SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại trường Mầm non Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại trường Mầm non Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa

Như chúng ta đã biết đối với trẻ ở tuổi mầm non không gì làm trẻ thích thú hơn là tham gia vào các trò chơi, trò chơi có lợi cho sự phát triển trí não của bé, sẽ dễ dàng giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Để các hoạt động của trò chơi có hiệu quả thì đồ dùng, đồ chơi là một nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non, nó cần cho trẻ như “Thức ăn, nước uống” hàng ngày. Trong trường Mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ dùng dạy học là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.

Đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều loại đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường Mầm non.

Hơn thế nữa đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo là nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền và nếu được học thì ai cũng có thể làm được theo ý tưởng riêng của mình một cách sáng tạo. Những nguyên vật liệu đó từ những dây thừng cũ, tất tay hỏng, bông vải vụn, vỏ chai nhựa các loại, quả bóng vỡ, cây khô, bìa lịch cũ, sách báo, vỏ sò, đá cuội, lốp xe Có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng, có thể tận dụng để làm những việc hữu ích.

Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, vừa an toàn về sức khỏe mà hiệu quả sử dụng lại khá cao. Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho công tác vệ sinh môi trường.

Hiện nay đồ dùng, có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các đồ phế phẩm từ gia đình, các nguyên vật liệu đã qua sử dụng đang sẵn có và có rất nhiều có thể tái sử dụng tạo làm đồ chơi cho trẻ.

Từ nhận thức trên, thiết nghĩ việc trang bị đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo trong trường Mầm non là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích vì làm đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo là một hoạt động mang tính sáng tạo và độc đáo. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non đáp ứng nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.Trên cơ sở đó tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại trường Mầm non Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa”.

 

