Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông

Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông

Thể dục thể thao trường học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí; giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên. Thể dục thể thao trường học còn là môi trường thuận lợi giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước.

 Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, . an ninh, quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất từng bước được cải thiện, nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Có thể nói, để phát triển kinh tế, ổn định chính trị, bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh không thể không chăm lo đến việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng.

 Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước, để thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

doc 25 trang thuychi01 5761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA 
 	 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG
 	 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Đỗ Cao Thắng
	Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Thể dục 
	THANH HÓA NĂM 2016
	 	 MỤC LỤC
	 Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 	1. Lí do chọn đề tài 
	2. Mục đích nghiên cứu
	3. Đối tượng nghiên cứu
	4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng chương trình giảng dạy môn thể dục tại trường THPT
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giảng dạy và học tập môn thể dục tại trường THPT
Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn thể dục tại trường THPT
Mức độ nhận thức của học sinh về môn học thể dục
Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường THPT
Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh trường THPT
Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường THPT
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thể dục thể thao trường học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí; giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên. Thể dục thể thao trường học còn là môi trường thuận lợi giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước. 
 	Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ... an ninh, quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất từng bước được cải thiện, nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Có thể nói, để phát triển kinh tế, ổn định chính trị, bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh không thể không chăm lo đến việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng. 
	Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước, để thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Trong một số năm gần đây, việc đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường về yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... và một số điều kiện khách quan khác, hiệu quả của các giờ học chính khoá đối với môn học GDTC nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học chính thức, bắt buộc trong chương trình ở mọi cấp học, ngành học, nhưng đôi khi vẫn bị xem nhẹ, giờ giảng dạy thể dục còn mang nặng tính hình thức. Chương trình môn học chưa thực sự hợp lý, chưa phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của tuổi trẻ học đường, cơ sở vật chất, dụng cụ và sân bãi còn nghèo nàn và thiếu thốn, đội ngũ cán bộ GV có nơi vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Với Trường Trung học phổ thông (THPT) thì công tác GDTC cũng nằm trong tình trạng chung đó, giờ học thể dục đôi khi vẫn còn mang tính hình thức, việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Quy trình quản lý, chỉ đạo, tổ chức các hình thức luyện tập chưa thực sự hợp lý, phương pháp dạy học còn đơn điệu thiếu sinh động chưa gây hứng thú học tập cho HS. Kết quả khảo sát trong các giờ học Thể dục cho thấy vẫn còn nhiều HS có thể lực chung rất hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu mang tên:
	“Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường trung học phổ thông ”
2. Mục đích nghiên cứu
 	Trên cơ sở đánh giá thực trạng những tồn tại nguyên nhân và hạn chế công tác GDTC tại Trường THPT , đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho HS Trường THPT 
3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh Trường THPT Nguyễn Hoàng – Hà Trung
- Số lượng mẫu nghiên cứu : 255 HS, trong đó có 85 HS lớp 10 (trong đó có 40 nam và 45 nữ); 87 HS lớp 11 ( trong đó có 44 nam và 43 nữ); 83 HS lớp 12 ( trong đó có 41 HS nam và 42 HS nữ).
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm mục đích hệ thống hoá kiến thức và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
 Đọc và ghi chép các tài liệu có liên quan nhằm xác định luận đề, luận chứng cho công tác nghiên cứu khoa học cũng như xác định những mục tiêu nghiên cứu để tìm hiểu một cách triệt để các vấn đề có liên quan đến giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong Trường.
4.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm
Là phương pháp sử dụng trong quá trình tìm hiểu thực trạng các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC trường THPT 
- Mục đích tọa đàm trao đổi: Tiến hành tọa đàm trao đổi trực tiếp với các giáo viên, các nhà quản lý về GDTC trong trường học nhằm tìm ra những mặt được và chưa được trong công tác GDTC trường THPT .
- Mục đích của phỏng vấn: trên cơ sở lý luận tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC trường THPT .
