SKKN Một số giải pháp quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THCS Trần Mai Ninh Thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THCS Trần Mai Ninh Thành phố Thanh Hóa

 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ra Nghị quyết số 29 về "Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Trong Nghị quyết nêu rõ "Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân" cho người học.

 Thành ủy Thành phố Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 10- CT/TU ngày 06 tháng 8 năm 2014 "Về nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cộng đồng trong cán bộ, đảng viên và người dân thành phố" đã "xác định rõ việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống chính trị để góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân". Các em học sinh THCS - những chủ nhân tương lai của thành phố, của đất nước không thể không có tri thức về pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật!

 Tuyên truyền tri thức pháp luật, giáo dục ý thức công dân cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục toàn diện. Trong xu hướng toàn cầu hoá diễn ra trên mọi mặt đời sống xã hội hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với không ít thách thức của thời đại mà một trong những thách thức lớn nhất chính là vấn đề về đạo đức và lối sống, là ý thức tôn trọng pháp luật của mọi người.

 

doc 22 trang thuychi01 23655
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THCS Trần Mai Ninh Thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
QUẢN LÝ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS TRẦN MAI NINH THÀNH PHỐ THANH HÓA
 Người thực hiện: Lê Thị Nga
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Mai Ninh 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2018
Mục lục
Mục
Đề mục
Trang
Mục lục
1
1
Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
3
1.5
Những điểm mới của SKKN
3
2
Nội dung SKKN
4
2.1 
Cơ sở lí luận của công tác quản lí tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho HS ở trường THCS
4
2.2 
Thực trạng công tác quản lí TT,GDPL cho HS ở trường THCS Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hóa.
7
2.3 
Một số giải pháp quản lý công tác TT,GDPL cho HS trường THCS Trần Mai Ninh, TP Thanh Hoá 
10
2.4 
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
17
3
Kết luận, kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
 	1.1 Lí do chọn đề tài: 
	Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ra Nghị quyết số 29 về "Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Trong Nghị quyết nêu rõ "Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân" cho người học. 
	Thành ủy Thành phố Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 10- CT/TU ngày 06 tháng 8 năm 2014 "Về nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cộng đồng trong cán bộ, đảng viên và người dân thành phố" đã "xác định rõ việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống chính trị để góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân". Các em học sinh THCS - những chủ nhân tương lai của thành phố, của đất nước không thể không có tri thức về pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật! 
	Tuyên truyền tri thức pháp luật, giáo dục ý thức công dân cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục toàn diện. Trong xu hướng toàn cầu hoá diễn ra trên mọi mặt đời sống xã hội hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với không ít thách thức của thời đại mà một trong những thách thức lớn nhất chính là vấn đề về đạo đức và lối sống, là ý thức tôn trọng pháp luật của mọi người. 
	Học sinh THCS đang ở trong độ tuổi vị thành niên, tâm sinh lý có sự biến đổi mạnh mẽ, rất nhạy cảm, thích cái mới nhưng chưa đủ tri thức và bản lĩnh nên dễ bị ảnh hưởng của các tác động tiêu cực trong đời sống xã hội nhất là sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường. Thực tế những năm gần đây cho thấy những vi phạm về Luật giao thông, tệ nạn xã hội, gây thương tích cho người khác... đã xuất hiện nhiều ở lứa tuổi vị thành niên. Một trong những lý do dẫn tới sự vi phạm của các em là ý thức kém, thiếu kiến thức về Luật, đua đòi theo bạn bè...Vì vậy hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và quản lý công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho HS THCS là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết. Để làm được điều này cần có sự vào cuộc của cả "hệ thống chính trị", đặc biệt là các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo trong trường học. 
	Trường THCS Trần Mai Ninh thành phố Thanh Hóa là ngôi trường có truyền thống dạy tốt, học tốt. Đại bộ phận học sinh ngoan, học giỏi. Tuy nhiên phần lớn các em chỉ chú tâm vào việc học. Những kiến thức về xã hội, về cuộc sống và thiên nhiên còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên chỉ chú trọng dạy kiến thức mà chưa thật sự chú ý tới việc giáo dục kỹ năng sống, lối sống, đặc biệt là những tri thức pháp luật cho học sinh. Do đó ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ của công của các em chưa cao; vẫn còn hiện tượng vi phạm Luật giao 
thông, vi phạm Nội quy của nhà trường. 
