+ Đi công tác tại các huyện trong tỉnh: Mức tối đa không quá 60.000 đ/ngày.
Trong trường hợp khoán trên không đủ để thuê chỗ nghỉ được cơ quan đơn vị thanh toán theo giá thực tế (có hoá đơn tài chính hợp pháp) như sau: Không quá 200.000đ/ngày/phòng/2 người; Trường hợp đi riêng lẻ hoặc đoàn có người khác giới, người lẻ phải thuê phòng riêng thì mức thanh toán 200.000đ/ ngày/ phòng/ người.
Thanh toán tiền công tác phí theo tháng:
Đối với cán bộ thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ng

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_trong_viec_xay_dung_qui_che_chi_tieu_noi.doc