SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự giác chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô đối với học sinh Trường THP

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự giác chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô đối với học sinh Trường THP

Sau 12 năm vào ngành, tháng 11 năm 2014, tôi được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa ra Quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Hiệu trưởng Trường THPT Triệu Sơn 3. Năm học 2016-2017, trong số các công việc được Hiệu trưởng nhà trường giao phụ trách có nội dung tổ chức giáo dục học sinh nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tôi ý thức rằng đây là công việc rất quan trọng khi tình hình tai nạn giao thông ở nước ta đang thực sự là một vấn đề nóng, đang gây ra những sức ép nặng nề lên toàn xã hội và đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông Vận tải: “70% số cháu tử vong do tai nạn giao thông là học sinh cấp 3; số học sinh bị tử vong do tự điều khiển phương tiện xe đạp điện, xe máy chiếm tới 80%”[3]. Trong số các ca thương vong do tai nạn giao thông thì số ca bị trấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy định chiếm một tỷ lệ cao. Vì lẽ đó, công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường là hết sức cần thiết.

 Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định rõ: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”[1]. Trong thực tiễn giáo dục của nhà trường, vấn đề tìm các biện pháp giáo dục nhằm giúp học sinh nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành quy định của pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô (sau đây gọi chung là đội mũ bảo hiểm) đang chiếm không ít thời gian và công sức, gây ra nhiều khó khăn, gây cản trở hoạt động của nhà trường và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh. Trong những năm học vừa qua, công tác giáo dục học sinh về chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là việc đội mũ bảo hiểm đã được nhà trường ngày càng quan tâm hơn. Tuy vậy, hiệu quả còn hạn chế, còn cần phải rút kinh nghiệm để tìm ra hướng giải quyết và khắc phục.

 

doc 23 trang thuychi01 10074
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự giác chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô đối với học sinh Trường THP", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG 
TRANG
1. MỞ ĐẦU
.1
 1.1. Lý do chọn đề tài...
.1.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................
.2.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................
.2.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................
.2.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................
.2.
 2.1. Cơ sở lý luận của SKKN...............................................
.2.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.................
.3.
 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...........
.5.
 2.4. Hiệu quả của SKKN .....................................................
.16.....
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...................................................
.19..
 3.1. Kết luận..................................................................
.19..
 3.2. Kiến nghị...................................................................
.20..
 Tài liệu tham khảo
 Danh mục đề tài SKKN
 Phụ lục (Kẹp thành tập riêng)
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
	Sau 12 năm vào ngành, tháng 11 năm 2014, tôi được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa ra Quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Hiệu trưởng Trường THPT Triệu Sơn 3. Năm học 2016-2017, trong số các công việc được Hiệu trưởng nhà trường giao phụ trách có nội dung tổ chức giáo dục học sinh nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tôi ý thức rằng đây là công việc rất quan trọng khi tình hình tai nạn giao thông ở nước ta đang thực sự là một vấn đề nóng, đang gây ra những sức ép nặng nề lên toàn xã hội và đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông Vận tải: “70% số cháu tử vong do tai nạn giao thông là học sinh cấp 3; số học sinh bị tử vong do tự điều khiển phương tiện xe đạp điện, xe máy chiếm tới 80%”[3]. Trong số các ca thương vong do tai nạn giao thông thì số ca bị trấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy định chiếm một tỷ lệ cao. Vì lẽ đó, công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường là hết sức cần thiết.
	Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định rõ: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”[1]. Trong thực tiễn giáo dục của nhà trường, vấn đề tìm các biện pháp giáo dục nhằm giúp học sinh nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành quy định của pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô (sau đây gọi chung là đội mũ bảo hiểm) đang chiếm không ít thời gian và công sức, gây ra nhiều khó khăn, gây cản trở hoạt động của nhà trường và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh. Trong những năm học vừa qua, công tác giáo dục học sinh về chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là việc đội mũ bảo hiểm đã được nhà trường ngày càng quan tâm hơn. Tuy vậy, hiệu quả còn hạn chế, còn cần phải rút kinh nghiệm để tìm ra hướng giải quyết và khắc phục. 
