SKKN Một số biện pháp xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 tại trường Mầm non Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng, chủ trương, chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục. Hiện nay nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới quản lý giáo dục là đổi mới chất lượng giáo dục. Muốn vậy, vấn đề có tính quyết định là xây dựng, hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực giáo dục và đưa vào thực hiện trong thực tế.
Những quan điểm và phương hướng cơ bản về phát triển giáo dục đã được xác định từ Đại hội IX của Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định phát triển những quan điểm và phương hướng ấy, trong đó nhấn mạnh các vấn đề về nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hoàn thiện hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng trong giáo dục và xây dựng xã hội học tập, xác định rõ vai trò nòng cốt của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.
Luật Giáo dục quy định: “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” [ 1].
Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011- 2020 đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.[2]
Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 đưa ra giải pháp thứ 7 nhằm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục: “Hoàn thành việc xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các loại hình trường, nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất cơ bản thực hiện đổi mới quá trình dạy học.
Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia.
MỤC LỤC Nội dung Trang I. MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 II. NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Thực trạng 6 2.1. Thuận lợi 6 2.2. Khó khăn 6 3. Các biện pháp thực hiện 7 3.1. Biện pháp 1 7 3.2. Biện pháp 2 9 3.3. Biện pháp 3 10 3.4. Biện pháp 4 11 4. Kết quả 13 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15 1. Kết luận 15 2. Kiến nghị 16 Tài liệu tham khảo I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng, chủ trương, chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục. Hiện nay nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới quản lý giáo dục là đổi mới chất lượng giáo dục. Muốn vậy, vấn đề có tính quyết định là xây dựng, hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực giáo dục và đưa vào thực hiện trong thực tế. Những quan điểm và phương hướng cơ bản về phát triển giáo dục đã được xác định từ Đại hội IX của Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định phát triển những quan điểm và phương hướng ấy, trong đó nhấn mạnh các vấn đề về nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hoàn thiện hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng trong giáo dục và xây dựng xã hội học tập, xác định rõ vai trò nòng cốt của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Luật Giáo dục quy định: “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” [ 1]. Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011- 2020 đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.[2] Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 đưa ra giải pháp thứ 7 nhằm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục: “Hoàn thành việc xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các loại hình trường, nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất cơ bản thực hiện đổi mới quá trình dạy học. Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Như vậy, quan điểm về xây dựng trường chuẩn quốc gia nói chung và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng đã được Đảng, chính phủ, ngành GD&ĐT và các địa phương xác định rõ và coi đây là quan điểm chỉ đạo cơ bản để xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục chuẩn hoá gắn với hiện đại hoá nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và ở huyện Lang Chánh nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc, đưa ra chủ trương đã được Huyện ủy cụ thể hóa thành Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 21 tháng 7 năm 2010 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010-2015; Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 06 tháng 5 năm 2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về Xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2015. Ngay sau khi Thông tư 02/2014/TT-BGD&ĐT ngày 08/2/2014 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trường Mầm non Tân Phúc đã được lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo Lang Chánh chỉ đạo nhà trường tiến hành xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhà trường vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Vì vậy bản thân luôn trăn trở làm thế nào để hoàn thành các yêu cầu của tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đối với một trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trường có nhiều điểm lẻ, các điểm cách xa nhau, cơ sở vật chất xuống