SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ

Trong cuộc sống, bất kì bậc cha mẹ nào cũng luôn mong muốn sinh ra những đứa con bình thường, khỏe mạnh về cả thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, cuộc đời đầy rẫy những bất ngờ, éo le, ngang trái, khiến không ít bậc sinh thành phải ngậm ngùi, đau đớn khi con mình khiếm khuyết. Nhưng không vì thế mà cha mẹ hay xã hội bỏ rơi các em, ngược lại, chúng ta đang ngày càng nỗ lực rút ngắn khoảng cách giữa trẻ em khuyết tật với cuộc sống, nhằm xóa bỏ sự tự ti, mặc cảm của HS khuyết tật về bản thân mình. Và giáo dục chính là con đường hữu hiệu nhất, là giải pháp tối ưu nhất cho nỗ lực này. Kể từ đầu những năm 1990, Nhà nước đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục. Cho đến nay, trẻ khuyết tật không chỉ được hưởng nhiều hơn những đãi ngộ về kinh tế mà còn có cơ hội hòa nhập cộng đồng qua những chính sách giáo dục nhân ái.

Tuy nhiên, tại các trường THPT, việc giáo dục HS khuyết tật còn nhiều vướng mắc, nhiều khó khăn, thậm chí còn bị xem nhẹ, chưa thực sự được giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy cũng như BGH và các cấp chính quyền quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy bản thân giáo viên THPT không được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng giáo dục trẻ khuyết tật, thiếu kinh nghiệm nên thường né tránh dạy học hay giáo dục lớp có HS hòa nhập. Chưa kể đến những áp lực của chương trình mới, của nhiều tiêu chí thi đua, nhiều hoạt động phong trào,... khiến giáo viên buộc phải chọn lựa ưu tiên chất lượng đại trà mà bỏ rơi hoặc quan tâm chưa thật sát sao với HS hòa nhập, khiến các em lạc lõng, bị tách biệt, cô lập. Bên cạnh đó, năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế trong điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập; cơ sở vật chất còn thiếu thốn; chính sách ưu đãi cho giáo viên chưa có; nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đúng đắn, còn phó mặc cho trường học;... cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong công tác giáo dục HS hòa nhập hiện nay.

Tại trường THPT Tân Kỳ hằng năm vẫn luôn đón nhận các HS hòa nhập. Dù số lượng HS hòa nhập không nhiều nhưng sự đa dạng của đối tượng vẫn khiến giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy gặp nhiều khó khăn, trở ngại. GV không chỉ quan tâm tới khả năng nhận thức, học tập mà còn phải chú ý quan sát, nhận biết cả những biến đổi về tâm lí, tình cảm, những mối quan hệ của HS khuyết tật để có được những phương pháp, cách thức xử lí phù hợp, tinh tế. Điều đó đòi hỏi GV phải có sự nhạy cảm, quan tâm chân thành, yêu thương và những giải pháp chuyên biệt, linh hoạt trong giáo dục HS hòa nhập. Trên thực tế, không nhiều GV ở trường THPT Tân Kỳ làm được điều này. Và giáo dục hòa nhập cộng đồng tại trường vẫn chỉ thực hiện trên lí thuyết nên không đạt được mục tiêu cũng như ý nghĩa thực sự của hoạt động này.

docx 72 trang Thu Kiều 26/09/2024 1310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT TÂN KỲ
 SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
 GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH
 KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG THPT TÂN KỲ
 LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 Tên tác giả: Trần Lương Oanh
 Trần Thị Thanh Nga 
 Lê Thị Tình
 Tổ bộ môn: Tổ Văn-Ngoại, Tổ Xã hội 
 Số điện thoại: 0948286345
 NGHỆ AN- 2023
 1 MỤC LỤC Trang
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đóng góp mới của đề tài 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Đối tượng nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC 4
 SINH KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 4
1.1.1.1. Học sinh khuyết tật 4
1.1.1.2. Giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật 6
1.1.2. Vai trò của GVCN trong công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết 
 8
 tật
1.1.2.1. Vai trò của GVCN trong trường phổ thông 8
1.1.2.2. Vai trò của GVCN trong công tác giáo dục hòa nhập cho HS 
khuyết tật 9
1.2. Cơ sở thực tiễn 9
1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH 11 3
KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 2.3.4.3. Xây dựng lớp học thân thiện thông qua việc hình thành và phát 
 39
triển các câu lạc bộ
2.3.4.4. Xây dựng lớp học thân thiện thông qua các hoạt động trải nghiệm 41
2.3.5. Phối hợp với các lực lượng khác trong việc giáo dục hòa nhập cho 
 45
học sinh khuyết tật
2.3.5.1. Phối hợp với giáo viên bộ môn 45
2.3.5.2. Phối hợp với Ban giám hiệu và các tổ chức khác trong nhà trường 46
2.3.5.3. Phối hợp với phụ huynh học sinh 47
2.3.5.4. Phối hợp với các tổ chức ngoài xã hội 48
2.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài “Một số giải pháp 
nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở 49
trường THPT Tân Kỳ”
