Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh

Như chúng ta đã biết, trong môi trường giáo dục muốn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cho học sinh thì không thể thiếu vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vị trí rất quan trọng, được ví là người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu buổi, những buổi lao động, những hoạt động chung,… Những lúc như thế này thầy trò càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lí về lớp học. 

Đặc biệt đối tượng học sinh lớp lớp đầu cấp, các em vừa mới bước từ cấp 1 lên cấp 2 trước môi trường mới, thầy cô mới, chương trình mới, quy định mới, cách học mới…Chắc chắn các em sẽ rất lung túng, bỡ ngỡ, có em còn sợ hãi. Bởi vậy giáo viên chủ nhiệm lớp lại cần phải tinh tế hơn, khéo léo hơn, tìm mọi cách để các em có thể hòa nhập với môi trường mới một cách nhanh nhất.

docx 20 trang Phúc Hảo 12/03/2024 84610
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO HỌC SINH”
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 
 Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 11 tháng 3 năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo hướng tới mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Linh12345@
 	Để thực hiện được mục tiêu đó thì cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành, đặc biệt trong nhà trường cần phải tạo được một môi trường học tập thân thiện, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về trí tuệ về tình yêu thương, mỗi lớp học là một gia đình nhỏ thực sự hạnh phúc
Như chúng ta đã biết, trong môi trường giáo dục muốn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cho học sinh thì không thể thiếu vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vị trí rất quan trọng, được ví là người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu buổi, những buổi lao động, những hoạt động chung, Những lúc như thế này thầy trò càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lí về lớp học. 
Đặc biệt đối tượng học sinh lớp lớp đầu cấp, các em vừa mới bước từ cấp 1 lên cấp 2 trước môi trường mới, thầy cô mới, chương trình mới, quy định mới, cách học mớiChắc chắn các em sẽ rất lung túng, bỡ ngỡ, có em còn sợ hãi. Bởi vậy giáo viên chủ nhiệm lớp lại cần phải tinh tế hơn, khéo léo hơn, tìm mọi cách để các em có thể hòa nhập với môi trường mới một cách nhanh nhất.
Với suy nghĩ lớp chủ nhiệm cũng như là gia đình, các em học sinh là các con của mình, tôi ý thức được tầm quan trọng của một gia đình hạnh phúc đối với sự phát triển của các con. Vì chỉ có ở trong một gia đình hạnh phúc các con mới có thể phát huy hết mọi năng lực và hình thành những phẩm chất tốt đẹp cần có. Tôi mạnh dạn tìm cách xây dựng một lớp học hạnh phúc cho các em lớp chủ nhiệm của mình. 
Chính vì vậy tôi chọn giải pháp “Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 6”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trẻ đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm.
Để có một trường học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. 
Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi chơi bằng học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Môi trường vận động an toàn khỏe khoắn, lành mạnh, phát triển để trẻ có thể học tập hạnh phúc. Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy cô cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. Tôn trọng giữa cô và đồng nghiệp, giữa ban giám hiệu, cô và trẻ.
Năm học 2020-2021 Tôi phụ trách là lớp 5 tuổi A4 với 39 trẻ, trẻ ở cùng một độ tuổi nên tôi luôn mong muốn mang lại cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn dạy trẻ có các kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin năng động, sáng tạo và thể hiện hết khả năng cuả mình trong các hoạt động học, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động vui chơi, đặc biệt là giáo dục trẻ có kỹ năng tự tin vào bản thân. Để thực hiện được mục tiêu đó, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình. Tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi: 
Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Hướng dẫn làm các tranh ảnh, mô hình thể hiện được một số góc trải nghiệm cần thiết cho trẻ để trẻ được thực hành, làm quen ở mọi lúc mọi nơi.
Là giáo viên nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp.Trẻ được phân chia học đúng theo độ tuổi, đi học chuyên cần, khỏe mạnh.
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học các lớp chuyên đề do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. 
- Là một ngôi trường có phòng học khang trang, đầy đủ để phục vụ trẻ học tập.
- Môi trường rộng rãi, thoáng mát. 
- Một số Phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng.
Hình ảnh: Lớp học 5TA4
* Khó khăn
- Số trẻ đông nên giáo viên gặp khó khăn trong việc bao quát trẻ.
- Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin.
- Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi	
- Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ.
- Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử.. Một số trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh
- Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại di động, xem ti vi nhiều như vậy các bậc phụ huynh đã vô tình biến con mình thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh dẫn đến một số trẻ bị tự kỉ
Thực tế qua khảo sát, đánh giá kết quả của trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi 
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2020-2021 tại lớp mình tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1 : Kết quả thực trạng
Nội dung
Tổng số trẻ
Mức độ % trên trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Trẻ chủ động tự tin giao tiếp với mọi người.
39
11
28
27
72
 Trẻ hiểu quy tắc xã hội, biết thể hiện tình cảm yêu thương, chia sẻ, với cô giáo và các bạn
39
10
25
29
75
 Trẻ tham gia các hoạt động tích cực hứng thú, yêu thích đến trường , lớp
39
15
38
24
62
(Bảng 1: Tháng 9/2020)
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường đẹp, thân thiện, an toàn
	Phối hợp xây dựng môi trường an toàn, đẹp và thân thiện đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho học sinh, nơi đó học sinh được bảo vệ, yêu thương, tôn trọng trong tập thể cũng như mỗi cá nhân, và được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình giáo dục học sinh. Học sinh được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, năng động, cởi mở, chủ động hơn trong mọi hoạt động.
	Những khu vực không an toàn cho học sinh trong nhà trường như: Cầu thang, nhà vệ sinh... tôi luôn dặn dò, nhắc nhở theo dõi chặt chẽ khi cho học sinh hoạt động.
Động viên, hướng dẫn, các em giữ vệ sinh cá nhân lớp và chung tay xây dựng trường xanh sạch đẹp mỗi ngày bằng các hoạt động vệ sinh thường xuyên, trang trí lớp học thân thiện...
Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường trồng cây xanh, chăm sóc thảm cỏ bồn hoa để cảnh quan nhà trường khang trang, đẹp hơn thu hút học sinh đến trường.
Hình ảnh: Lớp học hạnh phúc
2.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu và nắm rõ được đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh gia đình của học sinh.
Ngay vào đầu năm học giáo viên phải chủ động và nhanh chóng tìm hiểu về hoàn cảnh của từng em học sinh : nơi ở, truyền thống và hoàn cảnh gia đình, tâm sinh lí, sở thích, ngày tháng sinh đặc biệt là tên gọi ở nhà của các em mà người thân của các em hay gọi hằng ngày như: Mèo, Mon, Gấu, Cúnbằng cách thông qua việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cũ ở cấp dưới, thăm nhà học sinh, nói chuyện với gia đình những người hàng xóm xung quanh, đặc biệt là thông qua việc gần gũi, nói chuyện hằng ngày với các em. Những thời gian rảnh rỗi tôi thường ngồi nói chuyện với học sinh với một thái độ yêu thương, chân thành như hỏi các em về lớp học cũ, điều các em thích ở thầy cô, các em có mong muốn gì, ở nhà em thường làm gì, đi đâu kể cho cô nghe
Sau khi tìm hiểu tôi xây dựng hồ sơ riêng về học sinh và luôn mang theo mình. Trên cơ sở hiểu rõ từng em tôi sẽ định hướng những cách giáo dục riêng cho từng đối tượng tạo cho các em sự quan tâm, thấu hiểu từ đó các em sẽ tin tưởng vào giáo viên, cảm thấy an tâm, vui vẻ khi đến trường.
Hình ảnh : Trẻ chơi các góc
2.3. Biện pháp 3 : Điều chỉnh cách xưng hô từ cô – trò thành mẹ-con.
Thường mới lên đầu cấp các em vẫn quen với cách gọi của học sinh mầm non và Tiểu học, học sinh thường xưng “con”, hoặc xưng “cháu”. Qua theo dõi nắm bắt tôi nhận thấy cách xưng hô đó giúp tôi thân thiện, gần gũi với học sinh hơn, các em mến và quấn quýt lấy tôi thậm chí các em gọi tôi như gọi mẹ của mình bằng cái tên thân thương, mang đậm vùng miền núi “ mệ” mỗi khi chỉ mình tôi với học sinh. Trong những lần nói chuyện với các em tôi đã trao đổi với các em về cách xưng hô của tôi thì học sinh đều thích gọi như thế hơn.
Khi chỉ có tôi và học sinh chủ nhiệm tôi thường gọi các em bằng những cái tên thân thương mà bố mẹ hay gọi ở nhà: Mèo, Mon, Gấu, Cúnvà thường thêm đuôi cho những cái tên đó như: Mèo con ơi, Mon yêu, Gấu béo điều đó khiến các em rất thích thú và gần gũi với tôi nhiều hơn.
Trong khi giao tiếp với học sinh lớp 6 cần chú ý điều chỉnh cách xưng hô cho gần gũi phù hợp sẽ khiến cho các em cảm thấy vui và hạnh phúc, cũng nhận thấy các em ngoan hơn.
Hình ảnh: Trẻ vui chơi vườn cổ tích
2.4. Biện pháp 4. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và sự yêu thương.
Ở lứa tuổi này, trẻ thường rất tò mò, ham hiểu biết nên tôi luôn lưu tâm xây dựng nhiều hoạt động hướng tới nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
Trong các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với bạn, với cô. Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện; Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với cô và các bạn. Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi, với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tôi thực hiện từng bước, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận những phương pháp mới. Đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo. Tham gia vào phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường, tham gia vào hội giảng thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. 
Xây dựng mối quan hệ thân thiện là việc đầu tiên cần phải thực hiện ở một tập thể nhà trường, ban giám hiệu trường tôi là người đứng đầu trong nhà trường sống rất tình cảm, chan hòa, phân công nhiệm vụ rất chu đáo luôn yêu thương, tôn trọng GV. Cô là tấm gương để tôi học tập noi theo và biết cách tự hoàn thiện chính mình. Tôi luôn cởi mở, thân thiện, tạo được mối quan hệ đoàn kết với chị em. Quan tâm chia sẻ, học hỏi với nhau về chuyên môn cũng như gần gũi, giúp đỡ sẻ chia công việc, động viên với nhau mọi vấn đề trong cuộc sống, để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu, chia sẻ, tin tưởng, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của người giáo viên. 
Nghề giáo viên mầm non rất vất vả nhưng bù lại, chúng tôi có rất nhiều niềm vui. Vui vì được sống cùng những tâm hồn trẻ thơ, được chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Đó là niềm hạnh phúc giản dị của chúng tôi. Để lớp học hạnh phúc đối với trẻ mầm non: Trước tiên, giáo viên chúng tôi phải là những người có tâm, luôn coi trẻ như những đứa con của mình. Giáo viên là người mẹ khi chăm sóc trẻ, là người bạn khi học, khi chơi cùng trẻ. Làm được điều đó thì tôi tin chắc chắn,trẻ sẽ rất vui khi được đến lớp. 
u Hình ảnh: Trẻ hào hứng chuẩn bị nghỉ đón tết Nguyên Đán
Chúng tôi những người giáo viên mầm non cũng có nhiều áp lực Nhưng chỉ cần vững về chuyên môn, giàu tâm huyết thì những áp lực đó không phải là vấn đề lớn. Điều khiến chúng tôi luôn trăn trở và nặng lòng là áp lực từ phía phụ huynh. “Nhiều phụ huynh không hiểu nên thường có những lời nói khiến chúng tôi bị tổn thương. Không hiểu hết công việc của giáo viên nên có những phụ huynh xem chúng tôi như những bảo mẫu là những người bưng bô cho trẻ. Những lúc như vậy, tôi làm đủ mọi cách để xóa đi những hiểu lầm và nghi ngờ của phụ huynh. Bởi nếu sai tôi sẵn sàng lắng nghe để sửa đổi. Nhưng nếu tôi không sai cũng cần phụ huynh nhìn nhận sự việc cho đúng bản chất. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm lớp tôi đã gây được ấn tượng tốt đối với các bậc phụ huynh vì các cô luôn cời mở, chia sẻ về công việc, về gia đình, qua hành động chăm sóc dạy dỗ quan tâm chỉ bảo các con luôn đặt các con là trung tâm nên các bậc phụ huynh rất yên tâm chia sẻ và ủng hộ giúp đỡ các cô và các con ở lớp. Tâm nguyện lớn nhất của tôi là được các con học sinh yêu mến, phụ huynh tin tưởng và đồng nghiệp chỉa sẻ trên mọi lĩnh vực. Chính vì vậy tôi học cách lắng nghe vì nhờ đó tôi hiểu được các con, chăm sóc dạy dỗ các con có hiệu quả. Và quan trọng hơn cả, tôi đang học cách sống hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, học cách cảm nhận hạnh phúc từ những điều bình dị nhất những ánh mắt ngây thơ như biết nói của trẻ, hay một câu nói hồn nhiên “Cô ơi cô đang làm gì vậy”. Một biểu cảm yêu thương từ trẻ. “Hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ bé và bình dị chứ không phải là điều gì to tát, xa vời” tôi đã được nghe câu nói này của một cô trong chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”. Tôi xác định được ngoài việc tạo dựng mối quan hệ yêu thương hiểu biết lẫn nhau giữa cô và trò, giữa giáo viên với ban giám hiệu, giữa giáo viên với đồng nghiệp thì bản thân chúng tôi cũng phải không ngừng tự tìm tòi, tự bồi dưỡng chuyên môn để ngày càng có nhiều hoạt động tốt để thu hút được trẻ. Tôi tâm đắc của chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”. Khi xem mấy số sau tôi còn không kìm được cảm xúc của mình. Bản thân cô giáo thay đổi, học sinh sẽ thay đổi, bởi cô giáo hạnh phúc trẻ mới hạnh phúc và Lớp học mới “Trở thành một môi trường mang đến hạnh phúc cho trẻ” 
 2.5. Biện pháp 5: Giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ.
 Để trẻ sau này trở thành một người con ngoan, trò giỏi, có đạo đức tốt, biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người, trở thành một người con hiếu thảo với cha mẹ, ông bà thì hơn ai hết ở lứa tuổi này sự quan tâm, chia sẽ yêu thương trong môi trường gia đình và lớp học, trường học là vô cùng quan trọng, là nền tảng vững chắc để trẻ trở thành một con người có nhân cách tốt trong tương lai.
Trong các hoạt động học tôi luôn tìm tòi những câu truyện, bài thơ có tính giáo dục cao về tình yêu thương, chia sẻ phù hợp với từng chủ đề. Qua đó tôi lồng giáo dục trẻ tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình. Biết yêu thương giúp đỡ những người già yếu, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, biết yêu thương chăm sóc những con vật gần gũi..
Ví dụ : Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn, Ba cô gái, Bầy chim thiên nga, Bông hoa cúc trắng, Tích chuHay những bài thơ như : Thương ông, Làm anh, Tình bạn
Ví dụ: Thông qua họat động âm nhạc tôi dạy trẻ những bài hát thể hiện tình cảm yêu thương như: Cả nhà thương nhau, gia đình nhỏ hạnh phúc to, em yêu cô giáo em, Bà ơi bà,
Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên sưu tầm những bài ca dao, đồng dao hay để đọc cho trẻ nghe để lồng giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ một cách nhẹ nhàng, thường xuyên, giúp những tâm hồn ngây thơ của các con nuôi dưỡng những tình cảm quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
Bằng phương pháp dạy học mới sử dụng giáo án điện tử với các hình ảnh sống động, hấp dẫn gây hứng thú đối với trẻ, kích thích trẻ chủ động khám phá tìm tòi. Giáo viên luôn coi trẻ là trung tâm để trẻ được chủ động trong việc học tập và lĩnh hội kiến thức.
Trong hoạt động ăn, ngủ cũng là thời điểm để giáo dục sự quan tâm chia sẻ đối với trẻ, trong giờ ăn tôi luôn tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất, ăn ngon miệng, khi ăn không nói chuyện, ăn không rơi vãi, phải biết ơn các bác nông dân mới làm ra được hạt gạo.
Mỗi tháng tôi thường trao đổi cùng với những gia đình có trẻ sinh nhật trong tháng đó phối hợp với phụ huynh tổ chức sinh nhật cho trẻ tại lớp. Khi được sinh nhật trẻ rất thích thú, các bạn không phải ngày sinh nhật của mình cũng rất vui vì được chuẩn bị sinh nhật cho bạn cùng cô, sau mỗi buổi như vậy trẻ lớp tôi đã biết quan tâm đến bạn nhiều hơn, đặc biệt là biết quan tâm đến bạn có hoàn cảnh khó khăn. Từ những việc làm tưởng chừng như bình thường này nhưng nếu được làm thường xuyên thì tôi đã nhận thấy sự thay đổi đáng kể, trẻ lớp tôi biết yêu thương, quan tâm đến bạn hơn, biết giúp đỡ nhau trong học tập vui chơi, trẻ không tranh giành đồ chơi hay cãi nhau, đánh nhau như trước nữa. Biết hỏi thăm cô giáo vì sao hôm nay bạn nghỉ học? Bạn ốm như thế nào cô? Chỉ như vậy thôi là một người giáo viên như tôi đã cảm thấy hạnh phúc rồi. 
Hình ảnh: Tổ chức sinh nhật cho trẻ
2.6. Biện pháp 6: Đảm bảo An toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi
Lớp học hạnh phúc là gì? Là môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, nói không với bạo lực, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ đều được sống trong tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Mỗi ngày đến trường cô và trò đều trong tâm thế vui tươi, thoải mái.
Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần”. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi. Các cô luôn chú ý bao quát trẻ khi trẻ ra khám phá hoạt động ngoài trời hay giao lưu tập thể các lớp trong khối cũng như giao lưu toàn trường luôn được đảm bảo. Có những hoạt động chúng tôi chia trẻ theo nhóm và có hoạt đông các con tham gia cả lớp nhưng vẫn được đảm bảo an toàn 100 %. Luôn đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu. Tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn ngây nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng nơi quy định. 
Hình ảnh : Khu nhà vệ sinh luôn sạch sẽ
- Giúp trẻ tìm hiểu về dịch bệnh viêm đường hô hấp ( Covid 19). Do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, nhà trường đã chỉ đạo tới các lớp tuyên truyền phòng chống dịch tới phụ huynh và học sinh theo khẩu hiệu 5K. Bên cạnh đó là quy tắc 5 ngón tay để giúp trẻ hiểu thêm về bạo lực tình dục trong xã hội hiện nay.
ơ
Hình ảnh: Tuyên truyền Thôg điệp 5K, quy tắc 5 ngón tay cho trẻ
Đấy là an toàn về thể chất còn an toàn về tinh thần thì sao. An toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời. Chính vì vậy trẻ phải có một tâm thế gọi là vui mừng, phấn khởi nhất và cảm nhận thấy vui

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_c.docx