SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực dạy học là điều tất yếu. Công nghệ thông tin cùng với một số thiết bị phụ hỗ trợ trong việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nói chung và môn giáo dục quốc phòng - An ninh nói riêng. Các tiết dạy lý thuyết quốc phòng đang là nỗi lo trong các trường phổ thông, bởi những bài lý thuyết giáo viên giảng dạy từ giáo viên thể dục chuyển sang, điều đó đã gây khó khăn không nhỏ cho giáo viên.

Trong bối cảnh công nghệ thông tin việc dạy học đổi mới phương pháp phải theo hướng mạnh mẽ tư duy sáng tạo trong việc chuẩn bị các tiết dạy phong phú, đa dạng, khai thác có hiệu quả thông tin trên mạng Interrnet tích hợp nghe, nhìn làm cho bài giảng phong phú đạt kết quả cao.

Đặc điểm của môn GDQP-AN là giảng dạy lý thuyết xen lẫn các nội dung học thực hành, cần sử dụng nhiều tư liệu và minh họa bằng hình ảnh trực quan giúp cho người học dễ dàng nhận biết hình dung vị trí địa lý, các đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, các đảo và các quần đảo, biết xác định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam, công tác phòng không nhân dân đồng thời nhận biết về các loại vũ khí trang bị, kỹ thuật băng bó cứu thương.

 

doc 16 trang thuychi01 5740
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC 
MỤC LỤC............................................................................................................1
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................2
1.1.1.Cơ sở lý luận......................................................................................2
1.1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................2
1.2. Mục đích Nghiên cứu: .......................................................................3
 	1.3. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...3
 	1. 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. ...3 
 	1 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM......3
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm..........................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề.......4
2.3. Các giải pháp thực hiện.....5
 2.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.. ........................................................................................................5
 2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. .................................7
 2.3.3.Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia...............................................8
 2.3.4. ứng dumg công nghệ thông tin vào nội dung giảng dạy biên giới quốc gia và xác định biên giới quốc gia Việt Nam................................................9
2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .................................................11
 2.3.6. Trách nhiệm của công dân học sinh trong xây dựng quản lí, bảo bệ biên giới ..............................................................................................................12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..............................................13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................................13
3. 1. Kết luận...................................................................................13
3. 2. Kiến nghị..................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.1.1. Cơ sở lý luận
Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực dạy học là điều tất yếu. Công nghệ thông tin cùng với một số thiết bị phụ hỗ trợ trong việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nói chung và môn giáo dục quốc phòng - An ninh nói riêng. Các tiết dạy lý thuyết quốc phòng đang là nỗi lo trong các trường phổ thông, bởi những bài lý thuyết giáo viên giảng dạy từ giáo viên thể dục chuyển sang, điều đó đã gây khó khăn không nhỏ cho giáo viên.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin việc dạy học đổi mới phương pháp phải theo hướng mạnh mẽ tư duy sáng tạo trong việc chuẩn bị các tiết dạy phong phú, đa dạng, khai thác có hiệu quả thông tin trên mạng Interrnet tích hợp nghe, nhìn làm cho bài giảng phong phú đạt kết quả cao.
Đặc điểm của môn GDQP-AN là giảng dạy lý thuyết xen lẫn các nội dung học thực hành, cần sử dụng nhiều tư liệu và minh họa bằng hình ảnh trực quan giúp cho người học dễ dàng nhận biết hình dung vị trí địa lý, các đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, các đảo và các quần đảo, biết xác định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam, công tác phòng không nhân dânđồng thời nhận biết về các loại vũ khí trang bị, kỹ thuật băng bó cứu thương.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.
Ứng dụng công nghệ thông tin đối với các môn học khác là điều không mới, xong đối với môn giáo dục quốc phòng đây là môn học mới được đưa vào chương trình chính khóa, môn học xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành liên quan nhiều đến kiến thức địa lý, băng bó cứu thương, lịch sử truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy giảng dạy lý thuyết là điều khó khăn vì đội ngũ giáo viên đa số là giáo viên giáo dục thể chất được đào tạo ngắn hạn và tham gia giảng dạy Giáo dục Quốc phòng, nên việc tiếp cận với công nghệ thông tinh còn nhiều hạn chế, phương pháp giảng dạy lý thuyết còn khiêm tốn chưa phát huy hết hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, vì vậy tiết học còn khô khan, thiếu tính hấp dẫn, chưa tạo được sự hứng thú trong học tập. Đặc biệt hệ thống tranh ảnh môn Giáo dục Quốc phòng còn thiếu thốn, sân bãi còn hạn chế nên chưa đáp ứng các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Do đó mà chất lượng hiệu quả của môn học chưa đáp ứng như mong muốn. 
Vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu và hoàn chỉnh đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”.
1.2. Mục đích Nghiên cứu: 
Khai thác thông tin, thiết kế bài giảng nhằm giúp học sinh có hình ảnh trực quan sinh động, nhanh chóng nhận biết vận dụng, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Làm cho học là một quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh khối lớp 11 Trường THPT Tĩnh Gia 1 tỉnh Thanh Hóa.
“Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia cho học sinh THPT Tĩnh Gia 1”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1. 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
1 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra đánh giá.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp đối chiếu kết quả so sánh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận 
Trong xu thế phát triển và hội nhập, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội và đổi mới giáo dục. Chính phủ nước ta cũng nhấn mạnh: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”.
Trên thực tế đa số các môn học được giảng dạy ở tất cả các bậc học đã và đang sử dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả mang lại hiệu quả trong công tác giảng dạy. Đối với môn Giáo dục Quốc phòng An ninh cũng như các môn học khác là môn học đòi hỏi tính hệ thống, cần sử dụng nhiều tư liệu và minh hoạ bằng các hình ảnh trực quan, giúp người học hình dung được lãnh thổ quốc gia chủ quyền lãnh thổ quốc gia và đường biên giới quốc giaCông nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của người học. Giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông trong quá trình dạy học Giáo dục Quốc phòng – An ninh đạt được hiệu quả cao.
Phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm đối tượng, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Phương pháp là linh hồn của một nội dung, người thầy phải biết biến các nội dung phức tạp thành những những cái đơn giản, biết khơi gợi cho học sinh nhanh chóng nhận biết và hiểu bài một cách nhanh chóng và sâu sắc nhất, đồng thời tối ưu khả năng của người học.
Theo các nhà lí luận dạy học, phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động một cách thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Do đó phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy học đó là vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình  dạy học. Bên cạnh đó, phương tiện dạy học là công cụ đóng vai trò quan trọng, là cầu nối chung gian mang lại hiệu quả giáo dục. Vì vậy quá trình dạy học cũng chính là quá trình truyền thông. Bởi vì truyền thông là sự chuyển tải thông tin từ một hoặc một nhóm đối tượng này đến một hoặc một nhóm đối tượng khác nhằm cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi của con người, dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên đóng vai trò chủ đạo để quá trình truyền thông đạt hiệu quả. 
Giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng An ninh là quá trình dạy học mang tính đặc thù nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước, những kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời giáo dục ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ về các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân nhân, an ninh nhân dân, đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.
Qua môn học giúp cho học sinh hiểu biết về vị trí tầm quan trọng của biển đông và tình hình quản lý các đảo ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và việc Trung Quốc đã mở rộng các bãi đá đã chiếm đóng trái phép tại Việt Nam. Rèn luyện cho học sinh biết bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân.
2.2. Thực trạng
Về phía học sinh: Nhận thức của một bộ phận học sinh còn chưa đầy đủ, chưa đặt nhiều sự quan tâm đến môn học, ý thức thái độ dành cho môn học thiếu tính nghiêm túc, học sinh quan tâm nhiều đến các môn học mang lại lợi ích cho cá nhân, dành sự quan tâm cho các môn thi đại học. Học sinh chỉ cần chú ý đến các nội dung tiến hành kiểm tra với ý thức chỉ cần trên điểm trung bình nên sự hiểu biết về các nội dung học tập chưa sâu sắc, có thái độ thờ ơ trước tình hình của đất nước. Thông qua các năm học và năm học 2018- 2019 tôi đã có kết quả khảo sát như sau:
Về phía giáo viên:
 Thuận lợi: Giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng an ninh đều đã qua các lớp đào tạo ngắn hạn. Được sự quan tâm của lãnh đạo Sở, hàng năm đều tổ chức các khóa học bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên.
