SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm để giáo dục học sinh cá biệt tại Trường THPT Bá Thước

SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm để giáo dục học sinh cá biệt tại Trường THPT Bá Thước

 Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) khẳng định: "Giáo dục không chỉ là quốc sách hàng đầu", là "chìa khóa" mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước", mà còn là "mệnh lệnh của cuộc sống". Văn kiện Đại hội XII của Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ trong thế kỷ XXI". Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân phải chăm lo thực hiện, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới hiện nay. Gánh trên vai trách nhiệm to lớn này có vị trí, vai trò của mỗi giáo viên trong các nhà trường trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớp .

 Giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn đều gắn liền với hai nhiệm vụ giáo dục đó là: vừa giảng dạy, vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người, có tâm hồn trong sáng lành mạnh, có khả năng thích ứng và kỹ năng sống tốt.

 Học sinh THPT là lứa tuổi mới lớn nên tâm lí, tính cách của các em chưa ổn định. Các em lại đang được thừa hưởng thành quả từ công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, trong bối cảnh nền cách mạng công nghiệp 4.0. Những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.Tuy vậy, mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng xấu đến tầng lớp thanh niên. Những yếu tố thiếu lành mạnh từ xã hội bên ngoài đã tác động đến các em. Sự buông lỏng quản lí của gia đình, sự đua đòi bè bạn và sa đà vào những thói hư tật xấu của một bộ phận học sinh đã hình thành nên những học sinh cá biệt (HSCB).

 

doc 21 trang thuychi01 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm để giáo dục học sinh cá biệt tại Trường THPT Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) khẳng định: "Giáo dục không chỉ là quốc sách hàng đầu", là "chìa khóa" mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước", mà còn là "mệnh lệnh của cuộc sống". Văn kiện Đại hội XII của Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ trong thế kỷ XXI". Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân phải chăm lo thực hiện, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới hiện nay. Gánh trên vai trách nhiệm to lớn này có vị trí, vai trò của mỗi giáo viên trong các nhà trường trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớp . 
 Giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn đều gắn liền với hai nhiệm vụ giáo dục đó là: vừa giảng dạy, vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người, có tâm hồn trong sáng lành mạnh, có khả năng thích ứng và kỹ năng sống tốt. 
 Học sinh THPT là lứa tuổi mới lớn nên tâm lí, tính cách của các em chưa ổn định. Các em lại đang được thừa hưởng thành quả từ công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, trong bối cảnh nền cách mạng công nghiệp 4.0. Những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.Tuy vậy, mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng xấu đến tầng lớp thanh niên. Những yếu tố thiếu lành mạnh từ xã hội bên ngoài đã tác động đến các em. Sự buông lỏng quản lí của gia đình, sự đua đòi bè bạn và sa đà vào những thói hư tật xấu của một bộ phận học sinh đã hình thành nên những học sinh cá biệt (HSCB). 
 Vấn đề HSCB đã trở thành mối quan ngại của dư luận, nhất là với gia đình và nhà trường. Trong các cấp học phổ thông, gần như cấp nào, lớp nào cũng có học sinh cá biệt . Mà đã vào nghề dạy học thì không thể né tránh học sinh cá biệt. HSCB không nhiều, song lại là "lực cản" rất lớn. Vì thế chỉ một "hạt sạn" nhỏ cũng có thể trở thành câu chuyện bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn, thậm chí có những cái nhìn khắt khe, thiếu thiện cảm về giáo dục. Học sinh cá biệt không chỉ là đối tượng làm cho nhà trường, giáo viên lo lắng, phải đầu tư nhiều hình thức giáo dục, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bình yên của mỗi tổ ấm gia đình cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội. Đặc biệt là với nhiệm vụ giáo dục học sinh cấp trung học phổ thông- các em đang ở độ tuổi giáp ranh giữa trẻ em và người lớn, với những biến đổi về tâm lý, sinh lý, sức khoẻ, nhận thức, tính “cá biệt ”của một bộ phận học sinh ở lứa tuổi này có thể gây hậu quả đáng tiếc nếu nhà trường và gia đình không có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa. Thực tế này đã đặt ra cho giáo viên và các nhà quản lý giáo dục câu hỏi: Làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả? Đây là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng, mà chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường, trong đó có Trường THPT Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa- một ngôi trường miền núi của một trong số 61 huyện nghèo của cả nước, đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số.
 Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Vậy làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả?
