SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú, nâng cao hoạt động giáo dục thể chất thông qua trò chơi vận động

SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú, nâng cao hoạt động giáo dục thể chất thông qua trò chơi vận động

 Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng nói: "Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người". Có lẽ ai cũng đều công nhận điều đó. Có sức khoẻ chúng ta có thể vui chơi, học tập, làm việc. Vậy chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn và thường xuyên tập luyện TDTT (rèn luyện thân thể) để có một cơ thể luôn khoẻ mạnh cả về trí tuệ lẫn thể chất.

 Trong trường tiểu học, giáo dục thể chất là môn học rất quan trọng, là một trong bốn mặt để xây dựng một con người phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Học thể chất giúp các em có một cơ thể phát triển một cách toàn diện, cân đối, nâng cao khả năng nhanh nhẹn, mạnh mẽ, bền bỉ, khéo léo. Đồng thời nhằm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, đức tính gan dạ, dũng cảm, tính tự chủ, tinh thần lạc quan, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật.

 Giáo dục thể chất trong nhà trường còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho nước nhà và cải tạo giống nòi cho dân tộc.

 Học thể chất trong trường tiểu học là tiền đề cho việc giáo dục thể chất toàn diện cho học sinh. Vậy làm thế nào để trong 2 tiết học giáo dục thể chất trên tuần đạt được hiệu quả mong muốn. Đó là câu hỏi luôn làm tôi trăn trở ?.

 Qua tìm hiểu, quan sát học sinh và dự giờ đồng nghiệp dạy bộ môn giáo dục thể chất tôi đã tìm ra một số giải pháp để giờ học này thực sự có tác dụng tích cực tới các em học sinh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp tạo hứng thú, nâng cao hoạt động giáo dục thể chất thông qua trò chơi vận động” để nghiên cứu nhằm giúp học sinh bớt căng thẳng, phát huy tính tích cực, sôi nổi và đạt hiệu quả cao sau mỗi giờ học từ đó thêm yêu môn học này hơn nữa.

 

doc 20 trang thuychi01 10452
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú, nâng cao hoạt động giáo dục thể chất thông qua trò chơi vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
	1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................1
	1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài...............................................................1-2
	1.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................2
	1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................2
 2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến..................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến...............................2
	 a. Thuận lợi và khó khăn..........................................................................3
	 * Thuận lợi...............................................................................................3
 * Khó khăn..............................................................................................3
	 b.Thực trạng giảng dạy hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học...3
 2.3. Một số giải pháp thực hiện để tổ chức trò chơi đạt hiệu quả cao.....3-17
 2.4. Kết quả đạt được..............17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................17
	3.1. Kết luận.17-18
	3.2. Kiến nghị........18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng nói: "Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người". Có lẽ ai cũng đều công nhận điều đó. Có sức khoẻ chúng ta có thể vui chơi, học tập, làm việc... Vậy chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn và thường xuyên tập luyện TDTT (rèn luyện thân thể) để có một cơ thể luôn khoẻ mạnh cả về trí tuệ lẫn thể chất.
 Trong trường tiểu học, giáo dục thể chất là môn học rất quan trọng, là một trong bốn mặt để xây dựng một con người phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Học thể chất giúp các em có một cơ thể phát triển một cách toàn diện, cân đối, nâng cao khả năng nhanh nhẹn, mạnh mẽ, bền bỉ, khéo léo. Đồng thời nhằm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, đức tính gan dạ, dũng cảm, tính tự chủ, tinh thần lạc quan, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật.
 Giáo dục thể chất trong nhà trường còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho nước nhà và cải tạo giống nòi cho dân tộc.
 Học thể chất trong trường tiểu học là tiền đề cho việc giáo dục thể chất toàn diện cho học sinh. Vậy làm thế nào để trong 2 tiết học giáo dục thể chất trên tuần đạt được hiệu quả mong muốn. Đó là câu hỏi luôn làm tôi trăn trở ?...
