Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú

Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trúTrường tiểu học Khương Thượng – Quận Đống Đa là trường đầu tiên trong quận được xây dựng là trường học 2 buổi/ ngày và có bán trú.
Công tác bán trú là một hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường. Ngoài việc dạy chữ cho học sinh, các thầy cô giáo còn có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, chăm lo việc ăn trưa và quà chiều cho học sinh để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh, giúp phụ huynh yên tâm công tác khi có nơi gửi con tin cậy.
Học sinh được ăn ngủ trưa tại trường sẽ giúp các em đỡ phải đi lại nhiều, có thời gian vui chơi và sức khoẻ tốt để học buổi chiều. 
Xuất phát từ đặc điểm của trường tiểu học Khương Thượng: Thừa khoảng 10 giáo viên nên Ban giám hiệu nhà trường phân công 1 số giáo viên dạy ở các khối 2,3, 4 dạy chung 2 cô / một lớp. Một cô dạy ca sáng, một cô dạy ca chiều và buổi trưa cùng trông bán trú để thu nhập lương của các cô trong trường tương đương nhau. 
doc 40 trang Mai Loan 24/11/2023 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lí bán trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
 Trang
	A. Phần mở đầu	2
	I. Lí do chọn đề tài	2
	II. Mục đích, yêu cầu	4
	III. Đối tượng nghiên cứu	4
	IV. Phương pháp nghiên cứu	5
	B. Phần nội dung	6
	I. Cơ sở thực tiễn lí luận để giải quyết đề tài	6
	II. Đặc điểm tình hình nhà trường	6
	III. Phân công các bộ phận làm bán trú	10
	 1. Ban chỉ đạo bán trú	10
	 2. Phân công trực bán trú	10
	 3. Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu	10
	 4. Nhiệm vụ của người trực bán trú	11
	 5. Mức đóng tiền ăn	15
	 6. Cán bộ y tế	15
	 7. Bộ phận tài vụ	16
	 8. Nhân viên nhà bếp	16
	 9. Ký hợp đồng với người bán lương thực, thực phẩm	17
	 10. Hợp đồng với người trông trưa	18
	 11. Kho	18
	 12. Bảo vệ tài sản bán trú	19
	III. Những kết quả đạt được trong công tác bán trú	20
	 1. Về sĩ số	20
	 2. Về sức khoẻ	21
	 3. Cơ sở vật chất	22
	 4. Kết quả về đạo đức và học tập của học sinh qua các năm học	23
	 5. Thu nhập của giáo viên và nhân viên trông bán trú	26
	 6. Các đợt kiểm tra	27
	Kết luận	28
	Phụ lục về công tác bán trú	30
	Tài liệu tham khảo	40
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
Trường tiểu học Khương Thượng – Quận Đống Đa là trường đầu tiên trong quận được xây dựng là trường học 2 buổi/ ngày và có bán trú.
Công tác bán trú là một hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường. Ngoài việc dạy chữ cho học sinh, các thầy cô giáo còn có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, chăm lo việc ăn trưa và quà chiều cho học sinh để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh, giúp phụ huynh yên tâm công tác khi có nơi gửi con tin cậy.
Học sinh được ăn ngủ trưa tại trường sẽ giúp các em đỡ phải đi lại nhiều, có thời gian vui chơi và sức khoẻ tốt để học buổi chiều. 
Xuất phát từ đặc điểm của trường tiểu học Khương Thượng: Thừa khoảng 10 giáo viên nên Ban giám hiệu nhà trường phân công 1 số giáo viên dạy ở các khối 2,3, 4 dạy chung 2 cô / một lớp. Một cô dạy ca sáng, một cô dạy ca chiều và buổi trưa cùng trông bán trú để thu nhập lương của các cô trong trường tương đương nhau. 
Từ cương vị làm thầy: “ Nghề cao quí trong các nghề cao quí”, công việc chính là đứng trên bục giảng, làm việc trí óc, nay là người kiêm phục vụ, làm thêm việc chia cơm canh, xách nước, lo cho học sinh ăn ngủ. Làm thế nào để làm tốt được công tác bán trú ............ đó là điều mà Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm.