 Từ thực tiễn ấy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THCS Trần Mai Ninh Thành phố Thanh Hóa” với mong muốn góp một tiếng nói khiêm tốn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, tạo ra những lớp công dân mới có lối sống đẹp, có tri thức và tình cảm pháp luật để xây dựng "Đô thị văn minh, công dân thân thiện", xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
	Tìm kiếm giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường học. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật cho học sinh góp phần vào việc "Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện" ở thành phố Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường THCS Trần Mai Ninh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Trong khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
	- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
	Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh bằng hoạt động cụ thể như: Phối hợp với Hội cựu chiến binh của phường Ba Đình làm tốt công tác an ninh trật tự tại cổng trường; phối hợp với Hội đồng PHPB giáo dục pháp luật của thành phố Thanh Hóa để tổ chức cho học sinh được nghe nói chuyện về Pháp luật, công tác an toàn giao thông, bạo lực học đường...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của công tác quản lí tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho HS ở trường THCS.
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Pháp luật, tuyên truyền, giáo dục, giáo dục pháp luật
2.1.1.1.1. Pháp luật
	Theo Giáo trình Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, bài "Pháp luật và hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam" do PGS, TS Trịnh Đức Thảo biên soạn và chỉnh sửa thì "Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự của xã hội.
	Pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) là hệ thống những quy tắc xử sự chung do Nhà nước XHCN ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của Nhà nước, trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của Nhà nước nhằm xây dựng chế độ XHCN". 
2.1.1.1.2. Tuyên truyền
	Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. (Từ điển Tiếng Việt) 
 Tuyên truyền theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra.
	 Tuyên truyền pháp luật góp phần củng cố những tri thức được học trong chương trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định. Tuyên truyền pháp luật trong nhà trường giúp người học tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ hơn, thấm sâu hơn, vượt qua rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản.
2.1.1.1.3 Giáo dục
	Giáo dục được hiểu như là một quá trình sư phạm tổng thể: là hoạt động có kế hoạch, có nội dung, bằng các phương pháp khoa học trong các cơ sở GD đến HS nhằm phát triển đức, trí, thể, mỹ 
2.1.1.1.4. Giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật (GDPL) là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của nhà giáo dục và yếu tố tự GD của người học để trang bị cho HS tri thức pháp luật. Từ đó hình thành ở các em ý thức tôn trọng pháp luật để khi trưởng thành sẽ là những công dân "sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật". 
Theo Ths. Phạm Thị Kim Dung - Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, thì "Giáo dục pháp luật là giáo dục về những giá trị cao đẹp, giáo dục cách xử sự vì lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích xã hội và lợi ích của mỗi con người. Suy cho cùng giáo dục pháp luật là tạo lập, rèn dũa và mài sáng cái tâm, cái đức trong mỗi con người Việt Nam". 
2.1.1.1.5. Vai trò của tuyên truyền, giáo dục pháp luật (TT,GDPL):
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là kênh dẫn pháp luật đến với xã hội, với đời sống hàng ngày của mỗi công dân, tạo nên môi trường sống cho pháp luật. Trong môi trường này pháp luật từng bước được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là cơ sở bước đầu để hình thành lòng tin pháp luật, hình thành cảm xúc pháp luật và hành vi phù hợp pháp luật ở mỗi cá nhân con người - đây chính là các yếu tố cơ bản của quá trình hình thành ý thức pháp luật, ý thức công dân.
Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã chỉ rõ “phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng”, giáo dục đạo đức.
Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng, trong đó có học sinh, sinh viên - những công dân trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện của con người Việt Nam, giáo dục pháp luật là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. 
2.1.1.2. Quản lí, Quản lí TT,GDPL 
2.1.1.2.1. Quản lí
	Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Quản lý có một số chức năng cơ bản sau: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. 
 2.1.1.2.2. Quản lí tuyên truyền, giáo dục pháp luật (TT,GDPL)
	 Quản lý TT,GDPL là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động TT,GDPL đạt kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất.
