SKKN Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên sư phạm Sinh học hệ thống kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học cấp THPT khi thực tập sư phạm tại trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên sư phạm Sinh học hệ thống kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học cấp THPT khi thực tập sư phạm tại trường THPT Quảng Xương 4

Vấn đề chất lượng giáo dục và đào tạo luôn được sự quan tâm của mỗi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam vấn đề này càng được coi trọng. Điều đó đã được nghị quyết hội nghị Trung ương 2 khóa VIII khẳng định: “Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Ngành giáo dục đào tạo nước ta đã và đang tiếp tục chuyển mình thích ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tính đồng bộ và liên thông giữa các bậc học trong ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phải được chú ý. Chất lượng giáo dục của hệ thống trường sư phạm, nơi cung cấp nguồn lực giáo viên có ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục phổ thông. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống trường sư phạm đặc biệt là việc “dạy nghề dạy học” hay dạy cách dạy cho sinh viên là một vấn đề cấp thiết.

Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều sinh viên các trường sư phạm về trường phổ thông kiến tập, thực tập còn rất nhiều bỡ ngỡ. Từ cách thiết kế một giáo án, cách khai thác thông tin, cách dẫn bài để giảng dạy cho học sinh còn thụ động, phụ thuộc vào Thầy Cô làm công tác hướng dẫn. Lên lớp lúng túng, thiếu tự tin vào bài giảng của mình, phụ thuộc vào máy chiếu, chuyển đọc chép sang nhìn chép dẫn đến chất lượng tiết học không cao. Điều đó chứng tỏ hành trang ở các trường sư phạm trang bị cho các em chưa được đảm bảo, chưa đúng chuẩn, những kiến thức cung cấp cho các em nặng về lý thuyết chưa thực sự gắn với công tác giảng dạy ở các trường phổ thông sau này.

 

doc 23 trang thuychi01 4850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên sư phạm Sinh học hệ thống kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học cấp THPT khi thực tập sư phạm tại trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................
1
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................
1
II. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................
3
III. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................
3
IV. Phương pháp nghiên cứu............................................................................
3
 1. Phương pháp tiếp cận ..
3
 2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 
3
 3. Phương pháp điều tra ..
3
 4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
3
B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............................
4
I. Cơ sở lí luận của bài tập tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học 
4
 1. Bản chất của Bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng dạy học
4
 2. Bài lên lớp, hệ thống kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học
4
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
III. Các giải pháp xây dựng và sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên Sư phạm Sinh học hệ thống kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học cấp THPT khi thực tập sư phạm tại trường THPT Quảng Xương 4 ..
6
Giải pháp 1: Hệ thống bài tập tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học ..
6
Giải pháp 2: Quy trình sử dụng bài tập tình huống dạy học để rèn luyện các kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học 
17
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ..
19
C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..................................................................
20
I. Kết luận....................................................................................................................
20
II. Kiến nghị................................................................................................................
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Vấn đề chất lượng giáo dục và đào tạo luôn được sự quan tâm của mỗi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam vấn đề này càng được coi trọng. Điều đó đã được nghị quyết hội nghị Trung ương 2 khóa VIII khẳng định: “Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Ngành giáo dục đào tạo nước ta đã và đang tiếp tục chuyển mình thích ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tính đồng bộ và liên thông giữa các bậc học trong ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phải được chú ý. Chất lượng giáo dục của hệ thống trường sư phạm, nơi cung cấp nguồn lực giáo viên có ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục phổ thông. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống trường sư phạm đặc biệt là việc “dạy nghề dạy học” hay dạy cách dạy cho sinh viên là một vấn đề cấp thiết.
Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều sinh viên các trường sư phạm về trường phổ thông kiến tập, thực tập còn rất nhiều bỡ ngỡ. Từ cách thiết kế một giáo án, cách khai thác thông tin, cách dẫn bài để giảng dạy cho học sinh còn thụ động, phụ thuộc vào Thầy Cô làm công tác hướng dẫn. Lên lớp lúng túng, thiếu tự tin vào bài giảng của mình, phụ thuộc vào máy chiếu, chuyển đọc chép sang nhìn chép dẫn đến chất lượng tiết học không cao. Điều đó chứng tỏ hành trang ở các trường sư phạm trang bị cho các em chưa được đảm bảo, chưa đúng chuẩn, những kiến thức cung cấp cho các em nặng về lý thuyết chưa thực sự gắn với công tác giảng dạy ở các trường phổ thông sau này. 
