SKKN Một số giải pháp chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích” cho trẻ trong các trường mầm non tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích” cho trẻ trong các trường mầm non tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Trong thời kì đổi mới hiện nay đất nước của chúng ta đã và đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc cơ bản có ý nghĩa quyết định của quá trình đó là nhân tố con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, trong việc xây dựng con người mới thì gia đình giữ vai trò hết sức to lớn vì gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, gia đình góp phần tích cực vào sự phồn vinh của đất nước, là chiếc nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. Như chúng ta đã biết quan hệ xã hội bắt nguồn từ quan hệ gia đình, gia đình giữ vị trí đặc biệt trong suốt cuộc đời của mỗi con người, các nhân tài của đất nước cũng từ giáo dục của gia đình, với gia đình mà nên; giai đoạn trẻ em từ 0 đến 5 tuổi là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển rất nhanh, mạnh mẽ về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời, vì vậy trẻ rất hiếu động và luôn có sự tò mò tìm hiểu trong cuộc sống hằng ngày, chính khả năng hiếu động, tính tự tin và tò mò trong khi trẻ đang còn non nớt, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào.

Đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp tốt cũng ảnh hưởng tới tâm lý, gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ. Do vậy, chỉ đạo các nhà trường quản lý tốt việc bảo vệ an toàn, phòng, chống tai nạn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi mà đặc biệt đối với các trường mầm non là vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.

 

doc 20 trang thuychi01 7361
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích” cho trẻ trong các trường mầm non tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kì đổi mới hiện nay đất nước của chúng ta đã và đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc cơ bản có ý nghĩa quyết định của quá trình đó là nhân tố con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, trong việc xây dựng con người mới thì gia đình giữ vai trò hết sức to lớn vì gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, gia đình góp phần tích cực vào sự phồn vinh của đất nước, là chiếc nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. Như chúng ta đã biết quan hệ xã hội bắt nguồn từ quan hệ gia đình, gia đình giữ vị trí đặc biệt trong suốt cuộc đời của mỗi con người, các nhân tài của đất nước cũng từ giáo dục của gia đình, với gia đình mà nên; giai đoạn trẻ em từ 0 đến 5 tuổi là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển rất nhanh, mạnh mẽ về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời, vì vậy trẻ rất hiếu động và luôn có sự tò mò tìm hiểu trong cuộc sống hằng ngày, chính khả năng hiếu động, tính tự tin và tò mò trong khi trẻ đang còn non nớt, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào. 
Đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp tốt cũng ảnh hưởng tới tâm lý, gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ. Do vậy, chỉ đạo các nhà trường quản lý tốt việc bảo vệ an toàn, phòng, chống tai nạn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi mà đặc biệt đối với các trường mầm non là vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.
	Hiện nay vấn đề tai nạn thương tích đối với trẻ em là một vấn đề luôn được các cấp, các ngành quan tâm, là vấn đề vô cùng quan trọng đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em. Do vậy, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng, gia đình và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Các điều kiện để trẻ em được học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn. Công tác phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em cũng được tăng cường hơn. 
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. 
	Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT, ngày 15/4/2010 về quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mần non.
Trong Thông tư nêu rõ trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ.
Nhiều năm qua, bậc học mầm non huyện Lang Chánh đã thực hiện tốt Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục mần non, với tinh thần chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo và hướng dẫn các trường mầm non trên địa bàn huyện thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ em, xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ và bảo đảm an toàn cho trẻ trong các nhà trường. Triển khai nhân rộng những điển hình tốt trong quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt Thông tư nhằm tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em trong các trường mầm non trên toàn huyện và cũng coi đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong đánh giá chất lượng và xếp loại thi đua của các đơn vị trường học hàng năm.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích đối với sự phát triển của giáo dục mầm non. Trước thực trạng ở địa phương, là người lãnh đạo phụ trách bậc học của huyện, tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Mình phải làm gì? Làm như thế nào? để tìm ra giải pháp hữu hiệu, chỉ đạo các trường tránh và tuyệt đối tránh các tai nạn thương tích xảy ra tại trường để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tạo niềm tin cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh. Để trẻ đến trường mầm non được an toàn về mọi mặt tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích” cho trẻ trong các trường mầm non tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề ra các giải pháp chỉ đạo các đơn vị trường mầm non thực hiện tốt việc “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” cho trẻ tại các trường mầm non ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp chỉ đạo các đơn vị trường mầm non thực hiện có hiệu quả việc “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” cho trẻ tại các trường mầm non ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Gồm các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu các văn bản.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế các nhà trường
- Phương pháp tổng kết so sánh các tiêu chí
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
Nhiều văn bản của các cấp đã ban hành trong việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em như: Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009; Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT; Thông tư số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT; Công văn số 6221/BGDĐT-GDMN ngày 10/9/2013 về đảm bảo an toàn cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non và Bộ Chính trị cũng đã ra Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.
