SKKN Giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018

SKKN Giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Phẩm chất nhân ái là yếu tố không thể thiếu để hình thành nhân cách con người. Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giáo dục.

Nhân ái là yêu thương con người, lòng nhân ái có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và là một tiêu chí hàng đầu để định giá con người. Lòng nhân ái là cơ sở không thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo; là sợi dây bền chắc, thiêng liêng kết nối con người... Lòng nhân ái là một phẩm chất tốt đẹp, cao quý, cần phải được bồi đắp, gìn giữ.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: “Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm ...”. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phẩm chất nhân ái là một trong năm phẩm chất cốt lõi cần hình thành cho học sinh bao gồm: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực và Trách nhiệm.

Ngày 26/12/2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT - BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó định hướng hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh; giúp học sinh nâng cao hiểu biết về nhân ái trong xã hội góp phần củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức đã được học ở trên lớp; có thái độ đúng đắn trước những vấn đề nhân ái sau khi ra trường bước vào cuộc sống, biết chịu trách nghiệm về những hành vi của bản thân, biết tự hoàn thiện. Như vậy việc tổ chức các hoạt động thông qua giáo dục phẩm chất nhân ái là rất cần thiết. Hoạt động giáo dục phẩm chất nhân ái là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.

Tại trường THPT Thanh Chương 3, giáo dục lòng nhân ái luôn được nhà trường quan tâm chỉ đạo và người chịu trách nhiệm chính trong thực hiện là các giáo viên chủ nhiệm lớp. Đó là hoạt động giáo dục do nhà trường định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể hiện các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm để trải qua thành tri thức mới, kỹ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và sự nghiệp tương lai. Giáo viên chủ nhiệm là người lập kế hoạch cụ thể, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp mình chủ nhiệm, xây dựng nội dung để tổ chức các hoạt động dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp; là lực lượng chủ đạo có vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh.

docx 39 trang Thu Kiều 26/09/2024 731
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Phẩm chất nhân ái là yếu tố không thể thiếu để hình thành nhân cách con 
người. Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và 
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện 
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện rõ quan điểm chỉ 
đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu 
sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm của 
quá trình giáo dục.
 Nhân ái là yêu thương con người, lòng nhân ái có vai trò đặc biệt quan trọng 
trong đời sống và là một tiêu chí hàng đầu để định giá con người. Lòng nhân ái 
là cơ sở không thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo; là sợi dây 
bền chắc, thiêng liêng kết nối con người... Lòng nhân ái là một phẩm chất tốt đẹp, 
cao quý, cần phải được bồi đắp, gìn giữ.
 Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: “Giáo dục thế hệ 
trẻ yêu quê hương, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức 
làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa 
học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm 
tốn, dũng cảm ...”. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phẩm chất nhân ái là 
một trong năm phẩm chất cốt lõi cần hình thành cho học sinh bao gồm: Yêu nước, 
Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực và Trách nhiệm.
 Ngày 26/12/2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 
số 32/2018/TT - BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó định 
hướng hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh; giúp học sinh nâng cao hiểu biết 
về nhân ái trong xã hội góp phần củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức đã được 
học ở trên lớp; có thái độ đúng đắn trước những vấn đề nhân ái sau khi ra trường 
bước vào cuộc sống, biết chịu trách nghiệm về những hành vi của bản thân, biết tự 
hoàn thiện. Như vậy việc tổ chức các hoạt động thông qua giáo dục phẩm chất 
nhân ái là rất cần thiết. Hoạt động giáo dục phẩm chất nhân ái là hoạt động giáo 
dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
 Tại trường THPT Thanh Chương 3, giáo dục lòng nhân ái luôn được nhà 
trường quan tâm chỉ đạo và người chịu trách nhiệm chính trong thực hiện là các 
giáo viên chủ nhiệm lớp. Đó là hoạt động giáo dục do nhà trường định hướng, thiết 
kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể hiện các 
cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến 
thức, kỹ năng, phẩm chất của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao 
hoặc giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội 
phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm để trải qua 
thành tri thức mới, kỹ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng
 1 - Nghiên cứu nội dung chương trình giáo dục trung học phổ thông để xác định 
nội dung tiến hành hoạt động học tập. Đề xuất một số hình thức và biện pháp tổ 
chức hoạt động học tập sáng tạo cho học sinh trong giáo dục lòng nhân ái ở trường 
trung học phổ thông.
 - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 - Nghiên cứu áp dụng đối với học sinh tại Trường THPT Thanh Chương 3 và 
các trường THPT lân cận trên địa bàn huyện Thanh Chương.
 - Phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm liên hệ kết hợp với các 
phương pháp giáo dục khác.
 - Nội dung nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xây dựng phương pháp trải nghiệm 
liên hệ trong giáo dục lòng nhân ái cho học sinh.
 4. Giới hạn của đề tài:
 - Giúp phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh THPT thông qua công tác 
chủ nhiệm lớp
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu dựa trên tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp liên hệ 
thực tiễn giáo dục lòng nhân ái thông qua một số nội dung hoạt động thực tiễn
 - Nghiên cứu thông qua kinh nghiệm giảng dạy chủ nhiệm lớp cấp THPT 
trong nhiều năm và kinh nghiệm thực tiễn trong trong nhiều năm .
 - Lập bảng liệt kê nội dung giáo dục lòng nhân ái, có thể khai thác từ nhiều 
nguồn khác nhau trong chương trình giáo dục 2018.
 - Phương pháp thu thập thông tin, liên hệ, thử nghiệm trong các nội dung giáo 
dục hoạt động trải nghiệm.
 - Thiết kế nội dung phải có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều tình huống 
khác nhau, nhưng đều đạt được mục tiêu giáo dục lòng nhân ái .
 PHẦN B. NỘI DUNG
 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
 1. Quan điểm truyền thống
 Theo từ Hán Việt, “nhân” là chỉ người, còn “ái” là yêu. Vậy lòng nhân ái là 
tình yêu thương giữa người với người, sự quan tâm, giúp đỡ mà không cần đền 
đáp. Mở rộng ra chính là tình đồng bào, đoàn kết dân tộc. Lòng nhân ái thể hiện 
cho nét đẹp tâm hồn của mỗi con người.
 3 Tư tưởng nhân ái, nhân văn Hồ Chí Minh là cội nguồn sức mạnh của nhân 
dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam; góp phần quan trọng trong việc giáo dục lòng 
nhân ái, tính hướng thiện làm lan tỏa các giá trị nhân đạo trong các tầng lớp nhân 
dân. Học tập Bác, chúng ta cần sống vì mọi người, luôn nêu cao tinh thần tương 
thân tương ái, “mình vì mọi người” bằng nhữnh hành động, việc làm cụ thể. Lòng 
nhân ái, nghĩa đồng bào đã trở thành giá trị tinh thần trong văn hóa truyền thống 
của dân tộc Việt Nam, thấm sâu trong các quan hệ từ gia đình đến xóm làng và 
cộng đồng xã hội Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nó 
đã tạo nên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam.
 3. Phẩm chất nhân ái trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
 Trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho 
học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách 
nhiệm. Trong đó, lòng nhân ái là yêu quý mọi người. Tôn trọng danh dự sức khỏe 
và cuộc sống riêng tư của người khác. Phản đối cái ác, cái xấu, biết quan tâm chia 
sẻ khó khăn giúp đỡ mọi người; tích cực tham gia các hoạt động từ thiện và phục 
vụ cộng đồng. Đồng thời nhân ái còn là sự tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người; 
Đó là tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân, tôn trọng sự đa 
dạng về văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam; cảm thông sẵn 
sàng chia sẻ giúp đỡ mọi người.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN 
CỨU
 1. Cơ sở thực tiễn.
 Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và không ngừng phát triển, đời sống 
vật chất và tinh thần của mỗi người dân ngày được nâng cao. Tuy nhiên trong bối 
cảnh của nền kinh tế thị trường năng động những mặt trái của nó như lối sống thực 
dụng, tôn sùng vật chất và đồng tiền hơn cả nghĩa tình đang phá vỡ dần những 
mối quan hệ đẹp giàu lòng nhân ái trong xã hội chúng ta, làm xói mòn những 
chuẩn mực về đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một số học sinh có 
biểu hiện lối sống ích kỉ chỉ thích hưởng thụ và đòi hỏi ở cha mẹ quá nhiều về tiền 
bạc, vật chất giảm sút tình nghĩa gia đình. Lòng hiếu thảo, sự ham mê trong học 
tập, tình nghĩa thầy trò, tình bạn,.là điều khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, 
lo lắng. Vì vậy việc giáo dục đạo đức trong mỗi học sinh là một vấn đề cần thiết 
không chỉ trong nhà trường, gia đình và toàn xã hội.
 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm, trước hết để giáo dục lòng nhân ái, tính tự 
học cho học sinh, bản thân mỗi nhà giáo phải là những người có lòng nhân ái biểu 
hiện ở tư cách của người thầy, ở sự tận tâm trong công việc chuyên môn và trong 
công tác chủ nhiệm lớp, ở tấm lòng độ lượng khoan dung và sự thông cảm sâu sắc 
với mỗi học sinh. Để giáo dục học sinh lòng nhân ái thì người thầy phải tỏ rõ năng 
lực chuyên môn của mình. Thầy không giỏi, không chịu rèn luyện chuyên môn thì
 5 đạo đức, vô lễ với giáo viên, sa sút về học lực và đặc biệt nghiêm trọng đó là tình 
trạng bạo lực học đường ngày càng xảy ra nhiều ở cả học sinh nam và nữ.
 CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO 
DỤC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM 
 CHẤT NHÂN ÁI CHO HỌC SINH
 1. Lập kế hoạch
 1.1. Coi trọng công tác giáo dục tư tưởng đạo đức của học sinh ngay từ 
đầu năm học.
 - Mục đích:
 Để giáo dục lòng nhân ái cho các em học sinh thì điều đầu tiên là bản thân 
thầy cô phải là người luôn yêu thương các em, coi các em học sinh như con em 
mình, phải luôn làm gương cho các em. Phải để cho các em thấy được chính các 
em được yêu thương, được bao bọc, thấy được ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của 
các em, thầy cô là người cha người mẹ thứ hai của các em dưới mái ấm gia đình 
của mình. Chúng tôi luôn quan niệm: “thấu hiểu để yêu thương” trong công tác chủ 
nhiệm. Vì mỗi con người sinh ra đều có những mặt tốt, mặt xấu, mỗi người sinh ra 
đều có tư duy và cá tính khác nhau, mỗi người sẽ có thế mạnh và hạn chế khác 
nhau. Mỗi một thầy cô chúng ta cần phải định hướng đúng, phát huy những thế 
mạnh các em, hạn chế những điểm yếu. Để cho các em được hoàn thiện về nhân 
cách, có thể thể hiện mình, chứng tỏ mình với mọi người, các em thấy được mỗi 
một cá nhân trong tập thể đều có cơ hội như nhau, đều được bình đẳng, được yêu 
thương với nhau, tạo nên một tập thể đoàn kết. Thầy cô là người tạo động lực, là 
người truyền cảm hứng cho các em. Đó là sự yêu thương một cách đúng mực, tạo 
sự tin tưởng và các em cũng thấy được sự tự tin để các em khẳng định bản thân.Từ 
đó, các em sẽ đạt được những mục tiêu cho mình trong việc học và xác định đúng 
hướng cho cuộc đời mình, từ đó sẽ mang lại niềm hạnh phúc cho các em.
 - Cách thức thực hiện 
 Hoạt động 1:
 Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên cần tiến hành tìm hiểu, nắm bắt 
thông tin về đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm qua các kênh thông tin khác nhau: 
Điều tra qua học bạ năm học trước của học sinh, qua giáo viên chủ nhiệm cũ; lập 
phiếu điều tra các thông tin cá nhân; tiến hành phân loại học sinh
 Sự phân loại và các thông tin trên là căn cứ để lựa chọn học sinh có năng lực, 
nhiệt tình vào Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn; đồng thời cũng là cơ sở để 
đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
 Hoạt động 2:
 Tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh ngay từ đầu năm thông qua phiếu điều tra.
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_giao_duc_trong_cong_tac.docx
  • pdfPhạm Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Mai, Lê Văn Hưng - Trường THPT Thanh Chương 3 - Chủ nhiệm.pdf