SKKN Một số biện pháp triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Phúc Thịnh

SKKN Một số biện pháp triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Phúc Thịnh

 Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Do đó, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển Giáo dục- Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”. Vì vậy, hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”. Qua đó cho thấy, giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đi học là việc làm hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện. Giáo dục thể chất giúp trẻ được rèn luyện cơ thể, tinh thần sảng khoái, rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản, hình thành những thói quen vận động cần thiết.

 

doc 21 trang thuychi01 69715
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Phúc Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
	 Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Do đó, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển Giáo dục- Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”. Vì vậy, hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”. Qua đó cho thấy, giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đi học là việc làm hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện. Giáo dục thể chất giúp trẻ được rèn luyện cơ thể, tinh thần sảng khoái, rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản, hình thành những thói quen vận động cần thiết.
Rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên quan chặt chẽ với quá trình giáo dục nhằm mục đích phát triển thể chất, giáo dục các phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cáchđể tạo dần nên sự hoàn thiện mọi mặt cho trẻ.
Thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy, hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được giáo viên rất chú trọng và đặc biệt trong hoạt động học nhưng các hình thức hoạt động chưa được quan tâm, đầu tư, quá trình tổ chức hoạt động vận động của giáo viên còn đơn điệu, nhàm chán, mang nặng tính hình thức, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế
Vậy làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ được phát triển vận động, nhằm nâng cao thể chất cho trẻ một cách tốt nhất tốt hơn. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Phúc Thịnh”. Mong muốn được đóng góp một chút sức nhỏ của mình trong việc nâng cao phát triển vận động cho trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu:
 	 Tăng cường thể lực cho trẻ. Giúp cho trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động, biết phối hợp được các cử động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay trong vận động
3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Phúc Thịnh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: 
 	Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4-5 tuổi qua các tài liệu, sách báo.
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp đã tác động trên trẻ, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp.
	Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu: Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận 
Theo các nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu khoa học thì vận động là một trong số những điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ nhỏ. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển của trẻ mầm non.
Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay bị giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những trẻ ít vận động còn có khả năng hay mắc các bệnh về đường hô hấp. 
Những nghiên cứu của nhà khoa học N.M Selovano và Kixchiacovxkaia đã chứng minh: “Trẻ càng thực hiện đa dạng các vận động bao nhiêu thì lượng thông tin được chuyển về não bộ càng nhiều bấy nhiêu và chính điều đó đã thúc đẩy trí tuệ một cách mạnh mẽ”. Chế độ vận động của trẻ được tổ chức một cách đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách quan trọng như tính tích cực, tự lực, lòng dũng cảm, tính cẩn thận, trung thực
Phát triển thể chất là một trong 5 mặt phát triển toàn diện của trẻ ở độ tuổi mầm non. Phát triển thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài mà còn là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm. Nhận thức được tầm quan trọng trên, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 808/BGDĐT-GDMN ngày 25/2/2014 về việc hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016”.
Bởi vậy: Phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải thật sự quan tâm. Vì hoạt động Phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non có mục đích có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng, khoa học. Giúp trẻ phát triển về các kĩ năng vận động cơ thể phát triển cân đối hài hoà còn là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể. và chúng ta có thể khẳng định rằng, một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực thông qua vận động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Mầm non.   
2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi ở thường mầm non Phúc Thịnh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
	Năm học vừa qua tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi A1. Tổng số lớp có 24 cháu. Qua việc tổ chức phát triển thể chất cho trẻ, đặc biệt là dạy cho trẻ phát triển vận động, bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau. 
2.1. Thuận lợi:
	Trường mầm non Phúc Thịnh là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, nên các phòng học nói chung và phòng học lớp 4-5 tuổi tôi phụ trách đều đảm bảo diện tích. Có đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. khuôn viên trường đẹp, rộng rãi thoáng mát. 	
	Năm học 2015-2016 nhà trường đã tiếp tục đưa nội dung “Giáo dục phát triển vận động” vào một trong những chuyên đề trọng tâm của nhà trường. việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ đã được nhà trường chú trọng. Phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động ...
        	Phòng giáo dục rất quan tâm đến việc phát triển vận động cho trẻ ở các nhà trường, mở lớp tập huấn chuyên đề cho chúng tôi được nắm vững hơn về các phương pháp, biện pháp... dạy trẻ phát triển vận động. 
	Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch cụ thể, luôn động viên, chỉ bảo tận tình để giáo viên thực hiện tốt việc phát triển vận động cho trẻ.
	Lớp học có đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động phát triển vận động cho cô và trẻ. 
	Giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề mến trẻ, trẻ khỏe nhiệt tình với công việc .
2.2. Khó khăn: 
Ngoài những thuận lợi trên thì việc phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non Phúc Thịnh nói chung và lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A1 mà tôi phụ trách còn gặp không ít khó khăn đó là:
	- Môi trường phục vụ việc phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế, chưa có những thiết kế mới để tạo sự lôi cuốn và kích thích trẻ tham gia nhiệt tình vào các hoạt động phát triển vận động.
	- Giáo viên chưa nắm được khả năng phát triển vận động của từng trẻ. Bởi vì vậy mà chưa có được các biện pháp giáo dục phù hợp.
	- Các loại đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giáo dục phát triển vận động đã có, nhưng chưa sinh động.
	- Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo. Vẫn còn dập khuôn máy móc, khô cứng trong các bài dạy thể dục. Chưa tận dụng hết các thời điểm hoạt động trong ngày để phát triển vận động cho trẻ nên kết quả hoạt động chưa cao.
          - Do đặc thù của gia đình trẻ hầu hết là người dân tộc thiểu số, bận làm nương, làm rẫy nên không có nhiều thời gian và kiến thức để quan tâm, sát sao đến việc học của con mình.
	2.3. Kết quả thực trạng
	Trong quá trình giảng dạy trước khi đưa ra những sáng kiến mới về những biện pháp phát triển vận động cho trẻ. Qua khảo sát về phát triển vận động của trẻ 4-5 tuổi chất lượng của lớp tôi đạt được như sau:
Nội dung đánh giá
Số trẻ khảo sát
Kết quả đầu năm
Đạt
Không đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vận động 
23
15
65
8
35
Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
23
14
61
9
39
 Kiểm soát được vận động, biết phối hợp tay- mắt trong vận động và giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động, 
23
14
61
9
39
Biết phối hợp được các cử động của bàn tay ngón tay trong hoạt động vận động
23
16
69
7
31
Qua bảng khảo sát trên, tôi thấy kết quả phát triển vận động của trẻ còn khá thấp, trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động, kỹ năng thực hiện các vận động còn kém, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn. Bởi vậy, tôi rất lo lắng và trăn trở, làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Vì vậy bản thân đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Phúc Thịnh. Mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Phúc Thịnh được tốt hơn.
3. Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Phúc Thịnh
 	3.1. Chuẩn bị môi trường học tập thật tốt phục vụ hoạt động giáo dục phát triển vận động của trẻ:
Muốn trẻ hứng thú với các hoạt động giáo dục, nhất là với hoạt động phát triển vận động ở trường mầm non. Theo tôi nghĩ, ngoài việc tới lớp trẻ được yêu thương chăm sóc, trẻ sẽ thích đến trường. Việc tiếp theo là phải làm thế nào để gây hứng thú cho trẻ, để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Vì vậy việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Thực hiện theo kế hoạch của ban giám hiệu nhà trường đã đưa chuyên đề "Giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non" là một trong những chuyên đề trọng tâm trong năm học. Nhận thức được tầm quan trọng ấy. Ngay từ đầu năm học tôi đã dành nhiều thời gian và tâm huyết của mình để nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra những cách làm mới nhằm thu hút trẻ yêu thích vận động hơn: Tôi đã trang trí lớp bằng những hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh theo từng chủ đề như: Ví dụ: ở chủ đề "Thế giới động vật" tôi đã trang trí làm nổi rõ chủ đề và nỗi bật chuyên đề phát triển vận động cho trẻ bằng những hình ảnh: 
Tranh1: Tôi thiết kế bức tranh có 2 chú gấu đang đá bóng ở bãi cỏ xanh được xé dán bằng những tờ giấy màu đẹp mắt. 
Tranh 2, tranh 3: Chú Vịt con đang lắc vòng, Các bạn thỏ đang tập thể dục với cờ, nơ... và tôi đã sáng tạo những bức tranh này bằng cát pha trộn với nhiều màu sắc sặc sỡ. Những bức tranh cát ngộ nghĩnh đã đem lại nhiều ấn tượng sâu sắc và thích thú đối với trẻ.
