SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động học” được áp dụng dạy trẻ nhà trẻ B của đơn vị trường mầm non Hướng Dương, Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động học” được áp dụng dạy trẻ nhà trẻ B của đơn vị trường mầm non Hướng Dương, Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội

Trường mầm non Hướng Dương, Quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội. có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình với công việc, yêu trẻ, tâm huyết với nghề. Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên luôn đoàn kết một lòng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, luôn sát sao chỉ đạo nâng cao trình độ thông qua việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên đặc biệt là những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo đến nay nhà trường không có giáo viên nào chưa chuẩn về trình độ đào tạo.

           Được sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng giáo dục và đào tạo Quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội, quan tâm của các cấp lãnh đạo đó tạo điều kiện về cơ sở vật chất với trường lớp rộng rãi, khang trang, thoáng mát, đặc biệt nhà trường đã xây dựng khu vui chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ tham gia hoạt động mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

           Trường được sự ủng hộ, quan tâm của các bậc phụ huynh đến con em mình thực hiện nuôi dạy con theo khoa học, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ vì thế mà đó tạo điều kiện tốt cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay của xã hội.

doc 21 trang Phúc Hảo 04/03/2024 4454
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động học” được áp dụng dạy trẻ nhà trẻ B của đơn vị trường mầm non Hướng Dương, Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
« Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động học” được áp dụng dạy trẻ nhà trẻ B của đơn vị trường mầm non Hướng Dương, Quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội. 
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Chương I: Những vấn đề chung.
1. Khái quát đặc điểm tình hình của đơn vị.
	Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia . Năm học 2017 - 2018 trường có 30nhóm lớp/ học sinh, trong đó nhóm trẻ có cháu; Mẫu giáo có cháu. Quy mô nhóm lớp tăng so với năm học trước. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên tổng số: 65 CBGVNV . 
* Thuận lợi:
	Trường mầm non Hướng Dương, Quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội. có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình với công việc, yêu trẻ, tâm huyết với nghề. Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên luôn đoàn kết một lòng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, luôn sát sao chỉ đạo nâng cao trình độ thông qua việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên đặc biệt là những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo đến nay nhà trường không có giáo viên nào chưa chuẩn về trình độ đào tạo.
	 Được sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng giáo dục và đào tạo Quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội, quan tâm của các cấp lãnh đạo đó tạo điều kiện về cơ sở vật chất với trường lớp rộng rãi, khang trang, thoáng mát, đặc biệt nhà trường đã xây dựng khu vui chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ tham gia hoạt động mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
	 Trường được sự ủng hộ, quan tâm của các bậc phụ huynh đến con em mình thực hiện nuôi dạy con theo khoa học, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ vì thế mà đó tạo điều kiện tốt cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay của xã hội.
* Khó khăn: 
Bên cạnh rất nhiều thuận lợi nhà trường còn có những khó khăn:
	 Mặc dù nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong toàn trường nhưng tỷ lệ giáo viên trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy còn chiếm tỷ lệ khá cao. Hiện nay toàn trường có 8/19 giáo viên có độ tuổi dưới 25 chiếm 42%.
- Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động giáo dục thể chất; chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học cho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao
 2. Lý do sáng kiến
 Giáo dục phát triển thể chất là một trong những lĩnh vực góp phần không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển các cơ, bắp, xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai... thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đồng thời cũng củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh. 
Giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ được thực hiện thông qua nhiều nội dung: Chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển vận động.Trong đó, phát triển vận động, cử động là một nội dung cơ bản đặc biệt hơn đối với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng vì trẻ còn non yếu nhiều vận động trẻ còn chưa từng được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày vì vậy phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ là một trong những lĩnh vực quan trọng và cần thiết để trẻ nâng cao khả năng vận động của bản thân trẻ.
Để giúp cô giáo nắm vững nội dung phát triển vận động cho trẻ; biết cách tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Giáo viên biết lựa chọn và sử dụng thiết kế các bài tập phát triển chung; các vận đọng cơ bản và trò chơi vận động; cũng như thường xuyên quan tâm đến thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.