Việc tổ chức cho học sinh ăn ngủ trưa tại trường là một việc rất quan trọng vì các cháu học cả ngày nếu việc ăn ngủ buổi trưa không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tiếp buổi chiều của học sinh. Chính vì vậy, công tác quản lý bán trú ở trường tiểu học cũng là một công tác quan trọng trong các hoạt động của nhà trường. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Vai trò của ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo quản lý bán trú” để thực hiện tốt được lời Bác Hồ đã căn dặn: 
“ Vì lợi ích 10 năm trồng cây
Vì lợi ích 100 năm trồng người”.
Qua đề tài này tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thành và áp dụng có hiệu quả trong công tác bán trú ở trường tiểu học.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
II.Mục đích - Yêu cầu:
Mục đích:
Tổ chức bán trú cho học sinh để tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh yên tâm công tác.
Giáo dục học sinh có nếp sống hoà đồng trong sinh hoạt tập thể. Biết tự lao động phục vụ cho bản thân những việc vừa sức như: Đánh răng, xúc miệng, lấy gối, chăn, chiếu khi đi ngủ và gấp cất đi sau khi dùng xong.
Tạo thêm việc làm cho đội ngũ giáo viên để họ tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Có biện pháp tổ chức công tác bán trú thật tốt, gây uy tín cho phụ huynh học sinh.
Yêu cầu:
Nhà trường chỉ nhận những học sinh có đơn tự nguyện tham gia bán trú của cha mẹ học sinh.
Có cán bộ y tế có chuyên môn, quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ của các cháu.
Nhà trường thường xuyên bổ sung thêm cơ sở vật chất, tăng cường nhân viên nấu ăn có chuyên môn, có nội qui đầy đủ để công tác bán trú ngày càng tốt hơn.
Đảm bảo tốt công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, tuyệt đối không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc.
Có thực đơn các bữa ăn chính và quà chiều đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, hợp lý và khoa học. Có thay đổi theo mùa.
Đảm bảo thu, chi đúng qui định, tài chính công khai hàng ngày, hàng tháng, quí và năm.
III.Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về tình hình sức khoẻ và học tập đối với 1000 học sinh bán trú của trường tiểu học Khương Thượng – Quận Đống Đa.
IV.Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết:
Hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.
( Công văn số 4334 CV/ GD – TC ngày 28 – 5 – 1998).
Chỉ thị số 08/ 1999/ CT- TTg ngày 15 – 04 – 1999 về việc “ Tăng cường công tác bảo đảm chất lượng VSATTP”.
Các nội qui của công tác bán trú.
Các yêu cầu vệ sinh cho bếp ăn trong trường học.
Các chế độ ăn uống đối với học sinh tiểu học.
Cách đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Các chế độ thu, chi phục vụ cho công tác bán trú.
Thực tế:
Theo dõi tình hình thực tế của học sinh bán trú qua các bữa ăn trưa và quà chiều.
Theo dõi tình hình sức khoẻ của học sinh bán trú qua các đợt khám sức khoẻ định kỳ đầu năm học và cuối năm.
Đánh giá chất lượng về đạo đức và học tập của học sinh cuối học kỳ 1, học kỳ 2 và cả năm qua 6 năm học từ: 2001 – 2002, 2002 – 2--3 đến 2003 – 2004.
Phần nội dung
I.Cơ sở lý luận thực tiễn để giải quyết đề tài:
Thành ngữ có câu: “ Ăn vóc học hay”, vì vậy học sinh phải ăn tốt, có sức vóc mới đủ sức khoẻ để học hay và làm được nhiều việc khác.
Ngoài việc giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy ở trên lớp để học sinh tiếp thu bài tốt còn kết hợp dạy học sinh “ Học ăn” là cả một bộ môn khoa học.
Việc học sinh ở lại ăn trưa, ngủ trưa và vui chơi ở trường suốt thời gian buổi trưa ( 3 tiếng ) đã rèn cho học sinh tính tập thể, nếp kỷ luật khi ăn, ngủ và gắn bó với tổ ấm là lớp học của mình – hình thành nhiều kỷ niệm tốt đẹp dưới mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của mình. Nơi đây các thầy cô giáo thực sự là: “Người mẹ hiền”.