Khó khăn: Còn một bộ phận giáo viên coi đây là một môn phụ nên ít nhận được sự quan tâm, chưa động viên khích lệ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cách tiếp cận công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế, ít được sự quan tâm của nhà trường và các bạn bè đồng nghiệp cũng chính vì vậy việc khai thác, tìm tòi thông tin để thiết kế bài giảng chưa trở nên phổ biến, làm hạn chế khả năng sáng tạo phát huy hiệu quả trong các tiết dạy, nên chất lượng hiệu quả giáo dục chưa được nâng cao đối với bộ môn Giáo dục Quốc phòng An ninh.
Về cơ sở vật chất: Môn Giáo dục Quốc phòng An ninh là môn học liên quan nhiều đến các loại tranh ảnh liên quan đến các bài dạy lý thuyết cũng như thực hành sử dụng lựu đạn, các loại bản đồ...song hiện tại các các mô hình học cụ trên phần thì còn thiếu, phần không đáp ứng được các yêu cầu giảng dạy môn học, các phòng học máy chiếu còn hạn chế số lượng giáo viên có nhu cầu giảng dạy máy chiếu nhiều vì liên quan đến giờ dạy môn học khác.
Qua thực tế đó, để đạt được hiệu quả trong giảng dạy Giáo dục Quốc phòng - An ninh việc vận dụng công nghệ thông tin sẽ tối ưu hóa và đáp ứng được mọi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục được hiện tượng thiếu các loại đồ dùng trực quan sinh động, tạo nên sự hứng thú trong học tập, khắc sâu được kiến thức cho người học. Từ đó xây dựng được niềm tin tình cảm của học sinh đối với môn học đồng thời học sinh nhận thức đầy đủ ý nghĩa, trách nhiệm của công dân về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lòng tự hào dân tộc biết chân trọng truyền thống, có thái độ nghiêm túc với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, bảo vệ biển đảo, có kiến thức quân sự cơ bản sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Để đạt được sự thay đổi đó, thì trước hết người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng An ninh phải có thái độ nghiêm túc, không ngừng trao dồi kiến thức, tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên tiếp cận công nghệ thông tin,vào giảng dạy, thiết kế giáo án điện tử, phương pháp trình chiếu hình ảnh kết hợp nhuẫn nhuyễn và sử dụng hiệu quả các thiết bị vào giảng dạy kết hợp phương pháp thảo luận.
2.3. Các giải pháp thực hiện. 
2.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
 Khi giảng dạy giáo viên giới thiệu các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia gồm: vùng đất, vùng nước, vùng nước nội địa, vùng nước biên giới.Vì vậy khi giảng dạy không áp dụng công nghệ thông tin giáo viên cần chuẩn bị đến sách giáo khoa vì vậy học sinh không hình dung được vùng nước, vùng nước nội địa như thế nào để so sánh. Buộc giáo viên phải mô phỏng và giải thích bằng lời để học sinh hình dung do đó có những hạn chế nhất định, chưa tạo ra sự hứng thú.
 Vùng đất: Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ chủ yếu và phần lớn diện tích so với các phần lãnh thổ khác.
Vùng nước: Là toàn bộ các phần ước nằm trong đường biên giới quốc gia.Tuy nhiên do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của từng quốc gia co biển hay không có biển mà các phần nước quốc gia không giống nhau.
Vùng nước nội địa: Bao gồm nước ở các biển nội địa, ao hồ, sông, ngòi, đầm...
Vùng nước biên giới: bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.
Vùng nội thủy: là vùng nước biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển.
Vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm nằm ngoài và tiếp liền với vùng nội thủy của quốc gia.
Vùng lòng đất: Là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia.
Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia.
Vùng lãnh thổ đặt biệt: Ngoài các vùng lãnh thổ quốc gia đã nêu trên các tàu thuyền và các phương tiện bay mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia.
Khi ứng dụng công nghệ thông tin: Giáo viên hoàn toàn có thể sưu tầm trên mạng Interrnet, giáo viên có thể cho học sinh xem các hình ảnh, các đoạn Video clip về sự khác nhau của vùng trời, vùng nước và vùng nước nội địa, vùng nước biên giới. Như vậy học sinh dễ dàng nhận biết, học sinh tự biết so sánh những ưu việt khác nhau của từng vùng.
VD: như sơ đồ dưới đây.
Vùng đất: Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ chủ yếu và phần lớn diện tích so với các phần lãnh thổ khác.
Vùng nước: Gồm nước ở sông hồ,ao,ngòi,kênh rạch nằm trong lục địa, nước ở sông,suối biên giới.
 	Vùng nước nội thủy,bao gồm: Nước ở phía trong đường cơ sở .
