SKKN Giờ học mở trong dạy và học bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh trong chương trình Ngữ văn 8 cho học sinh trường THCS Nga Phú

SKKN Giờ học mở trong dạy và học bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh trong chương trình Ngữ văn 8 cho học sinh trường THCS Nga Phú

Thực hiện mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới toàn diện về Giáo dục và Đào tạo, nâng cao hiệu quả về chất lượng Giáo dục và Đào tạo gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương”, yêu cầu đặt ra hiện nay là dạy học chương trình địa phương phải gắn liền với mục tiêu trên. Nhiệm vụ của các thầy, cô giáo dạy văn là phải giúp được các em học sinh biết yêu quê hương mình, biết tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất cần cù thông minh, hiếu học, sáng tạo của quê hương, từ đó có ý thức tìm hiểu, giữ gìn, bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương, sống có trách nhiệm với quê hương.

 Làm sao để đưa giờ Ngữ văn từ chỗ tuân thủ những quy trình cứng nhắc, răm rắp theo công thức định sẵn trở thành môi trường mở để thầy và trò có thể tự do trao đổi, sáng tạo. Những giờ học khác với truyền thống như thế, tôi gọi là “giờ học mở”.

 Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Ở ta, dường như đã thành quy định, người thầy lên lớp là phải thực hiện đầy đủ tất cả các bước từ kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, lời dẫn vào bài, giảng bài cho đến củng cố bài và hướng dẫn bài mới. Thiếu một bước coi như tiết học không thành công, không thực hiện một khâu coi như bài giảng chưa hoàn thành

 

doc 25 trang thuychi01 6843
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giờ học mở trong dạy và học bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh trong chương trình Ngữ văn 8 cho học sinh trường THCS Nga Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang
 1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
 2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng
4
2.3
Các giải pháp thực hiện
5
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
 3
Kết luận, kiến nghị
15
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Thực hiện mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới toàn diện về Giáo dục và Đào tạo, nâng cao hiệu quả về chất lượng Giáo dục và Đào tạo gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương”, yêu cầu đặt ra hiện nay là dạy học chương trình địa phương phải gắn liền với mục tiêu trên. Nhiệm vụ của các thầy, cô giáo dạy văn là phải giúp được các em học sinh biết yêu quê hương mình, biết tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất cần cù thông minh, hiếu học, sáng tạo của quê hương, từ đó có ý thức tìm hiểu, giữ gìn, bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương, sống có trách nhiệm với quê hương. 
 Làm sao để đưa giờ Ngữ văn từ chỗ tuân thủ những quy trình cứng nhắc, răm rắp theo công thức định sẵn trở thành môi trường mở để thầy và trò có thể tự do trao đổi, sáng tạo. Những giờ học khác với truyền thống như thế, tôi gọi là “giờ học mở”.
 Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Ở ta, dường như đã thành quy định, người thầy lên lớp là phải thực hiện đầy đủ tất cả các bước từ kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, lời dẫn vào bài, giảng bài cho đến củng cố bài và hướng dẫn bài mới. Thiếu một bước coi như tiết học không thành công, không thực hiện một khâu coi như bài giảng chưa hoàn thành
 Quy trình dạy học này đảm bảo sự kĩ lưỡng, chỉn chu cho tiết dạy nhưng vô hình chung nó làm giảm khả năng sáng tạo, hạn chế sự thăng hoa của người thầy. Có những thầy khi dạy đến chỗ tâm đắc muốn nói thêm nhưng lại sợ không kịp giờ, không đảm bảo quy trình nên không dám nói. Lại có những kiến thức học sinh biết cả rồi, lại được ghi rất rõ trong sách giáo khoa, nói lại đâm ra thừa. Vậy mà vẫn không dám bỏ qua để nói cái khác. Đa số thầy cô giáo của chúng ta lên lớp thường mong tiết dạy chu đáo, suôn sẻ từ đầu đến cuối theo công thức nhất định. Thành ra tiết nào cũng như tiết nào, thường là đều đều trôi qua theo một kịch bản định sẵn. Ít khi thấy sự bứt phá, vượt rào, phá cách trong giờ dạy.
