Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm vật lí cho học sinh lớp 7 – Chương I: Quang học

Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm vật lí cho học sinh lớp 7 – Chương I: Quang học

 Vật lí là môn khoa học thực nghiệm. Kiến thức vật lí gắn kết chặt chẽ với thực tế cuộc sống. Vì vậy, việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông không chỉ là công việc bắt buộc, mà nó còn là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Một trong những tác dụng của thí nghiệm vật lí là tạo ra sự trực quan sinh động trước mắt học sinh và cũng chính vì thế mà sự cần thiết của thí nghiệm trong dạy học vật lí còn được quy định bởi tính chất của quá trình nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của GV. Thông qua thí nghiệm Vật lí, có thể tạo ra những tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan, với sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới.

 Được phân công giảng dạy môn Vật lí 7 ở trường THCS Đông Vinh, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng học của học sinh, làm sao để các em có thể lĩnh hội, tiếp thu kiến thức vật lí một cách tốt nhất. Việc kết hợp các phương pháp giảng dạy để khai thác các thí nghiệm trong các giờ học Vật lí là cần thiết. Trong 1 tiết học Vật lí có thí nghiệm mà học sinh thực hành tốt thí nghiệm đó thì giờ học mới đạt kết quả cao. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm cho học sinh là con đường giúp học sinh lĩnh hội tiếp thu kiến thức mới một cách chủ động, hiệu quả và phát huy trí lực của người học.

 Nội dung chương trình Vật lí 7 gồm 3 chương: Quang học - Âm học - Điện học. Nên tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm vật lí cho học sinh lớp 7 – Chương I: Quang học. Vì chương I: Quang học - là chương đầu tiên của chương trình Vật lí 7. Học sinh đã có kĩ năng làm tốt các thí nghiệm ở chương này thì sẽ tạo ra các kĩ năng cơ bản làm thí nghiệm có hiệu quả, giúp các em học và phát huy tốt hơn ở các bài, các chương tiếp theo.

 

doc 17 trang thuychi01 10892
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm vật lí cho học sinh lớp 7 – Chương I: Quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
2
 I. L‎í do chọn đề tài:
2
 II. Mục đích nghiên cứu:
2
 III. Đối tượng nghiên cứu:
2
 IV. Phương pháp nghiên cứu. 
3
Phần 2: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH GHIỆM
3
 I. Cơ sở lí luận: 
3
 II. Thực trạng vấn đề: 
4
 III. Giải pháp thực hiện:
4
 IV.Kết quả việc ứng dụng vào thực tiễn.
14
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
14
 I. Kết luận
14
 II. Kiến nghị
 15
 Tài liệu tham khảo
16
Danh s¸ch c¸c ch÷ viÕt t¾t
TT
Ch÷ viÕt th­êng
Ch÷ viÕt t¾t
1
Gi¸o viªn
GV
2
Häc sinh
HS
4
S¸ch gi¸o khoa
SGK
5
S¸ch gi¸o viªn
SGV
6
S¸ch bµi tËp
SBT
7
Trung häc c¬ së
THCS
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
	Vật lí là môn khoa học thực nghiệm. Kiến thức vật lí gắn kết chặt chẽ với thực tế cuộc sống. Vì vậy, việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông không chỉ là công việc bắt buộc, mà nó còn là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Một trong những tác dụng của thí nghiệm vật lí là tạo ra sự trực quan sinh động trước mắt học sinh và cũng chính vì thế mà sự cần thiết của thí nghiệm trong dạy học vật lí còn được quy định bởi tính chất của quá trình nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của GV. Thông qua thí nghiệm Vật lí, có thể tạo ra những tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan, với sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới. 
	Được phân công giảng dạy môn Vật lí 7 ở trường THCS Đông Vinh, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng học của học sinh, làm sao để các em có thể lĩnh hội, tiếp thu kiến thức vật lí một cách tốt nhất. Việc kết hợp các phương pháp giảng dạy để khai thác các thí nghiệm trong các giờ học Vật lí là cần thiết. Trong 1 tiết học Vật lí có thí nghiệm mà học sinh thực hành tốt thí nghiệm đó thì giờ học mới đạt kết quả cao. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm cho học sinh là con đường giúp học sinh lĩnh hội tiếp thu kiến thức mới một cách chủ động, hiệu quả và phát huy trí lực của người học. 