	Là một người làm công tác quản lý ở một trường THPT, cũng là một phụ huynh học sinh có con hằng ngày tham gia giao thông đến trường và về nhà, tôi hết sức quan tâm đến việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, góp phần phòng ngừa tối đa số ca thương vong do không thực hiện đúng quy định về đội mũ bảo hiểm gây ra. Bằng thực tiễn vấn đề này là rất cấp thiết và qua những việc đã làm với hiệu quả đem lại nổi bật, tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự giác chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô đối với học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3” để viết sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn chia sẻ những sáng kiến và kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp, góp phần nâng cao hơn chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Đề tài được xây dựng và áp dụng nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức tự giác cho học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3 trong việc chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm. 
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Vấn đề được nghiên cứu, tổng kết là hiệu quả của các giải pháp nhằm giáo dục ý thức tự giác cho học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3 năm học 2016-2017 trong việc chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của cấp trên liên quan đến đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
	- Phương pháp quan sát: Quan sát tình hình chấp hành đội mũ bảo hiểm của học sinh nhà trường khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông theo luật định trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để biết được thực tế chấp hành đội mũ bảo hiểm của học sinh nhà trường khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông theo luật định.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Để biết được cụ thể số học sinh nhà trường đang đi học bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô; biết được tình hình học sinh chấp hành Luật giao thông đường bộ trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm
	Sáng kiến kinh nghiệm được xây dựng dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương liên quan đến nội dung quy định việc đội mũ bảo hiểm.
	Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/09/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Quốc hội Việt Nam ban hành Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, trong đó Khoản 2 Điều 30 quy định rõ “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Nghị định số 146/2007/NĐ-CP quy định nghiêm khắc mức xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm cao hơn nhiều lần so với các quy định trước đây; Khoản i, k Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm” [2]. Gần đây nhất, ngày 24/06/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1095/CĐ-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 442/2015/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh.....Đặc biệt, trong năm học 2016-2017 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục trật tự an toàn giao thông trong nhà trường: Công văn số 1676/SGDĐT-PC&CTHSSV về việc tăng cường triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đầu năm học; Công văn số 1742/SGDĐT-PC&CTHSSV về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới; Công văn số 2768/ SGDĐT-PC&CTHSSV về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết dương lịch, tết nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội Xuân 2017; các văn bản chỉ đạo tổ chức các cuộc thi về chủ đề an toàn giao thông.
	Từ đó cho thấy, việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình hình tai nạn giao thông đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương. Ở các nhà trường, việc giáo dục cho học sinh ý thức tự giác trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ, nhất là việc thực hiện đội mũ bảo hiểm đang là một trong những nội dung không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ mỗi năm học.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
	Ở Việt Nam, xe đạp điện, xe máy điện đang trở thành phương tiện được quan tâm nhất đối với học sinh hiện nay. “Thống kê chưa đầy đủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, từ ngày 1/1/2014 đến nay, số lượng xe đạp điện, xe máy điện nhập khẩu (chính thức) trên cả nước là trên 5.000 chiếc, trong khi đó số lượng sản xuất, lắp ráp trong nước lên tới hơn 47.000 chiếc” [4]. Lưu lượng tham gia giao thông bằng các phương tiện trên ngày càng dày đặc, cộng với chất lượng đường kém, đường hẹp, thiếu biển báo giao thông hoặc chất lượng biển báo giao thông kém; nhiều người điều khiển các phương tiện như xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy, thậm chí là xe mô tô chưa từng học, tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ, đặc biệt là ý thức kém của không ít người tham gia giao thông như phóng quá tốc độ cho phép, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, đi vào đường ngược chiều, uống rượu bia trước khi tham gia giao thông, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm sai quy định,...dẫn đến số vụ tai nạn giao thông dẫn đến tử vong hoặc thương tật suốt đời do tai nạn giao thông do bản thân gây ra hoặc do người điều khiển phương tiện khác mang lại đang là con số rất báo động ở nước ta. “Qua thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, năm 2016 cả nước xảy ra hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng của gần 9.000 người, trung bình 1 ngày có 24 người tử vong do tai nạn giao thông”[5]. Số liệu này là quá cao trong khi đất nước ta đang trong thời bình. “Điều đáng nói là, trong số các ca bị tai nạn giao thông thì có đến 2/3 bị chấn thương sọ não và 1/3 không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm sai quy định”[6].
	Ở trường THPT Triệu Sơn 3, kết quả thống kê đầu năm học 2016 – 2017 về số học sinh đi học bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô là: 
Khối lớp
Sĩ số
Số HS đi học bằng
 xe đạp điện
Số HS đi học bằng
 xe máy điện
Số HS đi học bằng
 xe gắn máy
Số HS đi học bằng xe 
mô tô
HS đi học bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy, 
xe mô tô
SL
%
10
336
52
106
23
0
181
53.87
11
335
69
77
19
0
165
49.25
12
257
83
30
9
2
124
48.25
Cả trường
928
204
213
51
2
470
50.65
(Bảng tổng hợp đầy đủ các lớp có ở Phụ lục 1)
Từ kết quả thống kê cho thấy số học sinh đi học bằng các loại phương tiện giao thông như xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy ngày càng tăng. Thực tế trên cũng là tất yếu của sự phát triển, bởi lẽ các bậc phụ huynh luôn muốn quan tâm đến con em mình, giúp các em đi lại thuận tiện hơn, đảm bảo sức khỏe hơn để tập trung cho việc học khi chặng đường từ nhà đến trường có những em đến 15, 20 km nếu là từ các xã miền núi như Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Sơn, Triệu Thành,... 
Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy còn không ít học sinh của nhà trường chưa có ý thức tự giác trong việc chấp hành đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và cả xe mô tô. Kết quả khảo sát thực trạng tình hình chấp hành đội mũ bảo hiểm của học sinh nhà trường trong học kỳ I năm học 2016-2017 qua đợt tổ chức bỏ phiếu tố giác theo kế hoạch số 03/KH-TS ngày 07/01/2017 như sau:
Khối lớp
Số HS sử dụng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy, xe mô tô
SỐ HS BỊ TỐ GIÁC LẦN 1
không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai 
10
181
36
11
165
21
12
124
27
Toàn trường
470
84/470 (chiếm 17.87%)
(Bảng tổng hợp đầy đủ các lớp có ở Phụ lục 2)
Cá biệt, một số học sinh bị số lượt tố giác nhiều về việc không đội mũ bảo hiểm như: Lê Thị Nga 12B2=40 lượt; Trịnh Thị Trang 12B1 = 37 lượt; Lưu Hoài Phương 12B2 = 43 lượt; Nguyễn Tuấn Trọng 11C4 = 48 lượt; Hà Xuân Cao 11C8 = 51 lượt, Trần Huyền Trang 10D1 = 53 lượt, Võ Thị Lan Anh 10D1 = 55 lượt, Phạm Thị Hoài Thương 10D1 = 62 lượt, Lê Nam Anh 11C4 = 69 lượt, Cao Thị Tố Anh 10D1 = 106 lượt, Đỗ Trung Anh 10D4 = 148 lượt,...
Thực trạng trên đã gây không ít khó khăn trong việc triển khai các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Buổi chào cờ đầu tuần nào trong học kỳ I năm học 2016-2017, Ban An toàn giao thông nhà trường cũng phải dành không ít thời gian để nêu tên, phê bình những học sinh chưa thực hiện nghiêm túc Luật giao thông đường bộ quy định về việc đội mũ bảo hiểm.
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong năm học 2016-2017, khi triển khai kế hoạch tổ chức công tác giáo dục học sinh về ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ, tôi đã tìm ra một số giải pháp tích cực giúp nâng cao chất lượng công tác tổ chức giáo dục học sinh về ý thức tự giác trong việc chấp hành đội mũ bảo hiểm, giúp các em kịp thời phòng, chống những tai nạn rủi ro không đáng có. Sau đây là các giải pháp mà tôi đã áp dụng:
2.3.1. Công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch
- Căn cứ công việc phụ trách, trước khi năm học 2016-2017 bắt đầu tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng ra Quyết định số 24/QĐ-TS3 ngày 22/08/2016 thành lập Ban An toàn giao thông nhà trường. Tất cả gồm 8 thành viên, danh sách cụ thể gồm:
Thứ tự
Họ và tên
Chức vụ ở đơn vị
Chức vụ trong
 Ban ATGT
1
Ông Nguyễn Quốc Ngân
Hiệu trưởng
Trưởng ban
2
Ông Phạm Xuân An
Phó Hiệu trưởng
Phó Trưởng ban trực
3
Ông Nguyễn Xuân Hạnh
Phó Hiệu trưởng
Phó Trưởng ban
4
Ông Đỗ Lại
Bí thư đoàn trường
Ban viên
5
Ông Lê Doãn Đạt
Bí thư CĐGV
Ban viên
6
Ông Lê Xuân Phương
Tổ trưởng CM
Ban viên
7
Ông Nguyễn Thanh Hải
Giáo viên
Ban viên
8
Ông Nguyễn Minh Đức
Giáo viên
Ban viên
- Để Ban An toàn giao thông nhà trường hoạt động bài bản và hiệu quả, tôi đã chủ động xây dựng Kế hoạch số 97/KH-TS3 ngày 20/09/2016 với mục đích là tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, hiệu quả, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các tổ chức, đoàn thể nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Qua đó hạn chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các tầng lớp đoàn viên, thanh niên học sinh trong nhà trường, trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm học 2016-2017. (Kế hoạch của Ban An toàn giao thông có ở Phụ lục 3)
Các thành viên trong Ban An toàn giao thông cũng đồng thời là thành viên trong Ban nề nếp nhà trường. Để kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm hiệu quả hoạt động trong từng tháng, đồng thời thống nhất kế hoạch hoạt động ở tháng tới, Ban an toàn giao thông nhà trường đã tổ chức giao ban định kỳ (vào tiết 5 thứ 7, tuần thứ 4 hàng tháng), là một trong những nội dung giao ban hàng tháng của Ban Giám hiệu với giáo viên chủ nhiệm các lớp, Ban nề nếp, Đại diện Thường trực cha mẹ học sinh nhà trường. Trong buổi giao ban, Ban Giám hiệu nhà trường tiếp thu báo cáo của giáo viên chủ nhiệm các lớp, của đại diện Ban nề nếp, Ban An toàn giao thông nhà trường về tình hình thực hiện nề nếp nói chung và tình hình thực hiện quy định về trật tự an toàn giao thông đối với học sinh. 
Với giải pháp vừa nêu, Ban Giám hiệu nhà trường kịp thời nắm được danh sách các học sinh diện thường xuyên vi phạm nội quy hoặc có biểu hiện thiếu tích cực trong việc thực hiện nội quy nhà trường, đặc biệt là việc tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không đúng quy cách. Từ đó, Ban Giám hiệu nhà trường kịp thời có những biện pháp chỉ đạo nhằm khắc phục những hạn chế vừa nêu.
2.3.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục
a) Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
Thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền đến phụ huynh học sinh; tuyên truyền, giáo dục học sinh thực hiện nghiêm chỉnh việc đội mũ bảo hiểm. Đặc biệt là mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường phải thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương cho học sinh với tinh thần “bản thân và người thân trong gia đình không đội mũ bảo hiểm thì không ngồi lên xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô”. Để làm tốt công tác nêu gương, thì trước hết là bản thân tôi, sau đó là người thân trong gia đình tôi phải nghiêm túc thực hiện Luật Giao thông nói chung và nội dung quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng, góp phần nâng cao hơn hiệu quả của công tác tuyên truyền. 
b) Đối với phụ huynh học sinh 
- Tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ 2008; Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); tổ chức ký cam kết: Ngay cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học tổ chức ngày 04/09/2016, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp triển khai nội dung tuyên truyền Điều 30, Luật Giao thông đường bộ quy định việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô; Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); tổ chức cho phụ huynh học sinh ký cam kết về trách nhiệm nêu gương của bố mẹ trong việc thực hiện Luật giao thông đường bộ cũng như việc không giao xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy và xe mô tô cho con khi con chưa thực hiện đảm bảo các quy định trong Luật giao thông đường bộ. Ban An toàn giao thông thu, tổng hợp và lưu tại Văn phòng nhà trường làm cơ sở cho kết quả triển khai công tác tuyên truyền về Luật Giao thông, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của nhà trường đến phụ huynh học sinh.
- Sử dụng hệ thống liên lạc điện tử Vnedu: Nhà trường và phụ huynh học sinh đã bàn bạc và đi đến thống nhất sử dụng hệ thống liên lạc điện tử Vnedu với mỗi phụ huynh học sinh đăng ký 1 số điện thoại để tiện liên lạc khi cần thiết. Ngoài ra, nhà trường cũng bố trí 1 máy điện thoại bàn dành riêng cho Ban nề nếp, Ban An toàn giao thông, giáo viên chủ nhiệm để chủ động liên lạc với gia đình học sinh bất cứ khi nào cần thiết để có được thông tin 2 chiều nhanh nhất có thể. Người trực ban hoặc giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_giao_d.doc