 Trong chỉ thị nêu rõ: Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới. Bộ chính trị yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. 
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường mầm non với nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ độ tuổi từ 03 tháng đến 72 tháng tuổi. Giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tính liên thông giữa các độ tuổi, thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, chuẩn bị cho trẻ tâm thế trước khi vào học lớp 1.
Để việc tạo môi trường an toàn với đầy đủ cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động, vui chơi, học tập là điều rất cần thiết nhằm giúp các nhà trường thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, giúp cho trẻ vui chơi, học tập, sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh, trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời. Đây là nơi khởi điểm rất quan trọng và cần thiết cho trẻ.
2. Thực trạng của việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích” cho trẻ trong các trường mầm non ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 
Lang Chánh là huyện miền núi cao nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa gần 100 km, có hơn 7 km đường biên giới với nước bạn Lào. Phía Bắc giáp huyện Bá Thước; Phía Nam giáp huyện Thường Xuân; Phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc; Phía Tây giáp huyện Quan Sơn và huyện Sầm Tớ nước CHDCND Lào. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 58.659,18 ha. Huyện có 3 con sông chính chảy qua là sông Âm, sông Cảy và sông Sạo, địa hình bị chia cắt nhiều.
Huyện có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn, trong đó có 01 xã biên giới và có 8 xã, 3 thôn đặc biệt khó khăn. Tổng dân số toàn huyện là 49.311 người, có 3 dân tộc chủ yếu sinh sống là Thái, Mường, Kinh và một số ít dân tộc khác. Mạng lưới trường, lớp mầm non được quy hoạch phù hợp, đảm bảo 11 xã, thị trấn có 11 trường mầm non, trường đạt Chuẩn quốc gia có 6/11 đạt 54,5%;
 Đảm bảo 100% trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, vệ sinh và phòng tránh bệnh tật tốt. Vệ sinh an toàn thực phẩm tốt; Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo đầy đủ và hợp vệ sinh.
a) Thuận lợi 
Các trường mầm non được bổ nhiệm đủ cán bộ quản lý và tương đối đủ số lượng giáo viên theo quy định, trình độ trên chuẩn cao đạt 76,9%, có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ;
Đội ngũ giáo viên luôn thương yêu và tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ: Đối với trẻ, lần đầu tiên đến lớp mẫu giáo thì đó là một sự khó khăn lớn đối với trẻ cũng như đối với mẹ. Bởi vì ở nhà mẹ con gắn bó nhau gần như suốt ngày, còn khi đến trường, đứa trẻ phải vào một môi trường hoàn toàn mới; Lần đầu tiên bé đi học không phải là chuyện đơn giản đi từ nhà đến trường mà bé phải rời xa điểm tựa tinh thần vững chắc để làm quen với một thế giới mới hoàn toàn xa lạ. Vì vậy, giáo viên cần tư vấn cho bố mẹ, các thành viên của gia đình biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi đó để tránh cho trẻ lười đi học. Ở lớp, cô giáo cần tạo môi trường làm sao cho trẻ cảm thấy thân thiện, an toàn ở lớp cũng như ở nhà, khuyên các bà mẹ không nên để lộ sự lo âu, quá lưu luyến khi đưa trẻ đến trường,...Lúc về nhà, bố mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ về những gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi đến lớp. Gia đình cũng cần thiết phải trao đổi với giáo viên những đặc điểm riêng của con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính...để giáo viên có biện pháp chăm sóc - giáo dục phù hợp. Bởi vậy, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ở Lang Chánh có bề dày về uy tín và độ tin cậy đã thu hút ngày càng đông trẻ trong độ tuổi đến trường.
Công tác xã hội hóa giáo dục đã được chú trọng hơn, lãnh đạo các cấp và nhân dân quan tâm, chăm lo đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, nhân dân tích cực đóng góp xây dựng trường, lớp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
b) Khó khăn
Lang Chánh là một huyện nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, quy hoạch thiết kế còn nhiều bất cập. Cơ sở vật chất, thiết bị các trường Mầm non tuy đã được cải thiện, nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chăm sóc, giáo dục trẻ tại các nhà trường;
Hiện tại các trường chưa có nhân viên y tế chuyên trách, hầu hết tại các trường mầm non giáo viên đang kiêm nhiệm thêm công tác y tếVì kiêm nhiệm nên kiến thức về chuyên môn, chuyên ngành còn nhiều bất cập, dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, đảm bảo về chất lượng, khi có tai nạn xảy ra đối với trẻ thường xử lý theo kinh nghiệm cá nhân, không đảm bảo an toàn cho trẻ;
c) Kết quả khảo sát thực trạng 
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, để có kế hoạch chỉ đạo các trường mầm non thực hiện tốt nội dung của phong trào sát với thực tế, tôi đã khảo sát ở 4 tiêu chuẩn theo bảng kiểm kết quả thực hiện “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích” cho trẻ trong trường mầm non của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định với 11 trường mầm non, 169 nhóm, lớp và 259 giáo viên.
