SKKN Nâng cao chất lượng và hiệu quả học nghề Tin học ứng dụng

SKKN Nâng cao chất lượng và hiệu quả học nghề Tin học ứng dụng

Trong cuộc sống xã hội ngày nay, công nghệ thông tin là một phần thiết yếu của cuộc sống. Nó có một vai trò to lớn quyết định sự phát triển của xã hội. Nó giải phóng sức lao động của con người và mang lại sự tiện nghi cũng như sức mạnh cho con người trong thế giới hiện đại

Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học giúp cho việc việc trang bị kiến thức, kỹ năng của học sinh không chỉ thực hiện trong khuôn khổ nhà trường mà có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Các kiến thức thường xuyên được cập nhật giúp cho học sinh có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội.

Cùng với tình hình nước ta hiện nay, tình trạng thất nghiệp của các sinh viên Cao đẳng, Đại học, thậm chí là Cao học ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, định hướng nghề nghiệp cho học sinh cần phải làm từ rất sớm. Bản thân tôi là 1 giáo viên bộ môn Tin học và được giao nhiệm vụ dạy “Nghề phổ thông” tôi luôn cố gắng định hướng, tư vấn cho học sinh có quyết định sớm trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai.

Vậy làm thế nào để học sinh THCS học “Nghề phổ thông” hiệu quả, có chất lượng? Đó là điều mà tôi hằng trăn trở lâu nay: Được đưa vào lớp 8, “Nghề Tin học ứng dụng” ở Trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn được học như là môn học tự chọn. Khi học nghề này, hầu như là các em học sinh rất thích. Tuy nhiên, với những nút lệnh, bảng chọn bằng ngôn ngữ Tiếng Anh thường gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học. Để học sinh tiếp thu bài hiệu quả, hứng thú, nhớ bài lâu hơn và kích thích niềm đam mê sáng tạo của các em, tôi đã lồng ghép vào bài các trò “học mà chơi, chơi mà học” trong quá trình học muốn đưa ra cho quý thầy cô và các đồng nghiệp tham khảo.

 

doc 14 trang thuychi01 5231
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng và hiệu quả học nghề Tin học ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Trong cuộc sống xã hội ngày nay, công nghệ thông tin là một phần thiết yếu của cuộc sống. Nó có một vai trò to lớn quyết định sự phát triển của xã hội. Nó giải phóng sức lao động của con người và mang lại sự tiện nghi cũng như sức mạnh cho con người trong thế giới hiện đại
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học giúp cho việc việc trang bị kiến thức, kỹ năng của học sinh không chỉ thực hiện trong khuôn khổ nhà trường mà có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Các kiến thức thường xuyên được cập nhật giúp cho học sinh có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội.
Cùng với tình hình nước ta hiện nay, tình trạng thất nghiệp của các sinh viên Cao đẳng, Đại học, thậm chí là Cao học ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, định hướng nghề nghiệp cho học sinh cần phải làm từ rất sớm. Bản thân tôi là 1 giáo viên bộ môn Tin học và được giao nhiệm vụ dạy “Nghề phổ thông” tôi luôn cố gắng định hướng, tư vấn cho học sinh có quyết định sớm trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai.
Vậy làm thế nào để học sinh THCS học “Nghề phổ thông” hiệu quả, có chất lượng? Đó là điều mà tôi hằng trăn trở lâu nay: Được đưa vào lớp 8, “Nghề Tin học ứng dụng” ở Trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn được học như là môn học tự chọn. Khi học nghề này, hầu như là các em học sinh rất thích. Tuy nhiên, với những nút lệnh, bảng chọn bằng ngôn ngữ Tiếng Anh thường gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học. Để học sinh tiếp thu bài hiệu quả, hứng thú, nhớ bài lâu hơn và kích thích niềm đam mê sáng tạo của các em, tôi đã lồng ghép vào bài các trò “học mà chơi, chơi mà học” trong quá trình học muốn đưa ra cho quý thầy cô và các đồng nghiệp tham khảo.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học nghề Tin học ứng dụng. Các học sinh sau khi học 70 tiết sẽ có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về soạn thảo văn bản cũng như định dạng văn bản. Có khả năng làm việc độc lập với máy tính sau khi học.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu trong phạm vi học sinh khối 8 đang học nghề “Tin học ứng dụng” và tài liệu nghề phổ thông, nghề “Tin học ứng dụng”.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
Phương pháp quan sát thực tế: Qua quan sát quá trình học tập nghề Tin học ứng dụng của học sinh để đánh giá, rút ra kinh nghiệm trong khi giảng dạy và xây dựng sáng kiến.