Để có thêm nhiều đồ dùng, tranh ảnh trang trí làm nổi bật chuyên đề phát triển vận động ở các góc lớp. Tôi còn thường xuyên gợi mở những ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động góc, hoạt động tạo hình , hoạt động âm nhạc... như: Giúp cô cắt giấy màu để cuốn vòng thể dục, cắt các tua giấy nhiều màu để cuốn vào gậy, giúp cô cắt các hình khối để dán vào các hộp dùng làm chướng ngại vật... Tôi thấy trẻ rất thích thú và các góc lớp đã có thêm rất nhiều đồ dùng, dụng cụ đẹp về phát triển vận động . Từ việc cô cho trẻ tham gia, tạo nên các sản phẩm, trẻ được làm cùng cô như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu qua đó trẻ rất thích thú và hào hứng hơn khi tham gia vào hoạt động giáo dục phát triển vận động, dưới sự động viên khuyến khích của cô. Bởi khi hoạt động, trẻ được dùng những đồ dùng, dụng cụ do chính tay mình được làm cùng cô nên trẻ càng thêm hứng thú trong khi vận động.
Đồ dùng, dụng cụ, môi trường trong lớp... là rất cần thiết, là điều tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Nhưng môi trường ngoài lớp học phong phú để lôi cuốn trẻ thích tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ cũng quan trọng không kém. Hiểu rõ được điều ấy, bản thân đã không ngại mệt mỏi, mất thời gian. Ngoài những ngày đi làm, tôi cùng với các cô giáo trong trường dành những ngày nghỉ của mình để đi sưu tầm những đồ dùng mà mọi người không dùng nữa đem về thiết kế thành những đồ dùng, đồ chơi vận động ngoài trời cho trẻ như: 
Ví dụ: Từ lốp xe ô tô, lốp xe máy, dây thừng, ống nhựa, tre, luồng, các gốc cây ... Chúng tôi đã xin về và kết hợp cùng phụ huynh, cùng nhau thiết kế, sáng tạo, cắt, vẽ, sơn màu thành những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển vận động rất ngộ nghĩnh cho trẻ. Rất nhiều loại đồ dùng ngộ nghĩnh ra đời như: Xích đu làm bằng lốp ô tô; đường zíc zắc làm từ ống nhựa; Cổng chui làm bằng lốp xe máy, bục cao thấp được cưa từ các gốc cây... để thay đổi quang cảnh, tạo nên góc vận động ngoài trời mới mẽ hấp dẫn. 
Hình ảnh đồ chơi vận động do các cô tự làm
Các đồ chơi vận động được bố trí sắp xếp hợp lý ở các nơi. Tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, chơi các trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi dân gian vẫn được thoải mái. 
	Ngoài việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ qua những đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Tôi còn tận dụng triệt để những đồ chơi sẵn có ngoài sân trường để nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ
Ví dụ: Cho trẻ trèo lên, xuống thang thông qua các bậc thang của nhà bóng, của cầu trượt, hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường, đi qua đường hẹp bằng các bờ gạch của luống rau, bật chụm tách chân qua các ô gạch hoa  
Hình ảnh : Trèo lên bước xuống qua các bậc thang
Bên cạnh đó việc chăm sóc cây xanh, bình hoa sân trường cũng là ý tưởng mà tôi muốn đưa vào cho trẻ tham gia hoạt động lao động. Được cô động viên, khích lệ trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây Qua đó trẻ cũng được hoạt động vừa sức, giúp trẻ phát triển thể lực một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
 	Từ những cách làm trên tôi thấy rằng: Môi trường giáo dục phát triển vận động trong và ngoài lớp học đa dạng, phong phú và hấp dẫn sẽ tạo thêm nhiều hứng thú cho trẻ, trẻ tích cực tham gia vào hoạt động hơn, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện hơn giữa cô và trẻ, giữa trẻ và cô và chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ đạt được cao hơn. 
3.2 Lựa chọn và sắp xếp nội dung các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp theo chủ đề.
      Như chúng ta đã biết trò chơi vận động, trò chơi dân gian là những trò chơi vô cùng thích thú, là những trò chơi nổi bật của trẻ mầm non. Cả hai loại trò chơi này đều mang một mục đích đó là giúp trẻ rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo, phát triển các tố chất vận động cho trẻ. Do vậy để giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển vận động và nâng cao chất lượng vận động cho trẻ thì việc lựa chọn và sắp xếp nội dung các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp theo chủ đề là một việc làm rất quan trọng mà chúng ta cần phải chú ý.
Hình ảnh : Cô và trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột
 Bởi vậy khi lựa chọn các trò chơi tôi luôn lựa chọn đúng chủ đề, dựa vào điều kiện của địa phương, trường, lớp, sự hứng thú và khả năng của trẻ, dựa vào mục đích cần phát triển kỹ năng, kĩ xảo vận động nào ở trẻ mà lựa chọn trò chơi phù hợp.
Ví dụ: Ở chủ đề động vật tôi thường chọn trò chơi "Cáo ơi ngủ à; Cáo và thỏ, Mèo đuổi chuột"...
Ở chủ đề giao thông tôi lại lựa chọn những trò chơi như: "Lái máy bay, ô tô và chim sẽ, phi công"...
