SKKN Một số biện pháp xây dựng trường mầm non Kim Tân “xanh - Sạch - đẹp - an toàn”

SKKN Một số biện pháp xây dựng trường mầm non Kim Tân “xanh - Sạch - đẹp - an toàn”

Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều mong muốn được sống và học tập trong một môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. Bởi trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn tạo ra một môi trường học tập và vui chơi thân thiện, thú vị, hấp dẫn, giúp cô trò thêm yêu trường, mến lớp. Ngôi trường khang trang, sạch đẹp không những để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người, mà nó còn có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn đó là hình thành ý thức thói quen, nhân cách của con người.

Giáo dục môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và được quan tâm hơn ngay từ lứa tuổi mầm non, nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen, ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường sống. Cùng với gia đình, trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ, là nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách của trẻ. Trường học thân thiện lứa tuổi mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, nơi đó trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm, chăm sóc, được bảo vệ và tham gia vào quá trình học tập, phát triển toàn diện nhân cách.

Trong chương trình giáo dục mầm non, trẻ cần được tiếp thu những kiến thức sơ đẳng có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới trong môi trường giáo dục ở nhà trường. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhận thức, thái độ của trẻ thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày.

 

doc 19 trang thuychi01 63682
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng trường mầm non Kim Tân “xanh - Sạch - đẹp - an toàn”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD& ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON KIM TÂN “ XANH - SẠCH - ĐẸP - AN TOÀN”
Người thực hiện: Trịnh Thị Quyên
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Tân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
SỐ TRANG
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng của vấn đề
3
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
5
Biện pháp 1: Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng trường kế hoach phối hợp với các ban ngành thị trấn Kim Tân. 
5
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện cho giai đoạn và hàng năm.
5
Biện pháp 3: Thực hiện công tác tham mưu, tuyên truyền vận động.
6
Biện pháp 4: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
7
Biện pháp 5: Triển khai thực hiện kế hoạch
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
11
3. Kết luận, kiến nghị
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên. 
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều mong muốn được sống và học tập trong một môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. Bởi trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn tạo ra một môi trường học tập và vui chơi thân thiện, thú vị, hấp dẫn, giúp cô trò thêm yêu trường, mến lớp. Ngôi trường khang trang, sạch đẹp không những để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người, mà nó còn có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn đó là hình thành ý thức thói quen, nhân cách của con người. 
Giáo dục môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và được quan tâm hơn ngay từ lứa tuổi mầm non, nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen, ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường sống. Cùng với gia đình, trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ, là nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách của trẻ. Trường học thân thiện lứa tuổi mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, nơi đó trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm, chăm sóc, được bảo vệ và tham gia vào quá trình học tập, phát triển toàn diện nhân cách. 
Trong chương trình giáo dục mầm non, trẻ cần được tiếp thu những kiến thức sơ đẳng có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới trong môi trường giáo dục ở nhà trường. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhận thức, thái độ của trẻ thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Trường học: “ Xanh - sạch - đẹp- an toàn” có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ trường và tạo sự lan toả đến môi trường gia đình, cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hoá cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường. Trường học xanh, sạch, đẹp thật sự sẽ tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quí trường lớp, thầy cô, bạn bè. [1]
Xây dựng môi trường thân thiện là bảo đảm các lớp học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát. Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, cùng cô giáo tạo cảnh quan, giữ gìn vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân. 
Đối với trường mầm non Kim Tân, trong những năm qua đã chú trọng xây dựng cảnh quan môi trường giáo dục, đã tổ chức trồng cây xanh trên sân trường, vệ sinh trường lớp, tạo môi trường giáo dụcSong công tác tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế do chưa có qui hoạch tổng thể sân vườn, giáo viên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề tạo môi trường trong lớp, ngoài lớp, chưa thường xuyên giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Khuôn viên trường thiếu cây bóng mát, công tác vệ sinh trường lớp chưa đảm bảo.