4.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Đề tài tiến hành quan sát các buổi tập luyện và kiểm tra môn thể dục trong các giờ học chính khóa của HS Trường THPT để tìm hiểu các điều kiện về trang thiết bị tập luyện, dụng cụ, sân tập, nhà tập và phương pháp tổ chức các hình thức tập luyện, tình trạng sử dụng dụng cụ trong học tập và kiểm tra . Từ đó đánh giá được thực trạng công tác GDTC cho HS trường THPT.
4.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Để có căn cứ đầy đủ, đảm bảo tính chính xác và khoa học khi giải quyết các nhiệm vụ trên. Đề tài sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu.
Nội dung kiểm tra căn cứ vào quy định về đánh giá, xếp loại thể lực HSSV hiện nay do Bộ GD&ĐT quy định (Ban hành kèm theo Quyết định số: 53/2008/QĐ – BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)
4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài để đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp, các mô hình tổ chức, quản lý mà đề tài đã xác định trong thực tiễn tại nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho HS trường THPT 
Quá trình thực nghiệm sư phạm sẽ được tiến hành trong thời gian 10 tháng (ứng với 1 năm học) trên đối tượng thực nghiệm, và được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song để so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gồm: 255 HS, trong đó có 85 HS lớp 10 (trong đó có 40 nam và 45 nữ); 87 HS lớp 11 ( trong đó có 44 nam và 43 nữ); 83 HS lớp 12 ( trong đó có 41 HS nam và 42 HS nữ).
4.6. Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 	Việc lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC ở trường THPT phải căn cứ vào các yếu tố sau:
 	- Căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC;
 	- Căn cứ vào quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác GDTC trường học, nhằm đảm bảo các vấn đề giảng dạy chính khóa, ngoại khóa, công tác lãnh đạo tư tưởng và các điều kiện đảm bảo, kiện toàn lại tổ chức quản lý.
 - Căn cứ điều lệ và mục tiêu môn thể dục ở các trường THPT do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ – BGD & ĐT ngày 05/05/2006 cụ thể: Rèn luyện thói quen tập luyện TDTT thường xuyên, giữu gìn vệ sinh, tác phong nhanh nhẹn, nếp sống lành mạnh, kỷ luật, tính tinh thần tập thể và phòng tránh các chất gây hại đến cơ thể . Có được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về TDTT để rèn luyện sức khỏe và thể lực, đặc biệt là sức mạnh, sức bền, tính khéo léo. Đạt RLTT theo lứa tuổi, giới tính. Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trường và thực tiễn cuộc sống .
 - Căn cứ vào nội dung chương trình, mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của môn học thể dục, đó là một trong những mục tiêu đào tạo đối với đối tượng là HS đang học tập trong nhà trường. Đòi hỏi HS khi ra trường ngoài lượng kiến thức đã tiếp thu được phải có một nền tảng thể lực và kỹ năng vận động nhất định.
 - Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ GV của trường THPT .
 - Căn cứ vào đặc điểm đối tượng, giới tính nhu cầu tiếp thu những kỹ năng kỹ xảo vận động của HS, kiến thức RLTT và hiểu biết về phương pháp tổ chức hoạt động TDTT và chương trình môn học, phương pháp giảng dạy có tạo được hứng thú với HS hay không.
 - Khuynh hướng giảng dạy cơ bản của môn học này là đảm bảo GDTC chung trên cơ sở thống nhất với giáo dục toàn diện các khả năng thể lực, củng cố sức khỏe, hoàn thiện các đặc điểm và cấu trúc cơ thể. Cùng với việc truyền thụ những kiến thức chuyên môn về TDTT trong quá trình giảng dạy sẽ đồng thời hình thành những kỹ năng kỹ xảo vận động trong chương trình quy định.
	Việc lựa chọn các giải pháp cũng cần gắn với nhiệm vụ chung bắt buộc như sau:
 - Xúc tiến việc cũng cố và giữ gìn sức khỏe, phát triển thể chất bình thường và duy trì năng lực hoạt động cao.