cấp, giao thông đi lại khó khăn. Làm thế nào để có được những biện pháp phù hợp, mang tính khả thi và hiệu quả khi nhà trường đang còn những khó khăn hạn chế. Hiện nay, tất cả các trường học nói chung và các trường mầm non nói riêng đang còn thiếu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và một số yêu cầu khác. Chính vì lí do đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 tại trường Mầm non Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nhất nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, cảnh quan môi trường, phòng lớp học, đồ dùng, đồ chơi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của tập thể cán bộ giáo viên và nâng cao chất lượng về các hoạt động học tập vui chơi của các cháu. Việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ giúp nhà trường phát triển toàn diện hơn về nhiều mặt như: công tác tổ chức quản lý, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị Đặc biệt là chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Muốn trẻ phát triển tốt về trí tuệ, nhận thức, tư duy, sự thông minh linh hoạt, tính sáng tạo cần có môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, phù hợp với điệu kiện thực tế của địa phương. Đồng thời xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu Từ những suy nghĩ và sự đoàn kết quyết tâm của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đã tập chung đầu tư công sức, lòng nhiệt huyết để “xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia” trong đơn vị trường mầm non Tân phúc năm học 2014-2015. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, cụ thể: - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu. - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài, cụ thể: - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Với quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội” [3]. Từ quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta nói chung, huyện Lang Chánh nói riêng đã đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho cho trẻ, thoả mãn yêu cầu ngày càng cao về hưởng thụ giáo dục của xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 huyện Lang Chánh đạt 70% các trường học trên địa bàn huyện đạt Chuẩn quốc gia. Vì vậy huyện đã đề ra mục tiêu cụ thể đó là chuẩn hoá, hiện đại hoá về các hoạt động: Tổ chức và quản lý trường học, cơ sở vật chất và đội ngũ CBQL-GV, nhằm tạo ra môi trường giáo dục tương đối đồng đều giữa các vùng, miền, tạo cơ hội bình đẳng về điều kiện học tập cho mọi trẻ em ở các vùng kinh tế - xã hội khác nhau, góp phần khắc phục khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa thị trấn và các xã vùng cao trong huyện. Để xây dựng nhà trường hoàn chỉnh theo Điều lệ trường mầm non; tạo môi trường học tập, thân thiện, giúp các cháu được học tập, vui chơi và rèn luyện ngày càng tốt, nhằm phát triển nhân cách toàn diện, trở thành những công dân hữu ích cho xã hội, cho quê hương đất nước. Huy động nhiều nguồn lực xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo, thực hiện đúng quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lang chánh về Đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020 đã đề ra các mục tiêu: “Nâng cao chất lượng Giáo dục Đào tạo, xây dựng xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế và xã hội”; Các công trình xây dựng trường học trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của các trường cần được sớm hoàn thiện các thủ tục xây dựng cơ bản sớm đưa vào khởi công xây dựng để được công nhận chuẩn từ năm 2015 và các năm tiếp theo. Tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn toàn huyện. Từ mục tiêu trên trường mầm non Tân Phúc, huyện Lang Chánh đã tiến hành rà soát đánh giá hiện trạng theo từng tiêu chuẩn của trường mầm non chuẩn quốc gia mức độ 1. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Rà soát số cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường; tham mưu cho phòng Giáo dục và Đào tạo đề xuất với UBND huyện bổ sung đủ cán bộ quản lý đối với nhà trường; điều động, tuyển mới bổ sung đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên theo quy định cho nhà trường theo yêu cầu của tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Căn cứ vào trình độ đào tạo và năng lực thực tế của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ giáo viên. Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục của từng cá nhân trẻ, từng nhóm, lớp, trong toàn trường; trên cơ sở đó xây dựng và đề ra các biện pháp tốt nhất để đạt được chất lượng thực chất theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng trong việc tham mưu, xây dựng trường chuẩn quốc gia, bám sát nhiệm vụ năm học; xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. Thường xuyên cập nhật, lưu giữ đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách; hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các loại hồ sơ sổ sách của cán bộ giáo viên theo từng tiêu chuẩn. Tăng cường mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học; sắp xếp bố trí đủ các phòng học và những phòng chức năng cơ bản để phục vụ dạy và học; tạo cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp, an toàn và thân thiện. Nhận thức đúng về Chủ trương của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lang Chánh, căn cứ vào tình hình thực tế của các địa phương trên toàn huyện, nơi nào xây dựng được trường chuẩn quốc gia thì nơi đó giáo dục có điều kiện phát triển toàn diện về mọi mặt. Chính vì lẻ đó, tập thể trường mầm non Tân phúc, huyện Lang Chánh quyết tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của nhà trường. Thực tế cho thấy rằng, “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”, “Nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội”; việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia không phải là của riêng một tổ chức hay cá nhân mà là của toàn xã hội. Nhưng làm thế nào để toàn xã hội cùng tham gia, cái đó còn phụ thuộc vào khả năng, năng lực của Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt hiệu trưởng phải là người năng động, linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết cách tham mưu, tuyên truyền, vận động cộng đồng nhận thức về Chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia và huy động được các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng nhà trường là hai yếu tố không thể thiếu được trong quá trình triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. 2. Thực trạng Thực hiện theo Thông Tư số 02/2014/TT-BGD&ĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trường mầm non Tân Phúc được Ban chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của huyện Lang Chánh đưa vào lộ trình Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm học 2014-2015. Là một trường thuộc diện vùng 135, vùng đặc biệt khó khăn; trường có 4 điểm, các điểm trường ở cách xa nhau, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất xuống cấp nhất là các điểm lẻ. Trước tình hình thực tế đó nhà trường khi triển khai và thực hiện gặp không ít những thuận lợi và khó khăn như sau. 2.1. Thuận lợi Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT đặc biệt là tổ chuyên chuyên môn, sự ủng hộ của các cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn xã Tân phúc đã hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần, đưa ra những biện pháp, chiến lược giúp nhà trường từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo động lực giúp nhà trường quyết tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định quan trọng được ban hành thuận lợi cho việc tham mưu để xây dựng trường chuẩn quốc gia. Được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn xã, tạo điều kiện cho nhà trường bổ sung, tu sửa cơ sở vật chất cũng như mua sắm đồ dùng, đồ chơi theo các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng động, sáng tạo có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 72,8%. 2.2. Khó khăn Trường mầm non Tân Phúc có nhiều điểm lẻ, các điểm lẻ nằm rải rác dọc hai tuyến đường liên xã, giao thông đi lại khó khăn, qua sông, suối nhất là mùa mưa lũ. Cơ sở vật chất thiếu và xuống cấp nhất là ở các điểm lẻ (thiếu các phòng chức năng điểm chính, điểm lẻ phòng học thiếu và xuống cấp). Địa bàn rộng, năng lực quản lý của Ban giám hiệu không đồng đều, vì vậy việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn điểm lẻ ở một số phó hiệu trưởng còn chung chung, chưa sát thực tế, chưa khoa học, chưa phù hợp, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được thực hiện thường xuyên, chưa cụ thể, chưa rõ ràng. Vì thế, kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ ở một số điểm lẻ chưa đạt được theo yêu cầu chỉ tiêu, kế hoạch của nhà trường đề ra, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục chung của toàn trường. Là xã đặc biệt khó khăn của huyện, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, một số phụ huynh đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc do đó chưa quan tâm, phối hợp cùng với nhà trường để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ để phát triển toàn diện. Một số giáo viên trẻ mới được tuyển dụng vào hợp đồng năm 2014 đến nay còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục nên chưa đạt hiệu quả. Kết quả khảo sát các tiêu chuẩn theo Thông Tư số: 02/2014/TT-BGDĐT TT Nội dung tiêu chuẩn Số lượng Tỷ lệ (%) Đạt (%) Chưa đạt(%) 1 Tổ chức quản lý 4 75 0 2 Đội Ngũ giáo viên và nhân viên 4 75 25 3 Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ 8 62,5 37,5 4 Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị 5 40 60 5 Thực hiện xã hội hóa giáo dục 3 33,3 66,7 3. Các biện pháp thực hiện Sau khi khảo sát thực tế 5 tiêu chuẩn và các tiêu chí tại trường Mầm non Tân Phúc, huyện Lang Chánh theo bảng trên, kết quả khảo sát các tiêu chuẩn ở trên tôi thấy, những tiêu chuẩn đạt ở mức thấp đó là tiêu chuẩn 3,4 đạt (40% ) trở lên, còn đối với tiêu chuẩn 5 đạt ở mức