Trường sư phạm là nơi đào tạo nghề dạy học. Định hướng đào tạo nghề dạy học là dấu hiệu cơ bản để phân biệt mục tiêu đào tạo của Đại học Sư phạm với các đại học khác. Về thực chất, một sinh viên sư phạm chỉ có thể đào tạo thành một giáo viên dạy giỏi nếu được rèn luyện một cách cân đối và hài hòa về cả hai mặt nội dung lý thuyết và cách dạy nội dung đó. Đối với nghề dạy học, được cung cấp kiến thức chuyên ngành song song và đồng bộ với được rèn luyện phương pháp truyền đạt kiến thức chuyên ngành đó, chính là điểm khác và cũng là điểm trội của sinh viên thuộc hệ sư phạm so với sinh viên cùng ngành nhưng không thuộc hệ sư phạm. 
Vấn đề cần giải quyết là làm thế nào để tạo ra quy trình gắn lý luận với kỹ năng ứng dụng để hình thành hệ thống kỹ năng mẫu, vừa đủ để sinh viên trở thành một giáo viên sau khi tốt nghiệp và dần dần có khả năng dạy giỏi hơn. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng giáo dục – đào tạo ở phổ thông. 
Một trong những phương hướng chủ yếu gắn lý luận với kỹ năng ứng dụng đó là trong quá trình đào tạo cần cho sinh viên quen dần với việc xử lý các tình huống thực của nghề nghiệp dưới dạng những bài tập tình huống. Ban đầu, sinh viên chỉ giải quyết các bài tập tình huống dạy học do giáo viên nêu ra, về sau họ đầu tư suy nghĩ, dự đoán và tự lực giải quyết các tình huống dạy học xảy ra trong quá trình giảng dạy sinh học ở phổ thông. 
Hiện nay, trong dạy học các môn nghiệp vụ bên cạnh cung cấp cơ sở lý luận, sinh viên còn được quan sát giáo viên làm mẫu. Tuy nhiên, thực tiễn dạy học ở phổ thông lại rất đa dạng, khi va chạm với các tình huống thực không đúng mẫu đa số sinh viên đều không xử lý được. Việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên bằng bài tập tình huống dạy học sẽ tạo được tiềm lực xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình dạy học sau này. 
Xuất phát từ thực tiễn dạy học của bản thân tại trường THPT Quảng Xương 4, xuất phát từ những giờ thực dạy của sinh viên về kiến tập và thực tập sư phạm tại trường, tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên sư phạm Sinh học hệ thống kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học cấp THPT khi thực tập sư phạm tại trường THPT Quảng Xương 4”.
Một số hình ảnh sinh viên trường Đại học Hồng Đức thực tập sư phạm tại trường THPT Quảng Xương 4 – Những giáo viên tương lai
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng cơ sở lý luận và quy trình sử dụng bài tập tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp sinh học cho sinh viên sư phạm nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm và nâng cao kỹ năng cho sinh viên khi về thực tập sư phạm tại các trường phổ thông. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các bài tập tình huống dạy học và phương pháp sử dụng chúng để rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học cho sinh viên sư phạm. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp tiếp cận
Lấy quan điểm dạy học tích cực làm cơ sở xây dựng các bài tập tình huống dạy học để rèn kỹ năng tổ chức bài lên lớp cho sinh viên.
2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan làm cơ sở cho việc xác định bản chất của bài tập tình huống dạy học cũng như thiết kế, phân loại và đưa bài tập tình huống dạy học vào quá trình đào tạo sinh viên sư phạm trở thành giáo viên tương lai. 
3. Phương pháp điều tra
Điều tra khả năng xử lý các bài tập tình huống dạy học ở một số giáo viên sinh học theo các nhóm kỹ năng tổ chức bài lên lớp nhằm mục đích xác định xem ở giáo viên kỹ năng dạy học nào đã được thành thạo, những kỹ năng nào còn phải được tiếp tục bổ sung rèn luyện thêm. Trên cơ sở đó có những định hướng quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên ở các trường sư phạm cũng như trong công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Kết quả điều tra còn nhằm góp phần xây dựng hệ thống kỹ năng tổ chức bài lên lớp sinh học được đầy đủ và hoàn thiện hơn. 
4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, nghiên cứu khả năng ứng dụng những kiến thức đã được đào tạo ở sinh viên sư phạm khi thực tập thực tế ở các trường phổ thông, từ đó đề ra được các hệ thống kỹ năng cần thiết cho sinh viên khi tổ chức bài lên lớp. 