 - Củng cố và hoàn thiện những kỹ năng kỹ xảo vận động quan trọng đối với cuộc sống đã thu nhận được trước đây, bổ sung những kỹ năng kỹ xảo mới (trong đó có những kỹ năng kỹ xảo thực dụng cần thiết trong nghề nghiệp được chọn ).
 - Đảm bảo phát triển toàn diện các tố chất thể lực cần thiết để chuẩn bị cho thực tiễn sinh động sau này.
 - Mở rộng và học sâu những kiến thức trong lĩnh vực TDTT, trên một chừng mực nhất định, học cách sử dụng hợp lý những phương tiện GDTC trong cuộc sống cá nhân và trong chế độ lao động, hoàn thiện những kỹ xảo và kỹ năng về tổ chức.
 	Những vấn đề kể trên sẽ được cụ thể hóa tùy thuộc vào trình độ chuẩn bị ban đầu, trạng thái thể thao, chí hướng và năng lực cá nhân của HS cũng như tùy thuộc vào những đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp sau này.
.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm:
2.1. Thực trạng chương trình giảng dạy môn thể dục tại Trường trung học phổ thông 
 	Chương trình môn học GDTC tại trường THPT được áp dụng theo phân phối chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng từ năm 2008 – 2009.
 Qua nghiên cứu thực trạng chương trình môn học GDTC cho HS THPT cho thấy: Nội dung học tập của từng kỳ rất nhiều (từ 8-9 nội dung/ năm học); Thời gian kiểm tra cũng chiếm tỷ lệ cao ( 12- 13 tiết/ năm học) và nội dung kiểm tra đã được chú ý bao gồm cả bài kiểm tra và tiêu chuẩn RLTT; Nội dung được phân phối thời gian ít nhất là học tập lý thuyết ( chỉ khoảng 2 tiết/ năm học)
2.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập môn thể dục tại Trường Trung học phổ thông.
 Thực trạng cơ sở vật chất của các nhà trường có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công tác GDTC. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hiện tại của Việt nam việc đầu tư cơ sở vật chất toàn diện cho trường học các cấp còn nhiều khó khăn, do đó, việc tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có, có giải pháp bảo quản và sử dụng số lượng cơ sở vật chất sẵn có của từng trường có vai trò vô cùng quan trọng. 
 - Về số lượng sân tập: Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tất cả các trường phải có sân tập đảm bảo từ 3.5m2 – 4m2/ 1 HS, tuy nhiên hầu hết các trường THPT chưa đảm bảo được con số này. 
 -Về chất lượng: Các loại sân có cả sân đất và sân xi măng có chất lượng ở mức trung bình, các dụng cụ tập thể dục còn cũ, chưa được đầu tư nhiều. 
 	Từ sự phân tích trên thấy được, cơ sở vật chất phục vụ tập luyện GDTC cho HS trường THPT còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và tập luyện GDTC của các nhà trường.
2.3. Thực trạng đội ngũ GV giảng dạy môn thề dục tại Trường Trung học phổ thông 
 	 	- Về số lượng GV: Trong khi số lượng HS Nhà trường có xu hướng giảm hàng năm thì số lượng GV lại không đổi. Điều này dẫn tới tỷ lệ HS/ GV càng ngày càng giảm .
 - Về độ tuổi: Độ tuổi trung bình của các GV là 35-40tuổi, các GV có thời gian công tác lâu năm nên kinh nghiệm giảng dạy phong phú, đây là một lợi thế lớn.
 	- Về trình độ GV: Các trường chỉ có GV có trình độ từ Đại học trở lên, không có GV trình độ Cao đẳng.
 	- Số lượng HS của trường luôn luôn biến động qua các năm, tuy nhiên sự biến động không đáng kể..
2.4. Mức độ nhận thức của HS về môn học thể dục.
 	Căn cứ vào phiếu phỏng vấn tiến hành đối với 165 HS trường THPT Nguyễn Hoàng lựa chọn ở 3 khối lớp 10,11 và 12 cho thấy kết quả như sau:
 	- 135 em có câu trả lời là thích tập TDTT, 30 em có câu trả lời không thích tập TDTT. Môn thể thao đa số các em lựa chọn là đá bóng và đá cầu.