doc 16 trang thuychi01 6982
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại trường Mầm non Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu: 
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết đối với trẻ ở tuổi mầm non không gì làm trẻ thích thú hơn là tham gia vào các trò chơi, trò chơi có lợi cho sự phát triển trí não của bé, sẽ dễ dàng giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Để các hoạt động của trò chơi có hiệu quả thì đồ dùng, đồ chơi là một nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non, nó cần cho trẻ như “Thức ăn, nước uống” hàng ngày. Trong trường Mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ dùng dạy học là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
Đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều loại đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường Mầm non.
Hơn thế nữa đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo là nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền và nếu được học thì ai cũng có thể làm được theo ý tưởng riêng của mình một cách sáng tạo. Những nguyên vật liệu đó từ những dây thừng cũ, tất tay hỏng, bông vải vụn, vỏ chai nhựa các loại, quả bóng vỡ, cây khô, bìa lịch cũ, sách báo, vỏ sò, đá cuội, lốp xe Có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng, có thể tận dụng để làm những việc hữu ích. 	
Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, vừa an toàn về sức khỏe mà hiệu quả sử dụng lại khá cao. Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho công tác vệ sinh môi trường.
Hiện nay đồ dùng, có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các đồ phế phẩm từ gia đình, các nguyên vật liệu đã qua sử dụng đang sẵn có và có rất nhiều có thể tái sử dụng tạo làm đồ chơi cho trẻ.
Từ nhận thức trên, thiết nghĩ việc trang bị đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo trong trường Mầm non là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích vì làm đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo là một hoạt động mang tính sáng tạo và độc đáo. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non đáp ứng nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.Trên cơ sở đó tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại trường Mầm non Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các giải pháp để chỉ đạo giáo viên trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong trường mầm non.Kích thích các giáo viên thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi và nhận thức được sự cần thiết khi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi để phục vụ các hoạt động học, hoạt động vui chơi và trang trí lớp theo chủ đề...
Giải quyết được vấn đề dạy chay, dạy không có đồ dùng trực quan, bắt trẻ cố hình dung ra những thứ trẻ chưa bao giời gặp. Ngoài ra trong quá trình tạo ra những đồ dùng đồ chơi tự tạo sẽ giúp giáo viên hiểu nhau hơn, sống gấn gũi và có trách nhiệm chung trong công tác chủ nhiệm lớp. Không những vậy ở đây còn tạo được sự gắn kết giữa phụ huynh với nhà trường, bằng cách gom phế liệu ở gia đìnhvà nộp cho các cô giáo, qua đây là cơ hội để phụ huynh học sinh và giáo viên trao đổi khâu chăm sóc giáo dục trẻ.
Qua những bộ đồ dùng, đồ chơi tự tạo giúp cho giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, nhắc nhở trẻ phải biết bảo quản đồ dùng đồ chơi, biết giữ gìn thành quả lao động của người khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp chỉ đạo giúp giáo viên thực hiện tốt công tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong trường mầm non.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận:
Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo, là cuộc sống hằng ngày của trẻ, từ những hoạt động vui chơi ấy giúp trẻ phát tiển tâm sinh lý hài hòa cả về thể chất lẫn trí tuệ, trẻ năng động và sáng tạo trong các hoạt động, phát triển tốt các mặt: Đức, trí , thể, mỹ, lao động.
Để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất, đó là những bộ đồ dùng đồ chơi sáng tạo, vì đồ dùng đồ chơi là nhu cầu tất yếu không thể thiếu được trong thế giới trẻ thơ, cũng giống như “Đi cày cần phải có trâu”. Vì quan điểm điểm dạy học ở trường mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học”.