Vậy để có được một ngôi trường xanh- sạch- đẹp- an toàn trong điều kiện của một vùng miền núi là rất khó khăn, bản thân tôi đã suy nghĩ, xác định rằng công việc này vừa đòi hỏi phải có kinh phí, vừa phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành các cấp, vừa phải có tầm nhìn chiến lược. Vậy tổ chức phong trào sao cho hiệu quả, phù hợp với đặc thù của mỗi nhà trường cần phải có sự sáng tạo, linh hoạt riêng của người quản lý. Do đó, trong quá trình chỉ đạo các phong trào ở nhà trường, bản thân tôi luôn nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, hạn chế của các giải pháp, tìm ra nguyên nhân để có các biện pháp khắc phục, chỉ đạo phù hợp sát với thực tế của nhà trường, của địa phương.
 Với mục đích là làm thế nào để xây dựng môi trường giáo dục mầm non xanh hơn, sạch đẹp hơn. Tạo cho trẻ luôn phấn khởi, hào hứng được đến trường. Bởi “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục phát động. Đưa ra một số biện pháp để xây dựng, cải tạo môi trường giáo dục trong trường mầm non để các cháu được học tập và vui chơi trong môi trường thân thiện, an toàn. 
Tiếp tục phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường: “ Xanh- sạch- đẹp - an toàn”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến nội dung xây dựng cảnh quan trường lớp mầm non.
- Tình hình thực tế của nhà trường (Khuôn viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi...)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp.
- Sưu tầm, tìm đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành. 
- Phương pháp khảo sát tình hình cơ sở vật chất.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
- Thăm quan mô hình, học hỏi công tác quản lý của hiệu trưởng ở các đơn vị bạn để áp dụng vào đơn vị mình.
- Thống kê tổng hợp hàng năm để đúc rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo nhằm thay đổi môi trường trong và ngoài lớp phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu đổi mới GDMN.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí‎ luận:
Để thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã đề ra, trước hết cần quan tâm đến đổi mới môi trường giáo dục, trong đó có nội dung bảo đảm: Xanh, sạch, đẹp, an toàn trong các cơ sở giáo dục là một trong những điều kiện quan trong trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Nội dung chỉ thị 40/2008 của Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Trong 5 nội dung của chỉ thị, nội dung xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp và an toàn” là tiêu chí đầu tiên, được thể hiện: Trường lớp sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa nóng, ấm áp về mùa lạnh. Trồng và chăm sóc vườn hoa cây cảnh; Có nhà vệ sinh sạch sẽ, đủ nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm, dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ; Tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp và giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. [1]
 Sau hơn 9 năm thực hiện phong trào, các nhà trường đã có được nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất được bổ sung đầy đủ, đảm bảo an toàn, xanh, sạch đẹp. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tăng lên, kỹ năng sống của trẻ được cải thiện, bảo tồn và phát huy được những nét văn hoá địa phương và dân tộc. Giáo dục trẻ biết gìn giữ, phát huy các các trò chơi dân gian lành mạnh phù hợp với lứa tuổi mầm non.
Hiệu quả thiết thực của phong trào xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp đã tạo niềm tin với phụ huynh học sinh, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút phụ huynh nhiệt tình tham gia. Trong quá trình thực hiện phong trào đã tạo ra một môi trường kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc cung cấp kiến thức cơ bản cho trẻ, giáo dục nhận thức về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người; Động viên giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Bên cạnh đó, thúc đẩy nhà trường có biện pháp kết hợp rèn luyện các kỹ năng, giúp học sinh tự ý thức giữ gìn môi trường sống. [2]
An toàn, xanh , sạch, đẹp là những vấn đề không thể thiếu trong môi trường giáo dục của nhà trường.  Bác Hồ đã dạy: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Chính vì vậy, để giáo dục trẻ được tốt chúng ta cần quan tâm đến việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ. [2]
Để tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua, ngày 25/8/2014 Phòng GD&ĐT Thạch Thành đã ra văn bản số 300/KH-PGD&ĐT chỉ đạo các nhà trường: “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn giai đoạn 2014- 2016”. Nội dung kế hoạch xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn gồm có 4 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí.
Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và Phòng giáo dục trong những năm trở lại đây, nhiệm vụ trọng tâm cũng đã dành riêng việc chỉ đạo các nội dung là: Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua lớn do ngành phát động trong đó có phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tất cả các nội dung nhiệm vụ trên không nằm ngoài mục đích là làm sao để mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất, bởi vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
a) Tình hình nhà trường:
+ Thuận lợi: 
Trường mầm non Kim Tân được thành lập từ ngày 6 tháng 10 năm 1997. Từ khi thành lập đến nay, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục, đặc biệt là việc nâng cấp cơ sở vật chất xây dựng cảnh quan nhà trường ngày càng đẹp hơn.
 Ban giám hiệu nhà trường đoàn kết nhất trí, có chuyên môn vững vàng, 
có kinh nghiệm quản lý chỉ đạo các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Năng động, sáng tạo, nhiệt tình, tiếp cận nhanh với yêu cầu mới của ngành.
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trẻ khoẻ, năng động, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100% và trên chuẩn 63,6%, có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, nghiêm túc chấp hành qui chế chuyên môn, qui định của ngành, có trách nhiệm cao, chủ động trong mọi công việc.
+ Khó khăn:
Do khu trường cũ diện tích đất không đảm bảo nên trường mầm non Kim Tân được chuyển ra khu mới vào năm 2009. Cơ sở vật chất nhà trường thiểu nhiều, lúc này mới có 6 phòng học được xây dựng từ chương trình 159 của Chính phủ, có bếp nấu, tường rào và cổng được xây dựng từ nguồn ngân sách địa phương. Thời gian này việc tham mưu xây thêm cơ sở vật chất không có hiệu quả do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngân sách của thị trấn.
Nhà trường vẫn chưa có kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn, chưa tạo được cảnh quan môi trường thân thiện thu hút trẻ đến trường, khuôn viên chưa qui hoạch, sân chơi chật trội, không sạch đẹp, nhiều khu đất còn bỏ trống để cỏ dại mọc. Vườn hoa, cây cảnh không có, đường đi, lối lại chưa lát gạch. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy không có.
Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh không thường xuyên, sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa tạo được sự đồng thuận cao từ phụ huynh học sinh.
b) Thực trạng của từng  tiêu chí: (Thời điểm tháng 8 năm 2014)
* Tiêu chí xanh:
Nhà trường chưa có nhiều cây bóng mát, sân chơi chưa được qui hoạch tổng thể, không có thảm cỏ, bồn hoa, cây cảnh. Khu vực đất phía sau mương chưa san lấp. Trong lớp học trang trí sơ sài bằng giấy xốp màu cắt dán lên tường, chưa đẹp, không có mầu xanh của cây.
* Tiêu chí sạch:
Hệ thống xử lý rác, thùng rác không có, cống rãnh thoát nước không được khơi thông, nhà vệ sinh tự hoại bị hỏng nhiều, chưa có nhà vệ sinh dành riêng cho cán bộ giáo viên. Học sinh vẫn vứt rác ra đường đi, sân trường.
Phía sau nhà lớp học 2 tầng có mương dẫn nước của thị trấn, là nơi các loại sinh vật sinh sống, là nơi rắn, rết, muỗi cư trú.
* Tiêu chí đẹp:
Khuôn viên trường chưa được qui hoạch theo một mô hình tổng thể, mặt 
bằng chưa được san sửa, cây cối mới trồng nên chưa có màu xanh, bồn hoa, cây cảnh không có. Lớp học trang trí sơ sài, thiếu những chậu cây cảnh, chậu hoa
* Tiêu chí an toàn:
Lớp học là nhà 2 tấng, lan can tầng 2 xây cao 1,2 m nên rất nguy hiểm khi cháu ra chơi ở hành lang. Sân vườn chưa được lát gạch, mới láng xi măng được khoảng sân cho trẻ tập thể dục, vui chơi do đó khi trẻ ra chơi rất dễ bị ngã, không đảm bảo an toàn.