Với thời gian ngoài giờ học, học sinh bộc lộ rất rõ cá tính của mình. Qua đó giáo viên có thể nắm bắt và giáo dục đạo đức cho học sinh.
	 Công tác bán trú rất phù hợp với xu thế thời đại, đất nước đang trong thời kỳ đổi mới: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bố mẹ các cháu đi làm suốt ngày, nhà không có ông bà chăm sóc nên rất cần gửi các cháu cả ngày ở trường để yên tâm công tác.
II. Đặc điểm tình hình nhà trường:
Cơ sở vật chất:
Thuận lợi:
	Trường tiểu học Khương Thượng được tách riêng cơ sở vật chất với trường THCS Khương Thượng từ năm 1998, được thành phố đầu tư xây dựng trên 5 tỷ đồng. Trường gồm 26 lớp học và các phòng hiệu bộ. Trường có 1 nhà ăn rộng 300 m2 đủ chỗ cho khoảng 500 học sinh ăn cùng một lúc. Bếp ăn tuy nhỏ nhưng đảm bảo một chiều, rất hợp vệ sinh. 
Bếp ăn của nhà trường có tủ cơm ga, nấu được khoảng 1000 xuất ăn và 5 bếp ga công nghiệp để chế biến thức ăn. Ngoài ra còn có bếp than để đun nước uống cho học sinh.
Trường có cơ sở vật chất tốt: Nhà ăn rộng chưa được khoảng 500 em ăn cùng một lúc. Nhà ăn có đủ bàn ghế, quạt mát, ánh sáng và sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng, sạch sẽ. Nhà bếp có đủ tiêu chuẩn bếp một chiều: Từ khu tập kết thực phẩm tươi sống, nguyên liệu khu vực sơ chế ( nhặt rau, thái thịt ..... )
 khu vực nấu, chế biến ( làm chín ) khu vực bảo quản thức ăn chín
 chia thức ăn cho học sinh các lớp phòng ăn các lớp. 
Nhà trường có chế độ vệ sinh định kỳ diệt ruồi, muỗi, gián, chuột là những vật trung gian truyền bệnh và gây ô nhiễm thực phẩm.
Có đủ nguồn nước sạch và bảo quản tốt về vệ sinh và an toàn. Bể chứa nước có nắp, khoá và được cọ rửa theo định kỳ. 
Các cô phục vụ nấu ăn có chuyên môn tốt đó là những điều kiện rất thuận lợi cho công tác bán trú của nhà trường.
Có bàn i nốc để chế biến thức ăn. Có thớt thái thịt sống, thit chín riêng.
Đội ngũ các cô nấu ăn có kinh nghiệm, thường xuyên đổi món theo mùa để các cháu ăn ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có 6 xe đẩy đưa cơm, thức ăn đến các lớp ăn tại lớp.
Nhà ăn thường xuyên được tổng vệ sinh, lau sàn nhà, cửa sổ..........Có đủ ánh sáng , có 8 quạt trần và nhiều quạt treo tường để học sinh đủ mát khi ăn cơm vào mùa hè.
Mỗi lớp có 1 giá khăn mặt dài 1 mét với 3 tầng phơi rộng rãi. Mỗi lớp học có 1 bình nước lọc chứa từ 8 – 10 lít nước. Hàng ngày các cô trông bán trú mang nước vào từng lớp phục vụ các cháu sau giờ ăn.
Các đồng chí tham gia công tác bán trú có đủ trang phục như: Quần áo đồng phục, ủng, găng tay, khẩu trang...........Nhân viên phục vụ mặc đồng phục thường xuyên trong quá trình làm việc. Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, thuận tiện cho làm việc. Vệ sinh cá nhân của nhân viên phục vụ: Đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn, rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến và sau khi đại tiểu tiện.