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập tình huống dạy học để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức bài lên lớp sinh học. Trên cơ sở đó đưa ra các kết luận và kiến nghị một cách chính xác trước khi áp dụng nó vào quá trình đào tạo sinh viên sư phạm. 
PHẦN B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BÀI TẬP TÌNH HUỐNG DẠY HỌC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC BÀI LÊN LỚP SINH HỌC
1. Bản chất của Bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng dạy học 
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học, được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi sinh viên giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố tri thức vừa rèn luyện được những kỹ năng dạy học cần thiết.
Bài tập tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên là một cấu trúc ngôn ngữ mô hình hóa một yêu cầu kỹ thuật, biện pháp, phương pháp dạy học mà yêu cầu đó đang ẩn tàng không bộc lộ trước người dạy chưa có kinh nghiệm. Khi đến với họ, mô hình này có khả năng thức tỉnh một “phản ứng cảnh giác”. Phản ứng làm phát sinh nhu cầu phân tích những khía cạnh có liên quan đến mô hình để có định hướng thực hiện đáp ứng được yêu cầu. 
Bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng dạy học là cầu nối giữa lý luận nghề nghiệp và thực hành nghề nghiệp. Trong bài tập tình huống chứa đựng cả tri thức, kỹ năng và phương pháp. Quá trình luyện tập của sinh viên chỉ đạt hiệu quả mỗi khi được tổ chức một cách khoa học trên cơ sở thiết kế hệ thống kỹ năng cơ bản và luyện tập theo một quy trình chặt chẽ. Quy trình đó là: 
Diễn đạt bài tập, mô tả tình huống bằng suy nghĩ, bằng giấy.
Thiết kế phương án giải bài tập.
Thực hiện kế hoạch giải bài tập.
Phân tích kết quả lời giải. 
Bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng dạy học vừa chứa đựng lý luận vừa rèn luyện được kỹ năng dạy học như là sản phẩm của lý luận đó. Có thể nói, cấu trúc của bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng dạy học như một “đồng xu” với một mặt là lý luận còn mặt kia là kỹ năng tương ứng. Đây là công cụ tốt nhất khắc phục được sự đào tạo hàn lâm xa rời thực hành ứng dụng. 
Trong quá trình đào tạo, nếu sinh viên được “tắm mình” trong các tình huống dạy học dưới dạng các bài tập rèn luyện kỹ năng dạy học, có dịp được thử sai càng nhiều thì khi thực tập sư phạm tại các trường phổ thông và công việc giảng dạy sau này, việc thử sai trước học sinh càng giảm bấy nhiêu. Nghề dạy học càng không được thử sai, khi tác động vào học sinh phổ thông phải là một quy trình tác động chính xác. Như vậy, nếu trong đào tạo, sinh viên được va chạm tối đa với những khó khăn thì họ sẽ giảm được tối đa những thiếu sót khi dạy học. 
2. Bài lên lớp, hệ thống kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học
Bài lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản của quá trình dạy học, được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định (tiết học) tại một địa điểm xác định (lớp học) với một số lượng học sinh nhất định, có trình độ phát triển cơ bản đồng đều. 
Bài lên lớp là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản, do vậy chất lượng dạy học bộ môn chủ yếu quyết định bởi chất lượng bài lên lớp, mà chất lượng bài lên lớp lại phụ thuộc vào chất lượng giáo viên. Vì vậy, việc rèn luyện các kỹ năng thực hiện bài lên lớp cho giáo viên tương lai là điều thật sự cần thiết. 
Kỹ năng dạy học là nói tới khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác của một hành động giảng dạy. 
Hệ thống kỹ năng tổ chức bài lên lớp nói chung và bài lên lớp sinh học nói riêng có thể được chia thành 3 nhóm chính sau đây:
- Nhóm kỹ năng chuẩn bị bài lên lớp gồm có các kỹ năng sau: xác định mục tiêu bài học, phân tích chương trình sách giáo khoa, nghiên cứu đặc điểm trình độ học sinh, soạn bài, chuẩn bị các phương tiện dạy học...
- Nhóm kỹ năng thực hiện bài lên lớp gồm có các kỹ năng sau: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, trình bày bài mới, củng cố bài giảng .... Trong kỹ năng trình bày bài mới lại có những kỹ năng như: mở bài, chuyển đoạn, vấn đáp, sử dụng đồ dùng dạy học, biểu diễn thí nghiệm ... 
- Nhóm kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học gồm có các kỹ năng sau: làm đề kiểm tra, làm đáp án và thang điểm, tổ chức thi, chấm bài ....