Theo mục tiêu giáo dục trẻ nhà trẻ 24-36 tháng việc thực hiện chương trình và khai thác các chủ đề và sau khi trẻ được học xong hệ thống các chủ đề trong năm học thì trẻ có thể đạt được về phát triển thể chất: Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Trẻ phát triển bình thường kênh A ) Trẻ trai : Cân nặng : Từ 12,2kg đến 14,3kg, chiều cao : Từ 87,8cm đến 96,1cm. Đối với trẻ gái : Cân nặng : Từ 11,5kg đến 13, 9kg, chiều cao : Từ 86,4cm đến 95,1cm. Trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. Thực hiện các vận động cơ bản theo độ tuổi nhà trẻ, có một số vận động ban đầu ( Nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể ). Trẻ có khả năng phối hợp khéo léo vận động của bàn tay và ngón tay. Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn như : Tự bê và cất ghế, trong ngủ như : Lấy và cất gối, vệ sinh cá nhân như : Tự mặc quần và kéo quần lên, đội mũ....
Vì vậy, từ những mục tiêu giáo dục thể chất của trẻ nhà trẻ 24-36 tháng cần đạt được vào cuối độ tuổi. Đòi hỏi giáo viên phải nắm vững mục tiêu cần đạt mà Bộ giáo dục và Đào tạo đó quy định. Tuy nhiên trong thực tế, tùy thuộc và đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ nhận thức không đồng đều của từng vùng miền đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ lứa tuổi mầm non. Đặc biệt trình độ chuyên môn của một bộ phận không nhỏ giáo viên không đồng đều nên việc nắm nội dung, yêu cầu cần đạt về nội dung giáo dục thể chất cho trẻ nhà trẻ nói riêng; trẻ mầm non nói chung còn nhiều hạn chế nên việc tác động giáo dục thể chất đó làm hạn chế sự phát triển theo yêu cầu cần đạt đối với mỗi độ tuổi của trẻ mầm non.
 Từ những lý do trên, trong quá trình giảng dạy tại cơ sở giáo dục mầm non, được trực tiếp dạy trẻ tôi đó đúc rút một số kinh nghiệm với mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp về một số biện pháp “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và tác động đến sự phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ cho trẻ nhà trẻ trong trường mầm non.
3. Mục đích của sáng kiến.
 Giúp giáo viên nắm vững được nội dung, hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động học .
 Giúp trẻ có cơ hội được tham gia các hoạt động vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non.
 Giúp cô giáo có biện pháp tác động phù hợp đối với trẻ chậm phát triển về thể chất trong các trường mầm non hiện nay. Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh phối hợp rèn kỹ năng vận động cho trẻ.
4. Các cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến sáng kiến .
4.1- Cơ sở khoa học:
	4.1.1- Phương pháp giáo dục thể chất	 	
Bao gồm những kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non: nhiệm vụ, nội dung, phương tiện giáo dục thể chất, phát triển vận động chủ động cho trẻ, các bài tập thể lực sáng tạo và tự lực của trẻ, cơ sở của việc dạy trẻ các thói quen và kỹ năng vận động, mối liên quan giữa phát triển các tố chất tâm vận động và thói quen vận động; dạy trẻ các bài tập vận động; phương pháp tổ chức các hoạt động vận động của trẻ. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động phát triển và giáo dục thể chất cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non.
4.1.2- Những khái niệm cơ bản 
 *Khái niệm “Phát triển”
	Phép biện chứng duy vật cho rằng: Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật.
	* Khái niệm “ Vận động“
Vận động là một phạm trù của triết học Mác- Lênin dùng để chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất ( Cùng với cặp phạm trù của không gian và thời gian). Đó là sự thay đổi của tất cả sự vật hiện tượng mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin thì vận động không chỉ thay đổi về vị trí trong không gian ( Hình thức vận động thấp giản đơn của vật chất ) mà theo nghĩa chung nhất vận động là sự biến đổi. Thông qua vận động vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình.
	* Kh¸i niÖm vÒ ph¸t triÓn thÓ chÊt
Là 1 quá trình hình thành thay đổi hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người, quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục.
	* Kh¸i niÖm vÒ gi¸o dôc thÓ chÊt
 Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản.
 Giáo dục thể chất là một hiện tượng xã hội, một phương tiện phục vụ xã hội chủ yếu nâng cao thể chất, tác động sự phát triển tinh thần của con người.
	* Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
	Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho trẻ: Do cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng thích ứng chưa cao, sức đề kháng yếu, các cơ quan đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy phải chăm sóc nuôi dưỡng và rèn luyện có khoa học. Giúp trẻ củng cố tăng cường sức khoẻ , hoàn thiện các chức năng 
	Nhiệm vụ giáo dưỡng: Hình thành, phát triển thói quen vận động cơ bản; Phát triển các tố chất vận động cơ bản; Cung cấp một số khái niệm, kỹ năng chính xác về rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ.
	4.1.3- Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ :
	* Nguyên tắc hệ thống
 Tính hệ thống thể hiện sự thường xuyên liên tục của quá trình GDTC, sự sắp xếp liên tục, đều đặn có sự luân phiên hợp lý giữa động và tĩnh, từ dễ đến khó  hay việc thực hiện chương trình thống nhất đảm bảo mục đích yêu cầu sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả học tập cho tre 
	* Nguyên tắc tự giác tích cực
 	Ý thức tự giác tích cực của trẻ có ý nghĩa lớn đến kết quả của bài tập, tính tích cực thể hiện khi trẻ nắm được tri thức ,kỹ năng,kỹ xảo vận động. Vì vậy khi sử dụng nguyên tắc này giáo viên cần phải làm cho các bài tập sinh động , chọn nội dung phù hợp vừa sức của trẻ, tăng cường sử dụng dụng cụ và đồ dùng trực quan hấp dẫn. Chú ý động viên trẻ kịp thời, khi làm mẫu cần nhấn mạnh sự dễ dàng của động tác giúp trẻ dễ hiểu thích thú khi cô yêu cầu thực hiện cho cả lớp xem.
	* Nguyên tắc trực quan
Tính trực quan thể hiện ở việc sử dụngcác cảm giác cơ, sự tri giác bằng mắt, các cảm giác cơ khác qua đó trẻ tiếp xúc trực tiếp với thực tế. Nguyên tắc này được thể hiện bằng con đường làm mẫu các bài tập của giáo viên và trực quan bằng mắt của trẻ lúc đó ở trẻ hình thành biểu tượng về vận động của bài tập có cảm giác vận động cơ và sự mong muốn thể hiện vận động.Có 2 hình thức : Trực quan trực tiếp và gián tiếp 
	* Nguyên tắc vừa sức và chiếu cố cá biệt
Nguyên tắc này dự kiến những trở ngại mà trẻ có thể vượt qua mà không cần huy động hết sức lực nhằm đảm bảo cho sức khoẻ trẻ.Tính vừa sức luôn thay đổi theo mức độ phát triển tinh thần và thể lực của trẻ, Sự phát triển của trẻ trong cùng 1 tuổi cũng có sự khác nhau do đó cũng cần có sự khác biệt trong luyện tập vì thế dùng nguyên tắc cá biệt là có dự tính những điểm khác biệt của trẻ để tiến hành GDTC tốt.
	* Nguyên tắc củng cố và phát triển
 	Trong quá trình luyện tập cần củng cố thường xuyên ( hình thành KNKX vận động) Và nâng cao yêu cầu của bài tập đòi hỏi trẻ phải nổ lực bản thân .Các hình thức: Trò chơi, thi đua sẽ tiến hành ôn luyện rất tốt ngoài ra cần đưa thêm tình huống khi tập luyện , nâng cao tố chất vận động. Tuy nhiên tránh thay đổi đột ngột dễ làm biến đổi những định hình động học.
	4.1.4- Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ nhà trẻ:
	- Phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
	- Phát triển các vận động cơ bản: lẫy, bò, trườn, đi, chạy, ném, bắt.
	- Phát triển các cử động bàn tay, ngón tay.
4.2- Cơ sở ph¸p lý
 - Căn cứ điều lệ trường Mầm non
.
Chương II. Nội dung
1. Thực trạng của sáng kiến: 
1.1.-Những ưu điểm, tồn tại:
 a- Ưu điểm:
- Về nhà trường : Luôn chú trọng đến chất lượng gíao dục thể chất cho trẻ vì đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nó tác động rất lớn đến sự phát triển về vận động của trẻ. Nhờ tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ thường xuyên liên tục và thực hiện đúng theo chế độ sinh hoạt trong ngày mà chiều cao của trẻ đạt yêu cầu theo chỉ số cần đạt của độ tuổi.