* Kết quả khảo sát thực trạng vào thời điểm tháng 9/2015 như sau:
TT
Nội dung
Số lượng đạt
Tỷ lệ
I
TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG 
1
Có ban chỉ đạo công tác y tế trường học.
11
100
2
Có cán bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học.
11
100
3
Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích.
11
100
4
Có kế hoạch xây dựng trường học an toàn.
10
90,9
5
Có các quy định về việc phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích.
6
54,5
6
Có lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
6
54,5
7
Có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn thương tích.
6
54,5
8
Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu.
6
54,5
9
Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các 
yếu tố có nguy cơ thương tích.
6
54,5
10
Có hồ sơ, sổ sách ghi chép, giám sát lý do, cách phòng chống, xử lý khi tai nạn thương tích xảy ra.
6
54,5
11
Số trẻ/ lớp theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
11
100
12
Đón, trả trẻ đúng giờ quy định, người đón trẻ phải là người có trách nhiệm để tránh hiện tượng trẻ bị thất lạc. 
11
100
Đánh giá tiêu chuẩn 1: 9/11 trường
8
72,7
II
CƠ SỞ VẬT CHẤT 
a)
Vị trí. 
13
Trường, lớp được đặt tại khu dân cư phù hợp với quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp.
11
100
14
Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
8
72,7
15
Khuôn viên của cơ sở có tường bao ngăn cách với bên ngoài. 
11
100
16
Cổng trường phải chắc chắn, đóng, mở theo quy định.
8
72,7
17
Ở vùng sông nước, trường, lớp có thuyền, phao cứu sinh.
3
27,3
18
Không có hàng quà, bánh bán trong trường.
11
100
19
Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần cơ sở và có biện pháp chống ùn tắc giao thông vào giờ đón và trả trẻ.
0
0
20
Cơ sở có số điện thoại của cơ quan y tế nơi gần nhất (hoặc bác sỹ nhi khoa).
6
54,5
b)
Khối các phòng (phòng học, phòng ngủ, phòng chơi)
21
Không bị dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, đảm bảo an toàn. 
9
81,8
22
Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố. 
11
100
23
Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật thuận tiện khi sử dụng.
11
100
24
Cửa sổ có chấn song chắc chắn và an toàn.
11
100
25
Nền nhà (phòng) luôn khô ráo, không bị trơn trựợt.
8
72,7
26
Cầu thang phải có tay vịn, có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang.
1
9,1
27
Lan can có chấn song chắc chắn, đảm bảo kích thước quy định, trẻ không chui, trèo qua được.
11
100
28
Các vật sắc nhọn (dao, kéo...) phải để ở nơi quy định và trẻ không với tới.
7
63,6
29
Phích nước nóng được đặt ở nơi an toàn ngoài tầm với của trẻ.
6
54,5
30
Đồ dùng chăm sóc, dạy trẻ được sắp xếp gọn gàng, an toàn cho trẻ.
8
72,7
31
Hệ thống điện trong lớp học phải đảm bảo an toàn, Tất cả ổ cắm điện cố định và di động được đặt ở nơi trẻ không với tới.
6
54,5
c)
Nhà bếp (phòng bếp)
32
Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ phải có bếp riêng, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ.
11
100
33
Bếp đun bằng than tổ ong không được gần phòng học, ngủ, chơi của trẻ.
11
100
34
Nhà bếp được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
6
54,5
35
Quy trình chế biến, nấu nướng, chia ăn được sắp xếp theo nguyên tắc bếp ăn một chiều.
6
54,5
36
Thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, còn thời hạn sử dụng. 
9
81,8
37
Thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định.
7
63,6
38
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
7
63,6
39
Có đủ nước sạch sử dụng.
11
100
40
Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định.
8
72,7
41
Nhân viên nấu ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
8
72,7
42
Trẻ em không được vào bếp.
11
100
43
Có phương án, dụng cụ, phương tiện để xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
3
27,2
d)
Sân vườn
44
Sân trường, bãi tập bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô.
11
100
45
Các cây cao, cây cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão.
11
100
46
Chậu hoa, cây cảnh được đặt ở vị trí an toàn, chắc chắn.
8
72,7
47
Không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối.
11
100
48
Đường đi lại bằng phẳng, khô ráo, thuận tiện.