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường trung học phổ thông 
Dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi lựa chọn ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho HS Trường trung học phổ thông bao gồm: 
 - Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò của GDTC trong trường học;
 	- Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, liên tục và phát triển tối đa các môn được HS yêu thích;
 	- Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao, các buổi thi đấu giao hữu thể thao giữa các khối, lớp trong và ngoài nhà trường;
 	- Sử dụng phù hợp, tận dụng tối đa và bảo quản hợp lý hệ thống cơ sở vật chất có sẵn có của Nhà trường;
 	- Thành lập đội tình nguyện viên, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện thể thao nội khóa và ngoại khóa cho các lớp, khối trong phạm vi nhà trường;
 	- Khuyến khích HS tham gia tập luyện ít nhất 1 môn ngoại khóa;
 	- Đổi mới hình thức giảng dạy, đổi mới thức quản lý, giảng dạy làm tăng mật độ động trong giờ học chính khóa.
4. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho HS Trường trung học phổ thông .
4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
 	- Đề tài tiến hành thực nghiệm theo hình thức thực nghiệm so sánh song song. 
 	- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gồm: 255 HS, trong đó có 85 HS lớp 10 (trong đó có 40 nam và 45 nữ); 87 HS lớp 11 ( trong đó có 44 nam và 43 nữ); 83 HS lớp 12 ( trong đó có 41 HS nam và 42 HS nữ).
 	- Đối tượng thực nghiệm của đề tài được chia thành 2 nhóm theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. 
+Nhóm thực nghiệm (NTN) gồm: 126 HS, trong đó có 42 HS lớp 10 (trong đó: 20 nam và 22 nữ ); 44 HS lớp 11( trong đó: 21 nam và 23 nữ ) và 40 HS lớp 12 ( trong đó: 20 nam và 20 nữ ). NTN áp dụng các biện pháp lựa chọn của đề tài để nâng cao chất lượng GDTC.
+ Nhóm đối chứng (NĐC) gồm: 129 HS , trong đó có 45 HS lớp 10 (trong đó: 21 nam- 24 nữ ); 43 HS lớp 11 ( trong đó: 20 nam- 23 nữ ) và 41 HS lớp 12 ( trong đó: 21 nam và 20 nữ ). NĐC tập luyện GDTC theo phương pháp truyền thống tại trường.
Thời gian thực nghiệm được căn cứ vào chương trình môn học GDTC năm học 2014 – 2015 từ tháng 9 năm 2014 tới tháng 6 năm 2015 ( tương ứng với 2 học kỳ) 
Thực nghiệm ứng dụng các biện pháp sau: 	 
Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò của giáo dục thể chất trong trường học.
 Mục đính: Nâng cao nhận thức về tầm quan trong của GDTC trong nhà trường cho các đối tượng: Cán bộ quản lý, GV, HS... tạo tiền đề cho việc triển khai cho các biện pháp tiếp theo.
 	Cách thực hiện:
 	- Phối hợp với các phòng ban chức năng, đặc biệt là Đoàn Thanh Niên trường quán triệt các chỉ thị Nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trong trường học. Làm cho lực lượng cán bộ quản lý, GV, HS hiểu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học các cấp.
 	- Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của Nhà trường về tầm quan trọng của công tác GDTC trong Nhà trường.
 	- Tuyên truyền bằng hệ thống hình ảnh, pano, áp phích về tầm quan trọng của TDTT với sức khỏe.
 	 - GV giảng dạy TDTT phải có nhiệm vụ thông qua bài giảng liên hệ với thực tế giúp HS hiểu được vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của TDTT.
 	- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT thông qua hội thảo, tọa đàm. Giao cho Đoàn thanh niên nhà trường và Bộ môn thể dục thực hiện.
 	Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, liên tục và phát triển tối đa các môn được HS yêu thích.