2.4.1. Mục đích khảo sát 49
2.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 49
2.4.2.1. Nội dung khảo sát 49
2.4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 49
2.4.3. Đối tượng khảo sát 50
2.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 50
2.4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 50
2.4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 52
Chương III: Kết quả đạt được 54
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
1. Kết luận. 57
2. Một số kiến nghị 57
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 5 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong cuộc sống, bất kì bậc cha mẹ nào cũng luôn mong muốn sinh ra 
những đứa con bình thường, khỏe mạnh về cả thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, cuộc 
đời đầy rẫy những bất ngờ, éo le, ngang trái, khiến không ít bậc sinh thành phải 
ngậm ngùi, đau đớn khi con mình khiếm khuyết. Nhưng không vì thế mà cha mẹ 
hay xã hội bỏ rơi các em, ngược lại, chúng ta đang ngày càng nỗ lực rút ngắn 
khoảng cách giữa trẻ em khuyết tật với cuộc sống, nhằm xóa bỏ sự tự ti, mặc cảm 
của HS khuyết tật về bản thân mình. Và giáo dục chính là con đường hữu hiệu 
nhất, là giải pháp tối ưu nhất cho nỗ lực này. Kể từ đầu những năm 1990, Nhà 
nước đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm trẻ khuyết tật được tiếp 
cận giáo dục. Cho đến nay, trẻ khuyết tật không chỉ được hưởng nhiều hơn những 
đãi ngộ về kinh tế mà còn có cơ hội hòa nhập cộng đồng qua những chính sách 
giáo dục nhân ái.
 Tuy nhiên, tại các trường THPT, việc giáo dục HS khuyết tật còn nhiều 
vướng mắc, nhiều khó khăn, thậm chí còn bị xem nhẹ, chưa thực sự được giáo viên 
chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy cũng như BGH và các cấp chính quyền quan tâm 
đúng mức. Thực tế cho thấy bản thân giáo viên THPT không được trang bị đầy đủ 
kiến thức và kĩ năng giáo dục trẻ khuyết tật, thiếu kinh nghiệm nên thường né 
tránh dạy học hay giáo dục lớp có HS hòa nhập. Chưa kể đến những áp lực của 
chương trình mới, của nhiều tiêu chí thi đua, nhiều hoạt động phong trào,... khiến 
giáo viên buộc phải chọn lựa ưu tiên chất lượng đại trà mà bỏ rơi hoặc quan tâm 
chưa thật sát sao với HS hòa nhập, khiến các em lạc lõng, bị tách biệt, cô lập. Bên 
cạnh đó, năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế trong điều hành, chỉ đạo, tổ chức 
thực hiện giáo dục hòa nhập; cơ sở vật chất còn thiếu thốn; chính sách ưu đãi cho 
giáo viên chưa có; nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đúng đắn, còn phó mặc 
cho trường học;... cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong 
công tác giáo dục HS hòa nhập hiện nay.
 Tại trường THPT Tân Kỳ hằng năm vẫn luôn đón nhận các HS hòa nhập. 
Dù số lượng HS hòa nhập không nhiều nhưng sự đa dạng của đối tượng vẫn khiến 
giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy gặp nhiều khó khăn, trở ngại. GV không chỉ 
quan tâm tới khả năng nhận thức, học tập mà còn phải chú ý quan sát, nhận biết cả 
những biến đổi về tâm lí, tình cảm, những mối quan hệ của HS khuyết tật để có 
được những phương pháp, cách thức xử lí phù hợp, tinh tế. Điều đó đòi hỏi GV 
phải có sự nhạy cảm, quan tâm chân thành, yêu thương và những giải pháp 
chuyên biệt, linh hoạt trong giáo dục HS hòa nhập. Trên thực tế, không nhiều GV 
ở trường THPT Tân Kỳ làm được điều này. Và giáo dục hòa nhập cộng đồng tại 
trường vẫn chỉ thực hiện trên lí thuyết nên không đạt được mục tiêu cũng như ý 
nghĩa thực sự của hoạt động này.
 1 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
 Học sinh hòa nhập, học sinh bình thường của hai lớp C4K56 và lớp 
C11K56 trường THPT Tân Kỳ niên khóa 2020 – 2023.
 Cán bộ giáo viên và một số tổ chức trong trường THPT Tân Kỳ. Công tác 
 chủ nhiệm lớp ở trường THPT Tân Kỳ.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2020 – 2021 đến năm học 2022 – 2023.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận: thu thập thông tin, tra cứu tài liệu.
- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, đánh giá.
- Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp.
- Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
 3 Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người 
khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan. Theo quy định 
tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 
01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau:
 “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể 
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh 
hoạt, học tập gặp khó khăn”.
 Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như: Người khuyết tật là nhóm 
thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất; 
Người khuyết tật có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm 
bảo vệ người khuyết tật.