2.1.2. Công tác quản lí TT,GDPL cho HS THCS
2.1.2.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức TT, GDPL cho HS THCS
2.1.2.1.1. Mục tiêu TT, GDPL cho HS THCS
Mục tiêu TT,GDPL cho HS THCS là nhằm giúp các em có những hiểu biết, nhận thức cơ bản về pháp luật; nhận biết hành vi tích cực được làm, được khích lệ, động viên; các hành vi tiêu cực, bị pháp luật nghiêm cấm, các hành vi vi phạm pháp luật bị xã hội lên án; cách phòng ngừa để không còn bị vi phạm...Từ đó nâng cao ý thức tự giác, xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc tuân thủ pháp luật để trở thành một công dân tốt, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
2.1.2.1.2. Nội dung TT,GDPL cho HS THCS
Nội dung TT,GDPL cho học sinh THCS bao gồm:
	- Các Chỉ thị, Nghị quyết, công văn của Đảng (những nội dung có liên quan tới học sinh như: Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy "Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020"; Chỉ thị 10- CT/TU ngày 06 tháng 8 năm 2014 "Về nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cộng đồng trong cán bộ, đảng viên và người dân thành phố" của Ban thường vụ Thành ủy TP Thanh Hóa)
- Các nội dung trong văn bản Luật của nhà nước
- Các nội dung trong quy định của Ngành Giáo dục&Đào tạo, của tỉnh và thành phố 
2.1.2.1.3. Phương pháp TT,GDPL cho HS THCS
Có các phương pháp cơ bản sau: PP đàm thoại; PP nêu gương; PP đóng vai; PP trò chơi; PP dự án
2.1.2.1.4. Hình thức TT,GDPL cho HS THCS
Có nhiều hình thức TT,GDPL nhưng nhìn chung có thể chia làm ba loại:
+ TT,GDPL thông qua các môn học, đặc biệt là môn GDCD
+ TT,GDPL thông qua HĐGDNGLL
+ TT,GDPL thông qua sách, báo, tranh ảnh
2.1.2.2. Mục tiêu, nội dung quản lí công tác TT,GDPL cho HS THCS
2.1.2.2.1. Mục tiêu quản lí công tác TT,GDPL cho HS THCS
	Mục tiêu quản lý công tác TT,GDPL cho HS THCS là làm cho quá trình TT,GDPL tác động đến người học được đúng hướng, phù hợp với các chuẩn mực XH, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia TT,GDPL cho HS. Trên cơ sở đó trang bị cho HS tri thức PL, xây dựng niềm tin PL, tình cảm PL, hình thành ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật.
2.1.2.2.2. Nội dung quản lí công tác TT,GDPL cho HS THCS
	* Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp TT,GDPL 
* Quản lý hình thức, phương tiện trong TT,GDPL 
* Quản lý giáo viên và học sinh
* Quản lý việc kiểm tra đánh giá chất lượng TT,GDPL 
	* Quản lý công tác XHH trong TT,GDPL cho HS
2.2. Thực trạng công tác quản lí TT,GDPL cho HS ở trường THCS Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hóa.
	2.2.1. Đặc điểm chung của nhà trường.
Trường THCS Trần Mai Ninh tiền thân là trường Năng khiếu thành phố Thanh Hóa, được thành lập từ năm 1994. Hơn hai mươi năm xây dựng và trưởng thành, trường đã thực sự trở thành nơi ươm mầm tài năng cho tuổi thơ thành phố Thanh Hóa. Năm học 2017 - 2018, nhà trường có 70 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong đó CBQL: 04, TPT: 01, CBNV: 03. GV: 62. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ: 07, Đại học: 61, Cao đẳng 02. Toàn trường có 1432 học sinh/33 lớp.
Nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ giáo viên, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành đảng bộ, BGH nhà trường, đã đoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục. Nhiều năm qua, trường liên tục được công nhận là trường Tiên tiến cấp Tỉnh, được UBND Tỉnh tặng cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua 2 tốt khối THCS”, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì 
2.2.2. Thực trạng công tác quản lí TT,GDPL cho HS 
Công tác quản lý TT,GDPL cho học sinh ở trường THCS Trần Mai Ninh những năm vừa qua có những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi: 
- Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục&Đào tạo, Thành ủy TP Thanh Hóa đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức thượng tôn pháp luật cho CBGV và học sinh. Do đó các cấp chính quyền vào cuộc, đồng hành cùng các thầy cô giáo để thực hiện.
- Nhiều giáo viên tận tụy với học trò, nhận thức đúng về sự cấp thiết của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và tri thức pháp luật cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
- Những năm gần đây nhiều phụ huynh đã có nhận thức tốt về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống, lối sống, ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh.