 Ngoài ra khi lựa chọn trò chơi vận động tôi còn phải lưu ý thời gian trong ngày. Vào buổi sáng tôi chọn những trò chơi có vận động tích cực, còn buổi chiều  thì cho trẻ chơi những trò chơi có vận động nhẹ nhàng hơn để đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi. Ngoài ra tôi cần chú ý đến thời tiết. Trời mát, trẻ mặc quần áo thoải mái do đó tôi chọn những trò chơi có nhiều vận động khó. Còn khi trời lạnh trẻ mặc nhiều quần áo tôi lại chọn trò chơi dễ vận động hơn để cho tất cả trẻ đều được tham gia. 
Qua việc bản thân dành nhiều thời gian để nghiên cứu, lựa chọn rất kỹ các trò chơi vận động, trò chơi dân gian theo chủ đề ngay từ đầu năm học. Nên khi thực hiện với trẻ ở lớp mình tôi thấy rất phù hợp, trẻ có những giờ tập luyện với những trò chơi vận động vừa sức nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Do đó không những trẻ phát triển được các vận động cần thiết mà bên cạnh đó các tố chất nhanh mạnh, bền, khéo cũng được phát triển theo.
3.3. Sử dụng đồ dùng, dụng cụ trực quan đẹp hấp dẫn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ:
- Với các hoạt động trong trường mầm non. Đặc biệt là hoạt động giáo dục phát triển vận động thì việc chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập cho trẻ là vấn đề tôi luôn cẩn thận và chú ý. Vì sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng cần thiết trong hoạt động giáo dục phát triển vận động đối với trẻ. Góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả của trẻ. Bởi vậy, hầu như trong tất cả các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở lớp mình tôi đều sử dụng đồ dùng trực quan. Có đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn, đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn, kết quả đạt được cao hơn. Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với tôi.
Ví dụ : Để giúp trẻ phát triển vận động tốt thông qua giờ thể dục sáng. Tôi đã cho trẻ tập các động tác thể dục kết hợp dãi lụa, dây hoa, vòng, nơ.
Hình ảnh : Giờ thể dục sáng của cô và trẻ
 Còn khi cho trẻ chơi các trò chơi vận động như trò chơi: “Gà trong vườn rau; Mèo và chim sẻ; Cáo và thỏ...’’ tôi đã chuẩn bị cho trẻ những chiếc mũ có hình ảnh của các con vật rất đẹp. Nhìn trẻ chơi trò chơi lại đeo những chiếc mũ vẽ hình con vật mà trẻ đang đóng vai, tôi thấy trẻ chơi trò chơi như có hồn hơn. Trẻ thật sự nhập vai, trẻ chơi hết mình vừa như là thích thú, vừa như là cố gắng không để thua vì mình đang là những nhân vật chính của vai chơi.
Hoặc ở giờ thể dục với đề tài "Chui qua cổng" tôi đã chuẩn bị cho trẻ những chiếc cổng tự tạo bằng lốp xe, được thiết kế, kẻ vẽ rất ngộ nghĩnh hình con Thỏ, hình con Gấu. 
Ở giờ thể dục đề tài "Đi qua đường zíc zắc tôi đã thiết kế các chướng ngại vật của đường zíc zắc bằng những ống nước bằng nhựa đã hỏng, đem cắt ra từng đoạn, sơn màu. lấy những quả bóng nhựa cũ đã bạc màu, tô điểm thêm mắt, mũi, má hồng để tạo thành Chú hề, gắn lên ống nhựa...
 Như vậy qua việc lựa chọn đồ dùng, dụng cụ tập luyện để trẻ tham gia vào hoạt động phát triển vận động, tôi thấy rằng việc lựa chọn đồ dùng, dụng cụ tập luyện để trẻ tham gia vào hoạt động phát triển vận động là rất quan trọng, nó là một sợi dây gắn kết, một hình thức thu hút trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động. 
       Bởi vậy, Trước khi tổ chức chơi thì vấn đề chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ là điều mà chúng ta phải chú ý. Với tư duy trực quan hành động trẻ rất dễ bị thu hút bởi các đồ dùng đồ chơi lạ mắt, màu sắc sặc sỡ. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi phải đa dạng và phong phú mang tính chất đặc trưng được thiết kế dựa vào nội dung của trò chơi. Mỗi trò chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng.
 Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ thì với tôi việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu. Tôi luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi quan trọng. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của cô giáo. Với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động. Tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với các đồ dùng như: ghế thể dục, thang leo tôi kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_trien_van_dong_cho_tre_4_5_tuoi_o_truo.doc