 Do đó cần tạo ra những khả năng mở, những cơ chế thông thoáng để thầy và trò tự do sáng tạo. Người thầy phải tùy cơ ứng biến trước những đối tượng học sinh khác nhau. phải linh hoạt , sáng tạo bỏ qua những gì là hình thức không cần thiết mới có thể tạo ra sức hấp dẫn, sự lôi cuốn trong giờ dạy. Những giờ dạy không câu nệ tiểu tiết như thế được xem là “giờ học mở”.
 Một “giờ học mở” là một giờ học mà người dạy và người học có thể vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề đặt ra theo nhiều hướng mở khác nhau xét theo góc độ của từng môn học, chứ không bó buộc phạm vi kiến thức đơn thuần của môn học. Điều này nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
 Trên cơ sở khảo sát nội dung chương trình và thực trạng dạy học, nhằm khắc phục những khó khăn, lúng túng mà giáo viên và học sinh đang phải đối mặt trong việc đổi mới phương pháp dạy - học, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “giờ học mở” trong dạy và học bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh trong chương trình Ngữ văn 8 cho học sinh trường THCS Nga Phú”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Nhằm đưa ra một hướng tiếp cận mới trong dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Qua đó, tìm ra một hướng đi mở cho giờ dạy - học Ngữ văn trong nhà trường, làm sao để đưa giờ Ngữ văn từ chỗ tuân thủ những quy trình cứng nhắc, răm rắp theo công thức định sẵn, trở thành môi trường mở để thầy và trò có thể tự do trao đổi, sáng tạo. Đồng thời giúp học sinh biết vận dụng được những kiến thức đã học của các môn học để thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử cụ thể của địa phương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu, tổng kết việc chuẩn bị và thiết kế một giờ học theo hướng mở của bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương trong chương trình Ngữ văn 8 cho học sinh trường THCS Nga Phú. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới việc đổi mới phương pháp dạy học làm cơ sở lí luận để thực hiện đề tài.
 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: tiến hành điều tra khảo sát cho đối tượng là học sinh lớp 8A, 8B để lấy số liệu đối chứng trước và sau khi thực hiện đề tài.
 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: thống kê số liệu làm căn cứ để thực hiện đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận 
 Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những thay đổi này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; giờ học đổi mới phương pháp dạy học còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau. 
 Tại hội thảo Dạy học ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông - ThS Huỳnh Văn Thế cho rằng có thể thực hiện giờ học mở trong dạy học Ngữ văn qua việc tạo không gian lớp học, buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa... gần với không gian văn hóa vùng miền. 
 Theo quan điểm trên, một “giờ học mở” không thể là giờ học mà quan hệ thầy - trò chỉ là quan hệ một chiều theo kiểu người thầy độc quyền thuyết giảng kiến thức, còn học sinh thì lắng nghe và tiếp thu một cách thụ động. Trái lại, một giờ học mở phải là giờ học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh có quyền trao đổi, thậm chí có thể có ý kiến phản biện lại những điều thầy giáo trình bày. Theo đó mỗi gời học mở là một diễn đàn học thuật để thầy và trò cùng nhau thảo luận, bàn bạc, tranh luận một cách cởi mở, thẳng thắn cho đến khi tìm ra chân lí. Chính vì thế, cái quan trọng không phải là thầy dạy cái gì, mà là thầy có cung cấp kiến thức và giúp cho học sinh phương pháp tự học hay không. Đây là điều chúng ta cần hướng đến để có thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời đại năng động như hiện nay. Nói như Thomas L.Fridman trong quyển Thế giới phẳng: Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới phẳng là khả năng học phương pháp học.