 Nội dung chương trình Vật lí 7 gồm 3 chương: Quang học - Âm học - Điện học. Nên tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm vật lí cho học sinh lớp 7 – Chương I: Quang học. Vì chương I: Quang học - là chương đầu tiên của chương trình Vật lí 7. Học sinh đã có kĩ năng làm tốt các thí nghiệm ở chương này thì sẽ tạo ra các kĩ năng cơ bản làm thí nghiệm có hiệu quả, giúp các em học và phát huy tốt hơn ở các bài, các chương tiếp theo.
	II. Mục đích nghiên cứu
	Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các thí nghiệm để tìm ra cách thức, kỹ năng cho HS làm thí nghiệm để nâng cao chất lượng giờ học.
	Tôi tìm hiều những hạn chế của học sinh lớp 7 khi sử dụng đồ dùng thí nghiệm để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giờ học có hiệu quả của học sinh.
 Thông qua các thí nghiệm mà học sinh tự tay tiến hành các thí nghiệm, các em sẽ thực hiện các thao tác thí nghiệm một cách thuần thục, khơi dậy cho các em sự say sưa, tò mò, ham hiểu biết để khám phá ra những điều mới. Đó chính là những tác động cơ bản giúp cho quá trình hoạt động nhận thức của học sinh được tích cực, chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức.
	III. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh lớp 7A Trường THCS Đông Vinh – Thành phố Thanh Hóa, năm học 2015 – 2016.
	IV. Phương pháp nghiên cứu
	- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách, internet.v.v
	- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, các thí nghiệm để thảo luận phương án xử lý.
	- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó rút ra các kỹ năng làm thí nghiệm.
	Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016.
Phần 2: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	I. Cơ sở lý luận
	Đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình của lớp thay đổi sách ở khối lớp 7, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng làm thí nghiệm, cũng như quan sát hiện tượng để rút ra kiến thức mới cho bài học. Kỹ năng làm thí nghiệm là học sinh phải biết sử dụng dụng cụ thí nghiệm để lắp ráp thí nghiệm một cách chính xác, khoa học, biết quan sát hiện tượng thí nghiệm và biết phân tích hiện tượng đó để rút ra kết luận, đồng thời phải đảm bảo thời gian cho thí nghiệm, cho giờ học. Với trách nhiệm của người giáo viên vật lí trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở trường trung học phổ thông nhiều năm, chúng tôi quan tâm nhiều đến chất lượng học tập của học sinh, đến suy nghĩ, tâm tư tình cảm của học sinh đối với bộ môn của mình, quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho chất lượng dạy và học vật lí của thầy trò chúng tôi đạt được hiệu quả tốt nhất trong những điều kiện hiện có. Để học sinh thực hiện tốt điều đó, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra được những phương pháp giảng dạy có hiệu quả, nhằm hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo và làm tốt thí nghiệm vật lí 7 chương I sách giáo khoa.
	II. Thực trạng vấn đề
	1. Đặc điểm tình hình nhà trường
	* Khó khăn:
 Trường THCS Đông Vinh là Trường ở xa trung tâm thành phố, cở sở vật chất còn nghèo nàn, phòng thực hành thí nghiệm chưa có, trường còn thiếu giáo viên phụ tá thí nghiệm. Đồ dùng thí nghiệm, đồ dùng trực quan đang dần xuống cấp, có rất nhiều đồ dùng bị hư hỏng. Tổng số học sinh trong trường là 85 em trong đó: khối 9 là 15 em, khối 8 là 27 em, khối 7 là 24 em và khối 6 là 19 em. Trường có số lượng học sinh ít, nhiều em gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh.
	* Thuận lợi:
 Đội ngũ giáo viên có tâm huyết với nghề, nhiệt tình giảng dạy, luôn có tinh thần “yêu nghề, mến trẻ”. Giáo viên trong trường luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau, luôn tìm cách khắc phục khó khăn để thực hiện tốt công việc giảng dạy đạt kết quả cao. Học sinh Trường THCS Đông Vinh luôn ngoan ngoãn, chăm học, kính trọng, lễ phép với các thầy cô giáo.
 2. Thực trạng vấn đề
	Thực tế, khi giảng dạy học sinh lớp 7 các năm học trước, kết quả chưa cao do một số nguyên nhân sau:
	- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt nên làm thí nghiệm tốn nhiều thời gian.
	- Nhiều dụng cụ thí nghiệm còn mới lạ, học sinh chưa hiểu tính năng từng loại dụng cụ.
	- Kỹ năng làm thí nghiệm còn hạn chế, quan sát hiện tượng và rút ra kết luận còn yếu.
	- Dụng cụ thí nghiệm chưa đồng bộ, chất lượng kém.
	- Trường không có cán bộ phụ tá thí nghiệm.
	Từ những nguyên nhân trên, tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm vật lí cho học sinh lớp 7 – Chương I: Quang học” nhằm giúp học sinh có kỹ năng làm tốt các thí nghiệm, từ đó nắm vững kiến thức mới một cách nhanh chóng, khoa học, tạo sự hứng thú, phát huy óc tò mò, tính năng động sáng tạo của các em.
	III. Các giải pháp thực hiện
	Để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới môn Vật lí lớp 7 và dạy – học theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên trực tiếp giảng dạy vật lí phải nghiên cứu, tìm tòi để đề ra những phương pháp giảng dạy có hiệu quả, nhằm hướng dẫn học sinh biết phân loại, sử dụng thành thạo và làm tốt các thí nghiệm trong chương trình sách giáo khoa.
 Để làm tốt được các thí nghiệm trong các bài học, nhất là đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình của lớp thay sách ở khối lớp 7, hầu như bài vật lí nào cũng có thí nghiệm, nên kiến thức vật lí đã được trừu tượng hóa lên rất nhiều, dẫn đến thí nghiệm cũng sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng làm thí nghiệm cũng như quan sát hiện tượng vật lí để rút ra kiến thức mới cho bài học. 
	Sau đây tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm cũng như trao đổi với các đồng nghiệp về biện pháp tổ chức học sinh tiếp thu kiến thức và đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm vật lí cho học sinh lớp 7 – Chương I: Quang học”.
* Đối với học sinh
	Bước 1: Chuẩn bị bài mới:
	Tôi yêu cầu học sinh về nhà học thuộc ghi nhớ: Làm bài tập trong sách bài tập và chuẩn bị bài mới ra vở phần thí nghiệm bằng cách tìm hiểu các dụng cụ có trong thí nghiệm, các bước làm thí nghiệm và sau đó dự đoán kết quả thí nghiệm bằng các nội dung sau:
	- Đọc kỹ cả bài.
	- Tìm hiểu phần thí nghiệm :
	+ Mục đích của thí nghiệm là gì ?
	+ Nêu những dụng cụ dùng trong thí nghiệm .
 + Dự đoán kết quả thí nghiệm.
	Học sinh làm tốt công việc trên thì khi đến lớp sẽ làm thí nghiệm một cách dễ dàng, tốn ít thời gian.
	Để làm tốt việc đó thì giáo viên thường xuyên kiểm tra vở bài tập về nhà và công việc chuẩn bị bài mới ở nhà bằng cách giáo viên giao cho bạn nhóm trưởng kiểm tra. Giáo viên kiểm tra bất kỳ 1 bạn nào trong nhóm mà không chuẩn bị bài thì nhóm đó sẽ bị trừ điểm thi đua của cả nhóm. Khâu chuẩn bị như vậy để đến lớp, học sinh không còn bỡ ngỡ , lúng túng trong quá trình làm thí nghiệm.
Bước 2: Phân chia các nhóm làm thí nghiệm:
 Lớp 7A có 24 em thì tôi chia làm 4 nhóm (cố định nhóm, duy trì nhóm trong cả học kỳ), mỗi nhóm có 6 em sao cho số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu trong các nhóm là như nhau. Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1 thư ký. Như vậy, những bạn khá giỏi sẽ hỗ trợ, hướng dẫn cho những bạn trung bình, yếu, để thời gian hoàn thành thí nghiệm không chênh lệch nhiều và tránh học sinh không làm được thí nghiệm sẽ nản chí, ngồi chơi, nghịch các đồ dùng thí nghiệm. Không chỉ học sinh khá, giỏi mà học sinh trung bình, yếu cũng sẽ cảm thấy hứng khởi, say mê khám phá thí nghiệm. Tæ chøc sö dông ®å dïng thÝ nghiÖm cÇn ph¶i kÕt hîp hµi hßa viÖc häc tËp c¸ nh©n víi viÖc häc tËp hîp t¸c nhãm. “ Häc thÇy kh«ng tÇy häc b¹n “ 
Đến mỗi tiết dạy vât lí thì nhiệm vụ của mỗi nhóm: phân công 1 đến hai bạn trong nhóm đi lấy đồ dùng thí nghiệm cho nhóm ở phòng thí nghiệm có sự giám sát hướng dẫn của giáo viên vật lí (vì trường không có cán bộ phụ tá thí nghiệm). Sau tiết học, học sinh các nhóm thu dọn đồ dùng thí nghiệm và các bạn lại cất đồ dùng thí nghiệm vào phòng thư viện.