 Qua tìm hiểu, quan sát học sinh và dự giờ đồng nghiệp dạy bộ môn giáo dục thể chất tôi đã tìm ra một số giải pháp để giờ học này thực sự có tác dụng tích cực tới các em học sinh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp tạo hứng thú, nâng cao hoạt động giáo dục thể chất thông qua trò chơi vận động” để nghiên cứu nhằm giúp học sinh bớt căng thẳng, phát huy tính tích cực, sôi nổi và đạt hiệu quả cao sau mỗi giờ học từ đó thêm yêu môn học này hơn nữa.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Để hoạt động giáo dục thể chất thực sự là môn học yêu thích của học sinh trong nhà trường thì người giáo viên phải không ngừng nâng cao và đổi mới phương pháp dạy học để thu hút học sinh luyện tập. Chính vì vậy việc tạo hứng thú học tập nhằm nâng cao hoạt động giáo dục thông qua trò chơi vận động là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ cần phải được xem trọng trong tiến trình tổ chức một bài dạy. Trò chơi vận động bây giờ không phải là một phương tiện giáo dục nữa mà đã được nâng lên ở vị trí giáo dục đó là: “ Phương pháp học mà chơi, chơi mà học”.Tất cả phụ thuộc vào nghiệp vụ của người làm công tác giáo dục thể chất. Nhiệm vụ này làm tốt sẽ thu hút được nhiều học sinh yêu thích môn học đã từ lâu được xem là môn phụ này. Qua đây, tạo môi trường giáo dục toàn diện đáp ứng con người mới trong thời kì hội nhập, từ đó tạo điều kiện thuận lợi, giúp các em mang lại hiệu quả cao trong học tập, tự rèn luyện cho mình phương pháp tự học, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. 
Là một người giáo viên có tâm huyết trong sự nghiệp trồng người tôi luôn phấn đấu làm sao để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân mỗi ngày, để truyền tải đến các em học sinh thân yêu những gì tốt đẹp nhất, thu hút ngày càng nhiều em học sinh yêu thích môn học này hơn. Đó cũng là niềm vui lớn của tôi. Vì vậy trong nhiều năm làm công tác giảng dạy hoạt động giáo dục thể chất, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và áp dụng vào hai năm học gần đây đạt hiệu quả cao.Tôi xin trình bày để đồng nghiệp tham khảo và góp ý cho sáng kiến của mình được hoàn thiện hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Đề tài: “Một số giải pháp tạo hứng thú, nâng cao hoạt động giáo dục thể chất thông qua trò chơi vận động”.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh tất cả các khối lớp của trường Tiểu học Hoằng Quang – Thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo.
 - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của học sinh.
 - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng và nhu cầu chơi trò chơi trong các tiết học của học sinh trong trường.
 - Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện với các em để từ đó nắm bắt được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng được chơi của các em trong giờ học để rồi có những biện pháp tổ chức hợp lí.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Sức khoẻ là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu của toàn nhân loại. Tập luyện TDTT để rèn luyện sức khoẻ là thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Đất nước càng phát triển mạnh mẽ bao nhiêu thì sự quan tâm đến phong trào tập luyện TDTT càng lớn bấy nhiêu. Trên thế giới, hàng năm tổ chức rất nhiều giải đấu TDTT, cùng với nó là sự đầu tư về công sức, tiền của và niềm khát khao chiến thắng tất cả đều có mục tiêu lớn nhất là sức khoẻ (khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần).
 Ở Việt Nam chúng ta, vấn đề giáo dục thể chất đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm mà cụ thể là hiện nay nhiều trường học đang được đầu tư và xây dựng các nhà tập đa năng phục vụ giáo dục thể chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học thể chất của các em đạt hiệu quả tốt hơn. Trong chương trình thể dục của tiểu học, học sinh khối lớp 1 học 1 tiết/ tuần còn học sinh từ khối 2 đến khối 5 được học 2 tiết/ tuần với các nội dung cơ bản đó là:
+ ĐHĐN
+ Bài TD phát triển chung
+ Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản
+ Trò chơi vận động
 Đó là lượng vận động đủ, giúp các em cân bằng giữa cơ thể và điều kiện sinh hoạt, góp phần làm cho cơ thể phát triển toàn diện, cân đối, tạo cơ sở tốt để nâng cao sức khoẻ, khả năng học tập, vui chơi... GDTC trong trường tiểu học là nền tảng cho các em làm quen với tập luyện TDTT sau này và nó phải được đặt lên hàng đầu trong bậc tiểu học đúng như lời nói của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Thể dục là mục tiêu không thể thiếu được trong quan điểm giáo dục của chúng ta, nó là cơ sở để tiếp thu tốt Đức dục - Mỹ dục - Trí dục".