 Học sinh khuyết tật:
 Khái niệm HS khuyết tật được hiểu là những HS có những khiếm khuyết về 
cấu trúc cơ thể, bị suy giảm về các chức năng của bản thân, bị hạn chế các khả năng 
hoạt động, khó khăn trong quá trình sinh hoạt, lao động, vui chơi, học tập, dẫn đến 
gặp khó khăn nhất định và không thể theo được chương trình giáo dục phổ thông 
nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục – dạy họcvà những trang 
thiết bị trợ giúp cần thiết.
 Ở Việt Nam hiện nay có 6 dạng khuyết tật như sau:
 Khuyết tật thính giác (HS khiếm thính): là những HS mất khả năng hoặc suy 
giảm khả năng phát triển về giao tiếp, khó nghe người đối diện nói chuyện.
 Khuyết tật vận động: Là những HS bị tổn thương các cơ quan vận động như 
chân, tay, xương, , khiến HS gặp khó khăn trong việc đi lại, cầm nắm, trong việc 
thực hiện các tư thế nằm, ngồi.
 Khuyết tật thị giác (HS khiếm thị): Là những HS bị suy giảm hoặc mất đi khả 
năng nhìn, HS có thể không nhìn rõ sự vật hoặc bị mù.
 Khuyết tật trí tuệ: Là những HS bị suy giảm khả năng nhận thức, không thể 
thích nghi được với những hoạt động của xã hội. Những HS này có chỉ số IQ quá 
thấp, nhận thức kém và khó có thể chữa trị được.
 Khuyết tật ngôn ngữ: Là những HS bị dị tật ở những cơ quan tiếp nhận ngôn 
ngữ thuộc vùng não, bị tổn thương bộ phận phát âm, khó có thể nói thành câu rõ 
ràng.
 Đa tật: Là những HS bị mắc nhiều hơn một khuyết tật.
 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS bị khuyết tật, trong đó cơ bản 
là các nguyên nhân sau:
 Trước khi sinh: Trong giai đoạn mang thai, khi mẹ bị cúm, ốm hoặc bị nhiễm 
độc, bị nhiễm các bệnh di truyền gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Hoặc Trước
 5 Hình thức dạy học chuyên biệt (special instruction) là hình thức dạy học 
cho cùng một đối tượng trẻ khuyết tật ở cùng một trình độ nhận thức và có thể ở 
cùng hoặc không cùng độ tuổi trong cùng một lớp học thậm chí là trường dành 
riêng cho từng đối tượng trẻ khuyết tật.
 Hình thức dạy học hội nhập (intergrated instructions) là hình thức dạy học 
dành riêng cho một số trẻ khuyết tật có khả năng vừa học theo hình thức chuyên 
biệt, vừa có khả năng học theo hình thức hoà nhập. Dạy học hội nhập được xuất 
hiện trong thời kỳ chuyển giao giữa hai hình thức từ dạy học chuyên biệt sang dạy 
học hoà nhập khi chưa có sự hiểu biết một cách đầy đủ về dạy học hoà nhập. Giai 
đoạn này được diễn ra mạnh mẽ từ những năm 1980 đến những năm đầu thập kỷ 
90 của thế kỷ XX và đến nay thì hình thức dạy học này vẫn còn tồn tại khá phổ 
biến.
 Hình thức dạy học hoà nhập (inclusive instructions) là hình thức dạy học 
hiện phổ biết nhất trên thế giới và Việt Nam.
 Khái niệm và ý nghĩa của giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật ?
 “Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục 
chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục” (Thông 
tư 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 quy định về giáo dục hòa nhập đối với 
người khuyết tật).
 Như vậy giáo dục hòa nhập có nghĩa là để thực hiện các chính sách giúp đỡ 
người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ 
có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng 
hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập HS khuyết tật và bình thường trong 
cùng một lớp học. Điều này mang lại cho HS khuyết tật cơ hội gia nhập cuộc sống 
bằng việc lĩnh hội những kinh nghiệm từ những bạn bè bình thường đồng trang 
lứa, đồng thời cũng đem đến cho HS bình thường có hội học tập và phát triển 
thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè 
khuyết tật. Như vậy chúng ta có thể hiểu là “hòa nhập” không chỉ mang lại lợi ích 
cho HS khuyết tật mà còn cho HS bình thường. Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập 
cho cả hai đối tượng.
 Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên được tiếp đón ân cần dạy 
cho HS khuyết tật có những nhu cầu đặc biệt, tính tự lực và giúp các em nắm vững 
những kỹ năng mới. Đối với một số HS, đó có thể là lần đầu tiên trong đời các em 
được mong đợi và khuyến khích làm những điều có thể làm cho bản thân. Làm 
việc và vui chơi với những HS khác khuyết khích HS khuyết tật phấn đấu để đạt 
được những thành tích lớn hơn. Do đó các em sẽ phát triển được ý thức về cái tôi 
khoẻ mạnh và tích cực. Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, HS 
khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mình có. Vì 
vậy, việc học tập trong một lớp hòa nhập với HS bình thường giúp cho HS khuyết
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_hoa_nhap.docx
  • pdfTrần Lương Oanh, Trần Thị Thanh Nga, Lê Thị Tình- THPT Tân Kỳ- Chủ nhiệm.pdf