6
54,5
49
Lối đi ra suối, ao, hồ, hố sâu phải có rào chắn.
9
81,8
e)
Công trình chứa nước, công trình vệ sinh
50
Giếng nước, bể nước, chum, vại nước cần phải có nắp đậy chắc chắn, độ cao phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng.
11
100
51
Công trình vệ sinh phù hợp với độ tuổi của trẻ (bậc lên, chỗ ngồi, tay vịn). 
6
54,5
52
Nền nhà vệ sinh luôn khô ráo, dễ cọ rửa.
6
54,5
53
Công trình vệ sinh ở vị trí cô giáo quan sát được trẻ khi trẻ đi vệ sinh.
6
54,5
f)
Phương tiện phục vụ, vật nuôi (nếu có)
54
Không có những đồ chơi dễ gây ra tai nạn thương tích cho trẻ.
8
72,7
55
Bàn, ghế chắc chắn, mặt bàn không được trồi đinh, góc bàn nhẵn.
8
72,7
56
Giường, tủ, giá, kệ chắc chắn, kê xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện cho trẻ khi sử dụng.
8
72,7
57
Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ.
8
72,7
58
Đồ dùng, đồ chơi làm bằng chất liệu không gây độc hại cho trẻ.
9
81,8
59
Đồ chơi ngoài trời phải thường xuyên được kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng. 
6
54,5
60
Đồ dùng chăm sóc dạy trẻ được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện, hợp lý và an toàn cho trẻ khi sử dụng.
7
63,6
61
Dụng cụ đựng hoá chất (các chất tẩy rửa..), các loại thuốc phải có nhãn rõ ràng để đúng nơi quy định. Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa trong danh mục quy định của Nhà nước.
8
72,7
62
Chó nuôi phải được tiêm phòng và được nhốt trong thời gian trẻ ở trường.
11
100
Đánh giá tiêu chuẩn II: 7/11 trường
8
72,7
III
GIÁO VIÊN/ NGƯỜI TRÔNG TRẺ 
259
100
63
Có chuyên môn về công tác chăm sóc, nuôi, dạy trẻ.
225
86,9
64
Được dự các lớp tập huấn về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
144
55,6
65
Luôn quan sát tới trẻ mọi lúc, mọi nơi, không làm việc riêng, không được bỏ lớp.
235
90,7
66
Biết cách sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra.
144
55,6
Đánh giá tiêu chuẩn III: 187/259 người
187
72,2
IV
QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG 
67
Cha mẹ/người chăm sóc trẻ được tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ.
11
100
68
Thường xuyên có sự trao đổi giữa nhà trường và gia đình của trẻ về tình hình sức khỏe của trẻ nói chung và việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
11
100
Đánh giá tiêu chuẩn 4: 11/11 trường
11
100
Nhận xét: Qua khảo sát chất lượng đầu năm về các tiêu chí trong bảng kiểm ta thấy kết quả chưa cao. 
Tiêu chuẩn 1: 11/11 trường có Quyết định cho cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế học đường, chưa có cán bộ y tế chuyên trách; mới có một số trường có hồ sơ, sổ sách ghi chép, giám sát lý do, cách phòng chống, xử lý tai nạn thương tích xảy ra (Kết quả tiêu chuẩn 1: 8/11 trường đạt tỷ lệ 72,7%)
Tiêu chuẩn 2: Cơ sở vật chất hàng năm cũng được các nhà trường bổ sung, sửa chữa. Trang thiết bị được chú trọng mua sắm theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhưng do nhiều điểm trường nên số loại đồ chơi ngoài trời ở từng khu còn ít; Tất cả các trường chưa có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần khu vực trường còn ùn tắc giao thông vào giờ đón trả trẻ, có 8/11 trường đạt tỷ lệ 72,7 %.
Tiêu chuẩn 3: Giáo viên đều có chuyên môn về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; nhưng vẫn còn một số giáo viên chưa tham dự các lớp tập huấn về phòng, chống tai nạn thương tích, mới đạt tỷ lệ 72,7%. 
Tiêu chuẩn 4: Công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh được đánh giá cao đạt tỷ lệ 100%.
Tất cả các trường trong tiêu chuẩn 1, 2, 3 vẫn còn nhiều tiêu chí chưa đạt. Qua khảo sát thực trạng đầu năm, với vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo trực tiếp quản lý bậc học, bản thân tôi luôn xác định rõ nhiệm vụ, mục đích yêu cầu về an toàn tại các trường mầm non. Do vậy, cần phải tìm ra những giải pháp để chỉ đạo trực tiếp các nhà trường cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, hạn chế những tồn tại để đưa phong trào “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_co_hieu_qua_viec_thuc_hien_pho.doc
  • docBÌA SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc