SKKN Một số giải pháp rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh THPT Cửa Lò 2 thông qua công tác chủ nhiệm

SKKN Một số giải pháp rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh THPT Cửa Lò 2 thông qua công tác chủ nhiệm

Ngày 26 tháng 12 năm 2018 Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục Phổ Thông tổng thể theo quy định của Luật Giáo dục và Pháp luật liên quan (Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởngBGD&ĐT). Chương trìnhgiáo dục phổ thông năm 2018 thể hiện sự đổi mới đáng kể trong mục tiêu giáo dục. Không chỉ là việc giáo dục kiến thức thông qua các môn học, Chương trình đã xác lập 5 phẩm chất quan trọng trong những phẩm chất thuộc hệ giá trị truyền thống Việt Nam cần thiết phải hướng tới, đó là “Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm”. Những phẩm chất này có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

“Giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức” (Danh ngôn khuyết danh). Qua đó ta có thể hiểu tầm quan trọng của Giáo dục trong việc hình thành phẩm chất cho học sinh. Dù trong quá khứ hay thế kỉ XXI, thì sứ mạng thiêng liêng và không bao giờ thay đổi của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng vẫn là người giáo dục kiến thức và nhân cách làm người cho học sinh. Giáo dục các phẩm chất và năng lực cho học sinh phổ thông hiện nay đóng vai trò chủ đạo nhằm hình thành cho học sinh lòng yêu nước, nhân ái, chăm học, chăm làm, có nghị lực vượt khó trong học tập và đời sống; có thói quen tự học mọi lúc mọi nơi, trau dồi kiến thức và đạo đức, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, đoàn kết, yêu thương,... Có ý thức đầy đủ về bổn phận của mình đối với mọi người, đối với cộng đồng và môi trường cuộc sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà trường. Bởi các em học sinh phổ thông đang trong quá trình phát triển, chúng ta phải bồi dưỡng và phát triển phẩm chất cho các em để các em hoà nhập vào cuộc sống mới, các em trở thành những con người có đủ “chân, thiện, mĩ” làm đẹp thêm nền văn hoá người Việt Nam.

Phẩm chất chăm học là một phẩm chất cơ bản cần rèn luyện ở mỗi học sinh. Bởi đâylà yếu tố đóng vai trò then chốt, quyếtđịnh đến kết quả dạy học của người thầy. Thành công của người dạy đều xuất phát từ sự chăm học của người học. Khi và chỉ khi người học thật sự chăm học, thích học và tập trung cao độ thì hiệu quả của tiết học mới mang lại hiệu quả nhất định.

Hiện nay, xã hội đang phát triển từng giây, từng phút. Đặc biệt, sự phát triển của côngnghệ 4.0, mạng internet được phổ biến rộng rãi, một bộ phận giới trẻ, trong đó có học sinh phổ thông đang phải chịu ảnh hưởng rất lớn của những nét văn hoá không chính thống. Đặc biệt là học sinh THPT Cửa Lò 2, nhiều em chưa xác định rõ về suy nghĩcũng như nhậnthức của mình,tình trạng nhiềuhọc sinh chưa chăm, học đối phó, không hứng thú học, ý thức kỉ luật chưa tốt, một bộ phận còn lười học, lười lao động, kĩ năng tự học, tự lập còn yếu, khôngchịu khó, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Chưa tích cực tham gia các hoạt động tập thể ở trường cũng như ở địa phương; Chưa biết giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có rất nhiều nguyên nhân: năng lực học tập của các em hạn chế nên không say sưa và không hứng thú với việc học, do người dạy chưa lôi cuốn được các em, chưa lan tỏa được niềm đam mê học tập, do tác động của môi trường sống, do ảnh hưởng từ sự nuông chiều của gia đình, do thiếu sự quan tâm, đôn đốc từ người thân,…

Thông qua các phẩm chất cần đạt của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông theo Thông tư 30 và 22 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, chúng tôi nhận thấy phẩm chất chăm chỉ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nếu các em chăm chỉ thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về học tập và hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất mà giáo viên mong muốn. Là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 10, 12 qua thực tế tình hình học sinh lớp chủ nhiệm, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu, thực hiện và tổ chức một số giải pháp nhằm rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh THPT Cửa Lò 2. Thông qua đề tài giúp các em có được nền tảng tri thức vững chắc, nhân cách tốt, xác định được thái độ học tập đúng đắn, chăm học, chăm làm, vững vàng trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống, thực hiện ước mơ, hoài bão trở thành những công dân có ích cho đất nước trong tương lai.

docx 59 trang Thu Kiều 15/09/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh THPT Cửa Lò 2 thông qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN PHẨM 
CHẤT CHĂM CHỈ CHO HỌC SINH THPT CỬA LÒ 2 THÔNG 
 QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 THUỘC MÔN: CHỦ NHIỆM
 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Ngày 26 tháng 12 năm 2018 Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục 
Phổ Thông tổng thể theo quy định của Luật Giáo dục và Pháp luật liên quan (Theo 
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng BGD&ĐT). Chương trình giáo dục 
phổ thông năm 2018 thể hiện sự đổi mới đáng kể trong mục tiêu giáo dục. Không 
chỉ là việc giáo dục kiến thức thông qua các môn học, Chương trình đã xác lập 5 
phẩm chất quan trọng trong những phẩm chất thuộc hệ giá trị truyền thống Việt Nam 
cần thiết phải hướng tới, đó là “Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách 
nhiệm”. Những phẩm chất này có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát 
triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
 “Giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức” (Danh ngôn khuyết 
danh). Qua đó ta có thể hiểu tầm quan trọng của Giáo dục trong việc hình thành 
phẩm chất cho học sinh. Dù trong quá khứ hay thế kỉ XXI, thì sứ mạng thiêng liêng 
và không bao giờ thay đổi của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng 
vẫn là người giáo dục kiến thức và nhân cách làm người cho học sinh. Giáo dục các 
phẩm chất và năng lực cho học sinh phổ thông hiện nay đóng vai trò chủ đạo nhằm 
hình thành cho học sinh lòng yêu nước, nhân ái, chăm học, chăm làm, có nghị lực 
vượt khó trong học tập và đời sống; có thói quen tự học mọi lúc mọi nơi, trau dồi 
kiến thức và đạo đức, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, đoàn 
kết, yêu thương,... Có ý thức đầy đủ về bổn phận của mình đối với mọi người, đối 
với cộng đồng và môi trường cuộc sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các 
quy định của nhà trường. Bởi các em học sinh phổ thông đang trong quá trình phát 
triển, chúng ta phải bồi dưỡng và phát triển phẩm chất cho các em để các em hoà 
nhập vào cuộc sống mới, các em trở thành những con người có đủ “chân, thiện, mĩ” 
làm đẹp thêm nền văn hoá người Việt Nam.
 Phẩm chất chăm học là một phẩm chất cơ bản cần rèn luyện ở mỗi học sinh. Bởi 
đây là yếu tố đóng vai trò then chốt, quyết định đến kết quả dạy học của người thầy. 
Thành công của người dạy đều xuất phát từ sự chăm học của người học. Khi và chỉ 
khi người học thật sự chăm học, thích học và tập trung cao độ thì hiệu quả của tiết 
học mới mang lại hiệu quả nhất định.
 Hiện nay, xã hội đang phát triển từng giây, từng phút. Đặc biệt, sự phát triển của 
công nghệ 4.0, mạng internet được phổ biến rộng rãi, một bộ phận giới trẻ, trong đó 
có học sinh phổ thông đang phải chịu ảnh hưởng rất lớn của những nét văn hoá không 
chính thống. Đặc biệt là học sinh THPT Cửa Lò 2, nhiều em chưa xác định rõ về suy 
nghĩ cũng như nhận thức của mình, tình trạng nhiều học sinh chưa chăm, học đối phó, 
không hứng thú học, ý thức kỉ luật chưa tốt, một bộ phận còn lười học, lười lao động, 
kĩ năng tự học, tự lập còn yếu, không chịu khó, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Chưa 
tích cực tham gia các hoạt động tập thể ở trường cũng như ở địa phương; Chưa biết 
giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có rất 
nhiều nguyên nhân: năng lực học tập của các em hạn chế nên không say sưa và không
 3 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp nghiên cứu một số văn bản, 
tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học phát triển phẩm chất năng lực để có 
cơ sở nghiên cứu đề tài.
 - Phương pháp khảo sát: Là phương pháp khảo sát đối tượng học sinh THPT để 
tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi từ đó có căn cứ nghiên cứu nội dung và áp 
dụng đề tài.
 - Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: Là phương pháp trao đổi với một số đồng 
nghiệp có kinh nghiệm về dạy học và chủ nhiệm để có thêm kinh nghiệm trong quá 
trình nghiên cứu đề tài. Trao đổi với một số phụ huynh học sinh để tìm hiểu về tâm 
sinh lí lứa tuổi để có những biện pháp thực thi đề tài hiệu quả.
 - Phương pháp tổng kết: Là phương pháp tổng kết những vấn đề đã nghiên cứu 
và khảo sát từ đó xây dựng những biện pháp có tính khả thi về giáo dục phẩm chất 
“chăm chỉ” cho cho các em.
 6. Đóng góp của đề tài
 - Góp phần hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn trong việc rèn luyện và phát 
triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh.
 - Đúc rút được một số kinh nghiệm nhằm rèn luyện và phát triển phẩm chất 
chăm chỉ cho học sinh THPT Cửa Lò 2.
 - Kết quả nghiên cứu đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho công tác giáo dục 
trong các trường phổ thông.
 5 + Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động trong công tác chủ nhiệm.
 1.1.3. Phẩm chất chăm chỉ trong chương trình phổ thông tổng thể 2018.
 Chương trình giáo dục trung học phổ thông tổng thể (Ban hành kèm theo Thông 
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người 
lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, 
khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn 
cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao 
động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách 
mạng công nghiệp mới.
 Theo đó, “chân dung” học sinh mới trong chương trình GDPT sẽ hội tụ đầy đủ 
“5 phẩm chất và 10 năng lực” do chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu ra. 
5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: Yêu nước, nhân ái, 
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
 Những phẩm chất và năng lực này sẽ hình thành chân dung người học sinh mới. 
Trên cơ sở đó, các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng 
lực, nguyện vọng của bản thân. Các em được rèn luyện thói quen và khả năng tự 
học, phát huy tiềm năng và kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.
 Trong 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành phẩm chất “Chăm chỉ” là một trong 
những phẩm chất đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông tổng 
thể theo Thông tư 30, Thông tư 22 (bổ sung sửa đổi). Đây là tiền đề để các em học 
tập và rèn luyện các môn học khác. Phẩm chất chăm chỉ theo chương trình phổ thông 
tổng thể đó là: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham 
gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những 
thành công lớn lao trong tương lai. Theo đó chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một 
việc nào đó để đạt được kết quả tốt nhất. Những người có đức tính chăm chỉ thì 
không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mới dừng 
lại. Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được giao phó cho dù phải 
mất nhiều thời gian. Họ không ngừng học hỏi, tìm tòi và rèn luyện đến khi đạt được 
kết quả tốt nhất. Người chăm chỉ thì cũng sẽ rất kiên trì. Kiên trì với những mục tiêu 
mà bản thân đã đề ra và cố gắng hết sức hết sức để hoàn thành nó.
 Biểu hiện của chăm học bao gồm:
 - Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách 
vở và thực tiễn.
 - Có ý thức học hỏi từ mọi người, từ cuộc sống, không ngừng hoàn thiện bản 
thân.
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
 - Có ý chí vượt khó khăn để học tập hiệu quả.
 7 bàn du lịch biển do đó đa số gia đình của các em đều làm nghề đánh bắt xa bờ. Nhiều 
phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó thác việc học tập 
và rèn luyện học sinh cho nhà trường. Một số gia đình coi trọng việc học tập kiến 
thức và kĩ năng, xem nhẹ việc hình thành năng lực, phẩm chất cho các em. Nhiều 
gia đình bố mẹ đi xuất khẩu lao động các em ở nhà với ông bà, cậu mựnên không 
được quan tâm, sát sao dễ bị bạn bè, thành phần xấu dụ dỗ, sa ngã. Học sinh nhiều 
em chưa nhận thức được việc học, chưa xác định được động cơ, mục tiêu học tập. 
Một số em không có khả năng tự học, chưa chăm học, chăm làm, chưa biết vận dụng 
kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn. Thái độ của nhiều học sinh đối với 
việc học thiếu nghiêm túc, không hứng thú, một số học sinh xem thường việc học tập 
và rèn luyện bản thân, ham chơi, nghiện game, thuốc lá điện tử, bạo lực học đường...
 Có nhiều giải pháp đã được đề cập đến trong những sáng kiến trước đây liên 
quan đến công tác chủ nhiệm bao gồm công tác chủ nhiệm HS lớp chọn, HS bình 
thường và HS cá biệt. Tuy nhiên giải pháp để gắn liền với việc góp phần hình thành 
và phát triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh chưa được chú trọng, vẫn còn tản 
mản, hời hợt, cảm tính và chưa mang tính xây dựng một cách hệ thống, toàn diện.
 1.2.2. Thực trạng lớp chủ nhiệm tại trường Trung học phổ thông Cửa Lò 2
 - Thuận lợi:
 Lớp 12D1 (Lớp cơ bản định hướng khoa học xã hội). Năm học 2021-2022 lớp 
12D1 sĩ số của lớp là 43 học sinh, trong đó có 22 học sinh nữ và 21 học sinh nam. Số 
học sinh nam, nữ không chênh lệch nhau nên rất thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt 
động tập thể cũng như phân công nhiệm vụ. Đa số các em hiền lành, ngoan ngoãn, 
hòa đồng và tích cực trong các hoạt động phong trào. Cán bộ lớp năng động, có trách 
nhiệm cao. Hội cha mẹ học sinh quan tâm, nhiệt tình trong các hoạt động của lớp.
 Lớp 10A3 (Lớp khối định hướng khoa học xã hội ). Năm học 2022-2023 sĩ số 
của lớp là 42 học sinh. Trong đó có 22 học sinh Nữ, 18 học sinh Nam. Cán bộ lớp 
tích cực, có trách nhiệm cao, nhiều em năng động, mạnh dạn, tự tin. Nhiều năng 
khiếu như thuyết trình, công nghệ thông tin, vẽ, hát, nhảy, thể dục thể thao
 Đa số các gia đình ít con nên việc học tập và rèn luyện của học sinh được phụ 
huynh quan tâm nhiều hơn. Nhiều phụ huynh là cán bộ công nhân viên chức nên 
cũng quan tâm đến việc học của con. Nhiều phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các hoạt 
động cũng như phong trào của lớp.
 - Khó khăn:
 Khó khăn chung của các lớp chủ nhiệm:
 Học sinh sống ở các phường, xã khác nhau về tập trung thành một lớp nên việc 
giáo viên chủ nhiệm gặp gỡ, trao đổi và thăm nhà học sinh gặp nhiều khó khăn. Điểm 
đầu vào thấp, nhiều em lười học, lười lao động, lười vệ sinh trực nhật, học đối phó, 
chưa có ý thức tự học, tự tìm hiểu, chuẩn bị bài ở nhà... nhiều em còn ham chơi, đua 
đòi sa vào game chưa chú tâm đến việc học.
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_ren_luyen_va_phat_trien_pham_chat_cham.docx
  • pdfHoàng thị Duyên, Trương Công Thắng, Trần Kim Oanh-THPT Cửa Lò-Chủ nhiệm.pdf