Phương pháp thu thập thông tin: Nhằm đánh giá kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong tình hình xã hội hiện nay, việc đào tạo nghề và định hướng nghề cho học sinh là việc làm cần thiết và cần phải thực hiện từ rất sớm. Đối với bậc học THCS của Tỉnh Thanh Hóa, học nghề được đưa vào từ khối 8 và có nhiều nghề cho học sinh chọn lựa như: Nghề nuôi cá, nghề điện dân dụng, nghề làm vườn và nghề Tin học ứng dụng.
Trong các nghề ấy, học nghề Tin học ứng dụng được thực hiện đối với các trường có phòng máy tính. Nhằm đáp ứng được yêu cầu đối với 1 học sinh học “Nghề phổ thông”, giúp các em có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản, tối thiểu đối với nghề “Tin học ứng dụng”. Sau khi đã học 70 tiết chương trình, điều ít nhất các em phải làm được đó là có kỹ năng soạn thảo văn bản, cách định dạng 1 văn bản theo yêu cầu. Từ đó, khắc phục được những bỡ ngỡ đối với công việc, ngành nghề của các em trong tương lai và đáp ứng được với những yêu cầu của xã hội ngày nay.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
- Môn Tin học là 1 môn học mới mẻ đối với học sinh. Cho nên, những kiến thức về thông tin, Tin học cũng như về máy tính điện tử của học sinh đang rất mờ nhạt. Hơn nữa, khi học Chương II về “Hệ soạn thảo văn bản Word” trong chương trình “Nghề Tin học ứng dụng” Lớp 8 lại có rất nhiều bảng chọn, nút công cụ bằng ngôn ngữ Tiếng Anh làm cho học sinh lúng túng, khó ghi nhớ. Nhiều lúc, các em thực hiện các thao tác của mình theo quán tính ví dụ như cứ ấn “Yes” hoặc “OK” mà không hiểu làm như vậy có đạt được đúng mục đích mình đang cần làm không.
- Mặt khác nữa, trong bộ môn Tin học này có rất nhiều cách làm để đi đến cùng kết quả, đồng thời nó cũng kích thích được khả năng sáng tạo vô biên của các em. Làm thế nào để học sinh ghi nhớ được các nút công cụ, các bảng chọn và có được những phương án tối ưu trong khi thực hiện công việc soạn thảo là 1 điều tương đối khó.
- Qua quá trình dạy nghề nhiều năm, tôi đã có một bài Test nhỏ để kiểm tra khả năng nhớ các nút lệnh (gồm 20 nút lệnh thường dùng), của học sinh thì thấy kết quả như sau:
Năm học 2014 – 2015:
 Số HS nhớ
Lớp
Từ 18 - 20 nút lệnh
Từ 14–17
Từ 11-14
Dưới 10 nút
8A (32 HS)
1
2
13
16
8B (22 HS)
1
1
5
15
8C (39 HS)
3
4
14
18
8D (41 HS)
5
7
19
10
Từ đó, tôi đã nghĩ ra sáng kiến nên kích thích niềm đam mê sáng tạo và sự hứng thú học tập của các em bằng 1 số trò chơi dưới đây.
III. Các giải pháp giải thực hiện.
Dưới đây là 1 số trò “Học mà chơi, chơi mà học” tôi đã áp dụng cho HS Trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn trong năm học vừa qua:
1. Trò chơi thứ nhất: “Nút lệnh thông thái”
* Phạm vi kiến thức: Các bài 6, 7, 8, và bài 9 SGK Nghề Tin học ứng dụng. 
* Ý tưởng và cách thực hiện: 
- GV chụp ra các nút lệnh tiêu biểu thường dùng trong quá trình soạn thảo văn bản, phóng to và in ra các tấm bìa. Chia lớp học thành 3 – 4 nhóm HS. Yêu cầu các nhóm khi cô đưa ra tấm bìa chụp nút lệnh nào thì các nhóm ghi nhanh ra giấy: Tác dụng, tên gọi và tổ hợp phím tắt (nếu có) của nhóm lệnh đó, nếu đúng hết sẽ được điểm tối đa.