Như vậy, trong mỗi nhóm kỹ năng lại có các nhóm kỹ năng con và những kỹ năng cụ thể khác nhau. Đây chính là cơ sở để tôi nghiên cứu, xây dựng hệ thống kỹ năng cơ bản, trên cơ sở đó biên soạn các bài tập tình huống dạy học tương ứng để hình thành kỹ năng nghề nghiệp ngay từ lúc đang đào tạo là tiền đề để về sau sinh viên có khả năng dạy tốt hơn. 
Xuất phát từ thực tiễn dạy học Sinh học ở trường THPT Quảng Xương 4, tôi thấy rằng để tổ chức bài lên lớp Sinh học, mỗi giáo viên Sinh học cần có các kỹ năng dạy học cơ bản như sau: 
Kỹ năng xác định mục tiêu bài học.
Kỹ năng xác định nội dung cơ bản, trọng tâm, mở rộng, chỉnh lý tài liệu giáo khoa.
Kỹ năng xác định phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp cho bài học.
Kỹ năng thiết lập dàn bài hợp lý cho bài học.
Kỹ năng hướng dẫn học sinh làm việc với tài liệu học tập.
Kỹ năng vào đề, chuyển ý, nêu vấn đề.
Kỹ năng thiết lập và sử dụng biểu bảng, sơ đồ.
Kỹ năng hỏi – đáp.
Kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học.
Kỹ năng củng cố bài học.
Kỹ năng ra bài tập vận dụng để học sinh tự rèn ở nhà. 
Kỹ năng ra câu hỏi, xây dựng đáp án thang điểm đánh giá. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Ở Việt Nam đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay chủ yếu được đào tạo ở các trường sư phạm. Do đó, chất lượng đào tạo giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy vậy, qua những nghiên cứu đã cho thấy việc đào tạo giáo viên ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chính sau đây:
- Chất lượng tuyển sinh đầu vào ở các trường sư phạm còn thấp, trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy ở một số trường còn hạn chế. 
- Việc đào tạo xảy ra sự mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành nghề, mang nặng tính lý thuyết. Sinh viên sư phạm chỉ đi kiến tập sư phạm và đi thực tập sư phạm tại các trường phổ thông trong khoảng thời gian ngắn và sau đó sẽ tốt nghiệp ra trường. Thực tế cho thấy các tài liệu về thực hành nghề dạy học đang còn quá ít, chỉ đếm chưa hết đầu ngón tay. 
- Việc thực hành nghề không tốt cho nên sau khi đã ra trường, một số kỹ năng cơ bản phục vụ nghề ở một số giáo viên còn rất hạn chế, đặc biệt là kỹ năng xử lý các tình huống dạy học. 
III. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM ĐỂ RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM SINH HỌC HỆ THỐNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC BÀI LÊN LỚP SINH HỌC CẤP THPT KHI THỰC TẬP SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
Trước tình hình thực tế trên kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của bản thân, tôi đưa ra hệ thống bài tập tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học đồng thời xây dựng quy trình sử dụng bài tập tình huống dạy học rèn kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học gồm 05 bước. Các giải pháp cụ thể như sau: 
* Giải pháp 1: Hệ thống bài tập tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học
1. Bài tập tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng xác định mục tiêu bài học
1.1. Tầm quan trọng
- Mục tiêu bài học là sản phẩm, là đích cụ thể của một quá trình, một công đoạn. Viết mục tiêu thật cao, thật hay mà không thực hiện được thì chẳng có ích gì.
- Mục tiêu đề ra là cho học sinh về cả mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ chứ không phải là công việc của giáo viên. Như vậy, chính học sinh qua hoạt động tích cực phải đạt mục tiêu ấy, trong mục tiêu cũng như trong cách phát biểu mục tiêu phải làm rõ mục đích hoạt động của học sinh ở mỗi giai đoạn học tập. 
1.2. Yêu cầu của thực hiện kỹ năng
Khi viết mục tiêu cần dựa vào 5 tiêu chí sau: 
- Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh.
- Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra’’ của bài học chứ không phải tiến trình của bài học. 
- Mục tiêu không đơn thuần là chủ đề của bài học mà là đích bài học phải đạt tới. 
- Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả của bài học. 
- Mỗi đầu ra trong mục tiêu nên diễn đạt bằng một động từ hành động để có thể xác định một cách lượng hóa mức độ học sinh phải đạt. 
1.3. Bài luyện tập
Bài tập: Khi soạn Bài 6: Axit Nucleic (Sinh học 10) một sinh viên đã xác định mục tiêu cho bài này như sau: 
- Bài Axit nucleic giới thiệu cho học sinh cấu trúc, chức năng của ADN, ARN.