	Có trạn úp bát bằng I – nox chứa được 1000 bát, có lưới che kín để tránh ruồi muỗi bay vào. Có tủ đựng thìa và xoong nồi để phòng chuột bò vào gây bệnh.
	Mỗi năm nhà trường tổ chức khám sức khoẻ cho các đồng chí trông bán trú 1 lần. Mời y tế quận Đống Đa và Viện dinh dưỡng về trao đổi kinh nghiệm công tác chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, cách chế biến món ăn cho ngon miệng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua học tập, trình độ tay nghề của đội ngũ nhà bếp và phục vụ bán trú ngày càng tốt hơn.
	Nhà trường thường xuyên bổ sung thêm chăn, chiếu, gối cho các lớp bán trú. Hàng tuần các cô bán trú giặt gối, khăn mặt, đánh rửa cốc uống nước cho học sinh. Cuối mùa đông, nhà trường tổ chức giặt chăn len, chiếu cho tất cả các lớp và đóng gói cất trong kho để mùa đông có chăn sạch dùng.
	Có hợp đồng lao động với những người làm bán trú đầy đủ. Những cô trực tiếp chế biến thức ăn đã được học về vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm vững trách nhiệm, nhiệm vụ về vị trí làm việc của mình. Có sức khoẻ tốt để làm việc. Đã được khám sức khoẻ trước khi vào làm việc ở trường. Sau đó nhà trường tiếp tục tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và xét nghiệm phân tìm vi khuẩn đường ruột gây bệnh 1 năm / lần theo luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã qui định. Các bệnh cần khám định kỳ theo quyết định 505/ BYT – QĐ ngày 13/4/1992 của Bộ y tế bao gồm: Lao, kiết lỵ, ỉa chảy, tả, thương hàn, viêm gan siêu vi trùng, viêm mũi họng có mủ, các bệnh ngoài da.
	Vào đầu năm học, nhà trường có hợp đồng mua thịt, cá, rau ... với các đơn vị đáng tin cậy. Biết rõ nguồn gốc, địa chỉ nơi cung cấp thực phẩm. Có ký kết hợp đồng trách nhiệm bằng văn bản về chất lượng mặt hàng thực phẩm cung cấp như: Thịt, cá, tôm, rau, đậu, trứng....... Thịt các loại phải qua thú y kiểm tra. Các đồ hộp, thực phẩm bao gói, đóng chai phải xem kỹ nhãn mác ( tên sản phẩm, ngày sản xuất, đăng kỹ chất lượng, hạn sử dụng.......). 
	Nhà trường tuyệt đối không dùng các loại phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp vào chế biến nấu nướng mà không có trong danh mục Bộ y tế cho phép ( QĐ - 867 QĐ - BYT ). Không dùng loại thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt loại ngũ cốc, hạt có dầu ( đậu, lạc ) ........ Vì nếu mốc sẽ bị nhiễm độc tố vi nấm gây hại cho sức khoẻ.
	Có hợp đồng với 1 cô y tế của phường Trung Tự cùng với Ban giám hiệu nhà trường giám sát về vệ sinh, an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ học sinh. Giải quyết những trường hợp học sinh đau ốm nhẹ. Cháu nào bị ốm nặng, y tế nhà trường cùng với các cô giáo sẽ đưa các cháu đến bệnh viện để cấp cứu và báo cho gia đình biết để cùng phối hợp kịp thời. 
	Sau mỗi buổi trông trưa có ghi sổ bàn giao công tác bán trú để cô trông và cô chủ nhiệm đều nắm được tình hình của lớp.
	Hàng ngày, nhà trường thường xuyên lưu nghiệm thức ăn: Sau khi chế biến, trước khi ăn mỗi món đều phải để lại một lượng nhất định( từ 50 – 100 gam tuỳ từng loại ) cho vào tủ lạnh để xét nghiệm khi cần thiết. Thời gian lưu nghiệm 24 giờ đối với mỗi loại thức ăn và mỗi bữa ăn.
	Tổng số học sinh bán trú năm học sau tăng hơn năm học trước: Năm 1998 chỉ có 600 em, năm 1999 có 750 em, đến năm 2004 đã tăng lên đến 990 em.
	Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều gia đình có nguyện vọng cho con học bán trú vì họ rất yên tâm khi có cả một tập thể lãnh đạo theo dõi, kiểm tra mà mức thu lại vừa phải.
	Phương thức phục vụ của nhà trường là: Coi học sinh như con em của mình, đảm bảo cho các em được ăn đủ chất và ngon miệng, ngủ ngon giấc để đảm bảo sức khoẻ học buổi thứ hai được tốt, giữ uy tín với phụ huynh học sinh.
Khó khăn:
Nhà ăn còn nhỏ nên một nửa số học sinh bán trú phải ăn ở tại lớp. Giáo 
viên trông trưa phải mang cơm lên lớp. Lớp được tổng vệ sinh thường xuyên nhưng vẫn chưa thật sạch.
Trình độ nghiệp vụ của các đồng chí nhà bếp còn hạn chế, 80% có bằng 
sơ cấp nấu ăn trở lên. Cần có kỹ thuật viên trung cấp để công tác chế biến món ăn phong phú hơn.
Các cô trông trưa chưa được đào tạo quy lát, chỉ học hỏi lẫn nhau để có 
kinh nghiệm làm bán trú.
	Đồ dùng phục vụ công tác bán trú chưa thật đầy đủ.
	Tập huấn về công tác bán trú của trung tâm y tế Quận và sở y tế Hà Nội còn ít.
III. Phân công các bộ phận làm bán trú.
Ban chỉ đạo công tác bán trú
Ban giám hiệu đã thành lập một ban chỉ đạo công tác bán trú gồm:
Đ/c Nguyễn Xuân Lan – Hiệu trưởng: Phụ trách chung
Đ/c Văn Thị Đức – Phó hiệu trưởng: Phụ trách trực tiếp bán trú và khối 1,2,3.
Đ/c Đặng Thanh Huyền – Phó hiệu trưởng: Phụ trách bán trú khối 4, 5
Đ/c Nguyễn Hồng Dung – Kế toán: Quyết toán thu chi về bán trú.
Đ/c Tạ Cẩm Vân – Thủ quĩ: Thu và trả tiền ăn bán trú hàng tháng của học sinh toàn trường.
Đ/c Nguyễn Thị Khang – CTCĐ: Thủ kho. Hàng ngày nhận hàng và xuất 
các mặt hàng cùng với người trực bán trú. Cuối tháng quyết toán cùng với Ban giám hiệu và thanh tra trường.
Các đồng chí trong ban chấp hành công đoàn và thanh tra nhà trường 
 (4 đ/ c): Mỗi tuần 1 buổi thay phiên nhau trực vào ngày thứ sáu hàng tuần.
	1 đ/ c cán bộ y tế hàng ngày cùng với người trực kiểm tra an toàn thực 
phẩm và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.
Phân công trực bán trú:
Thứ hai: Đ/c Đặng Thanh Huyền – Phó hiệu trưởng
Thứ ba: Đ/c Nguyễn Hồng Dung – Kế toán
Thứ tư: Đ/c Văn Thị Đức – Phó hiệu trưởng
Thứ năm: Đ/c Tạ Cẩm Vân – Thủ quĩ
Thứ sáu: 1 đ/ c công đoàn hoặc thanh tra thay phiên nhau trực.
Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu:
Ban giám hiệu chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công tác bán trú.
Ban giám hiệu truyền đạt đầy đủ các công văn chỉ đạo về công tác bán trú 
của cấp trên đến các đồng chí tham gia bán trú để cùng thực hiện.
Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra bữa ăn, giấc ngủ 
và quà chiều của học sinh bán trú.
Ban giám hiệu lên kế hoạch chỉ đạo, phân công các đồng chí tham gia 
công tác bán trú hợp lí, thực hiện đúng chế độ hội họp định kì. Có khen ,chê kịp thời và theo từng học kỳ, cả năm học.
Ban giám hiệu cùng công đoàn ký hợp đồng mua lương thực, thực phẩm. 