- Cách cho điểm: 1 điểm cho mỗi nút lệnh: HS nêu được tác dụng của nút lệnh đó: 0.5đ; tên gọi của nút lệnh: 0.25đ; tổ hợp phím tắt (nếu có): 0.25đ (nút lệnh nào không có tổ hợp phím tắt thì cho tên gọi nút lệnh đó 0.5đ). Tổng số có 20 nút lệnh (thường dùng) tương ứng tối đa là 20đ.
 - GV bấm giờ, các nhóm HS thảo luận và viết ra giấy đáp án trong vòng 1 phút. Hết 1 phút, các nhóm đồng thời giơ câu trả lời của nhóm mình, nhóm nào thiếu hoặc sai phần nào sẽ dựa vào thang điểm mà trừ đi. 
- GV có thể nhờ 1 HS lên ghi thống kê lại kết quả của từng nhóm.
- Các nút lệnh GV đưa ra như sau:
 Nút 1	 Nút 2	 Nút 3	 Nút 4
 Nút 5 	Nút 6	 Nút 7	 Nút 8
	Nút 9	 Nút 10	 Nút 11	Nút 12	
	Nút 13	Nút 14	Nút 15	 Nút 16
 Nút 17	 	Nút 18	Nút 19	 Nút 20
- Đáp án cho 20 nút lệnh:
Nút lệnh
Tác dụng
Tên gọi
Tổ hợp phím tắt
Nút 1
Lưu tệp văn bản (VB)
Save
Ctrl + S
Nút 2
Di chuyển khối VB
Cut
Ctrl + X
Nút 3
Định dạng phông chữ
Font
Ctrl + Shift + F
Nút 4
Định dạng chữ đậm
Bold
Ctrl + B
Nút 5
Định dạng màu chữ
Font Color
Nút 6
Định dạng chữ nghiêng
Italic
Ctrl + I
Nút 7
Dán khối VB
Paste
Ctrl + V
Nút 8
Định dạng cỡ chữ
Font Size
Ctrl + Shift + P
Nút 9
Mở tệp VB
Open
Ctrl + O
Nút 10
Sao chép khối VB
Copy
Ctrl + C
Nút 11
Khôi phục trạng thái VB trước đó
Undo
Ctrl + Z
Nút 12
Định dạng chữ có gạch chân
Underline
Ctrl + U
Nút 13
Căn thẳng lề trái (khối VB)
Align Left
Ctrl + L
Nút 14
Đánh số cho các đề mục
Numbering
Nút 15
Xem VB trước khi in
Print Preview
Nút 16
Căn (khối VB) thẳng cả 2 lề
Justify
Ctrl + J
Nút 17
Đánh dấu cho các đề mục
Bullets
Nút 18
Căn giữa (khối VB)
Center
Ctrl + E
Nút 19
Chèn bảng biểu
Insert Table
Nút 20
Căn thẳng lề phải (khối VB)
Align Right
Ctrl + R
- GV căn cứ vào bảng đáp án trên, sẽ rút ra điểm của từng nhóm sau khi kết thúc trò chơi.
* Kết quả đạt được: Sau khi tham gia trò chơi này, các HS không chỉ hào hứng mà còn đoàn kết, biết làm việc theo nhóm, rèn luyện sự nhanh nhạy và tinh thần đồng đội. Đặc biệt hơn, là khả năng nhớ các nút lệnh (tác dụng, tên gọi, tổ hợp phím tắt của các nút lệnh) của HS đã tăng hơn rất nhiều. Cụ thể, kết quả 5 lớp của năm học 2015 – 2016 này như sau:
 Số HS nhớ
Lớp
Từ 18 - 20 nút lệnh
Từ 14–17
Từ 11-14
Dưới 10 nút
8A (22 HS)
5
8
6
3
8B (20 HS)
3
4
7
6
8C (35 HS)
12
13
7
3
8D (38 HS)
13
14
9
2
8E (49 HS)
15
15
12
7
2. Trò chơi thứ hai: “Em tập làm phóng viên”
* Phạm vi kiến thức: Bài 8, bài 11
* Ý tưởng: Dựa vào các công cụ đã học như định dạng cột báo, định dạng chữ cái lớn đầu dòng, cách chèn hình ảnhEm hãy tưởng tượng mình là phóng viên, hãy viết (có thể sưu tầm) bài về cảnh đẹp quê hương, đất nước Việt Nam; trường học của em hay nơi em ở và trình bày nó dưới dạng 1 bài báo.