Muốn đạt được mục tiêu giáo dục mầm non thì trước hết phải quan tâm đến hoạt động giảng dạy trẻ. Hàng ngày trẻ tham gia vào các hoạt động như thế nào phần lớn tùy thuộc vào đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị, trong thời buổi nghành công nghiệp phát triển như hiện nay đã sản xuất ra rất nhiều các loại đồ dùng đồ chơi, nhưng không phải bộ đồ dùng đồ chơi nào cũng mang lại hiệu quả trong các hoạt động vì màu sắc không chính xác hoặc kích thức không hợp lý, bên cạch đó có những loại đồ dùng đồ chơi có tiền mua nhưng lại không được như ý Chính vì vậy để có được những bộ đồ dùng đồ chơi bền đẹp, đảm bảo độ chính xác về màu sắc, đa dạng về chủng loại và lại không tốn kém về kinh tế thì phải cần đến đôi bàn tay khóe léo của người giáo viên, sự nhiệt tình, tỉ mỉ, óc sáng tạo để tạo ra những bộ đồ dùng đồ chơi như ý phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ và mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thuận lợi:
Trường Mầm non Hoằng Đồng là một trường nằm gần trung tâm huyện Hoằng Hóa, đầu tháng 8 năm 2018 nhà trường đã xây dựng thành công trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Nhà trường cũng luôn nhận được sự quan tâm của phòng giáo dục Mầm non, Đảng ủy, UBND và các ban nghành đoàn thể xã Hoằng Đồng, các nhà hảo tâm đã ủng hộ, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, góp ý, chỉ đạo và tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi qua các đợt thao giảng, dự giờ, hội thi làm đồ dùng đồ chơi.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực về chuyên môn, có ý thức trách nhiệm trong công việc.Giáo viên rất yêu nghề mến trẻ hết lòng vì sự nghiệp giáo dục mầm non, có tinh thần đoàn kết, có chí hướng phấn đấu.
Địa phương có nguồn vật liệu từ thiên nhiên và phế liệu tương đối dồi dào, dễ tìm, dễ kiếm.
Nhận thức của phụ huynh học sinh ngày càng được nâng cao, đa số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ cho các hoạt động và phong trào của nhà trường.
2.2.2. Khó khăn:
Năm học 2018 -2019 trường cũng đã được cấp phát cũng như đầu tư mua sắm được một số loại đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên thống kê theo danh mục đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non theo thông tư 02của Bộ GD&ĐT thì các lớp vẫn chưa đủ và chưa đồng bộ.
Năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi của giáo viên cũng còn hạn chế.
Tính sáng tạo và tính thẩm mỹ trong việc làm đồ dùng, đồ chơi của giáo viên chưa cao, đặc biệt là việc tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cũng còn hạn chế.
Số trẻ trên nhóm, lớp đông, không đủ 2 GV/ nhóm, lớp nên cũng ảnh hưởng đến việc làm ĐDĐC.
Kinh phí mua sắm đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đồ dùng đồ chơi cho trẻ ngày càng tăng cao.
2.2.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
Đầu tháng 8 năm 2018, tôi tiến hành khảo sát số lượng đồ dùng trong toàn trường (Cả đồ dùng, đồ chơi mua sẵn và đồ dùng, đồ chơi tự làm).
Số lượng đồ dùng, đồ chơi của các nhóm lớp trong toàn trường còn hạn chế về số lượng, trong đó nhiều đồ dùng đồ chơi mua sẵn trên thị trường và ít đồ dùng đồ chơi tự làm, chưa phong phú, đa dạng.
Khảo sát về đồ dùng, đồ chơi:
Phân loại đồ dùng, đồ chơi
Đầu năm học 2018 - 2019
ĐD ĐC mua sẵn
ĐD ĐC tự làm
Số lượng
Số lượng
 Đồ dùng, đồ chơi phục vụ HĐ học
150
74
 Đồ dùng, đồ chơi phục vụ HĐ ngoài trời
15
10
 Đồ dùng, đồ chơi phục vụ HĐ góc
105
80
 Đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp
30
35
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:	
Từ những thực tế trên tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để khắc phục, nâng cao kiến thức, kỹ năng, hứng thú, tính sáng tạo,tính thẫm mỹ khi giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, bằng cách chỉ đạo giáo viên biết được thực tế trường mình, tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi bằng nhiều hình thức, giúp giáo viên thiết kế làm đồ dùng đồ chơi trong các chủ đề phù hợp với độ tuổi, biết cách sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả và tạo đều kiện thu hút sự quan tâm của phụ huynh.
Thông qua thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhất phù hợp với thực tế của trường, giáo viên, nhóm lớp, và địa phương.
2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi:
Ngay từ đầu tháng 8, tôi đã thống nhất với ban giám hiệu nhà trường, với tổ trưởng tổ chuyên môn của các khối, nhóm, lớp về kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi trong năm học và triển khai kế hoạch đó trong cuộc họp chuyên môn đầu năm học. Chính vì vậy tôi đã đưa vào kế hoạch mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi chủ đề, giáo viên phải làm 3 - 4 loại đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề, phải đầy đủ chủng loại đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu, vừa là đồ chơi cho hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, trang trí lớp theo chủ đề.