 Trên cơ sở của các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, các nhận xét, đánh giá và ý kiến của các nhà giáo dục... đã gọi là giờ học mở thì lẽ dĩ nhiên không thể đưa ra một mô hình, một hướng đi cụ thể nào để áp dụng chung cho tất cả mọi người. Trái lại mỗi thầy cô giáo tùy theo điều kiện và khả năng thực tế mà linh hoạt tổ chức sao cho giờ dạy của mình trở nên sinh động, tích cực và tạo được sự hào hứng cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành phương pháp điều tra, khảo sát thực tế đối với học sinh lớp 8A qua tiết dạy thuyết minh về danh lam thắng cảnh với việc tuân thủ theo cách dạy truyền thống thì kết quả là:
Số học sinh tham gia khảo sát
Số học sinh hứng thú với cách dạy - học
Số học sinh không hứng thú với cách dạy - học
41
SL
%
SL
%
8
19,5
33
80,5
 Từ kết quả trên tôi nhận thấy cách dạy này chưa thực sự tạo được sự cuốn hút, nếu không muốn nói là đa phần là nhàm chán và đơn điệu đối với học sinh. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đa số các học sinh của nhà trường không hứng thú đối với những giờ học văn.
 Tôi nghĩ, thầy cô giáo cũng như nghệ sĩ. Đặc biệt là thầy cô giáo dạy văn càng phải như những nghệ sĩ, bởi ngoài việc dạy tri thức, họ còn mang thiên chức bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, cảm xúc và những rung động thẩm mĩ cho học sinh. Tài năng của họ không thể thăng hoa nếu cứ phải chịu sự bó buộc trong những khuôn khổ, những quy định quá chặt chẽ, giáo điều. Thầy cô nào chỉ chăm chăm vào những điều được ghi trong sách giáo khoa và sách giáo viên, học thuộc lòng để rồi lên lớp diễn lại theo một quy trình định sẵn, không sai một bước, không trừ một khâu thì bất quá cũng chỉ là thợ dạy chứ không thể là thầy cô giáo- nghệ sĩ thực thụ được. Do dó cần tạo ra những khả năng mở, những cơ chế thông thoáng để thầy và trò tự do sáng tạo.
 Đối với học sinh trường THCS Nga Phú các em đã có những hoạt động trải nghiệm khi tham gia lễ hội Mai An Tiêm- danh thắng, di tích lịch sử của địa phương, nếu giáo viên giảng dạy tiết học thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử chỉ dừng lại đơn thuần, rập khuôn một cách máy móc, tổ chức lớp học đơn điệu thì hiệu quả giờ dạy sẽ không cao. Vì vậy cần có một hướng dạy mở trong tiết học này để các em có thể hiểu sâu hơn về danh thắng của địa phương mình thông qua hoạt động trải nghiệm để giờ học của cá em đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Tổ chức thuyết trình theo nhóm
 Giáo viên tổ chức lớp thành những nhóm học tập. Giao cho mỗi nhóm một hơặc một số vấn đề (thuộc kiến thức trọng tâm của bài học), yêu cầu mỗi nhóm tổ chức bàn bạc, thảo luận ở nhà sau đó thống nhất viết thành bài thuyết trình chung cho cả nhóm. Trong giờ học trải nghiệm, mỗi nhóm cử một đại diện trình bày bài thuyết trình trước lớp. Thầy cô giáo tổ chức cho lớp thảo luận, tranh luận xung quanh vấn đề được trình bày và chốt lại những kiến thức cơ bản nhất. Cụ thể là:
- Nhóm 1: Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu cho một đoàn khách thăm quan di tích lịch sử Mai An Tiêm.
- Nhóm 2: Em hãy viết một bức thư giới thiệu về di tích lịch sử Mai An Tiêm cho một người bạn chưa có dịp về thăm di tích lịch sử trên quê hương em.
- Nhóm 3: Em hãy viết một bài giới thiệu gửi tạp chí Xứ Thanh để quảng bá hình di tích lịch sử Mai An Tiêm tới bạn đọc.