* Khó khăn:
- Trong đội ngũ CBGV vẫn còn một số người chưa thật sự chú ý tới các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL), nhận thức chưa sâu về sự cần thiết phải TT,GDPL cho học sinh; việc lồng ghép TT,GDPL trong giờ học còn khiên cưỡng.
- Nhiều học sinh không quan tâm đến thế giới xung quanh, thiếu hiểu biết về xã hội, về pháp luật, chưa nhận thức được những hành vi vi phạm pháp luật
Những năm qua công tác quản lý TT,GDPL cho học sinh ở trường THCS Trần Mai Ninh có những ưu điểm và tồn tại như sau: 
* Ưu điểm: 
Ban chấp hành đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường nhận thức tốt về nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
Nhà trường đã có ý thức đưa nội dung TT,GDPL vào các buổi chào cờ đầu tuần, đã mời đồng chí đại tá Lê Văn Nghiêm - Trưởng công an thành phố về nói chuyện với các em học sinh trong toàn trường về Luật giao thông, về các tệ nạn xã hội và cách phòng tránh...
Trong đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh, nhà trường cũng lưu ý tới những trường hợp vi phạm luật giao thông để hạ bậc hạnh kiểm. 
* Tồn tại:
	Những năm trước đây, việc tuyên truyền,giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó vẫn còn hiện tượng học sinh vi phạm Luật giao thông: không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, khi đi xe đạp điện; dàn hàng trên đường khi đi bộ, đi xe đạp; lạng lách, vượt đèn đỏ Vẫn còn học sinh ăn nói thô tục, cà khịa với nhau; học sinh ăn quà, xả rác bừa bãi trong trường, trước cổng trường và nơi công cộng; quay cóp, gian lận trong thi cử 	
	* Nguyên nhân của những tồn tại:
	- Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh chưa thực sự được giáo viên và phụ huynh quan tâm đúng mức.
	- Những năm trước đây, Ban giám hiệu chỉ chú trọng giáo dục đạo đức, chưa dành thời gian thích đáng cho nội dung này, chưa lập được kế hoạch cụ thể, chưa đặt ra yêu cầu cao đối với cán bộ giáo viên về việc thực hiện lồng ghép giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trong các giờ học; thiếu kiên quyết trong chỉ đạo GV đưa kiến thức pháp luật vào để trang bị cho học sinh trong các hoạt động GDNGLL.
	- Nhà trường chưa đầu tư mua sách báo pháp luật bổ sung cho tủ sách của các lớp, chưa đa dạng hóa các hình thức, phương pháp TT,GDPL cho học sinh. 
	- Việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường như: Đoàn Đội, phụ huynh, công an, chính quyền địa phươngchưa thật chặt chẽ. 
	Việc phân tích đánh giá về thực trạng công tác quản lý TT,GDPL cho HS trường THCS Trần Mai Ninh TP Thanh Hóa cho thấy rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đây chính là cơ sở để nghiên cứu những giải pháp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác TT,GDPL cho HS trường THCS Trần Mai Ninh trong những năm tới. Nội dung này tác giả sẽ tập trung làm rõ trong phần 3 của nội dung đề tài.
2.3. Một số giải pháp quản lý công tác TT,GDPL cho HS trường THCS Trần Mai Ninh, TP Thanh Hoá 
2.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBGV
Đội ngũ CBGV đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của nhà trường. Do đó nâng cao năng lực nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBGV và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường về công tác TT,GDPL cho HS là giải pháp có ý nghĩa tiên quyết.
 Để thực hiện tốt giải pháp này cần thực hiện một số nội dung sau: 
- Ban chấp hành đảng bộ, Ban giám hiệu nắm vững chủ trương, hướng dẫn của các cấp; triển khai tới toàn thể CBGV Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2013 của Ban Bí thư trung ương Đảng và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ "Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú"; Nghị quyết 12 của Ban thường vụ Tỉnh ủy "Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020"; Chỉ thị 10- CT/TU ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Ban thường vụ Thành ủy TP Thanh Hóa "Về nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cộng đồng trong cán bộ, đảng viên và người dân thành phố" Từ đó tạo bước chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ CBGV để họ thấy được tính cần thiết và tầm quan trọng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_cong_tac_tuyen_truyen_giao_duc.doc