SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non

Giáo dục phát triển vận động là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động nhằm rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng sáng tạo.Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhảy, tung, bắt, ném, bò, trườn, trèo. Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa. Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạt động phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe, phát triển trí tuệ cho trẻ.Theo quan điểm tích hợp các quá trình giáo dục được tổ chức, xâm nhập, đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng bộ đến các mặt phát triển của trẻ thành một chỉnh thể toàn vẹn.Trong đó nội dung chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ được kết hợp một cách chặt chẽ, nhờ đó hiệu quả giáo dục được nâng lên.Sự phát triển của lứa tuổi mầm non được tập trung trong nhiều lĩnh vực (lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội - thẩm mĩ).Các lĩnh vực phát triển của trẻ có mối liên hệ và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của trẻ ở lĩnh vực này có ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển khác và ngược lại, các lĩnh vực phát triển cần được tác động một cách đồng bộ theo quan điểm tích hợp.

Giáo dục phát triển vận động cho trẻ là một trong những nội dung trọng tâm của giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Trong giáo dục phát triển vận động có 3 nội dung đó là: Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp, tập vận động cơ bản, các cử động bàn tay, ngón tay và tập làm một số việc đơn giản tự phục vụ, nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày. Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện.Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Vì vậy giáo dục thể chất cho trẻ em cần phải tiến hành một cách thường xuyên và đồng bộ

 

doc 21 trang thuychi01 10350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục phát triển vận động là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động nhằm rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng sáng tạo.Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhảy, tung, bắt, ném, bò, trườn, trèo.. Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa. Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạt động phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe, phát triển trí tuệ cho trẻ.Theo quan điểm tích hợp các quá trình giáo dục được tổ chức, xâm nhập, đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng bộ đến các mặt phát triển của trẻ thành một chỉnh thể toàn vẹn.Trong đó nội dung chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ được kết hợp một cách chặt chẽ, nhờ đó hiệu quả giáo dục được nâng lên.Sự phát triển của lứa tuổi mầm non được tập trung trong nhiều lĩnh vực (lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội - thẩm mĩ).Các lĩnh vực phát triển của trẻ có mối liên hệ và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của trẻ ở lĩnh vực này có ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển khác và ngược lại, các lĩnh vực phát triển cần được tác động một cách đồng bộ theo quan điểm tích hợp.
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ là một trong những nội dung trọng tâm của giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Trong giáo dục phát triển vận động có 3 nội dung đó là: Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp, tập vận động cơ bản, các cử động bàn tay, ngón tay và tập làm một số việc đơn giản tự phục vụ, nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày. Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện.Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Vì vậy giáo dục thể chất cho trẻ em cần phải tiến hành một cách thường xuyên và đồng bộ 
Bên cạnh đó giáo dục phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động (đi, chạy, nhảy) đồng thời phát triển các tố chất vận động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Nói một cách khái quát, phát triển kỹ năng vận động góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.
Hiện nay thực trạng cho thấy giáo dục phát triển vận động cho trẻ chưa được các nhà trường đầu tư đúng mức.Trong 3 nội dung hầu như giáo viên chỉ để ý đến dạy nội dung tập bài tập cơ bản, tập vận động các nhóm cơ hệ hô hấp còn nội dung các cử động bàn tay, ngón tay và tập làm một số việc đơn giản tự phục vụ hầu như chưa được các cô quan tâm mà có quan tâm thì cũng quá sơ sài và chưa chú trọng. Từ năm học 2013 - 2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực. Phát triển vận động cần phải bao quát tốt đủ cả 3 nội dung trên và thực hiện tốt chuyên đề vận động “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. 
Là một hiệu trưởng nhà trường khiến tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sao cho hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương. Với sự đam mê nghề nghiệp và tình yêu thương đối với trẻ nhỏ đã thôi thúc tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm: 
“Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻtrong trường mầm non ” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa nói chung và nhà trường nơi tôi công tác nói riêng. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực, sức khỏe cho trẻ.
- Tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
- Xây dựng được môi trường giáo dục toàn diện, môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo được sự thân thiện giữa cô và trẻ, giữa cô và phụ huynh, giữa trẻ với trẻ, thu hút trẻ tích cực tham gia trải nghiệm các hoạt động đặc biệt là các hoạt động phát triển vận động.Từ đó trẻ yêu thích đến trường, yêu bạn bè, cô giáo.