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất tại trường tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi và khó khăn
*, Thuận lợi:
 - Các em đang tuổi phát triển nên rất thích được vận động.
 - Xã hội ngày càng phát triển nên các gia đình rất thích con em mình được tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe.
 - Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá cao tầm quan trọng của bộ môn giáo dục thể chất đối với học sinh tiểu học nên đã quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất trong môn học cũng như công tác tập luyện cho đội tuyển.
*, Khó khăn:
 - Lứa tuổi nhỏ nên các em rất hiếu động, sự tập trung chú ý chưa cao, nhất là tâm lý đang học trong lớp được ra ngoài vận động.
 - Các em học sinh chưa hiểu được tác dụng của từng nội dung bài học đến sự phát triển của cơ thể.
 - Đa số phụ huynh học sinh xem bộ môn giáo dục thể chất là môn phụ nên ít quan tâm, việc tập luyện thêm ở nhà của các em là rất ít.
b. Thực trạng giảng dạy hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học 
 Qua quan sát và tiếp xúc học sinh trong giờ học thể dục năm học 2017 - 2018 tôi nhận thấy:
- Các em còn chưa hiểu hết về tác dụng của môn học với sức khoẻ của bản thân. Đặc biệt các em đều không biết là mỗi nội dung được học đều có tác dụng riêng tới cơ thể, các em chỉ hiểu chung chung rằng tập thể dục có lợi cho sức khoẻ và thích học thể dục vì được ra ngoài sân và được chơi trò chơi.
- Trong giờ tập chưa hình thành nếp học. Khi ra sân tập và khi về lớp còn chưa nghiêm túc tập trung, rất mất trật tự, giáo viên mất rất nhiều thời gian ổn định lớp. Nhiều em trang phục không gọn gàng, còn nói tự do trong giờ. Trong khi tập thì hay hỏi "Sắp được chơi trò chơi chưa cô?" hoặc ""Em không thích chơi cái trò này?".
- Theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, môn giáo dục thể chất hiện nay chủ yếu học ĐHĐN, bài thể dục phát triển chung, thể dục RLTT và KNVĐ cơ bản, trò chơi vận động. Các nội dung được lặp đi lặp lại đôi khi khiến học sinh thấy nhàm chán.
 Từ một số nguyên nhân khách quan cùng với việc chưa hiểu ý nghĩa, tác dụng của môn học nên ý thức tập luyện của các em còn kém. Chưa thực hiện được kỹ thuật, biên độ động tác chưa đúng dẫn đến giờ học đạt hiệu quả thấp.
2.3. Một số giải pháp thực hiện để tổ chức trò chơi đạt hiệu quả cao
 Như chúng ta đã biết, một trong những phương pháp giảng dạy kỹ năng rèn luyện có hiệu quả nhất trong dạy thể chất là áp dụng các trò chơi trong các tiết học . Phương pháp này đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Các trò chơi bổ trợ cho việc tập luyện các nội dung chính bài học, tạo hứng thú say mê, sự sáng tạo và chủ động . Hơn hết, nó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, giúp cho tiết học sôi nổi hơn và tạo hứng thú cho chính người dạy và người học.
a. Cách tổ chức trò chơi trong tiết học giáo dục thể chất
 Trò chơi luôn đóng vai trò to lớn trong một giờ giáo dục thể chất cũng như mọi hoạt động giải trí của con người.
 Trước hết, người giáo viên phải hiểu biết rộng, biết tham gia và biết tổ chức tốt nhiều trò chơi, thu hút học sinh tham gia. Như chúng ta đã biết, học đó người giáo viên cần phải hiểu và nắm bắt được tâm lí của học sinh.
b. Người giáo viên phải hiểu được cốt lõi trò chơi
- Tác dụng của trò chơi đó như thế nào?