Thường xuyên theo dõi giá cả trên thị trường để yêu cầu bên B chỉnh giá hợp lí. (Phạm vi điều chỉnh ít nhất 1/ 2 tháng)
Nhiệm vụ của người trực bán trú.
Mỗi ngày người trực bán trú sẽ theo dõi bán trú từ A -> Z (Từ khâu xuất
gạo, nhập thực phẩm, chế biến ...). Có vấn đề gì người trực hôm đó phải chịu trách nhiệm, báo cáo Ban giám hiệu để kịp thời tìm biện pháp giải quyết.
	Kiểm tra học sinh ngủ hàng ngày xem các cô có chuẩn bị đủ cho các cháu: gối, chăn, chiếu không. Chăn , chiếu, gối phải thường xuyên được giặt giũ và phơi để đảm bảo vệ sinh, tránh bệnh ngoài da cho các cháu. Các đồng chí trực bán trú ngày nào sẽ có trách nhiệm ghi vào sổ trực ngày đó toàn bộ tình hình bán trú của ngày đó. Việc gì cần góp ý sẽ trao đổi trực tiếp với cô trông và ghi sổ trực, nếu cần báo cáo ngay cho Ban giám hiệu để kịp thời giải quyết.
	Việc nhập lương thực, thực phẩm hàng ngày đều có sổ theo dõi và 3 người chứng kiến ký vào sổ: đó là thủ kho, người trực và người bán.
	Nhà trường phân công một giáo viên dự trữ kiêm nhiệm công tác bán trú, người đó có nhiệm vụ:
	+ Đầu giờ học lấy sĩ số ăn bán trú các lớp (có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm). Cháu nào bị ốm cần ăn cháo báo ngay để nhà bếp nấu cháo thịt cho các cháu.
	+ Lên bảng công khai tài chính hàng ngày ở nhà ăn. Trường có bảng công khai tài chính hàng ngày ghi bữa ăn trưa và quà chiều cho học sinh bán trú như: Số lượng lương thực, thực phẩm; giá tiền từng loại thức ăn và tổng số tiền hàng ngày ... để tất cả các giáo viên cùng giám sát. Kế toán vào sổ theo dõi và quyết toán hàng tháng theo đúng nguyên tắc tài chính.
Ví dụ: Bảng công khai tài chính thứ sáu ngày 1 – 4 – 2005.
Người trực: Nguyễn Thanh Hà - Công đoàn.
Tổng số học sinh ăn: 939 học sinh; ăn cháo: 9 học sinh.
TT
Tên hàng
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Gạo xuân
Thịt nạc vai
Cá hồng
Ruốc thịt lợn
Dầu rán
Rau muống
Hành khô
Bột nêm
Đường kính
Bánh bim bim
Chất đốt
Nước rửa bát
 4.500 đ
 34.000 đ
 33.000 đ/ kg
105.000 đ/ kg
 13.800 đ/ lít
 120 đ/ mớ
 8.000 đ/ kg
 29.500 đ/ kg
 7.000 đ / kg
 900 đ/ gói
 200 đ/ 1 hs
 7.500 đ/ chai
 98 kg
 1 kg
 50 kg
 9 kg
 10 lít
 80 mớ
 1 kg
 1 kg
 1 kg
939 gói
939 hs
 1 chai
 441.000 đ
 34.000 đ
1.650.000 đ
 945.000 đ
 138.000 đ
 96.000 đ
 8.000 đ
 29.500 đ
 7.000 đ
 850.000 đ
 187.800 đ
 7.500 đ
Tổng cộng: 4.414.800 đồng
	+ Trường có bảng thực đơn thay đổi theo mùa, định trước các món ăn của từng ngày. Bữa ăn chính gồm có: Món canh, thịt hoặc cá hoặc món xào. Quà chiều có: Hoa quả hoặc nước ngọt hoặc bánh và sữa các loại.
Ví dụ: Thực đơn hàng ngày của tuần từ 28 – 3 đến 1 – 4 – 2005
Thứ - Ngày – Người trực
Bữa ăn trưa
Quà chiều
Thứ hai ngày 28 – 3
Đặng Thanh Huyền – HP
Thịt rim, lạc rang mặn.