 	Mục đích: Đáp ứng nhu cầu tập luyên TDTT ngoại khóa của HS, góp phần nâng cao thể lực cho HS.
 	Cách thực hiện:
 	- Tổ chức hoạt động TDTT quanh năm, tránh hiện tượng bộ môn GDTC không tổ chức phong trào ngoại khóa dẫn tới HS tự đứng ra tổ chức và hoạt động không có hiệu quả.
 	- Trên cơ sở điều tra thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của HS, tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn thể thao có đông HS có nhu cầu tập luyện như : Điền kinh, Cầu lông, Đá cầu, Bóng đá... sau đó tới các môn như Bóng chuyền, Thể dục... sau đó mới đến các môn thể thao khác nếu có điều kiện.
 	- Với các lớp hoặc các nội dung ngoại khóa không thể có GV hướng dẫn thì cần đào tạo hướng dẫn viên. Đây vừa là lực lượng hướng dẫn HS tham gia tập luyện, vừa là lực lượng quản lý sân tập, dụng cụ, tình hình tập luyện và quân số HS tham gia tập luyện để phản ánh lại với bộ môn GDTC của Nhà trường.
 	Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao, các buổi thi đấu giao hữu thể thao giữa các khối, lớp trong và ngoài nhà trường.
 	Mục đích: Tạo sự say mê, hứng khởi và tác động tới tính tranh đua, tinh thần đồng đội của HS trong tập luyện TDTT; Là con đường ngắn nhất để HS tham gia tập luyện và cổ vũ tinh thần thể thao.
 Cách thực hiện:
 - Tổ chức các giải thi đấu thể thao toàn trường định kỳ hàng năm và yêu cầu tất cả các lớp học phải có thành viên tham gia. Đây không chỉ là biện pháp kích thích các em tham gia tập luyện để thi đấu mà còn giúp các em tiếp xúc với môn thể thao thông qua hoạt động cổ vũ cho đồng đội , từ đó thêm yêu thích TDTT tổ chức giao hữu.
 - Phối hợp với đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức các buổi thi đấu thể thao giao hữu giữa các trường trong tỉnh.
 Biện pháp 4: Sử dụng phù hợp, tận dụng tối đa và bảo quản hợp lý hệ thống cơ sở vật chất có sẵn có của Nhà trường.
 Mục đích: Hoạt động theo kinh phí cấp bởi ngân sách nhà nước nên việc tăng cường cơ sở vậy chất phục vụ tập luyên TDTT nội khóa và ngoại khóa phải được sự đồng ý, phê duyệt và cấp ngân sách từ đầu năm, đồng thời công tác này cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một biện pháp đơn giản hơn có thể tận dụng ngay tại trường là sử dụng phù hợp, tận dụng tối đa và bảo quản tốt cơ sở vật chất có sẵn của Nhà trường . 
Mục đích của việc làm này là tận dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất có sẵn của Nhà trường để phục vụ công tác GDTC nội khóa và ngoại khóa, hạn chế khó khăn do thiếu trang thiết bị dụng cụ tập luyện, giúp hoạt động GDTC nội khóa và ngoại khóa, hạn chế khó khăn do thếu trang thiết bị dụng cụ tập luyện, giúp hoạt động GDTC của Nhà trường có hiệu quả tốt hơn.
 Cách thực hiện:
 - Tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường trong việc tập luyện các môn thể thao. Ví dụ, thiết kế giáo án giảng dạy dựa trên cơ sở các trang thiết bị, dụng cụ sẵn có của Nhà trường, sử dụng nhà thể chất để tập luyện các môn như đá cầu, cầu lông, bóng chuyền... khi không có giờ học...
 - Có chế đọ bảo quản phù hợp với mỗi loại trang thiết bị dụng cụ, cơ sở vật chất tập luyện.
 - Tăng cường phát động thi đua có sáng kiến kinh nghiệm về việc tận dụng và bảo quản hợp lý cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường.
 - Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ của công cho HS nhà trường, tăng cường phát động các phong trào ti

Tài liệu đính kèm:

  • docde_xuat_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_giao_duc.doc