SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo tại trường Mầm non Nga Hưng

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo tại trường Mầm non Nga Hưng

Tài nguyên, môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo ở nhiều khu vực trên thế giới đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia.

Nhưng hiện nay môi trường biển, đảo nước ta đang phải chịu ảnh hưởng các áp lực từ sự gia tăng dân số, đô thị hoá nhanh, nông nghiệp, khai khoáng, hàng hải, du lịch, năng lượng, thủy sản. Nguyên nhân chính bắt nguông từ đất liền: Rác thải, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp, hóa chất, phát triển khai thác cảng. Ô nhiễm từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, ô nhiễm do nhấn chìm các chất nguy hại, nhấn chìm tàu thuyền gây ra, ô nhiễm từ khí quyển. Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.

Với lợi ích và giá trị kinh tế, tiềm năng du lịch rất lớn từ các vùng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo mang lại. Vì vậy, trong thời gian qua và hiện nay, vấn đề biên giới, biển hải đảo luôn là vấn đề thời sự nóng thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người. Đặc biệt là tình hình Biển Đông rất phức tạp nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này.

Thực tế hiện nay vấn đề môi trường và tài nguyên đang trở nên vô cùng bức thiết. Đây là mối lo ngại của toàn cầu chứ không riêng một quốc gia nào. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang diễn ra với những hệ lụy không lường. Con người đang phải đối diện với rất nhiều nguy cơ. Bằng chứng là môi trường tài nguyên đang dần cạn kiệt và không ngừng suy thoái. Chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà suy giảm bởi yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến cuộc sống con người. Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên Nhưng việc phát triển kinh tế biển cũng đang làm suy giảm mạnh nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Môi trường vùng biển Việt Nam với diện tích rộng hơn 1 triệu km2, sẽ là không gian phát triển và sinh tồn tương lai, cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

 

doc 41 trang thuychi01 7100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo tại trường Mầm non Nga Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
Số trang
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
4
1.4
Phương pháp nghiên cứu
4
1.5
Những điểm đổi mới của sáng kiến kinh nghiệm
4
2
NỘI DUNG
4
2.1
Cơ sở lý luận
4
2.2
Thực trạng
5
2.2.1
Thuận lợi
5
2.2.2
Khó khăn
6
2.2.3
Khảo sát 
6
-
Khảo sát trên cô
6
-
Khảo sát trên trẻ
7
2.3
Những biện pháp thực hiện
7
2.3.1
Nâng cao kiến thức về giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. 
7
2.3.2
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào các chủ đề qua hoạt đọng học
9
2.3.3
Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào các hoạt động khác và ngày hội, ngày lễ, trong các hội thi
13
2.3.4
Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, sáng tác trò chơi, bài thơ, bài hát, hò vè, câu đố và xây dựng môi trường giáo dục về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo
16
2.3.5
 Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng chuyên đề
19
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
20
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
22
3.1
Kết luận
22
3.2
Kiến nghị
22
Tài liệu tham khảo
24
I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Tài nguyên, môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo ở nhiều khu vực trên thế giới đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia.
Nhưng hiện nay môi trường biển, đảo nước ta đang phải chịu ảnh hưởng các áp lực từ sự gia tăng dân số, đô thị hoá nhanh, nông nghiệp, khai khoáng, hàng hải, du lịch, năng lượng, thủy sản. Nguyên nhân chính bắt nguông từ đất liền: Rác thải, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp, hóa chất, phát triển khai thác cảng. Ô nhiễm từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, ô nhiễm do nhấn chìm các chất nguy hại, nhấn chìm tàu thuyền gây ra, ô nhiễm từ khí quyển. Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
Với lợi ích và giá trị kinh tế, tiềm năng du lịch rất lớn từ các vùng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo mang lại. Vì vậy, trong thời gian qua và hiện nay, vấn đề biên giới, biển hải đảo luôn là vấn đề thời sự nóng thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người. Đặc biệt là tình hình Biển Đông rất phức tạp nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này.
Thực tế hiện nay vấn đề môi trường và tài nguyên đang trở nên vô cùng bức thiết. Đây là mối lo ngại của toàn cầu chứ không riêng một quốc gia nào. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang diễn ra với những hệ lụy không lường. Con người đang phải đối diện với rất nhiều nguy cơ. Bằng chứng là môi trường tài nguyên đang dần cạn kiệt và không ngừng suy thoái. Chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà suy giảm bởi yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến cuộc sống con người. ​Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên Nhưng việc phát triển kinh tế biển cũng đang làm suy giảm mạnh nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Môi trường vùng biển Việt Nam với diện tích rộng hơn 1 triệu km2, sẽ là không gian phát triển và sinh tồn tương lai, cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Có thể nói, con người giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường. Vì lẽ đó, việc giáo dục nâng cao ý thức cho con người cần được quan tâm sâu sát. Ở lứa tuổi mầm non, trong chương trình học trẻ cũng đã sớm làm quen với môi trường xung quanh và phần nào được giáo dục về bảo vệ môi trường. Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường cũng dần dần từ đó được hình thành trong trẻ. Những điều này rất quan trọng để hình thành thế hệ con người biết yêu thiên nhiên và luôn hành động vì môi trường. Đặc biệt hơn, trẻ cũng cần nhận thức về giá trị của tài nguyên biển, hải đảo để bảo vệ môi trường biển đảo cũng như vấn đề nhạy cảm chủ quyền quốc gia trên biển.Thêm vào đó, mặc dù trẻ có tiếp xúc làm quen với môi trường xung quanh song điều đó vẫn là chưa đủ. Thực tế địa phương cũng còn hạn chế để trẻ tiếp xúc làm quen với tài nguyên và môi trường biển đảo. Biển, hải đảo không chỉ xa về mặt khoảng cách địa lý mà còn xa trong nhận thức đối với trẻ. Đa số các bậc phụ huynh đều ít có điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường biển, hải đảo. Ở trường, việc cung cấp cho trẻ kiến thức về môi trường, tài nguyên biển đảo vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
 Việc đưa nội dung Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo vào chương trình Giáo dục Mầm non là bước đầu giúp trẻ nhận biết được vị trí, tài nguyên và môi trường biển đảo Việt Nam. Hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo Việt Nam. Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người, nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi chúng ta lớn lên trên con đường học vấn. Chính vì thế những kiến thức mà nhà sư phạm đưa tới cho trẻ dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này. Tất cả các hoạt động ở trường mầm non đều góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực và lao động. 
Nhưng hiện tại chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ, nhà trường và đồng nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm để trao đổi học hỏi đưa vấn đề Giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo trong giáo dục mầm non.
Vì vậy, việc đưa giáo dục về bảo vệ bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ bước đầu nhận biết được vị trí, tài nguyên và môi trường biển hải đảo Việt Nam, biết được lợi ích của biển hải đảo và nguyên nhân gâu ô nhiễm làm ảnh hưởng đến biển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên, môi trường biển hải đảo góp phần hình thành phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ
Với cương vị là một hiệu trưởng tôi đã tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng chuyên đề: Giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo tại trường Mầm non Nga Hưng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo để lồng ghép vào các hoạt động ở các nhóm lớp.
 Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước Việt nam, đặc biệt là tình yêu biển, đảo; biết công lao to lớn của các chú bộ đội ngày đêm canh giữ đất, trời, biển, đảo xa, giữ hòa bình cho quê hương, đất nước để các cháu được vui chơi, học tập.	
	Giáo dục trẻ nhận biết được một số vùng biển và hải đảo Việt Nam, biết được lợi ích của biển hải đảo và một số nguyên nhân gây ô nhiễm biển để tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu về Tài nguyên – môi trường biển, hải đảo để lồng ghép vào trong các hoạt động hằng ngày của trẻ góp phần giáo dục trẻ hiểu biết hơn về các vùng biển, hải đảo, các địa danh biển nổi tiếng, và ích lợi của biển hải đảo mang lại cho con người là cung cấp ngồi tài nguyên như thực phẩm hải sản, nguồn khai thác dầu khí, là những nơi thăm quan du lịch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài liệu để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên, với phụ huynh và học sinh để tìm hiểu thực trạng. 
- Phương pháp điều tra khảo sát: Lập kế hoạch chi tiết về tiêu chí khảo sát thực tế tại trường và tại các địa điểm vùng biển hải đảo để có số liệu phân tích chính xác thực trạng.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ, giáo viên để tìm hiểu thực trạng.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu. 
- Phương pháp dùng lời: Dùng những lời nói, lời viết để diễn tả, hướng dẫn, tổng kết viết sáng kiến.
- Phương pháp nêu gương khen thưởng: Nêu gương những lớp, những giáo viên, học sinh có kết quả tốt trong quá trình thực hiện và khen thưởng động viên kịp thời
- Phương pháp thực hành trải nghiệm: Tổ chức hướng dẫn giáo viên cho trẻ thực hành những giải pháp đưa ra và tổng kết kết quả. 
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận: 
Nước ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế với diện tích trên 1tr km2, bờ biển dài 3.260 km . Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc biển có vai trò, vị trí quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng KT-XH của đất nước. Vì vậy, việc giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ là vô cùng quan trọng. Bản thân tôi nhận thấy nội dung tích hợp này là rất cần thiết trong bối cảnh tài nguyên môi trường biển, đảo ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang tính thời sự cao. Với mục đích giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là lòng tự hào, tình yêu và ý thức bảo vệ, giữ gìn biển, đảo quê hương, hiểu được công lao to lớn của các chú bộ đội ngày đêm canh giữ đất, trời, biển, đảo xa, giữ hòa bình cho quê hương, đất nước để các cháu được vui chơi, học tập; bước đầu hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo Việt Nam, hướng đến thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non, phát triển nhân cách toàn diện, hài hòa ở trẻ.
 Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề này một cách toàn diện và khoa học để định hướng thúc đẩy công tác giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo cho trẻ mầm non một cách hệ thống, cơ bản và thiết thực, nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết hiện tại cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
	Tổng cục biển và Hải đảo Việt nam đã ban hành chuyên đề số 2/2015 Về Tài nguyên môi trường Biển được nhà Xuất bản Thông tin và truyền thông in và phát hành năm 2015. Đây là một ấn phẩm phục vụ nâng cao nhận thức cộng đồng của Tổng cục Biển hải đảo Việt Nam về Vấn đề bảo vệ tài nguyên và Môi trường biển Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
	Thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non Ban hành kèm theo Thông tư số 17/1009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/1009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ, phát triển bèn vững biển và hải đảo Việt Nam.
 Đối với lứa tuổi mầm non, giáo viên cần cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về tài nguyên, môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với tài nguyên, môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo. Qua đó giúp cho trẻ hình thành thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với tài nguyên, môi trường góp phần hình thành nhân cách trẻ ngay từ khi còn nhỏ. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tôi tin tưởng rằng tương lai mai sau có thái độ và hành động để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo của Việt Nam ngày càng tươi đẹp.
 2.2. Thực trạng.
	 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh, trường Mầm non Nga Hưng được xây dựng tại trung tâm xã được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ I, là cơ quan văn hóa, nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường khang trang sạch đẹp, đáp ứng được yêu cầu chăm dóc giáo dục trẻ.
	Năm học 2018 - 2019 nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 21 trong đó ban giám hiệu là 3, giáo viên 12, nhân viên 6 (trong đó có 5 nhân viên hợp đồng).
	Số trẻ huy động ra lớp theo đúng độ tuổi là 273 với số lớp là 9 trong đó có 3 nhóm nhà trẻ và 6 lớp mẫu giáo.
	Từ thực trạng trên trường Mầm non Nga Hưng có những thuận lợi và khó khăn sau:
 2.2.1. Thuận lợi: 
	Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của sở và phòng giáo dục huyện Nga Sơn.
	Nhà trường đã tạo điều kiện cho tất cả giáo viên của các nhóm lớp tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, chuyên đề về nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển hải đảo do Phòng giáo dục tổ chức.
	Giáo viên nhà trường trẻ, nhiệt tình, chịu khó,yêu nghề mến trẻ, có ý thức trách nhiệm nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, luôn tìm hiểu nâng cao về kiến thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo, tích cực đưa nội dung biển hải đảo vào trong các thời điểm trong ngày của trẻ để giáo dục trẻ về tài nguyên biển hải đảo.
	Giáo viên luôn tích cực áp dụng nội dung, phương pháp tích hợp vào trong các hoạt động của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi ( tranh ảnh, băng đĩa hình,..) phục vụ cho việc dạy học tốt nên trẻ dễ nhận biết được những hình ảnh về biển, hải đảo, về những địa danh biển, đảo nổi tiếng cuả đất nước và ích lợi của Biển đảo mang lại.
 2. 2.2. Khó khăn:
	Đồ dùng, đồ chơi tuy có nhưng còn thiếu nhiều đồ dùng hiện đại như: Máy vi tính và đồ chơi ngoài trời chưa đủ chủng loại theo yêu cầu.
 Kiến thức về tài nguyên và môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo của giáo viên còn chưa sâu. Tài liệu hỗ trợ dạy học về vấn đề này cũng chưa thật đầy đủ. 
Hầu hết trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường tài nguyên bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ.
Nhận thức của một số phụ huynh về giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo cho con em mình còn hạn chế .
 	Một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường, biển đảo còn hạn chế.
	Là một trường học nằm trên địa bàn nông thôn nên sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học của trẻ còn nhiều hạn chế điều này gây khó khăn cho việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
2.2.3. Khảo sát:
Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên ở các nhóm lớp. 
STT
Nội dung
Tổng số giáo viên
T
%
K
%
TB
%
Y
%
1
Điều kiện thực hiện ở các nhóm lớp
12 cô
6
50
7
58
0
0
2
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện của giáo viên
7
58
5
 42
3
Nhận thức của giáo viên về vị trí địa lý và một vài đặc điểm nổi bật của địa danh đó
7
 58
4
33 
1
8 
0
4
Nhận thức của giáo viên về lợi ích của môi trường biển hải đảo đối với con người nguyên nhân gây ô nhiễm 
6
 50
4
33 
2
16 
0
5
Biết lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên môi biển, hải đảo nhẹ nhàng, hợp lý, logic trong các chủ đề, các hoạt động .
7
58
5
42
0
0
Bảng 2: Khảo sát chất lượng trên trẻ: 214 cháu
TT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường biển
120
56
94
43
2
Nhận biết một số vùng biển và hải đảo Việt Nam 
115
53
99
46
3
Biết lợi ích của biển và hải đảo mang lại
118
55
 96
45 
4
Biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm/ làm ảnh hưởng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo.
 118
55 
96
45
5
Phân biệt được những hành động đúng – sai đối với môi trường biển và hải đảo
 125
58
 89
42 
6
Biết tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo.
128
60 
86 
40 
Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, chất lượng chưa cao. Giáo viên tổ chức tích hợp các nội dung còn nhiều hạn chế như: Nội dung tích hợp gượng ép, quá hời hợt thiếu logic lượng kiến thức đưa vào tích hợp quá nhiều, quá xa lạ với trẻ, vượt quá cả nội dung chính.
Từ thực tế trên, tôi đã chỉ đạo giáo viên dạy thống nhất về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ đạt hiệu quả nhất.
2.3. Những giải pháp thực hiện.
2.3.1. Nâng cao kiến thức về giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. 
Mặc dù nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đã được triển khai và tổ chức thực hiện trong nhiều năm qua, giáo viên đã nắm được tính chất nội dung của chuyên đề và vận dụng vào hoạt động giảng dạy hàng ngày. Nhưng trong quá trình thực hiện giáo viên vẫn còn lúng túng, chưa tích cực sáng tạo vì thế trong năm học 2018 - 2019 Trường mầm non Nga Hưng tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm giúp giáo viên nắm bắt và cập nhật thêm kiến thức mới phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
Bản thân tôi trước tiên chủ động tích cực thực hiện một số yêu cầu như Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Phòng Giáo dục - Đào tạo tổ chức. Nghiên cứu kỹ nội dung chuyên đề và xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung, kế hoạch thực hiện chuyên đề cho CBGV, NV trong nhà trường.
Tổ chức và bồi dưỡng thường xuyên chuyên đề cho đội ngũ CBGV,NV trước khi triển khai thực hiện.
Chỉ đạo cho CBGV, NV làm tốt công tác tuyên truyền về Giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển và hải đảo đến phụ huynh học sinh lồng vào các nội dung cuộc họp trong năm học.
Ngoài việc tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia học tập các chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm đặc biệt là kiến thức về giáo dục Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển theo các hình thức sau:
- Tổ chức hội thảo:
 Để buổi hội thảo diễn ra sôi nổi và đạt hiệu quả cao, công tác chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Vì vậy, trước khi tổ chức, tôi phải soạn thảo và chuẩn bị nội dung câu hỏi có liên quan đến nội dung tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo để đưa ra tập thể giáo viên cùng thảo luận.
Ví dụ: Tôi đưa ra một số câu hỏi như: Tài nguyên là gì? Môi trường biển hải đảo là gì? Nêu một số đại danh biển nổi tiếng? Thế nào là ô nhiễm môi trường biển hải đảo ? Vì sao ta phải giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo? Nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được lồng ghép, tích hợp thông qua những chủ đề nào, hoạt động nào? Để giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo giáo viên cần làm những gì và làm như thế nào?...
Để buổi hội thảo diễn ra sôi nổi ngoài những tài liệu tôi cung cấp cho giáo viên một số tài liệu có liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo như: Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào chương trình giáo dục mầm non nhất là trẻ Mẫu giáo 5 tuổi – NXB Giáo dục Việt Nam. Bé bảo vệ môi trường biển; Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường biển hải đảo trong trường mầm non; Hướng dẫn thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường biển hải đảo cho trẻ mầm non; Giáo trình: Giáo dục học mầm non - Đào Thanh Âm 
- Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.Chương trình giáo dục mầm non ( Ban hành kèm theo thông tư số 28/2016TT- BGDĐT ngày 31/12/2016 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo) Tái bản lần thứ 5. Tôi còn yêu cầu giáo viên của mình tìm hình ảnh, một số tài liệu có liên quan khác, một số bài ca dao, đồng giao, cách làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo...để phục vụ cho các hoạt động trong nhóm lớp của mình. 
Ngoài ra tôi còn tổ chức cho giáo viên đi thực tế tại một số vùng biển gần như biển Hải Hòa, biển Hải Tiến, Đà Nẵng, biển Nha Trang, biển Sầm Sơn đặc biệt là biển lầy Nga Sơn để giáo viên có điều kiện tìm tòi nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng của các vùng biển.
 	Từ đó giúp giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_giao_vien_nang_cao_chat_luong.doc