Lưu ý: Các tranh hình học sinh có thể chèn ra từ Clip Art, lấy từ trên mạng Internet (GV hướng dẫn HS cách tải hình ảnh trên mạng) hay từ những bộ sưu tập ảnh (chụp) của các em. 
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có thể từ 1 – 2 HS thực hiện trên 1 máy tính.
- Sau khi hết giờ, GV có thể chọn ra các bài làm tiêu biểu để chấm và tuyên dương trước lớp. Động viên, khích lệ các nhóm làm chậm, làm chưa tốt.
* Kết quả đạt được: Không chỉ kích thích được khả năng sáng tạo, sự tìm tòi và quan sát các sự vật, sự việc xung quanh mình, sau khi các em thực hiện trò chơi này, các em nhớ được cách định dạng cột báo; định dạng chữ cái lớn đầu dòng; cách chèn hình ảnh trong 1 văn bản và biết định dạng được hình ảnh sau khi chèn ra. Đồng thời, tăng khả năng thành thạo trong việc soạn thảo văn bản của các em. Kết quả, mỗi nhóm HS đều có thể làm được tối thiểu là nội dung 1– bài Vịnh Hạ Long (trang 60 SGK Nghề Tin học ứng dụng).
* Sau đây là 1 số bài làm tiêu biểu của HS:
- Bài làm thứ nhất
Mái trường thân yêu!
C
ác bạn thân mến, nếu các bạn có dịp về thăm đất Hoằng Hóa anh hùng quê tôi, nhớ xuống tắm biển tại khu sinh thái Hải Tiến mộng mơ và xinh đẹp, nhớ xuống Hoằng Trường thăm tượng đài “các cụ dân quân Hoằng Trường” đầy oai phong và kiên cường. Đặc biệt hơn nữa, các bạn hãy ghé vào thăm trường tôi, ngôi trường khang trang với 1 khuôn viên rộng rãi, sạch đẹp và đặc biệt nơi đây có nhiều thành gương mặt xuất sắc trong học tập, trong các phong trào thi đua liên đội vững mạnh, cháu ngoan Bác Hồ hay văn hóa văn nghệ góp phần vào tạo nên tiếng thơm của mảnh đất với truyền thống hiếu học và địa linh nhân kiệt này.
Các bạn ạ! Trường chúng tôi không chỉ có bề dày về thành tích học tập: Đứng thứ nhất Huyện về thi học sinh giỏi và luôn trong Top 5 học sinh giỏi Tỉnh nhiều năm liền. Không chỉ có thành tích trong học tập, trường tôi còn là trường có những phong trào, những hoạt động thật sôi nổi và đáng nhớ các bạn ạ.
Tôi còn nhớ như in buổi khai giảng của năm học trước – năm học 2014 – 2015, khi đất nước ta đang từng ngày, từng giờ thao thức với Trường Sa khi Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 cắm vào địa phận lãnh hải của Việt Nam. Trước khi tập đội hình đội ngũ cho lễ khai giảng, thầy Hoan – hiệu trưởng và các thầy cô giáo trong chi đoàn đã nghĩ ra ý tưởng cho chúng tôi xếp đội hình thành “hình chữ S”, hình dáng thân yêu của Tổ quốc ta, đồng thời có 2 đội mặc đồng phục áo đỏ sao vàng, cầm hồng kỳ đứng ở 2 vị trí như đại diện cho 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của đất nước. Chúng tôi hân hoan, phấn khởi và tự hào vô cùng khi được dặm đều trong tiếng trống, tiếng còi, trong rừng cờ đỏ sao vàng ấy. Giọng cô Hoài Anh dẫn chương trình cất lên “Tổ Quốc của tôi, Tổ Quốc của tôi, mấy nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ” lòng tôi lại thấy chộn rộn, xúc động vô cùng khi mình cũng đang góp 1 phần nhỏ bé để tạo nên hình hài của Tổ QuốcBuổi khai giảng ấy đã làm xúc động và bồi hồi cho tất cả các đại biểu đến dự và đã tạo nên 1 dấu ấn khó quên trong tâm trí của mỗi người.