Canh rau bắp cải thịt nạc
Bánh xu kem
Thứ ba ngày 29 – 3
Nguyễn Hồng Dung – KT
Thịt bò xào xu xu. Khoai tây rán. Canh thịt cà chua.
Dưa hấu
Thứ tư ngày 30 – 3
Văn Thị Đức – HP
Thịt gà Pháp rim, giò lụa.
Canh bí đao, xương gà hầm.
Sữa tươi NESTLE
Thứ năm ngày 31 – 3
Tạ Cẩm Vân – Thủ quĩ
Đậu phụ rán, xốt cà chua.
Thịt nạc xay rim.
 Canh chua rau mùng tơi
Kem Caramen. 
Thứ sáu ngày 1- 4 – 2005
Nguyễn Thanh Hà - CĐ
Cá hồng rán, xốt cà chua.
Ruốc thịtt lợn. Canh rau muống.
Bánh bim bim.
	Ngoài ra, nhà trường cũng rất quan tâm đến học sinh ốm, ăn kiêng để có món ăn thích hợp cho các em. Nhà trường thường xuyên có ruốc thịt nạc để những cháu ăn kiêng ăn và có cháo cho những cháu ốm. Qua 1 thời gian làm bán trú chúng tôi nhận thấy: Đa số học sinh dễ ăn, nhà bếp cho ăn món nào cũng ăn hết. Một số cháu có 1 vài món ăn cũng ăn được nhưng không thích lắm nên hay bỏ và đặc biệt có 1 ít cháu ( đa số là lớp 1, lớp 2) chỉ ăn món này mà không ăn món kia.
 Ví dụ: Có cháu chỉ ăn ruốc không ăn cá. Có cháu chỉ ăn thịt gà không ăn giò. Có cháu không chịu ăn rau............ nên các cháu hay vứt bỏ thức ăn mình không thích hoặc súc đổ thức ăn sang cho bạn hoặc bỏ thừa......... 
Để khắc phục tình trạng này, Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu các cô giáo cần tìm hiểu kỹ khẩu vị của từng cháu và giải thích cho các cháu hiểu được ích lợi của việc ăn đủ chất có lợi cho sức khoẻ và học tập như thế nào. Nhưng cháu nào béo quá thì cô không nên ép các cháu ăn nhiều thịt mà động viên để các cháu tăng cường ăn rau, đậu và cá. Chỉ bằng lời nói nhẹ nhàng nhưng các cô giáo trông trưa đã giúp học sinh hiểu được những kiến thức bổ ích về khoa học, về sức khoẻ và các cháu tiếp thu một cách dễ dàng. Từ đó nhiều cháu đã ăn đủ các món ăn và sức khoẻ tốt lên trông thấy. 
Để các cháu ăn được hết tiêu chuẩn của mình, các cô trông bán trú đã đề ra một số yêu cầu trong bữa ăn như sau:
Ăn hết nửa bát cơm mới được chan canh để luyện cho học sinh ăn chậm, nhai 
kỹ.
Hạn chế tối đa chan canh khi ăn cá vì rất tanh, ăn mất ngon.
Các cháu không biết ăn 1 số món phải tập dần để tiến tới ăn được tất cả các 
món mà nhà bếp chế biến cho khoẻ người.
Trước khi đưa bát cơm cho cô chan canh phải nhấc thìa ra, cầm lên tay vì nếu 
chan ngập thìa rất mất vệ sinh.
Cháu nào béo cần giảm cân cho ăn bớt cơm, tăng rau và canh. 
Nồi canh bao giờ cô cũng để trên bàn, giữa dãy bàn ăn của lớp và quản lý 
chặt, tránh bỏng học sinh.
Giáo dục học sinh không vừa ăn ừa nói chuyện, hạn chế việc thưa mách trong 
khi ăn rất mất vệ sinh.
Muốn bỏ thừa cơm phải xin phép cô và nói rõ lý do.
Những việc làm trên tưởng nhỏ nhưng đối với học sinh tiểu học rấ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_ban_giam_hieu_trong_cong_t.doc