 Nhà trường chưa được trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ, phương 
tiện phòng cháy chữa cháy chưa đầy đủ...
Từ thực trạng trên, dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Thành, để thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Được sự nhất trí cao và hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và Cha mẹ học sinh, sự quyết tâm và nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trường mầm non Kim Tân đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp.
 Với vai trò trách nhiệm của mình, từ kinh nghiệm được rút ra trong quá trình quản lý chỉ đạo nhà trường, tôi xin mạnh dạn chia sẻ đề tài: “Một số biện pháp xây dựng trường mầm non Kim Tân xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm góp phần xây dựng môi trường sư phạm ở trường mầm non ngày càng xanh hơn, đẹp hơn, làm nền tảng tinh thần và sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên, học sinh.
2.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Biện pháp 1: Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban ngành đoàn thể thị trấn Kim Tân 
 Hiệu trưởng căn cứ vào năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên để thành lập Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn”. Thành phần gồm có: Đồng chí hiệu trưởng làm trưởng ban, phó hiệu trưởng - Chủ tịch công đoàn trường làm phó ban và các ủy viên là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, những giáo viên có khả năng đam mê, am hiểu và nhiệt tình trong thực hiện các phong trào. Trong Ban chỉ đạo có một đại diện Cha mẹ học sinh - Là trưởng ban Phụ huynh học sinh nhà trường.
Hàng năm hiệu trưởng có thể kiện toàn lại Ban chỉ đạo cho phù hợp hơn với tình hình thực tế. Trưởng ban có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp thường kì. Trong cuộc họp Ban chỉ đạo đầu năm, trưởng ban- hiệu trưởng nhà trường phải chuẩn bị kế hoạch để trình Ban chỉ đạo, lắng nghe ý kiến góp ‎ý bổ sung bản kế hoạch, phân tích những yếu tố thuận lợi, khó khăn và các giải pháp thực hiện kế hoạch. Khi Ban chỉ đạo nhất trí cao thì phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên cùng thực hiện.
Xây dựng kế hoạch Phối kết hợp với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong thị trấn để thực hiện công tác tuyên truyền các nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Từ đó hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường trong quá trình triển khai nhiệm vụ năm học, trong đó có việc tiếp tục nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, tạo cảnh quan trường lớp. Đoàn thanh niên hỗ trợ nhân lực tổng vệ sinh mương nước, san đất làm sân. Hội phụ nữ giúp trường ngày công để cải tạo vườn rau, trồng rau sạch cho các cháu ăn hàng ngày. Các khu phố tặng cây bóng mát, cây cảnh
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện cho giai đoạn và hàng năm
Để tiếp tục thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường đã xây dựng kế hoạch giai đoạn mới 2014 - 2017, trong kế hoạch này nhà trường xác định nhiệm vụ trọng tâm số 1 là xây dựng môi trường đảm bảo “ An toàn, xanh, sạch đẹp”.
Căn cứ vào kế hoạch số 300/KH-PGD&ĐT về việc Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn của Phòng GD&ĐT Thạch Thành, trường Mầm non Kim Tân đã xây dựng một kế hoạch cụ thể cho giai đoạn 2014 - 2017, định ra những hạng mục đáp ứng các yêu cầu xanh, sạch, đẹp và an toàn trong phạm vi 
nhà trường. Cụ thể từng năm học như sau:
	* Năm học 2015 - 2016: 
	- Rà soát lại quy hoạch, tiếp tục xây dựng kế hoạch bổ sung khuôn viên vườn cổ tích, mua thêm nhân vật cổ tích, đồ chơi ngoài trời để trong vườn trường, tiếp tục chăm sóc tạo thảm cỏ, trồng hoa, cây cảnh, trồng rau ở các khu đất còn lại.
	- Tu sửa lại bếp nấu, lát sân gạch khu nhà bếp.