- Anh (chị) hãy nêu nhược điểm về cách trình bày mục tiêu trên?
- Hãy vận dụng quy tắc viết mục tiêu bài học để viết lại mục tiêu cho bài Axit nucleic theo 3 nhóm mục tiêu (Kiến thức, kỹ năng, thái độ).	
2. Bài tập tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng xác định nội dung cơ bản, trọng tâm, mở rộng, bổ sung tài liệu giáo khoa
2.1. Tầm quan trọng
Xác định dung lượng bài học là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của tiết lên lớp. Sách giáo khoa chỉ trình bày các khái niệm, quá trình, quy luật sinh học một cách cô đọng, ngắn gọn, đã cố gắng thể hiện nội dung tài liệu theo một logic hợp lý và những quan điểm xuất phát nhất định. Tuy nhiên, do bị khống chế bởi đơn vị tiết học, chưa có nhiều thực tiễn về đối tượng học sinh phổ thông hoặc bởi các lý do khác đòi hỏi mỗi giáo viên phải điều chỉnh, mở rộng, bổ sung, minh họa bằng các ví dụ để phù hợp cho từng đối tượng học sinh, đảm bảo truyền đạt nội dung kiến thức đầy đủ và chính xác. 
2.2. Yêu cầu của thực hiện kỹ năng
- Xác định được nội dung trọng tâm của bài dạy, tìm những kiến thức có liên quan và ví dụ để minh họa cho nội dung đó. 
- Phải biết kết hợp giữa nội dung mà học sinh đã học, sẽ học với nội dung đang học theo một trình tự logic hợp lý. 
- Phải xác định được những nội dung còn quá cô đọng, khó hiểu để kịp thời chỉnh lý, bổ sung. 
- Biết vận dụng các tài liệu tham khảo để mở rộng kiến thức bài học cho học sinh trong giới hạn nội dung của bài học mà yêu cầu chương trình đã xác định. 
2.3. Bài luyện tập
Bài tập: Hai giáo viên đã định nghĩa phép lai phân tích theo hai cách như sau: 
Giáo viên 1: Cho lai cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng để xác định cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử được gọi là phép lai phân tích. 
Giáo viên 2: Cho lai cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội gọi là phép lai phân tích. 
- Theo anh (chị) định nghĩa nào đầy đủ và chính xác hơn? 
- Từ định nghĩa đó giáo viên này đã thành công khi nêu giá trị của phép lai phân tích trong nghiên cứu di truyền bằng các công thức lai phân tích khác nhau. Anh (chị) hãy tìm các công thức lai đó.
3. Bài tập tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng xác định phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp cho từng bài học
3.1. Tầm quan trọng
Việc xác định đúng các biện pháp, phương pháp giảng dạy cho phù hợp cho bài học là một yếu tố quyết định sự thành công của bài dạy trên lớp.
3.2. Yêu cầu của thực hiện kỹ năng
- Từ nội dung bài học sinh viên lựa chọn phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp với nội dung.
- Ghi rõ sự kết hợp giữa nội dung và phương pháp dạy học trong giáo án.
- Trong giáo án cần chỉ rõ phương pháp là chủ đạo, các biện pháp hỗ trợ là gì.
- Phương pháp lựa chọn phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sao cho phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
- Phương pháp lựa chọn phải mang tính khả thi.
- Những phương án biến đổi phương pháp, biện pháp cho phù hợp với các đối tượng học sinh khác. 
3.3. Bài luyện tập
Bài tập: Khi dạy mục II của bài: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (Sinh học 12) một giáo viên đã cho học sinh nghiên cứu 2 công thức lai sau đây: 
Phép lai thuận :
 Pt/c: Cá chép cái có râu × Cá giếc đực không râu
 F1: 100% cá nhưng có râu
Phép lai nghịch:
 Pt/c: Cá chép đực có râu × Cá giếc cái không râu
 F1: 100% cá nhưng không râu
Anh (chị) hãy sử dụng hai phép lai trên để tổ chức học sinh tiếp thu bài học bằng phương pháp tìm tòi bộ phận. 
4. Bài tập tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng thiết lập dàn bài hợp lý cho bài học
4.1. Tầm quan trọng
Dàn bài là một tổ hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản của bài học. Mỗi đề mục chứa đựng nội dung trọn vẹn và có giới hạn tương đối với các đề mục khác. Lập dàn bài cho bài học đòi hỏi phải có sự kết hợp nhu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_bai_tap_tinh_huong_su_p.doc