- Tiếp tục phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ của phụ huynh để xây dựng nhà trường với những trang thiết bị dạy và học khang trang, hiện đại.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên và học sinh trường mầm non Trường Thi B trong việc tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻ. 
- Môi trường giáo dục vận động trong và ngoài lớp học.
- Các hoạt động dạy và học trong nhà trường, mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của ngành về việc “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”; “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non”; Các văn bản chỉ đạo về việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; và các văn bản,tập san về chương 
trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu những tồn tại về cơ sở vật chất, môi trường của nhà trường để cải tạo khu vận động ngoài trời an toàn và thân thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm sinh lý của trẻ mầm non. 
- Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát việc giáo dục của giáo viên, việc giao tiếp, ứng xử và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ, việc trải nghiệm và các hoạt động vận động hàng ngày của trẻ. 
- Phương pháp đàm thoại,trao đổi: Với cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong toàn trường, từ đó rút kinh nghiệm và phối hợp thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Phát triển thể chất là quá trình thay đổi hình thái và chức năng sinh học
 của cơ thể con người, là tổng hợp các đặc tính về hình thái của cơ thể, đặc trưng cho quá trình trưởng thành của cơ thể ở mỗi giai đoạn phát triển. 
 Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ trường mầm non. Trẻ khỏe mạnh, khéo léo, nhanh nhẹn, tự tin là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm - kĩ năng xã hội. Giáo dục thể chất góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, đồng thời giúp hình thành, rèn luyện các kỹ năng vận động và phát triển các tố chất vận động. Chính vì vậy giáo dục thể chất là một hoạt động không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
Trẻ mầm non cơ thể trẻ lớn lên khỏe mạnh hơn, hệ thần kinh trung ương phát triển, quá trình hưng phấn và ức chế cân bằng hơn, môi trường sống mở rộng hơn, có nhiều thử thách mới giúp trẻ phát triển tốt kĩ năng vận động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. 
Một trong những yêu cầu đầu tiên đối với trẻ vào lớp 1 tiểu học đó là tiêu 
chuẩn về thể lực, sức khỏe. Trẻ khỏe mạnh, thể lực tốt thì trẻ mới có điều kiện 
để hoàn thành nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông. Sự hoàn chỉnh kỹ năng vận động sẽ tạo điều kiện cho trẻ tham gia tốt các hoạt động của nhà trường, cũng như các vận động tinh tế, khéo léo sẽ giúp cho trẻ trong việc cầm bút viết, vẽ, làm thủ công và các việc khác tốt hơn. Chính vì vậy giáo dục phát triển vận động cho trẻ là vấn đề đang được chú trọng trong các trường mầm non, nhằm giúp trẻ có thể lực khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền, phát triển khả năng định hướng trong không gian, rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận qua việc vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập của trẻ, hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ đồng thời chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết để trẻ bước vào lớp 1. 
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của phòng giáo dục và đào tạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, của cha mẹ học sinh, của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và các cháu học sinh trong toàn trường.Trường mầm non Trường Thi B thành phố Thanh Hoá đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển kỹ năng vận động cho trẻ trong nhà trường.Từ thực tế của đơn vị, bản thân tôi mạnh dạn chia sẻ “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho trẻtrong trường mầm non” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường mầm non.
2. 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường mầm non Trường Thi B, Phường Trường Thi nằm giữa trung tâm thành phố Thanh Hóa.Trong những năm qua, mặc dù gặp không ít những khó khăn, song với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, cùng với sự nỗ lực không ngừng phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã xây dựng được một tập thể đoàn kết nhất trí cao. Một môi trường sư phạm trong sáng, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao. 
Trường đã có bề dày thành tích trong công tác thi đua khen thưởng,liên tục nhiều năm được công nhận là đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thi đua được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc. Được Bộ giáo dục và đào tạo;Thủ tướng chính phủ và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen. 
*Thuận lợi 
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo thành phố, trường mầm non Trường Thi B đã từng bước phát triển và xây dựng thành công trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3.
- Trường có khuôn viên xanh, sạch, đẹp, thân thiện.Cơ sở vật chất khang trang đáp ứng đủ nhu cầu cho giáo viên và học sinh thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động.
- Có khu vui chơi vận động ngoài trời riêng cho trẻ, có đủ các loại đồ chơi theo đúng quy định trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. 
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên với 100% ®¹t trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 90%, có năng lực chuyên môn tốt, sáng tạo trong việc làm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, gương mẫu trong mọi hoạt động của nhà trường, kiên định vững vàng trong tư tưởng, xác định rõ vị trí và nhiệm vụ của người giáo viên mầm non.
*Khó khăn
	 - Một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều sáng tạo trong việc 
thiết kế các trò chơi, làm các đồ dùng, để tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động nhằm nâng cao thể lực, sức khỏe cho trẻ.
- Do hạn hẹp về thời gian nên việc tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm để làm đồ dùng đồ chơi chưa nhiều, mà chủ yếu sử dụng các đồ dùng sẵn có.Chưa biết cách để huy động cha mẹ học sinh hỗ trợ nguyên liệu làm đồ dùng, việc làm đồ dùng mới chỉ dừng lại ở giáo viên mà chưa quan tâm hướng dẫn cho trẻ cùng làm.
- Hàng năm nhà trường đã triển khai nội dung phát triển kỹ năng vận động cho trẻ đến 100% cán bộ giáo viên, song việc vận dụng của giáo viên từng lớp chưa đồng bộ.
- Vấn đề kinh phí cũng là điều kiện khó khăn trong việc đầu tư các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ khi tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng vận động một cách thuận tiện. 
- Một số trẻ mới đi học lần đầu nên trong các tiết dạy kỹ năng vận động cho trẻ như: Tập các các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp mắt - tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ bao gồm các cử động, vận động co duỗi, nắm, mở các ngón tay, bàn tay, các cử động thao tác tay đòi hỏi sự chính xác, có sự phối hợp của mắt như xếp chồng các vật hoặc xâu luồn dây qua các lỗ nhỏ hay đan tết các sợi dây kết quả chưa cao. Chính vì thế mà ngay từ năm học tôi đã khảo sát đánh giá một số giáo viên chủ nhiệm lớp, và một số trẻ mẫu giáo, kết quả thu được như sau:
*Bảng khảo sát giáo viên, học sinh đầu năm học (Tháng 10/2018)
- GIÁO VIÊN:
Nội dung khảo sát
Tổng số giáo viên khảo sát
Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Chưa thường xuyên
TS
Tỷ lệ %
TS
Tỷ lệ %
 - Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động hợp với hoạt động rèn luyện kỹ năng vận động.
08
6
75
2
25
-Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều lần vận động khác nhau.
08
6
75
2
25
- Sử dụng yếu tố chơi
08
7
87.5
1
12.5
- Sử dụng yếu tố thi đua
08
8
100
0
0
-Động viên khích lệ kịp thời
08
8
100
0
0
-Tạo cho trẻ sự thoải mái rèn luyện kỹ năng vận động các nhóm cơ hô hấp.
08
6
75
2
25
-Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực rèn luyện kỹ năng VĐCB mà trẻ thích.
08
6
75
2
25
-Tạo cho trẻ sự khéo léo rèn luyện kỹ năng vận động cử động bàn tay, ngón tay.
08
5
62.5
3
37.5
- Bổ sung kinh nghiệm vận động cho trẻ
08
5
62.5
3
37.5
-Mô phỏng bài tập vận động
08
6
75
2
25
- Nhận xét đánh giá
08
8
100
0
0
- HỌC SINH: 
1. Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp:
- Các động tác hô hấp
173
135
78.5
38
21.5
- Động tác phát triển cơ tay
173
173
140
121
81
70
33
52
19
30
- Động tác lưng bụng
- Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp
173
129
74.5
44
25.5
- Động tác chân
173
137
79
36
21
2. Tập các vận động cơ bản
-Đi, chạy, giữ thăng bằng
173
140
81
33
19
- Bật, nhảy
173
139
80
34
20
- Tung, ném, bắt
173
119
69
54
31
- Bò, trườn, trèo
173
115
66.5
58
33.5
3. Các cử động bàn tay, ngón tay
- Vo, xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, vẽ, véo, miết, gắn, nối...
173
110
63.5
63
36.5
- Đan tết, luồn, thắt buộc dây
173
108
62.5
65
37.5
- Lắp ráp
173
153
88.5
20
11.5
- Sử dụng bút
173
145
84
28
16
- Sử dụng kéo thủ công
173
129
74.5
44
25.5
Qua bảng khảo sát trên cho ta thấy: Hầu hết giáo viên trong nhà trường đã sử dụng đầy đủ các nội dung đưa ra, có một số nội dung được sử dụng thường xuyên, liên tục như sử dụng yếu tố thi đua, động viên khích lệ trẻ kịp thời, nhận xét đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện các kỹ năng vận động, được nhiều giáo viên lựa chọn hơn. Bên cạnh đó còn có một số nội dung ít được giáo viên lựa chọn như sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động hợp với hoạt động rèn luyện kỹ năng vận động, tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều lần vận động khác nhau, tạo cho trẻ sự thoải mái rèn luyện kỹ năng vận động các nhóm cơ hô hấp. Phần đa giáo viên nắm được những nội dung cơ bản về dạy trẻ kỹ năng vận động và việc lồng ghép tích hợp dạy kỹ năng vận động cho trẻ trong các hoạt động khác, nhưng chưa được thường xuyên và có kỹ năng vận động nhưng phát triển kỹ năng vận động ở 3 nhóm. Số trẻ vận động ở bài tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp có phần cao hơn đó là do trẻ được giáo viên tổ chức tập thể dục sáng thường xuyên. Tập vận động cơ bản cũng có để thực hiện nhưng tỷ lệ phần trăm chưa cao. Các cử động bàn tay, ngón tay tỷ lệ trẻ đạt còn thấp hơn. Đứng trước thực trạng trên bản thân là người chịu trách nhiệm chính của nhà trường tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và tìm ra được một số giải pháp sau.
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và triển khai thực hiện chuyên đề phát triển kỹ năng vận động cho trẻ trong trường mầm non
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và triển khai thực hiện chuyên đề ngay từ đầu năm học đến toàn thể cán bộ giáo viên.
- Chỉ đạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nắm được mục đích, yêu cầu của việc giáo dục phát triển kỹ năng vận động cho trẻ trong trường mầm non. Đưa nội dung chuyên đề vào trong nội dung sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Khai thác sâu nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non, lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp, của nhà trường, Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Mỗi giáo viên phải tích cực sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp, biện pháp cho phù hợp với từng chủ đề, lựa chọn nội dung tiết dạy phù hợp, kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng vận động ở các lớp thường xuyên, đánh giá về chất lượng giáo dục phát triển vận động, đồng thời rà soát các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong nhà trường để có kế hoạch bổ sung kịp thời
- Chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học, thường xuyên dự giờ thăm lớp để góp ý cùng nhau xây dựng chuyên đề. Từng tổ, khối có kế hoạch tích hợp nội dung lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động trong ngày và xây dựng các tiết mẫu để cùng nhau dự giờ thảo luận rút kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau từ đó giáo viên biết lựa chọn và thực hiện sáng tạo, hiệu quả các hoạt động phát triển kỹ năng vận động cho trẻ.
- Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ được trải nghiệm và vận động mọi lúc, mọi nơi. Sắp xếp thiết bị, đồ chơi ở các góc chơi trong lớp đảm bảo an toàn, dễ nhìn, dễ lấy. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tham gia vào các góc chơi, tận dụng mọi điều kiện phù hợp với vận động của trẻ để tạo điều kiện cho trẻ được vận động mọi lúc, mọi nơi. Khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị đồ chơi cho trẻ phát triển vận động. 
- Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh trong toàn trường thông qua việc trao đổi hàng ngày, qua các góc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, mục đích, tầm quan trọng của chuyên đề, tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng, người dân trên địa bàn thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua, các chuyên đề, các hội thi cấp trường.... Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự quan tâm, đóng góp ủng hộ nhà trường đầu tư thiết bị, đồ chơi phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mầm non. Hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn, những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Lựa chọn các hình thức tuyên truyền như: Tổ chức hoạt động dạy chuyên đề, hội thi “Hội khỏe bé mầm non”; Hội thi “Bé khỏe - Bé tài năng” cấp trường để thu hút phụ huynh tham gia.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động . Xây dựng khu vận động ngoài trời, các góc, bộ công cụ tập thể dục ở từng nhóm lớp. Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ vận động, tạo được môi trường trong và ngoài lớp phong phú, hấp dẫn đối với trẻ. Từ đó trẻ có cơ hội được tập luyện thông qua các hoạt động trong ngày ở mọi lúc mọi nơi.
- Đối với hoạt động học: Dạy trẻ những kỹ năng vận động hình thành và phát triển các tố chất vận động phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ nội dung của chương trình thể dục, đội 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_giao_vien_to_chuc_thuc_hien_to.doc