- Trọng tâm của trò chơi đó nhằm mục đích gì?
c. Để hướng dẫn và tổ chức cho học sinh có hiệu quả và an toàn người giáo viên cần chú ý các nội dung sau đây:
- Chọn trò chơi và biên soạn kế hoạch dạy học.
- Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trò chơi.
- Tổ chức đội hình cho học sinh chơi.
- Giới thiệu và giải thích cách chơi.
- Điều khiển trò chơi.
 - Đánh giá kết quả cuộc chơi.( khen em làm tốt, động viên khích lệ em chơi chưa tốt)
*, Chọn trò chơi và biên soạn kế hoạch dạy học
 Để giảng dạy cho học sinh một trò chơi, công việc đầu tiên của người giáo viên là chọn trò chơi (trừ những trò chơi đã quy định cố định trong chương trình và sách hướng dẫn giảng dạy). Muốn chọn trò chơi đúng với yêu cầu, cần xác định được mục đích, yêu cầu của trò chơi định chọn. Ví dụ trong một buổi hoạt động ngoại khoá ở ngoài trời, giáo viên muốn có một hoạt động sôi nổi, hấp dẫn có thể lôi cuốn được tất cả học sinh vào hoạt động thi đua giữa tổ này với tổ khác hay lớp này với lớp khác. Như vậy là giáo viên đã xác định được mục đích, yêu cầu để chọn trò chơi, trong trường hợp này giáo viên có thể chọn trò chơi "Chạy tiếp sức", hay "Tiếp sức chuyển vật" hoặc "Lò cò tiếp sức"
 Khi chọn trò chơi giáo viên cần phải chú ý đến trình độ và sức khoẻ của học sinh, ví dụ như học sinh lớp 1 thì trình độ tiếp thu cũng như khả năng phối hợp vận động và sức khoẻ còn có hạn, do đó không thể chọn những trò chơi phức tạp hoặc đòi hỏi sức mạnh cao. Ngoài ra giáo viên còn phải chú ý tới đặc điểm giới tính, địa điểm định tổ chức cho học sinh chơi rộng hay hẹp, có đảm bảo an toàn không, phương tiện để tổ chức cho học sinh có đầy đủ để tổ chức trò chơi đó khôngSau khi đã chọn được trò chơi, giáo viên cần soạn thành kế hoạch bài dạy, từng bước tập cho học sinh từ chỗ chưa biết đến biết, từ chỗ chỉ biết chơi cầm chừng, thụ động đến tham gia chơi hoàn toàn chủ động và có tính sáng tạo. Ví dụ: Khi chọn trò chơi "Mèo đuổi chuột", kế hoạch lúc đầu chỉ làm sao cho học sinh biết cách chơi, chuột chạy đường nào mèo đuổi theo đường đó, kế hoạch bài dạy sau nâng lên cho học sinh biết đọc các câu đồng dao trước và trong khi chơi, sau đó mức cao hơn nữa có thể đổi một phần cách chơi như không quy định "mèo" cứ phải đuổi đúng theo đường mà "chuột" đã chạy mà mèo có thể chạy đón đầu
*, Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trò chơi.
 Sau khi chọn được trò chơi, giáo viên nghiên cứu kĩ các quy tắc và luật lệ của trò chơi và sau đó soạn thành kế hoach dạy học ở những mức độ khác nhau để dần dần tổ chức cho các em biết tham gia chơi một cách thành thục. Công việc đầu tiên lúc này là chuẩn bị phương tiện và địa điểm để tổ chức cho các em chơi. Về phương tiện cần phân chia ra những phương tiện nào giáo viên chuẩn bị và phương tiện nào học sinh phải chuẩn bị. Ví dụ: Đá cầu, thì học sinh phải chuẩn bị cầu, muốn vậy giáo viên phải nhắc nhở học sinh từ buổi học trước để các em chuẩn bị, thậm chí ngày hôm sau là giờ giáo dục thể chất, thì hôm trước giáo viên phải nhắc lại một lần nữa để các em nhớ và chuẩn bị. Đối với giáo viên thì phương tiện tổ chức cho học sinh cần chia ra làm hai loại: Loại thứ nhất là loại cần phải chuẩn bị trước khi đến giờ tổ chức cho các em chơi ví dụ: mua cầu, mua bóng và loại thứ hai là kẻ vẽ sân chơi thì phải kẻ trước nếu kẻ bằng vôi, nước, sơn còn kẻ bằng phấn thì đợi đến giờ chơi mới kẻ.
 Về địa điểm, sau khi đã chọn giáo viên cho học sinh thu nhặt các vật gây nguy hiểm, nếu bẩn thì phải quét dọn cho bảo đảm môi trường trong sạch.
*, Tổ chức đội hình cho học sinh chơi
 Tổ chức đội hình cho học sinh chơi được quy định trong một số nhiệm vụ sau: Tập hợp học sinh theo các đội hình khác nhau và ổn định tổ chức, phân chia đội (nếu trò chơi phải chia đội), chọn vị trí đứng của giáo viên để giải thích và điều khiển trò chơi, chọn đội trưởng của từng đội hoặc những người tham gia đóng vai của cuộc chơi.
Ví dụ: Trò chơi “Lăn bóng bằng tay”
Đội hình chơi trò chơi
x x x 	x	.
x x x 	x	.
x x x 	x	.
x x x 	x	.
 GV
 Tuỳ theo tính chất của trò chơi mà giáo viên có thể tổ chức trò chơi theo nhiều đội hình khác nhau: Đội hình một hàng dọc, ngang hay vòng tròn Ở mỗi đội hình như vậy vị trí của giáo viên đứng điều khiển cũng khác nhau, tuy nhiên phải theo một nguyên tắc chú ý là làm sao học sinh phải nghe rõ được lời giáo viên nói, nhìn rõ được giáo viên làm mẫu, giáo viên phải bao quát được đội hình chơi, học sinh và tiến trình cuộc chơi, nhưng không gây cản trở cuộc chơi của các em.
*, Giới thiệu và giải thích cách chơi
 Giới thiệu và giải thích cách chơi trò chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào thực tiễn, điều kiện cụ thể và đối tượng. Nếu các em chưa biết trò chơi đó thì cần giải thích và làm mẫu tỉ mỉ những nếu các em đã biết hoặc nắm vững trò chơi đó thì cách giới thiệu và giải thích thật ngắn gọn. Thông thường khi giới thiệu và giải thích về trò chơi giáo viên cần: nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, yêu cầu về tổ chức đội hình, cách đánh giá thắng thua và thời gian chơi.
 Đối với học sinh tiểu học, khi được tổ chức chơi các em thường muốn được chơi ngay, nhất là những trò chơi mà các em đã biết, sau khi giáo viên gọi tên trò chơi các em đã biểu lộ tình cảm ngay như reo hò, hưởng ứng hoặc không đồng ý chơi trò chơi đó Dù ở trong trường hợp nào, các em cũng không thích giảng giải dài dòng, vì vậy khi giải thích trò chơi, giáo viên nên nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, nhưng phải làm sao cho tất cả học sinh đều nghe và nắm được cách chơi.
 Đối với trò chơi các em đã biết và hiểu luật chơi rồi thì không cần giải thích nữa, mà nêu thêm một số yêu cầu cao hơn. Có thể đưa ra một số yêu cầu chơi cao hơn lần trước, đòi hỏi học sinh cố gắng cao hơn mới hoàn thành được. Có như vậy các em mới hào hứng, hăng hái hơn, phát huy hết khả năng sức lực, trí tuệ và óc sáng tạo của mình.
 Giới thiệu và giải thích trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý và khích lệ được học sinh tham gia chơi một cách thực sự là nghệ thuật của người điều khiển. Vì vậy mỗi giáo viên cần tích luỹ kinh nghiệm và không nên coi thường khâu giới thiệu và giải thích trò chơi.
*, Điều khiển trò chơi
 Khi các em bước vào chơi thì lúc này giáo viên phải đóng vai trò như một trọng tài trong một trận thi đấu. Mọi tình huống vi phạm luật, thống kê điểm thắng thua của từng đội để rồi phân loại đội nào thắng, đội nào thua và giải quyết kiện cáo đều do người điều khiển quyết định. Vì vậy người điều khiển phải nắm vững tiến trình và theo dõi cuộc chơi thật chặt chẽ.