 	Vùng nước lịch sử.
 	 Vùng nước lãnh hải.
 	 Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia.
 	Ngoài ra các vùng biển khác thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán Việt nam còn có.
 	Vùng tiếp giáp lãnh hải.
 	 Vùng đặt quyền kinh tế.
 	Qua đó giáo viên đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời vùng nước lãnh hải là gì? chiều rộng bao nhiêu hải lí? với cách thiết kế bài giảng có cung cấp thông tin, có câu hỏi phát vấn và kết luận vấn đề sẽ nhanh chóng giúp học sinh nhận biệt và khắc sâu, tạo sự hưng phấn cho học sinh tiếp thu và tự biết đánh giá.
 	2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.
 	Thiết kế nội dung trình chiếu powerpoint để giới thiệu cho học sinh nắm được phần đất lục địa với diện tích bề mặt khoảng 330.000km2 tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải nổi và treo cờ quốc tịch, tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, chuyên chở chất phóng xạ, các chất nguy hiểm, độc hại khác thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam.
2.3.3.Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia..
Phương pháp giảng dạy thông thường giáo viên cần có tranh ảnh sơ đồ lãnh thổ quốc gia, song phương pháp này có nhược điểm tranh không có nên không thuận tiện mà người dạy chỉ nói thông qua sách giáo khoa.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn vả riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.
Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ.
Quốc gia có quyền tự do trong việc lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, cải cách kinh tế.
Ứng dụng công nghệ thông tin vẫn khai thác đầy đủ các thiết bị dạy học nêu trên, kết hợp với hình ảnh mầu, hiệu ứng đa chiều, dễ dàng tìm kiếm nhiều các tư liệu giúp cho việc thiết kế bài dạy phong phú, đang dạng và hiệu quả, tạo sự hứng thú cho học sinh.
VD: Quan điểm của các nước tranh chấp ở Biển Đông.
Ví dụ: Các nước và vùng lãnh thổ có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Như Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền đối với quần đảo” Tây sa”(Hoàng sa) và Nam sa( Trường sa), từ xưa cho rằng hai lãnh thổ này là chủ quyền của Trung Quốc.
Trung Quốc ra sức bám giữ yêu sách đường lưỡi bò, bao trùm một khu vực rộng lớn trên Biển Đông.
Cho đến nay chưa có nước nào trên thế giới khẳng định đường lưỡi bò của Trung quốc.
Philippin: Chủ trương của Philippin là giải quyết các tranh chấp ở biển đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có công ước luật biển năm 1982.
Malaixia thực hiện chủ trương tránh công khai phê phán, đối đầu với Trung Quốc trên biển đông mặc dù bị ảnh hưởng trực tiếp bởi yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, nhưng Malaixia chưa công khai phản đối yêu sách này.
Ngoài ra còn có các nước ASEAN
2.3.4. ứng dumg công nghệ thông tin vào nội dung giảng dạy biên giới quốc gia và xác định biên giới quốc gia Việt Nam.
Khái niêm biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia.
Biên giới quốc gia trên đất liền. Là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của quốc gia với quốc gia khác.
Biên giới quốc gia trên biển. Được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải quần đảo Việt nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam.
Biên giới quốc gia trong lòng đất của quốc gia. Là mặt phẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Biên giới quốc gia trên không. xác định chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ, do quốc gia tự xác định.
Dùng hình ảnh ghi lại đường biên giới mô tả đường biên giới trong hiệp ước biên giới và nghị định như phân giới cắm mốc, mô tả bằng hình ảnh.
Giáo viên thiết kế bài giảng trên powerpoint, đưa sơ đồ biên giới quốc gia để học sinh quan sát, giáo viên chỉ cho học sinh nhận biết các mốc biên giới như Việt Nam - Trung Quốc. 
Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện.
Biên giới Việt Nam –Trung Quốc dài 1449,566km đã được hai nước kí hiệp ước biên giới quốc gia trên đất liền, đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc và kí hiệp định quy chế quản lý biên giới.
 Mốc biên giới Việt Nam- Trung Quốc
Mốc biên giới Việt Nam - Lào:
 	Việt Nam - Lào dài 2340km được hoạch định và phân giới cắm mốc theo hiệp ước hoạch định biên giới ngày 18/7/1077, hiện nay hai nước thỏa thuận và tái tạo, tầng dày hệ thống mốc quốc giới.
 M

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang_day_bai_bao_ve_c.doc