(Hình ảnh lễ khai giảng “Tổ quốc hình chữ S” năm học 2014-2015 trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn)
Thế vẫn chưa hết, năm nay, dịp 26/3 ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên và phụ huynh học sinh đã tổ chức cắm trại cho chúng tôi được vui chơi thỏa thích. Từ chiều ngày 25/3, trại của các lớp đã được dựng lên ở sân trường. Một số lớp nhỏ hơn chưa biết cách dựng trại đã được thầy Hoan đến nhiệt tình giúp đỡ. Khoảng 15h30 là trại của các lớp đã được dựng xong. Lớp nào cũng trang trí ở trại của lớp mình nhiều cờ, hoa, bong bóng thật đẹp. Ngay tại chiều ngày 25 đó, chúng tôi đã tham gia cuộc thi thứ nhất đó là “Nhảy bao bố”, sang ngày 26 là thi 2 nội dung còn lại là kéo co và “chui lốp xe”. 
Chúng tôi thi “Nhảy bao bố”
Nội dung thi kéo co không chỉ mình các lớp học sinh chúng tôi thi mà các thầy cô trong Đoàn thanh niên của trường cũng chia làm 2 đội thi nội dung này.
Phải nói rằng trong đời tôi chưa bao giờ vui như thế, mà không chỉ có tôi vui, tất cả các học sinh trong trường và các thầy cô đều được những trận cười nghiêng ngả khi tham gia hay cổ vũ cho các trò chơi. Chiều ngày 26/3, sau khi thi xong kéo co là lễ trao giải và dọn trại. Tất cả chúng tôi đều tần ngần tiếc nuối, có mấy em lớp 7 còn đứng khóc tu tu vì không muốn hạ trại xuống
Các thầy cô trong Đoàn thanh niên thi kéo co
Đúng là hơn 1 ngày vui chơi, sinh hoạt chủ đề thật bổ ích, chúng tôi được xả “xì chét” sau những ngày học hành căng thẳng. Tuy rằng hò hét, cổ vũ đến khàn cả tiếng nhưng ai cũng thấy trong lòng phấn khích vô cùng, để tuần sau đó chúng tôi lại bước vào 1 tuần học mới với tâm thế đầy hứng khởi.
Các bạn ạ, được học trong 1 ngôi trường khang trang, đầy tình đoàn kết bạn bè, đầy tình thương yêu của các thầy cô giáo và có 1 bề dày về thành tích như trường của tôi như vậy thì không khỏi tự hào sao được. Và 1 lần nữa trước khi chào các bạn, tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng, nếu có dịp về thăm đất Hoằng Hóa, các bạn đừng quên ghé vào thăm trường tôi - Trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn các bạn nhé.
(Bài làm của nhóm: Lê Phương Thảo và Lê Linh Chi – Lớp 8E. Nguồn ảnh trong bài từ: Thư viện ảnh nhà trường)
Bài làm thứ 2:
Du LÞch Ba MiÒn
Hạ Long – Đảo Tuần Châu
Đ
ến Hạ Long bạ có thể tham quan công viên Hoàng Gia, tham gia các trò chơi như lướt ván, canoeing. Đi tham quan vịnh Hạ Long, ta sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời của hàng ngàn hòn đảo nhấp nhô trên mặt nước trong xanh
Các đảo trên Vịnh Hạ Long chủ yếu là đảo đá vôi được hình thành cách đây trên năm triệu năm. Ẩn dấu trong những hòn đảo đá vôi là hệ thống hang động vô cùng phong phú với măng, nhũ đá có quy mô, hình dáng, màu sắc huyền ảo, Một số hang động còn chứa đựng các dấu tích của người tiền sử. Ở Hạ Long có nhiều điểm hấp dẫn khách tham quan như Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, Soi Nhụ, Thiên Long, Mê Cung, Tam Cung,
Phong Nha – Huế
T
ới Quảng Bình, động Phong Nha sẽ đón du khách đi thuyền vào theo dòng suối với những kỳ quan thiên tạo trong động, nhũ đá tuyệt tác được tạo ra từ ngàn năm: hang Tiên, hang Cung Đình
Tham quan Huế, ta sẽ đi thuyền rồng trên sông Hương thăm chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng, đàn Nam Giao,
Cần Thơ – Bạc Liêu
B
ạn sẽ đi du thuyền trên sông Hậu, thăm chợ nổi Cái Răng, Phong Điền và vườn cây ăn trái Mỹ Khánh
(Bài làm của nhóm: Nguyễn Quốc Hải và Lê Hải Minh – Lớp 8B. Nội dung bài: Sưu tầm từ SGK Tin học 6 trang 109 và “Nghề Tin học ứng dụng” trang 60. Nguồn ảnh: Từ Internet)
3. Trò chơi thứ ba : “Em tập làm họa sỹ”.
* Phạm vi kiến thức: Bài 11.