 Theo kinh nghiệm của nhiều nhà sư phạm, lúc cho học sinh chơi trò chơi mới, thì thường cho các em chơi thử một đến hai, ba lần, sau mỗi lần giáo viên cần nhận xét và bổ sung thêm những điều về luật để các em nắm vững luật, sau đó mới tiến hành cho các em chơi chính thức có thi đua.
Thông thường người điều khiển phải làm một số công việc sau:
 - Cho học sinh làm một số động tác khởi động, rồi mới tiến hành cuộc chơi.
 - Theo dõi và nắm vững từng hoạt động của cá nhân hoặc toàn thể học sinh tham gia chơi.
 - Điều chỉnh khối lượng và cường độ của trò chơi.
 - Bảo hiểm đề phòng chấn thương ở những chỗ cần thiết.
Khi điều khiển trò chơi giáo viên có thể điều chỉnh khối lượng và cường độ trò chơi bằng nhiều cách:
 - Dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu của trò chơi.
 - Rút ngắn hoặc tăng thời gian của cuộc chơi. 
 - Thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi (rút ngắn hoặc tăng cự li, giảm hoặc tăng trọng vật)
 - Thay đổi số lượng người chơi.
 - Thay đổi yêu cầu, mục đích hoặc luật chơi.
 - Nghỉ giải lao (nếu cần giảm khối lượng vận động).
Khi điều khiển trò chơi giáo viên cần chú ý bảo hiểm cho các em và tìm biện pháp phòng ngừa chấn thương có thể xảy ra. Cần nhắc nhở và giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật vì đây là một trong những biện pháp phòng ngừa chấn thương hiệu quả nhất.
*, Đánh giá kết quả cuộc chơi
 Sau một lần hoặc một số lần cho học sinh chơi, giáo viên cần nhận xét, đánh giá kết quả của cuộc chơi, giáo viên phải thống kê được những ưu điểm, khuyết điểm của từng đội, cụ thể về thời gian đội nào hoàn thành trước, nhiều hay ít người vi phạm luật chơi, đội hình đội ngũ có trật tự không Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên đánh giá cuộc chơi và phân loại thắng, thua thật công bằng, rõ ràng. Giáo viên hết sức lưu ý vấn đề này, vì đôi khi có giáo viên yêu cầu và luật lệ chơi rất khắt khe, nhưng đánh giá kết quả cuộc chơi lại đại khái, không chính xác hoặc không công bằng. Vì vậy đã làm học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của người điều khiển. Đây là những điều đã xảy ra không phải hạn hữu, ngay đến các trò chơi của người lớn như đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền chúng ta cũng đã thấy những hiện tượng như vậy và như vậy tất nhiên là ý nghĩa của cuộc chơi mà chúng ta tổ chức cho học sinh chơi bị giảm đi nhiều, mất đi ý nghĩa giáo dục và đôi khi dẫn đến sự hiềm khích, cãi cọ, hiểu lầm
 Có thể nói, điều khiển tiến trình một cuộc chơi (nhất là với học sinh tiểu học các em hiếu động và mức độ hiểu biết còn có hạn) sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh tham chơi một cách thích thú, đó là nghệ thuật của nhà sư phạm. Có lẽ chỉ có lòng yêu trẻ, yêu nghề, sự ham học hỏi nghiên cứu, sưu tầm tích luỹ kinh nghiệm thì nghệ thuật đó mới ngày càng phong phú và hoàn thiện được.
*, Một số điểm cần chú ý giảng dạy trò chơi vận động
 Do điều kiện cơ sở vật chất của hầu hết các trường phổ thông ở nước ta là sân bãi chật hẹp, dụng cụ phương tiện thiếu thốn trong điều kiện thời tiết bình thường đã khó dạy hết chương trình, khi gặp thời tiết không thuận lợi như mưa, gió, bão lụt thì hầu hết các giờ giáo dục thể chất đều không thực hiện được. Người giáo viên có thể áp dụng một số biệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_nang_cao_hoat_dong_giao_d.doc