 * Đối với những thí nghiệm khó, phức tạp mà học sinh đã chuẩn bị ở nhà nhưng khi tiếp xúc với thí nghiệm mới còn lúng túng, mất thời gian. Những trường hợp như vậy thì giáo viên cho 1 đến 2 em học sinh khá, giỏi đại diện các nhóm tập huấn làm thí nghiệm trước. Có thể tận dụng trong giờ ra chơi cho các em nhóm trưởng tập trung vào phòng thực hành để giáo viên hướng dẫn cách làm thí nghiệm . Việc làm thí nghiệm này có thể dừng lại ngay sau khi học sinh quan sát kết quả thí nghiệm, yêu cầu học sinh về nhà tự rút ra kết luận để chuẩn bị cho tiết học sắp đến trên lớp. Vào tiết học chính trên lớp thì các học sinh này sẽ có trách nhiệm hướng dẫn các bạn khác trong nhóm làm thí nghiệm. Như thế mọi thành viên trong nhóm đều được tham gia làm thí nghiệm . Tæ chøc sö dông ®å dïng thÝ nghiÖm cÇn ph¶i kÕt hîp hµi hßa viÖc häc tËp c¸ nh©n víi viÖc häc tËp hîp t¸c nhãm. Tiết học sẽ tiến hành nhanh hơn, kết quả thí nghiệm cũng chính xác hơn và các em sẽ rút ra được kiến thức chủ động, hiệu quả.Vì vậy, tiết học sẽ không bị thiếu thời gian hay giáo viên bị “ cháy giáo án”.
* Đối với giáo viên:
	 Chuẩn bị giờ dạy có thí nghiệm vật lí:
 Chuẩn bị thí nghiệm là khâu rất quan trọng. Vì trường THCS Đông Vinh không có phụ tá thí nghiệm nên giáo viên dạy phải tự chuẩn bị thí nghiệm cho bài dạy của mình. Trước khi dạy một bài vật lí có thí nghiệm thì giáo viên phải kiểm tra xem các đồ dùng thí nghiệm có đủ không? có sử dụng được không? làm thí nghiệm có chính xác và hiệu quả không? Nếu thí nghiệm có bị hỏng thì cần khắc phục bằng cách nào? Thí nghiệm thành công tức là phải được chuẩn bị kỹ, làm đi làm lại nhiều lần, nếu thất bại sẽ phá vỡ tiến trình bài học, gây tâm lý hoang mang, thất vọng đối với học sinh. 
 Đối với việc chuẩn bị của giáo viên ở chương I: “Quang học” - Vật lí 7 này, còn một vấn đề rất quan trọng nữa đó là: có nhiều thí nghiệm yêu cầu học sinh phải nhìn rõ các tia sáng thì ánh sáng trong lớp học phải tối ta mới quan sát được. Một vài ví dụ như các thí nghiệm như sau: 
 + Thí nghiệm kiểm tra xem ba lỗ A,B,C trên ba tấm bìa và bóng đèn có cùng nằm trên một đường thẳng không.
 Hình 2.2
 + Thí nghiệm thể hiện vùng sáng, vùng tối trên màn chắn.
 Hình 3.1
 + Thí nghiệm: Dùng đèn pin chiếu một tia tới SI lên một gương phẳng đặt vuông góc với một tờ giấy ở hình 4.2. Tia này đi là là trên mặt tờ giấy, khi gặp gương tia sáng bị hắt lại, cho tia IR gọi là tia phản xạ.
 Hình 4.2 
 + Thí nghiệm dùng đèn pin chiếu một chùm tia sáng song song đi là là trên một màn chắn, tới một gương cầu lõm:
 Hình 8.2
 Vì vậy giáo viên phải có kế hoạch từ đầu năm yêu cầu lớp mua rèm cửa sổ, cửa ra vào lớp học để khi tiến hành thí nghiệm thì ta có thể thay đổi độ sáng tối của lớp học cho phù hợp dẫn đến khi học sinh quan sát thí nghiệm hình ảnh sẽ rõ nét, kết quả của thí nghiệm sẽ cao hơn, gây hứng thú cho học sinh khi làm thí nghiệm.