 Với những yêu cầu trên các nhóm đã thực hiện khá tốt các nội dung được giao, hầu hết các em biết cách triển khai một bài giới thiệu dưới nhiều thể loại khác nhau, nắm vững những yêu cầu cơ bản của bài văn thuyết minh về di tích lịch sử. Đặc biệt các em biết vận dụng kiến thức của các môn học như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân... vào bài giới thiệu của mình
- Với kiến thức môn Lịch sử: các em đã vận dụng để giới thiệu về nhân vật lịch sử; nguồn gốc hình thành; quá trình tu sửa, tôn tạo khu di tích...
- Với kiến thức môn Địa lí: các em đã vận dụng để giới thiệu về vị trí địa lí, đặc điểm địa hình... của khu di tích.
- Với kiến thức môn Giáo dục công dân: các em đã thấy rõ được ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ, giữ gìn khu di tích bằng những hành động cụ thể.
2.3.2. Tổ chức giờ dạy - học theo mô hình Chương trình phỏng vấn chuyên gia
 Giao vấn đề (thuộc kiến thức trọng tâm của bài học), yêu cầu học sinh chuẩn bị kĩ lưỡng ở nhà. Giờ học trên lớp thầy/cô giáo tổ chức lớp thành một diễn đàn đối thoại, cử ra một học làm phóng viên, một học sinh khác làm chuyên gia (hoặc thầy/cô giáo làm chuyên gia) để phỏng vấn chuyên gia về những vấn đề xoay quanh bài học. Tất cả các học sinh khác tham gia với tư cách là người đối thoại với chuyên gia. Theo đó, giờ học sẽ trở thành một môi trường để thầy và trò tham gia thảo luận về bài học.
 Dưới đây là buổi phỏng vấn giữa phóng viên và chuyên gia được phóng viên ghi lại như sau:
Phóng viên: Nhiều khi chúng tôi cứ tự hỏi, có nơi nào trên mảnh đất hình chữ S này lại dễ níu chân người như thế. Có mảnh đất nào mà lại trở thành nơi “đất lành chim đậu” của nhiều người con ở mọi miền quê như thế. Những đặc sản mỗi vùng miền theo con người di cư và tụ hội cùng với những gì là vốn có bản địa đã khiến cho di tích lịch sử văn hóa Mai An Tiêm trên mảnh đất quê hương Nga Phú có sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều khách thập phương đến thăm quan cũng như tham gia các hoạt động lễ hội truyền thống đã được tổ chức ở nơi đây. 
Phóng viên: Bạn hãy cho biết vị trí địa lý của khu di tích lịch sử Mai An Tiêm? 
Chuyên gia: Nga Phú là vùng đất ven biển của huyện Nga Sơn. Phía Bắc giáp với Ninh Bình, cách huyện Nga Sơn 8 km về phía Đông Bắc. Để vào khu di tích Mai An Tiêm với những người dân địa phương họ có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau (đường tắt qua cánh đồng, qua làng hay thậm chí là qua núi), nhưng với những du khách phương xa con đường dễ đi nhất là từ trung tâm huyện Nga Sơn đi dọc Quốc lộ 10 về hướng Đông Bắc khoảng 8 km ta sẽ nhìn thấy một ngọn núi hùng vĩ như chắn ngang trước mặt và đó chính là ngọn núi Mai An Tiêm. Đến nơi chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh con đường đổ bê tông, nằm giữa con đường và dãy núi chính là con sông Voi nước trong xanh với sóng gợn lăn tăn. Men theo sông và con đường bê tông sẽ dẫn chúng ta đi vào khu di tích lịch sử Mai An Tiêm huyền thoại.
Phóng viên: Bạn hãy cho biết lịch sử, nguồn gốc ra đời của khu di tích.
Chuyên gia: Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm- nhân vật huyền sử của nước Văn Lang ở vào cuối thời Hùng Vương, là người có công khai phá, xây dựng vùng đất ven biển Nga Sơn, cũng là người “khai sinh” ra quả dưa hấu đỏ. Ông vốn là một nô lệ bị tàu buôn phương Nam bắt làm tặng vật dâng lên Vua Hùng. Nhờ trí thông minh, nhã nhặn, yêu lao động ông được Vua Hùng quý mến tin dùng đặt cho cái tên Mai An Tiêm và ban cho một người thiếp làm vợ, được bổ làm quan cai quản các nô lệ. Nhưng sau này ông bị các Lạc hầu Lạc tướng ghen ghét, gièm pha, xúc xiểm nên nhà vua nghi ông, khép vào tội phản nghịch, đày ra sống ngoài đảo xa. 