quá thấp chỉ có (33,3%) , bản thân tôi rất trăn trở và suy nghỉ làm như thế nào để từng bước xây dựng hoàn chỉnh các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia. Nhất là công tác xây dựng cở sở vật chất, chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục, đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng trong nghề nghiệp, chuẩn về đào tạo để giúp cho nhà trường phát triển vững chắc, quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục, tạo được niềm tin của tất cả phụ huynh trong việc học tập của con em, để cộng đồng cùng chăm lo, xây dựng, hỗ trợ thúc đẩy tiến trình xây dựng trường chuẩn đạt được theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đơn vị nhà trường, tôi đã tiến hành thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: 3.1. Biện pháp 1: Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị trên cơ sở xây dựng các tiêu chí theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Để thực hiện việc tăng cường cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của trường chuẩn tôi nghĩ phải làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương và lãnh đạo cấp trên, vì vậy sau khi rà soát thực tế từng điểm trường lẻ, tôi đã chủ động lập kế hoạch tham mưu với các cấp, các ban ngành địa phương trong xã và cấp trên. Kế hoạch tham mưu của tôi đưa ra một cách cụ thể, chính xác, đúng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng tiêu chuẩn và những việc làm rất rõ ràng trước khi tham mưu cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt ủng hộ. Kế hoạch tham mưu của Hiệu trưởng có phân định rõ để chia sẻ trách nhiệm trong việc đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đối với cấp huyện: Xin đầu tư xây dựng mới về phòng học, các phòng chức năng, nhà bảo vệ, khu hiệu bộ và trang thiết bị bên trong còn thiếu để đảm bảo trường đạt chuẩn. Đối với cấp xã: Quy hoạch, thực hiện đảm bảo quỹ đất để mở rộng khuôn viên trường đủ diện tích theo quy định, diện tích sân chơi. Đầu tư hệ thống nước sạch, khu vệ sinh, nhà xe, tường rào, cổng, biển tên trường... Đối với nhà trường: Tu sửa hạng mục đã xuống cấp như lan can han rỉ, đồ chơi ngoài trời; Chịu trách nhiệm và đảm bảo về chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ về mọi mặt; quy hoạch trồng cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện. Sau khi kế hoạch được phê duyệt tôi tiếp tục tham mưu với các cấp thực hiện theo từng điểm trường một và theo từng tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Việc tiến hành quy hoạch quỹ đất công dành cho 2 điểm trường lẻ còn thiếu diện tích so với tiêu chuẩn đó là điểm lẻ Tân Phong và điểm lẻ Tân lập, kết quả thực hiện việc mở rộng diện tích đủ chuẩn ở 2 điểm lẻ, với tổng diện tích được mở rộng là 2.500.000 m2 đã phù hợp, bảo đảm có sân chơi cho học sinh. Bên cạnh đó chú trọng mở rộng số lượng và bảo đảm chất lượng các công trình vệ sinh, nước sạch, để phấn đấu điểm trường chính và toàn bộ các điểm trường lẻ đều có hệ thống nước sạch. Điều chuyển và bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi cho các điểm trường lẻ phù hợp theo đúng quy định của tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Nguồn lực Nhà nước đầu tư chuẩn hoá cơ sở trường học chủ yếu là ngân sách huyện xây dựng mới 01 phòng học, 01 nhà vệ sinh, sửa chữa 04 phòng học được dành cho điểm lẻ ( Tân Phong, Tân Lập) và lắp đặt các trang thiết bị bên trong ở các điểm lẻ. Riêng ở điểm chính xây mới 01 nhà bảo vệ, sửa chữa 2 phòng (trong đó có 01 phòng chức năng) và lắp đặt các trang thiết bị bên trong, xây dựng hệ thống cống rảnh thoát nước, thay toàn bộ hệ thống gạch nền 02 nhà vòm, tổng trị giá 2.190.000.000đ (Hai tỉ một trăm chín mươi triệu đồng). Bên cạnh đó tranh thủ nguồn hỗ trợ đầu tư từ chương trình, dự án phát triển vùng Lang Chánh xây 03 nhà vệ sinh (Tân Phong, Tân Thành, Tân Sơn), xây hệ thống tường rào Tân Sơn, Tân Lập trị giá 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng). Để triển khai thực hiện công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, bản thân tôi thấy người Hiệu trưởng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ tham mưu, công tác tuyên truyền, vận động một cách tích cực giúp cho Lãnh đạo địa phương, các ban ngành trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. Cũng từ đó mà nhà trường càng được quan tâm nhiều hơn, sự chỉ đạo càng sát sao hơn và chính điều đó đã giúp cho nhà trường có thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia. 3.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Muốn nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mà việc làm đầu tiên là tiếp tục cử cán bộ quản lý tham gia học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cán bộ quản lý các ngành học theo tiêu chuẩn, học lớp trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng quản lý giáo dục, đặc biệ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_mam_non_dat_chuan_quoc.doc