	Để thí nghiệm học sinh tự làm đạt hiệu quả cao, học sinh tự tìm tòi kiến thức một cách chủ động sáng tạo thì người giáo viên phải biết kết hợp thí nghiệm với hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh. Hệ thống câu hỏi phải được chuẩn bị kĩ lưỡng, nhằm tránh hiện các câu hỏi dài dòng, khó hiểu, các câu hỏi không đúng trọng tâm dẫn đến học sinh lại hiểu ra một nghĩa khác. Từ đó hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng, phân tích kết quả thí nghiệm vận dụng các kiến thức có liên quan để đi đến tri thức mới một cách logic.
	 Ví dụ: Bài 5: “Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng “
 Khi nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng để trả lời được câu hỏi: Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không ? ở mục 2 phần I, giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi để làm toát lên được nội dung của thí nghiệm này cần phải thực hiện như thế nào?
 Học sinh sau khi học xong mục 1 sẽ đặt ra câu hỏi: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn thì làm sao mà so sánh độ lớn của ảnh và vật được?. Vì vậy giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh:
 + Gương phẳng và tấm kính có đặc điểm nào giống nhau khi ta để một vật ở đằng trước nó? (Giáo viên đã gợi mở cho học sinh vấn đề làm thí nghiệm là sẽ thay gương phẳng bằng tấm kính ).
 + Nếu ta thay gương phẳng bằng một tấm kính thì ta có thể so sánh độ lớn về ảnh của vật và vật không? Nếu có thì bằng cách nào?
 Từ đó, giáo viên yêu cầu học sinh xác định rõ mục đích thí nghiệm hình 5.3: quan sát ảnh của viên phấn trong gương.
 Hình 5.3 
 HS lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét.
	Tiến hành thí nghiệm
	Bước 1: Thu thập thông tin
	Giáo viên hướng dẫn cho học sinh lập kế hoạch khám phá thiết kế thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thiết bị thí nghiệm, chỉ ra đại lượng cần đo, những điều cần xác định trong thí nghiệm, chỉ ra những yếu tố cần giữ nguyên, không thay đổi khi làm thí nghiệm.
	Tiến hành thí nghiệm: Giáo viên yêu cầu học sinh bố trí lắp đặt dụng cụ thiết bị thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
	Đọc số chỉ của các dụng cụ thí nghiệm ở mức độ cẩn thận và chính xác cần thiết, lập bảng ghi kết quả thí nghiệm.
	 Ví dụ: Bài 5: “Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng “
 Khi học sinh làm thí nghiệm hình 5.3 để so sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương thì yêu cầu học sinh phải đo đạc cẩn thận và chính xác. Các thành viên trong 1 nhóm lần lượt đo và ghi kết quả vào bảng nhóm, sau đó rút ra kết luận .
 Hình 5.3
	Bước 2: Xử lý thông tin
	Tìm quy luật từ kết quả thí nghiệm ở trên, ta so sánh, phân tích, tổng hợp các dữ liệu và rút ra những kiến thức Vật lí.
 Ví dụ: Ở bài 4: “ Định luật phản xạ ánh sáng”, khi làm thí nghiệm hình 4.2:
 Hình 4.2:
ta làm thí nghiệm với các góc tới lần lượt bằng 600, 450, 300 rồi lần lượt đo góc phản xạ tương ứng , từ quy luật đó rút ra mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ. 
 Bước 3: Thông báo kết quả
	Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả lại những kết quả thí nghiệm đã làm, trình bày, giải thích những hiện tượng xảy ra.v.v để nêu kết luận tìm thấy được.
	Bước 4: Vận dụng ghi nhớ kiến thức Vật lí
	Từ những kết quả thí nghiệm rút ra ở trên, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng vào để giải các bài tập.
 Khi dạy học thí nghiệm vật lí tôi thường tiến hành theo các bước sau: 
 a. Chuẩn bị.
 Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài, gợi ý để học sinh phát hiện được nội dung kiến thức cần nghiên cứu, từ đó tiếp tục gợi ý để học sinh nêu rõ mục đích của thí nghiệm là gì? Dùng phương pháp đàm thoại kết hợp hình vẽ ở máy chiếu (nếu có) để học sinh lập kế hoạch tiến hành thí nghiệm. Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và các thao tác mẫu. 
 b. Tiến hành thí nghiệm 
 - Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. 
 - Học sinh trong các nhóm tiến hành thí nghiệm. 
 - Giáo viên theo dõi chung và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn, nếu cần thì giáo viên yêu cầu cả lớp ngừng làm thí nghiệm để hướng dẫn, bổ sung. Cần tránh trường hợp một số em làm thí nghiệm, một số em chuyên ghi chép 
 c. Xử lí kết quả thí nghiệm 
 - Với thí nghiệm thực hành khảo sát: Cả nhóm cùng dựa vào kết quả thí nghiệm để thảo luận tìm ra kiến thức mới. 
 - Với thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm, nhóm (hoặc cá nhân) làm báo cáo kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét với lí thuyết đã học. 
 - Chú ý: Với những thí nghiệm có tính toán: Mỗi học sinh tính toán độc lập theo số liệu đã thu được và so sánh trong nhóm để kiểm tra lại. 
 d. Tổng kết thí nghiệm: 
 - Giáo viên phân tích kết quả của học sinh và giải đáp thắc mắc. 
 - Giáo viên rút kinh nghiệm và cách làm thí nghiệm của cả lớp
	Ví dụ: Bài 2: “Sự truyền ánh sáng”
 Ở thí nghiệm hình 2.1 SGK
 Hình 2.1
	Đầu tiên: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để thu thập thông tin để tìm hiểu thí nghiệm hình 2.1 SGK, từ đó HS xác định được:
 - Mục đích của thí nghiệm: tìm hiểu xem ánh sáng phát ra từ dây tóc bóng đèn pin truyền đến mắt theo đường nào?
- Dụng cụ thí nghiệm: đèn pin , ống thẳng , ống cong 
 - Cách tiến hành thí nghiệm: học sinh quan sát ánh sáng phát ra từ dây tóc đèn pin bằng ống thẳng và ống cong .( Nhìn vào hình vẽ thí nhgiệm và nắm được mục đích của thí nghiệm thì học sinh sẽ dễ dàng làm tốt thí nghiệm và rút ra kết luận cần thiết)
 Từ thí nghiệm học sinh rút ra được kết luận: ánh sáng phát ra từ dây tóc đèn pin truyền đến mắt ta theo ống thẳng . 
	Học sinh trả lời câu hỏi này bằng cách tự làm thí nghiệm, quan sát tìm tòi được những thông tin cần thiết về đường truyền của ánh sáng. Sau đó, học sinh xử lý thông tin bằng thí nghiệm kiểm tra hình 2.2. sách giáo khoa
 Hình 2.2
Mục đích của thí nghiệm này, học sinh kiểm tra xem khi không dùng ống thì ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng không ?. Việc xử lý thông tin này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, tiến hành thí nghiệm, lựa chọn thông tin đã thu thập ở thí nghiệm hình 2.1, để tìm ra kết luận về đường truyền của ánh sáng: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
 4. Áp dụng vào một trường hợp cụ thể:
	Tiết 4:	Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
(Vật lí lớp 7)
	A. Mục tiêu
	* Kiến thức:
	- Học sinh tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứ đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.
	- Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm.
	- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
	- Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn.
	* Kỹ năng: 
Biết làm thí nghiệm, biết đo góc, quan sát đường truyền của ánh sáng quy luật phản xạ ánh sáng.
* Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. Có ý thức bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị
Mỗi nhóm học sinh:
- 01 đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng;
- 01 gương phẳng;
- 01 màn ảnh;
- 01 vòng tròn có chia độ (hoặc thước đo độ).
C. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (05 phút) Tổ chức tình huống học tập.
GV: yêu cầu HS đọc phần mở bài trong sách giáo khoa.
HS: đọc sách giáo khoa.
GV: Đưa hình vẽ hình 4.1 lên màn hình để cả lớp tập trung quan sát.
GV: Làm thế nào để thu được tia sáng hắt lại trên gương chiếu sáng đúng điểm A trên màn chắn?
HS: Lúng túng.
GV: Muốn làm được việc đó 

Tài liệu đính kèm:

  • docren_luyen_ky_nang_lam_thi_nghiem_vat_li_cho_hoc_sinh_lop_7_c.doc