Tương truyền, chính lúc ông cùng gia đình bị đày ra sống ở trên hòn đảo xa ngoài khơi (nay thuộc vùng biển huyện Nga Sơn), nhờ loài chim biển từ phương Tây bay tới đảo ăn trái nhả hạt mà Mai An Tiêm đã tìm ra giống dưa quý. Vào vụ thu hoạch, Mai An Tiêm lấy que vạch lên vỏ quả dưa rồi đem thả xuống biển, với hy vọng những con sóng sẽ đẩy chúng vào bờ. Cách “tiếp thị” độc đáo ấy của Mai An Tiêm đã được đất liền đón nhận, họ xem như đấy là tặng vật của Thượng đế. Nhờ có thông tin, sau đó ít lâu ông cùng gia đình đã được Vua Hùng minh oan, đồng thời sai cả đội thuyền ra đảo đón Mai An Tiêm về và phục chức. 
Để nhớ ơn Mai An Tiêm, người dân Lạc Việt đã tôn ông là “Bố Cái Dưa Tây”. Hiện chỗ gia đình ông sống nơi đảo xa người ta vẫn còn gọi là bãi An Tiêm. Giống dưa quý ruột đỏ ấy gọi là dưa đỏ, sau này gọi là dưa hấu.  Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước.
Phóng viên: Bạn hãy cho biết các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn hằng năm ở đây? 
Chuyên gia: Bật máy chiếu về các hình ảnh lễ hội để giới thiệu cho phóng viên
Phần lễ
Lễ rước kiệu theo nghi lễ tín ngưỡng
Màn lễ tế thể hiện sự tôn kính, trang trọng
Phần Hội: được bắt đầu bằng màn múa lân và tiếng trống khai hội
Màn múa lân chào mừng lễ hội
Ông Phạm Đăng Quyền (PCT UBND tỉnh) đánh trống khai hội
Màn trống khai hội 
Sau tiếng trống khai hội là màn nghệ thuật sân khấu hóa phong phú, hoành tráng, , có ý nghĩa sâu sắc, tái hiện lại cảnh Mai An Tiêm bị khép tội phản nghịch  cùng gia đình bị đày ra đảo xa...; 
Hoạt cảnh vợ chồng Mai An Tiêm bị đưa ra đảo hoang
Những bước chân đầu tiên vợ chồng An Tiêm đặt chân lên đảo
Cảnh Mai An Tiêm gắn với sự tích quả dưa hấu, được vua minh oan, gia đình đoàn viên...; tri ân Mai An Tiêm - người có công mở mang bờ cõi, thủy tổ nghề canh nông...
Cảnh trở về của hai vợ chồng
Phần hội có nhiều hình thức hoạt động vui chơi dân gian
Đấu vật, kéo co, chọi gà, thể dc dưỡng sinh được tổ chức sôi nổi
Màn đấu vật đẹp mắt và các màn kéo co gay cấn đã khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quật khởi, ý chí kiên cường, bền bỉ, dẻo dai, ý thức tự tôn của dân tộc Việt; đồng thời giữu gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Phóng viên: Bạn hãy cho biết ý thức, trách nhiệm của bản thân với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua lễ hội?