         Là một giáo viên vừa giảng dạy, vừa làm công tác chủ nhiệm nhiều năm qua, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra biện pháp tối ưu nhằm giáo dục HSCB trở thành con ngoan , biết vâng lời và trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Đây chính là lí do tôi đã lựa chọn đề tài “Mét sè biÖn ph¸p trong c«ng t¸c chñ nhiÖm ®Ó gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt tại Trường THPT Bá Thước”  để nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng. Tôi tin chắc rằng vấn đề này hẳn không chỉ riêng tôi, mà còn rất nhiều đồng nghiệp khác cũng quan tâm mong tìm ra giải pháp tháo gỡ tình hình HSCB trong trường học, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định nguyên nhân chính đã dẫn đến một số em có hành vi chưa đúng, chưa có động cơ học tập, phẩm chất đạo đức chưa tốtQua đó, giúp các em định hướng được ý nghĩa của cuộc sống, định hướng được hành vi và có động cơ học tập tốt hơn.
- Qua các biện pháp giáo dục nhằm uốn nắn, bồi dưỡng, giáo dục các em từ những học sinh cá biệt trở thành người có ích cho gia đình, nhà trường, xã hội.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận công tác chủ nhiệm lớp, thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Bá Thước.
- Tập trung nghiên cứu giải pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Bá Thước.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, nghiên cứu những thông tin lý luận về học sinh cá biệt, tâm lí học lứa tuổi học sinh THPT, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp, các bài tham luận trên Internet, một số sáng kiến về công tác chủ nhiệm của đồng nghiệp, bạn bè trường bạn.
- Phương pháp điều tra lập phiếu hỏi: Điều tra tình hình lớp khi vừa nhận chủ nhiệm ngay từ đầu năm( hồ sơ, điểm thi đầu vào, học lực, hạnh kiểm, hoàn cảnh gia đình,). Lập phiếu điều tra thông tin để học sinh điền vào.
- Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp cần làm thường xuyên để theo dõi khách quan những học sinh cá biệt. Nên quan sát toàn diện các biểu hiện, hành vi của học sinh đó trong học tập, trong lao động, trong các hoạt động tập thể, trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh.
- Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích số liệu cụ thể qua từng kỳ của năm học, qua tổng kết từng năm học để thấy được sự thay đổi. Từ đó giáo viên chủ nhiệm sẽ tìm ra những mặt tích cực, hạn chế để có giải pháp phù hợp cho năm chủ nhiệm tiếp theo. 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm đề tài vào thực tiễn công tác giáo dục học sinh cá biệt do bản thân trực tiếp chủ nhiệm ở Trường trung học phổ thông Bá Thước.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những báo cáo tổng kết hàng năm của nhà trường; kinh nghiệm của đồng nghiệp trường mình, trường bạn; tổng kết rút kinh nghiệm cho bản thân để năm tiếp theo hoàn thành tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp.
PHẦN 2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm, phân loại, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt
* Khái niệm học sinh cá biệt
+ Theo từ điển Wiktionary giải thích: "cá biệt" hiểu theo nghĩa thông thường có nghĩa là riêng lẻ, không phổ biến, không phải là điển hình. 
+ Theo đó" học sinh cá biệt" là thuật ngữ mà nhà trường hay sử dụng để ám chỉ những học sinh có khuyết điểm về học tập, về rèn luyện nhân cách. Tuy nhiên" cá biệt" còn bao hàm để chỉ những học sinh có thành tích cao nổi bật, những học sinh có sáng kiến trong lớp.
+ Để thống nhất cách hiểu, tôi tập trung nghiên cứu vào đối tượng là học sinh cá biệt. Đây là những học sinh có thái độ, hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, quy định của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người, đồng thời không có động cơ học tập nên kết quả học tập yếu kém được lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống.
* Phân loại
 Học sinh cá biệt được chia thành các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Cá biệt do vi phạm nội quy trường lớp, mất trật tự trong giờ học, lười học bài, đi học muộn,
+ Nhóm 2: Cá biệt do ham điện tử, sẵn sàng bỏ học, lừa dối bố mẹ, thầy cô
+ Nhóm 3: Cá biệt do vi phạm chuẩn mực đạo đức, hỗn láo với thầy cô, bố mẹ, nói tục, chửi bậy,
+ Nhóm 4: Cá biệt do vi phạm pháp luật, đánh bạn, trộm cắp, trấn lột, cờ bạc
+ Nhóm 5: Cá biệt do tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, hạn bè, hay sợ hãi, tiêu cực trong suy nghĩ( nhóm học sinh cá biệt này đang có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày nay).
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt
 Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác-Lê nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", hiện tượng học sinh cá biệt không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định. Có thể rút ra được một số nguyên nhân chủ quan và khách quan cơ bản sau đây:
- Nguyên nhân khách quan
+ Từ phía gia đình:
	Phải nói rằng thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội. Những em thiếu may mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè say sỉn... đã tạo cho các em một ấn tượng không tốt điều đó có thể dẫn đến tình trạng học sinh trở nên lầm lì ít nói; có em ảnh hưởng những thói quen không tốt đó nên cũng có những hành vi cử xử không tốt với mọi người...Do đó đã hình thành nên tính cách cá biệt trong học sinh.
+ Từ phía nhà trường :
	Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như điều vừa nêu cũng không phải là dễ. Trong thực tế cũng có một vài trường chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của các em, bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt tình với các em, chưa thật sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp nên đâu đó cũng xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt, cáu giận, sỉ nhục học sinh... đã làm mất lòng tin ở các em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện chống đối lại từ phía học sinh cá biệt.
+ Từ phía môi trường xã hội:
	Ngoài môi trường gia đình và nhà trường, học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh- thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, bi da, karaoke... đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bi da, đánh bạc... là chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nên nảy sinh hành vi trộm cắp, cướp giật.
- Nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân các em
+ Thứ nhất: Chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của bản thân
 Rất nhiều học sinh cá biệt chưa nhận thức được: Học để làm gì? Vì cái gì mà học? Hoặc chưa biết hài hòa giữa quyền và bổn phận trách nhiệm của mọi con người trong cuộc sống, do được giáo dục chưa đầy đủ hoặc chưa đúng cách; hoặc bản thân thiếu tự giác chấp nhận những bổn phận, trách nhiệm của mình bên cạnh việc được hưởng thụ các quyền lợi trong gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, các em đến trường, đi học như là ý muốn của gia đình, cha mẹ, mà không nhận thức được đi học là cơ hội để thành công và hạnh phúc sau này cho chính tương lai của các em. Cho nên các em thiếu tự giác, thậm chí thiếu trách nhiệm với việc học tập và tu dưỡng. 
+ Thứ hai: Một số em có niềm tin sai về giá trị của con người và cuộc sống
HS quan niệm chưa hợp lí về giá trị của con người và cuộc sống. Các em này không tin rằng sự học sẽ đem lại cho con người giá trị và cuộc sống có chất lượng.
+ Thứ ba: Do chán nản
 Chán nản về năng lực, tự đánh giá thấp bản thân, kém tự tin, không vượt qua được khó khăn, không còn hứng thú hoạt động và động cơ hoạt động.
 Chán nản vì cho rằng bản thân không thể nào đáp ứng được các mong mỏi của thầy cô, cha mẹ hoặc thầy cô, cha mẹ không đánh giá mình đúng mức, quyết định không đáp ứng lại các mong mỏi, các yêu cầu do người lớn đề ra, từ đó mất dần hứng thú và cố gắng.
 Trong quá trình thích nghi với môi trường mới, nếu học sinh lỡ vi phạm, mắc lỗi, các em rơi vào cảm giác không an toàn, giảm hứng thú, động cơ học tập thậm chí chán, bỏ học
 Phương pháp học tập không hiệu quả cũng là nguyên nhân gây chán nản và mất động cơ học tập.
+ Thứ tư: Do rối loạn hành vi xã hội 
 . Các mức độ rối loạn hành vi xã hội:
 Dửng dưng trước tình cảm của những người xung quanh.
 Coi thường các chuẩn mực cũng như các nghĩa vụ xã hội.
 Hung tợn, có thể dùng vũ lực.
 Không có khả năng cảm nhận tội lỗi và không thể rút ra những bài học có ích từ kinh nghiệm sống, ngay cả sau những lần bị phạt do phạm lỗi.
 Có năng khiếu trong việc "kết tội" những người xung quanh hoặc biện hộ cho những hành động đi ngược lại chuẩn mực của mình.
 . Các biểu hiện của rối loạn hành vi xã hội:
 Côn đồ, rất thích đánh nhau.
 Hung hãn, tàn bạo với mọi người và với súc vật.
 Phá hoại mọi tài sản sở hữu ăn cắp, ăn trộm, đốt phá.
 Bỏ học, bỏ nhà đi bụi.
 Rất hay lên cơn thịnh nộ, giận dữ.
 Hay khiêu khích, châm chọc mọi người xung quanh.
 Thường xuyên và công khai không chịu nghe lời.
2.1.2. Vấn đề tâm lí học lứa tuổi học sinh THPT và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
2.1.2.1. Vấn đề tâm lí học lứa tuổi học sinh THPT
*Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí lứa tuổi học sinh THPT 
- Khái niệm tuổi thanh niên: Là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên kéo dài từ 14,15-25 tuổi, được chia thành 2 thời kì: 14,15 đến 17,18 tuổi- thanh niên mới lớn; 17,18 đến 25 tuổi- tuổi thanh niên( giai đoạn 2 của tuổi thanh niên)
- Đặc điểm cơ thể: 
+ Sinh lý: Tuổi đầu thanh niên là thời kì đầu đạt được sự tăng trưởng về mặt thể lực, nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại, đa số các em đã vượt qua thời kì phát dục.
+ Tâm lý: Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng cuả não phát triển.
- Những điều kiện xã hội của sự phát triển:
+Trong gia đình: Vị trí ngày càng được khẳng định. Được tham gia bàn bạc việc gia đình. Yêu cầu cao hơn trong công việc, trong suy nghĩ.
+ Ở nhà trường: Là nòng cốt các phong trào. Tham gia tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hệ thống tri thức ngày càng phong phú. 
+ Ngoài xã hội: 15 tuổi được cấp chứng minh nhân dân, 18 tuổi được đi bầu cử, đủ tuổi nghĩa vụ quân sự, nữ đủ tuổi kết hôn.
* Đặc điểm của hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT
- Đặc điểm hoạt động học tập: Hoạt động học tập đòi hỏi tính tích cực, năng động cao, đòi hỏi sự phát triển mạnh của tư duy lí luận. Hình thành hứng thú học tập liên quan đến xu hướng nghề nghiệp. Hứng thú học tập được thúc đẩy, bồi dưỡng bởi động cơ mang ý nghĩa thực tiễn, sau đó mới đến ý nghĩa xã hội của môn học. Hứng thú học tập có điểm tích cực là: Thúc đẩy các em học tập và đạt kết quả cao các môn học đã lựa chọn. Tiêu cực là: Nhiều em chỉ quan tâm đến môn học liên quan đến việc thi cử mà sao nhãng các môn học khác.
- Đặc điểm hoạt động trí tuệ: Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt đọng trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Có sự thay đổi về tư duy. Các em có khả năng tư duy lý luận, trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ và có căn cứ nhất quán. Nguyên nhân: Do sự phát triển của quá trình nhận thức, do sự ảnh hưởng của hoạt động học tập, do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển.
* Những đặc điểm nhân cách chủ yếu 
- Sự phát triển của tự ý thức: Chú ý đến hình dáng bên ngoài. Quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, có tính đặc thù riêng. Sự tự ý thức của các em xuất phát từ yêu cầu cuộc sống và hoạt động đến địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên phải ý thức được đặc điểm nhân cách của mình.
- Sự hình thành thế giới quan: Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất, những quy luật phổ biến của tự nhiên, của xã hộiViệc hình thành thế giới không chỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thức, mà còn thể hiện ở phạm vi nội dung. Vì thế, trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục cần phải xây dựng thế giới quan lành mạnh, đúng đắn cho các em. 
- Giao tiếp và đời sống tình cảm: Tuổi thành niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể. Ở lứa tuổi này, các em có khuynh hướng làm bạn với bạn bè cùng tuổi. Các em tham gia vào nhiều nhóm bạn khác nhau. Vì thế, nhà giáo dục cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, tổ chức cho các nhóm tham gia vào các hoạt động tập thể của Đoàn
- Hoạt động lao động và lựa chọ nghề nghiệp: Hoạt động lao động tập thể có vai trò lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách thanh niên mới lớn. Việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của học sinh. Do đó nhà giáo dục cần giúp các em lựa chọn ngành, nghề phù hợp với khả năng, năng lực của các em.
* Một số vấn đề giáo dục: Trước hết cần xây dựng mối quan hệ tốt giữa thanh niên và người lớn trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Người lớn cần phải giúp đỡ các em một cách khéo léo, tế nhị để hoạt động của các em được phong phú, hấp dẫn và độc lập. Người lớn không được quyết định thay, làm thay các em. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
 Giáo viên chủ nhiệm ngoài các nhiệm vụ qui định của giáo viên bộ môn
(Điều 31, mục 1 Điều lệ trường THPT cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học) còn có những nhiệm vụ sau đây( Điều 31, mục 2):
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.
- Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì, cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
 Những vấn đề lí luận nêu trên là cơ sở vững chắc để chúng tôi thực hiện các giải pháp cho hướng nghiên cứu của đề tài:" Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm để giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Bá Thước".
2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Bá Thước
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường trung học phổ thông Bá Thước được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1966 trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ngôi trường có bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành và là ngôi trường đầu tiên của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. 
 Trường đóng tại địa bàn thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là địa bàn tuyển sinh của 12 xã và thị trấn trên tổng số 22 xã, thị trấn toàn huyện. Bá Thước - một huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh , nơi sinh sống của các dân tộc Mường, Thái, Kinh,Trong đó người Mường, Thái là chủ yếu. Bá Thước còn là một trong 7 huyện nghèo miền núi của tỉnh Thanh Hóa và là một trong số 61 huyện nghèo của cả nước. 
 Hiện tại quê hương Bá Thước đã và đang từng bước chuyển mình nhưng vẫn còn đó không ít khó khăn, thách thức về mọi mặt . Khó khăn, thách thức của huyện nhà cũng là khó khăn, thách thức đối với nhà trường như: Kinh tế chậm phát triển; giao thông đi lại không thuận tiện; trình độ dân trí chưa được nâng cao; đối tượng học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số vùng sâu, vùn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_de_giao_duc_h.doc