* Ý tưởng: Em hãy dùng các công cụ chèn hình ảnh, chèn ký tự đặc biệt, tạo chữ nghệ thuật và vẽ hình trong văn bản (với thanh công cụ đồ họa Drawing) vẽ ra 1 bức tranh tùy theo sự tưởng tượng và sáng tạo của mình.
- GV gợi ý: Bức tranh ấy có thể về chủ đề “chủ quyền biển đảo”; chủ đề “bảo vệ môi trường biển” và môi trường sống quanh em hay trường học của em, cờ tổ quốc
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có thể từ 1 – 2 HS thực hiện trên 1 máy tính.
- Sau khi hết giờ, GV có thể chọn ra các bài làm tiêu biểu để chấm và tuyên dương trước lớp. Khuyến khích các nhóm làm chưa được đẹp.
* Kết quả đạt được: Đây là trò chơi rèn luyện được tính kiên trì, đồng thời kích thích được sự sáng tạo và niềm đam mê khám phá tác dụng của thanh Drawing, đặc biệt là đối với các học sinh yêu thích môn Mỹ thuật. Sau khi chơi trò này, tất cả các nhóm học sinh đều hào hứng cho ra sản phẩm của mình, ít nhất là vẽ được lá cờ Tổ quốc, hoặc dòng chữ nghệ thuật viết tên trường của mình.
Sau đây là 1 số bài làm tiêu biểu:
Bài làm của Ngô Hoàng Anh – Lớp 8E:
Hãy bỏ rác vào thùng để bảo vệ hành tinh của chúng ta các bạn nhé
Thùng rác
ÿ
ý
Bài làm của em: Mai Châu Lê – Lớp 8E
Bài làm của nhóm: Mai Thị Khánh Huyền, Lê Thị Thảo – Lớp 8D
Bài làm của em Nguyễn Thị Hương Ly – Lớp 8C
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Sau khi đưa sáng kiến này vào áp dụng cho các học sinh khối 8 học nghề Tin học ứng dụng tại Trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn năm học 2015 – 2016, tôi thấy như sau:
- HS rèn luyện được tính kiên trì, độ nhanh nhạy và tinh thần đồng đội đoàn kết cao hơn. Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
- HS say mê, yêu thích môn học, kích thích được trí tưởng tượng và óc sáng tạo của mỗi học sinh.
- Tăng kỹ năng soạn thảo văn bản; khả năng nhớ các nút lệnh, các bảng chọn và các cách định dạng 1 văn bản hoàn chỉnh và tối ưu nhất.
Đối với cách làm này, tôi nghĩ không khó để có thể thực hiện ở bất kỳ trường học nào, bất cứ lớp học nào học nghề Tin học ứng dụng cũng đều mang lại hiệu ứng tốt. Bởi vì nó không đòi hỏi về cơ sở vật chất hay những phương tiện gì quá khả năng của chúng ta, chỉ cần có lòng nhiệt tình và tâm huyết thì GV nào cũng làm được.
Kính thưa quý thầy cô! Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tin học này, tôi luôn cố gắng tìm ra những cách đơn giản, tối ưu và dễ nhớ nhất để giảng dạy cho học sinh của mình. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi được những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có thể hoàn thiện đề tài này và làm tốt hơn nữa trong quá trình dạy học của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
II. Kiến nghị và đề xuất.
Trong quá trình dạy Tin học ở trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn, tôi có một số đề xuất với các cấp lãnh đạo như sau:
- Tăng cường sửa chữa, thay thế những máy tính đã cũ, hỏng và máy chiếu đã quá cũ trên phòng máy của nhà trường.
- Quan tâm hơn nữa tới bộ môn Tin học như việc đào tạo và bồi dưỡng học sinh của Huyện tham gia vào hội thi “Tin học trẻ” của Tỉnh được tổ chức hàng năm (vào dịp hè).
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Đặng Thị Liễu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_va_hieu_qua_hoc_nghe_tin_hoc_ung_du.doc