 Nhà trường được tổ chức tầm nhìn thế giới đầu tư xây dựng nhà đa năng nên đây là điều kiện thuận lợi để trẻ được đảm bảo việc tập luyện các vận động cơ bản trong chương trình giáo dục mầm non quy định. Nhà trường đã huy động phụ huynh đóng xây dựng hố cát, làm hệ thống sân khấu phục vụ hoạt động thể dục giờ học và các ngày hội ngày lễ của trẻ. Nhà trường luôn chú trọng giáo dục phát triển vận động cho trẻ để giúp trẻ khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong các hoạt động trong ngày. Việc lựa chọn nội dung và hướng dẫn động tác cô giáo đó nắm vững để lựa chọn những vận động phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. Nhà trường đó thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hợp lý phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, giáo dục và thực tiễn xã hội ở địa phương. Các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, đi dạo, ăn ngủ, nghỉ ngơi của trẻ được tổ chức thực hiện một cách chu đáo và đầy đủ. Việc ăn uống của trẻ luôn được các giáo viên quan tâm chú ý. Thực đơn của trẻ được xây dựng phù hợp dựa trên cơ sở mức năng lượng cần thiết ở từng độ tuổi, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng luôn được đảm bảo
- Về đội ngũ giáo viên: Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, năng động nhiệt tình, sáng tạo bắt cập nhanh với đổi mới trong giáo dục
Có đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, hết mình trong công việc, luôn có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn, có kĩ năng sư phạm.
- Về trẻ: Trẻ nhận thức tốt, nhanh nhẹn, đa số trẻ có thể trạng cân đối, thực hiện tốt các kĩ năng vận động.
- Về phía phụ huynh: Phụ huynh quan tâm đến con em mình trong công tác chăm sóc giáo dục. Trẻ đi học sạch sẽ, ăn mặc phù hợp theo mùa.
Đa số phụ huynh đã có kiến thức về chăm sóc con theo khoa học nên trẻ có thể trạng rất tốt.
b- Tồn tại:
- Về nhà trường: Năm học 2017-2018 mặc dù nhà trường đã ưu tiên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho chuyên đề phát triển vận động nhưng vẫn một số thiết bị phục vụ cho tiết học thể dục còn thiếu; đồ chơi phục vụ hoạt động vui đã cũ hỏng, xuống cấp cần có sự đầu tư của các cấp, các ngành cho sự nghiệp phát triển ngành học mầm non. 
	- Về đội ngũ giáo viên: Hiện nay nhà trường có đủ số lượng giáo viên trên các nhóm lớp. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên trẻ, mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ thường xuyên có giáo viên nghỉ chế độ..... điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ. Một bộ phận giáo viên còn chưa chú trọng tổ chức thường xuyên, liên tục các hình thức như thể dục chống mệt mỏi, dạo chơi, thăm quan, thời gian tự hoạt động... mà chủ yếu tổ chức trên ba hình thức: tiết học thể dục, thể dục sáng và trò chơi vận động.
- Về trẻ: Một số trẻ thể lực còn hạn chế nên việc tham gia và hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, trẻ chưa tự tin khi tham gia vào vận động, chưa có kỹ năng thực hiện các vận động. Một số trẻ đầu năm còn khóc, chưa vào nề nếp, một số trẻ còn nhút nhát chưa tích cực tham gia vào các hoạt.
- Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh con chưa quan tâm rèn nề nếp, thói quen tốt trong chế độ sinh hoạt của con em mình như thói quen ăn, ngủ đúng giờ; một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con em mình: đến lớp rồi trẻ vẫn chưa ăn sáng xong; chưa có cách chăm sóc sức khỏe hợp lý khi thời tiết giao mùa......Tất cả điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực, sức khỏe của trẻ nên khi trẻ tham gia giờ học thể dục còn nhiều hạn chế 
1.2 –Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến
Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 2T với số trẻ 25 cháu. Năm học 2017 - 2018 là năm học thø 4 thực hiện chuyên đề phát triển vận động nên ngay từ đầu năm học thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của nhà trường về đánh giá khảo sát chất lượng trẻ đầu năm, tôi đó tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng trẻ để tìm ra những tồn tại, hạn chế cần nhằm đưa ra các biện pháp, giải pháp phù hợp cho trẻ trong lớp phát triển vận động thông qua hoạt động hàng ngày. Kết quả khảo sát như sau: 
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRẺ 24-36 THÁNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG 
STT
Các hoạt động
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Trẻ thực hiện bài tập phát triển chung
13/25
15/25
2
Trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản
10/25
18/25
3
Trẻ thực hiện trò chơi vận động
13/25
15/25
	Qua kết quả kháo sát cho thấy số trẻ đạt yêu cầu ở các hoạt động còn chưa cao. Trẻ thực hiện bài tập phát triển chung; 20/25 cháu chiếm 66% trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản; 19/25 cháu chiếm 63 % trẻ thực hiện trò chơi vận động; một phần do đầu năm trẻ chưa vào nề nếp, một số cháu vẫn còn khóc khi đến lớp; một phần do giáo viên còn chưa biết cách khơi gợi hứng thú, niềm ham thích cho trẻ.
1.3- Quan điểm của bản thân 
Về cơ sở vật chất của nhà trường : Phát động hội thi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề phát triển vận động nhằm bổ sung thêm những thiết bị, đồ dùng còn thiếu; tiếp tục đề nghị Sở giáo dục và đào tạo cấp bổ sung đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học; tăng cường công tác huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh
Về đội ngũ giáo viên: Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhà trường không chỉ bồi dưỡng về lý thuyết mà còn bồi dưỡng về phương pháp dạy vận động cho trẻ, luôn tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục được đi học nâng chuẩn.
Về học sinh: Giáo viên lựa chọn nội dung phát triển vận động cho trẻ cần dựa trên những cơ sở như : Các bài tập vận động cần đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo tính phát triển từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp giúp cơ thể của trẻ thích nghi dần, các bài tập phải được tác động đến toàn bộ cơ thể trẻ kích thích sự phát triển của hệ cơ của trẻ. Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ tham gia các hoạt động trong ngày. 
 Về phía phụ huynh: Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền đến phụ huynh về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học; tuyên truyền về các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc dạy trẻ chơi các trò chơi vận động tại gia đình kết hợp với quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ tại gia đình
Tổ chức cho trẻ một chế độ sinh hoạt rõ ràng và được luân phiên hợp lí các hoạt động từ học – chơi – ăn – ngủ và nghỉ ngơi nhằm thỏa mãn nhu cầu của trẻ theo lứa tuổi. Trẻ được thực hiện theo một chế độ sinh hoạt hợp lí phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp trẻ có tinh thần tốt ổn định hệ thần kinh giúp cơ thể phát triển tốt. Khi các nề nếp thói quen của trẻ ở trên lớp thành thói quen thành thục thì sẽ phát triển ở trẻ tính tích cực, độc lập trong sinh hoạt hàng ngày rèn cho trẻ tính tự giác, có thói quen tự phục vụ những việc đơn giản.
 Xuất phát từ yêu cầu thực tế nhận thức của trẻ, tô đề xuất « Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động học” được áp dụng dạy trẻ nhà trẻ B của đơn vị trường mầm non Hướng Dương\, Quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội. 
	2. Nội dung sáng kiến
2.1 Giải quyết vấn đề: 
Từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên là giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 24-36 tháng , đồng thời là tác giả của đề tài nghiên cứu tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
2.1.1- Biện pháp 1: Lựa chọn các bài tập vận động cơ bản phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ 24-36 tháng.
Giáo viên lựa chọn nội dung phát triển vận động cho trẻ cần dựa trên những cơ sở như : Các bài tập vận động cần đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo tính phát triển từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp giúp cơ thể của trẻ thích nghi dần, các bài tập phải được tác động đến toàn bộ cơ thể trẻ kích thích sự phát triển của hệ cơ của trẻ. 
Tôi và đồng các đồng chí giáo trong khối lớp nhà trẻ đã lựa chọn và xây dựng nội dung ác bài tập vận động phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mầm non đảm bảo tính vừa sức và phát triển đi từ đễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
Xây 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_hoat_dong_phat_trien_the_c.doc