	- Kè mương, đậy nắp bê tông mương nước phía sau trường.
	- Mua bổ sung đồ dùng bát trú, đồ dùng học tập cho trẻ.
	- Phấn đấu nhà trường đạt yêu cầu Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.
+ Dự kiến kinh phí: 690.000.000 đồng (Sáu trăm chín mươi triệu đồng)
	* Năm học 2016 - 2017. 
	- Xây dựng kế hoạch tiếp tục bổ sung quy hoạch, bổ sung các công trình còn thiếu theo quy hoạch, củng cố, chăm sóc cảnh quan khuôn viên và các công trình trong nhà trường. Lắp đặt đường dẫn nước sạch về trường.
	- Mua bổ sung một số đồ dùng các nhóm lớp.
	- Lát gạch khu sân khấu ngoài trời.
+ Dự kiến kinh phí: 80.000.000 đồng (Tám mươi triệu đồng)
Biện pháp 3: Thực hiện công tác tham mưu, tuyên truyền vận động
Đây là một nhiệm vụ quyết định đến thực hiện thành công kế hoạch của Hiệu trưởng và Ban Chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn”.
Hiệu trưởng là người thường xuyên tham gia các phiên họp của Hội đồng nhân dân thị trấn, các hội nghị giao ban bí thư chi bộ hàng tháng, các hội nghị sơ kết tổng kết của UBND thị trấn, các tổ chức đoàn thể xã hội địa phương. Đây là một cơ hội tốt để Hiệu trưởng trình bày quan điểm của kế hoạch xây dựng nhà trường đạt xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Tất cả những thông tin thu thập được thì Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch sẽ sát với thực tiễn và hợp lí. Do đó khi phê duyệt kế hoạch sẽ được sự đồng 
thuận và nhất trí cao của lãnh đạo địa phương.
Khi kế hoạch đã được cấp trên duyệt và đồng ý, Hiệu trưởng- Bí thư chi bộ triển khai trong sinh hoạt chi bộ, trong họp hội đồng giáo viên để thảo luận mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện kế hoạch. Xây dựng thành nghị quyết thực hiện trong chi bộ và hội đồng nhà trường, đưa chỉ tiêu thực hiện vào nhiệm vụ năm học.
Hàng năm, nhà trường thường tổ chức ít nhất ba kì họp phụ huynh học sinh toàn trường. Hiệu trưởng và ban đại diện Hội Cha mẹ họp thống nhất kế hoạch trước khi triển khai kế hoạch đến toàn bộ phụ huynh. Sau khi phụ huynh tham gia xây dựng kế hoạch, thảo luận góp ý và thống nhất cao, Hiệu trưởng và Ban thường trực Hội Cha mẹ tổng hợp ý kiến, bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp trình UBND thị trấn xin chủ trương vận động. Sau đó báo cáo hội nghị phụ huynh toàn trường phương án thực hiện. 
Để làm tốt công tác tuyên truyền vận động, ngoài các buổi họp phụ huynh, tôi luôn quan tâm tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau về kết quả hoạt động giáo dục của trường, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức và tham gia các hội thi của trẻ luôn đạt kết quả cao. Ngày hội, ngày lễ được tổ chức đầy đủ, có mời Phòng GD&ĐT, lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể của thị trấn, trưởng các khu phố, phụ huynh học sinh cùng tham dự, như: Ngày hội đến trường của bé, ngày tết trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày phát thưởng cuối năm... Tổ chức cho phụ huynh học sinh đến dự các hoạt động của trẻ trong 1 ngày (Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, giờ ăn, giờ ngủ). Từ những việc làm thực tế đó, nhà trường đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tạo được niềm tin từ phụ huynh và nhân dân địa phương.
Biện pháp 4: Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một con đường phát triển giáo dục của nước ta. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD&ĐT đã ghi: “Huy động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả vay vốn của nước ngoài để phát triển GD” [3]
Thực hiện tốt cô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_mam_non_kim_tan_xanh_s.doc