Hình ảnh họp chuyên môn đầu năm học
Việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo sẽ được đánh giá vào tiêu chí thi đua xếp loại hàng tháng. Đặc biệt trong việc triển khai kế hoạch tôi còn nhấn mạnh về kế hoạch thực hiện 2 chuyên đề đó là chuyên đề ‘giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và chuyên đề “Phát triển vận động” mà trong năm học này đang thực hiện để giáo viên lập kế hoạch cho phù hợp với nhóm lớp của mình phụ trách.
VD: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tháng 9
Thời gian
Nội dung
Biện pháp
Kết quả
Tuần 1
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hù hợp với nhóm lớp của mình 
- Thông qua buổi họp đầu năm GVCN tuyên truyền với phụ huynh ủng hộ mua sắm cũng như vận động thu gom phế liệu của gia đình để giáo viên làm đồ chơi
- Tổ chức cho giáo viên đi tham quan trường điểm
- Đôn đốc nhắc nhở giáo viên thực hiện đúng kê hoạch phù hợp với trong độ tuổi
- Tuyên truyền qua cuộc họp phụ huynh và qua các giờ đón trả trẻ 
-Đúc rút kinh nghiệm và học hỏi những cái mới, sự sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho bản thân
- 100% nhóm lớp thực hiện tốt
- 100% giáo viên chủ nhiệm đã tuyên truyền đến các bậc PH,HS
- Các tổ trưởng, tổ phó được tiếp thu và sáng tạo trong việc hướng dẫn làm ĐD, ĐC cho GV trong nhà trường 
Tuần 2
- Chỉ đạo cho giáo viên làm những đồ dùng đồ chơi ở nhóm lớp mình còn thiếu, chưa sáng tạo và định hướng tìm phế liệu đó làm ra sản phẩm gì ?
- Chỉ đạo, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng đồ chơi có thể phục vụ cho nhiều hoạt động
- Tư vấn cho giáo viên tìm phế liệu làm đồ dùng phục vụ các hoạt động học và hoạt động vui chơi
- Tổ chúc sinh hoạt chuyên môn 2 lần/ tuần
-100% GV các nhóm lớp đã thu gom phế liệu để làm ĐD, ĐC
- Các tổ đánh giá xếp loại
Thời gian
Nội dung
Biện pháp
Kết quả
Tuần 3
- Các nhóm lớp dạy các hoạt động phải có đồ dùng trực quan
- Kiểm tra giời dạy và lên kế hoạch của giáo viên
- Có 3 giờ dạy mẫu đạt kết quả tốt
Tuần 4
Khảo sát đánh giá chất lượng giáo viên cuối tháng
- Tổ chức họp chuyên môn, giáo viên tự nhận xét đánh giá bản thân
- Xếp loại giáo viên cuối tháng
- Tất cả GV khối nhóm lớp tự nhận xét đánh giá về bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ
- GV xếp loại giỏi = 7 GV 47%
GV xếp loại giỏi = 8 GV = 53%
2.3.2. Giải pháp 2: Tham quan và học tập kinh nghiệm từ trường bạn:
Qua nhận biết phân loại và nguyên tắc làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu. Từ những hiểu biết đó giáo viên cần phải làm gì, làm như thế nào ?, mặc dù đã có ý tưởng rồi nhưng giáo viên vẫn chưa tự tin khi mình làm ra một sản phẩm từ nguyên liệu đó một cách sáng tạo. Chính vì vậy tôi đã bàn bạc và tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi ở một số trường trong huyện Hoằng Hóa như trường Mầm non thị trấn Bút Sơn, trường Mầm non Hoằng Quỳ, Hoằng Quý và trường Mầm non Lam Sơn Thành phố Thanh Hóa đây là những điểm trường có nhiều giáo viên khéo tay làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp để cho giáo viên trường mình học tập rút kinh nghiệm.
Qua buổi tham quan giáo viên rất phấn chấn với những loại đồ dùng đồ chơi mà mình vừa được khám phá, từ đó khi về trườnggiáo viên đã hăng hái làm đồ dùng đồ chơi một cách rõ rệt, không chỉ làm theo kế hoạch mà giáo viên còn tự giác làm thêm những loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cả hoạt động học, hoạt động góc, và trang trí phòng nhóm lớp mình phong phú hơn, xinh động hơn.
Hình ảnh: Giáo viên làm đồ chơi và trang trí nhóm lớp
Hơn thế nữa để giúp giáo viên có cơ sở trong cách làm nhiều loại đồ dùng đồ chơi khác nhau, đa dạng và phong phú. Tôi còn tham khảo, sưu tầm sách báo, trên mạng intenet cách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi để hướng dẫn cho giáo viên cách học hỏi , nghiên cứu tài liệu để bổ sung kiến thức, kỹ năng về làm đồ dùng đồ chơi tự tạo giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, lựa chọn nguyên vật liệu cũng như cách làm đồ dùng đồ chơi một cách tốt nhất.
2.3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tìm kiếm nguyên vật liệu, tuyên truyền, phối hợp tốt với phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi: 
Để làm được đồ dùng, đồ chơi thì phải có nguyên vật liệu. Tôi chỉ đạo giáo viên cần tích cực, chú trọng đến việc tìm kiếm nguyên vật liệu ở mọi lúc, mọi nơi và sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: lá cây khô, rơm, sỏi... Các nguyên vật liệu là phế thải như: hộp sữa, lon bia, lốp xe, len vụn, vải vụn, gỗ, giấygói kẹo... Để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.Bên cạnh đó việc tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết. Ngay từ đầu năm học tôi đã cùng với BGH nhà trường đã chỉ đạo giáo viên làm tốt những việc sau:
+ Tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, thông báo kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch của nhóm, lớp về việc thực hiện kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ. 
+ Đồng thời nêu lên tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để cùng đưa ra, thống nhất biện pháp phối kết hợp.
+ Vận động phụ huynh cùng với giáo viên sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu
phế thải, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày để cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
Hình ảnh: Giáo viên thu gom và vệ sinh phế liệu
Cũng có những ý kiến của phụ huynh cho rằng những đồ dùng, đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu phế thải đó có an toàn đối với trẻ không? Tôi đã giải tỏa những băn khoăn đó bằng cách mời phụ huynh đến dự một số hoạt động có sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo, để họ được tận mắt nhìn thấy trẻ học tập và vui chơi rất an toàn và có hiệu quả. 
Hình ảnh: Trẻ chơi với đồ chơi tự làm
2.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức tốt hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự tạo”: 
Việc tổ chức hội thi: “Đồ dùng, đồ chơi tự tạo” bằng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu cho toàn thể giáo viên trong trường, là cơ hội để giáo viên tích cực đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách làm, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo để làm đồ dùng đồ chơi, đồng thờihọc tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay khi làm đồ dùng đồ chơi. Qua hội thi giáo viên có điều kiện để rút kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng và phát huy kỹ năng, khả năng làm đồ dùng đồ chơi của mình trước đồng nghiệp và từ đó có hướng phấn đấu tốt hơn.
Theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của năm học 2018-2019, nhà trường đã tổ chức tốt hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” vào 2 đợt trong năm học:
Đợt 1: Tổ chức vào ngày 20/ 11/ 2018. Nhằm phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11. Ở đợt 1 này tôi đã phối kết hợp giữa tổ chức hội thi “Bé khỏe bé tài năng” cấp trường để gắn với việc làm đồ dùng để phục vụ cho hội thi. Chẳng hạn như đối với phần thi “ Màn chào hỏi” là thể hiện trình diễn thời trang thì yêu cầu mỗi lớp giáo viên phải tự thiết kế những bộ trang phục để cho các cháu biểu diễn hoàn toàn là trang phục mà giáo viên phải tự thiết kế dựa trên các chất liệu từ nguyên vật liệu phế thải, hoặc các chất liệu từ giấy màu Hay ở phần thi “Tài năng” nếu đội thi nào có sử dụng đạo cụ, trang phục, do cô giáo tự làm thì cũng sẽ được cộng điểm thêm cho phần sáng tạo của đội thi đó. 
Hình ảnh: Hội thi “Bé khỏe bé tài năng” cấp trường
Đợt 2: Tổ chức vào ngày 26/3/2019. Nhằm kỷ niệm ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3.
Ở hội thi lần này tôi đưa ra yêu cầu: Giáo viên khi tham gia hội thi cần thuyết minh về sản phẩm của mình theo yêu cầu như: Nguyên liêu, chất liệu, cách làm, cách sử dụng, hiệu quả sử dụng, giá thành của sản phẩm đó.
Để hội thi thật sự có ý nghĩa và có kết quả tốt, tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường mời Ban chấp hành phụ huynh của trường và Ban chấp hành phụ huynh của nhóm, lớp đến dự và cổ vũ cho phong trào làm đồ dùng đồ chơi của nhà trường. Đồng thời có những phần quà nhỏ để thưởng cho các cô giáo.
Sau đợt thi, nhà trường đều có tổng kết, đánh giá, động viên khen thưởng cho những giáo viên có những đồ dùng đồ chơi đạt giải, góp ý những giáo viên chưa có nhiều sự cố gắng.
Về tiêu chuẩn chấm chọn như sau:
+ Vật liệu: Rẻ tiền, đơn giản như các loại phế liệu dễ tìm ở địa phương
+ Hình thức: Đẹp, bền, màu sắc hấp dẫn lôi cuốn trẻ
+ Nội dung: Đúng kĩ thuật,mô hình vật mẫu.
+ Tác dụng: Đồ dùng đồ chơi dùng cho nhiều hoạt động học tập,nhiều chủ đề.
Cơ cấu giải thưởng :
+ Giải nhất: Cho giáo viên có nhiều bộ đồ dùng đồ chơi mầm non đẹp, sáng tạo, có tính sử dụng cao trong các hoạt động
+ Giải nhất, nhì, ba cho từng bộ đồ dùng đồ chơi mầm non có chất lượng.
Một số hình ảnh trưng bày sản phẩm của các khối lớp thi làm ĐDĐC dịp 26/3
Qua việc tổ chức các Hội thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ tất cả các giáo viên và thật sự đã tạo ra được phon

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_giao_vien_lam_do_dung_do_choi.doc