Chuyên gia: Lễ hội Mai An Tiêm - một lễ hội văn hóa, lịch sử giàu truyền thống, tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền bối đã có công gây dựng, gìn giữ và bảo vệ non sông đất nước. Lễ hội cũng là dịp để các thế hệ con cháu tri ân, đồng thời, tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, khai thác mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lễ hội đáp ứng một cách hiện thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương, vừa tỏ lòng tri ân công đức các bậc tiền bối đã có công tạo dựng cơ đồ cho con cháu được kế thừa và tiếp bước những trang sử hào hùng của quê hương Nga Phú nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Tự hào nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo lưu giá trị, song cũng chạnh lòng bởi hiện tượng “thương mại hóa” lễ hội đang làm mai một bản sắc riêng vốn có. Việc tổ chức lễ hội tràn lan, yếu kém trong công tác quản lý dẫn tới chất lượng tổ chức các lễ hội ngày càng suy giảm. Đồng thời, mặt trái của xã hội hiện đại khi hội nhập sâu vào quốc tế đã và đang làm “biến dạng” các giá trị truyền thống, làm nảy sinh những tiêu cực trong lễ hội. Các hoạt động mê tín dị đoan, đốt nhiều vàng mã gây lãng phí tiền của; thái độ ứng xử của người dân chưa văn hóa; ăn mặc phản cảm; một bộ phận cán bộ công chức dùng xe công đi lễ hội, vấn nạn ăn xin... vẫn còn tồn tại gây nhức nhối trong dư luận và khó khăn thách thức trong công tác quản lý lễ hội của các ngành, địa phương, mỗi dịp tết đến xuân về.
Lễ hội là hình thức sinh hoạt cộng đồng do nhân dân sáng tạo, bảo tồn, phát huy và trao truyền qua các thế hệ. Nó xuất phát từ mạch nguồn mãnh liệt cuộc sống cùng tâm hồn ước ao cháy bỏng được “gạn đục, khơi trong” để hun đúc nên “cốt cách Việt”, “nhân cách Việt”. Giá trị đó được coi như “linh khí” trường tồn của mỗi cộng đồng làng xã, lớn hơn là quốc gia, dân tộc. Mỗi con cháu Lạc Hồng hãy biết trân trọng và giữ gìn, cùng nhau xây đắp và phát triển những tinh hoa văn hóa truyền thống, giá trị bản sắc dân tộc mà ông cha đã ngàn đời dày công gây dựng.
Phóng viên: Xin cảm ơn các chuyên gia về buổi phỏng vấn đầy ý nghĩa
2.3.3. Tổ chức tranh luận
 Để tổ chức tốt cho cuộc tranh luận, giáo viên đưa ra những đề mở có thể tạo ra các hướng lựa chọn khác nhau, ví dụ như: Chợ quê hay siêu thị, Thành phố hay nông thôn, Nữ sinh nên mặc áo dài truyền thống hay trang phục hiện đại đến trường Sau đó tiến hành chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm theo một hướng lựa chọn và tranh luận với nhóm kia để bảo vệ quan điểm của mình. 
 Đối với bài học này, giáo viên có thể xây dựng một số đề mở để học sinh tranh luận theo nhiều hướng khác nhau như:
- Khi đi lễ hội chúng ta lựa chọn trang phục như thế nào?
- Giả sử có một cuộc họp bàn với hai ý kiến đưa ra trái ngược nhau: một bên đưa ra ý kiến nên cải tạo, trùng tu lại khu di tích, một bên lại cho rằng không nên cải tạo, trùng tu lại vì làm như thế sẽ làm mất đi vẻ đẹp cổ kính của khu di tích. Em sẽ ủng hộ ý kiến nào? Vì sao?
 Với đề mở trên học sinh được tự do tranh luận và đưa ra chính kiến của mình, khiến lớp học sôi nổi, các em không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà trái lại cảm thấy rất hứng thú với cách học này. Người thầy lúc này phải tùy cơ ứng biến bởi mỗi chính kiến đưa ra các em đều có lí lẽ thuyết phục và bảo vệ cho chính kiến của mình. Lúc này người thầy phải linh hoạt, sáng tạo, bỏ qua những gì là hình thức không cần thiết thì mới có thể tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn giờ dạy. Giờ dạy không câu nệ tiểu tiết như thế mới thực sự là một “giờ học mở”.
2.3.4. Tổ chức mở rộng không gian văn hóa trong bài học
 Tạo không gian văn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_gio_hoc_mo_trong_day_va_hoc_bai_thuyet_minh_ve_danh_lam.doc