SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo Nhỡ (4 - 5 tuổi) trường mầm non Thiệu Vận - huyện Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo Nhỡ (4 - 5 tuổi) trường mầm non Thiệu Vận - huyện Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa

Chúng ta đều biết nghành học Mầm non hiện nay đang trên đà đổi mới hình thức giáo dục " Lấy trẻ mầm non làm trung tâm ". Bên cạnh các hoạt động học tập thì hoạt động ngoài trời là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non.

 Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì qua hoạt động trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, tắm nắng gió, được quan sát thế giới xung quanh khám phá thoả mãn trí tò mò của trẻ về thế giới xung quanh[4].

 Nếu không được tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng

 Vì vậy, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non hàng ngày của trường học không thể thiếu các hoạt động ngoài trời.

 Các hoạt động ngoài trời bao gồm các hoạt động có chủ đích (nhằm rèn luyện một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục tiêu của chương trình)[4]; các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.

 Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn.

 Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác.Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ. Khi được tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ có cơ hội quan sát nhiều hơn, tìm thấy những điều mới lạ trong khi tham gia hoạt động từ đó giúp trẻ rèn luyện các giác quan và sự nhạy bén.

 

doc 21 trang thuychi01 30563
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo Nhỡ (4 - 5 tuổi) trường mầm non Thiệu Vận - huyện Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu
1
1.1.Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1.Cơ sở lí luận của SKKN
3
2.2.Thực trạng vấn đề 
3
2.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 
5
Biện pháp 1:Tìm hiểu về đặc điểm của tùng trẻ để có biện phát giáo dục phù hợp 
5
Biện pháp 2:Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời
7
Biện pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện,cơ sở vật chất cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời
8
Biện pháp 4: Cách tổ chức trong hoạt động ngoài trời để tạo hứng thú phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ:
11
Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt độngngoài trời "Lấy trẻ làm trung tâm"
13
 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
14
3
Kết luận, kiến nghị
17
 3.1. Kết luận
17
3.2. Các kiến nghị
18
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Chúng ta đều biết nghành học Mầm non hiện nay đang trên đà đổi mới hình thức giáo dục " Lấy trẻ mầm non làm trung tâm ". Bên cạnh các hoạt động học tập thì hoạt động ngoài trời là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non.
 Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì qua hoạt động trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, tắm nắng gió, được quan sát thế giới xung quanh khám phá thoả mãn trí tò mò của trẻ về thế giới xung quanh[4].
	Nếu không được tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng
	Vì vậy, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non hàng ngày của trường học không thể thiếu các hoạt động ngoài trời.
	Các hoạt động ngoài trời bao gồm các hoạt động có chủ đích (nhằm rèn luyện một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục tiêu của chương trình)[4]; các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.
	Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn.
	Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác.Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ. Khi được tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ có cơ hội quan sát nhiều hơn, tìm thấy những điều mới lạ trong khi tham gia hoạt động từ đó giúp trẻ rèn luyện các giác quan và sự nhạy bén.
	Mặc dù vậy, trong điều kiện cơ sở vật chất chật chội,sân trường đang trong 
thời gian tu sữa nên việc tổ chức các hoạt động ngoài trời cho các bé ở lớp B3(4-5 tuổi) Trường mầm non Thiệu Vận phải luôn linh động, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp,trường. Bên cạnh đó, tôi luôn theo dõi sát sao tâm lý của trẻ, để bố trí, tổ chức các hoạt động sao cho có hiệu quả nhất.
	Từ thực trạng trên, là giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo Nhỡ B3 (4 - 5 tuổi) tôi luôn trăn trở và tìm các giải pháp để tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Qua đó ta thỏa mãn cho trẻ sự tò mò ham  hiểu biết,nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh,giải đáp những câu hỏi như: vì sao?, làm thế nào?, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo Nhỡ (4-5 tuổi) trường mầm non Thiệu Vận - huyện Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
  Tìm ra một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo Nhỡ (4-5 tuổi) trường mầm non Thiệu Vận - huyện Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
  Lớp mẫu giáo Nhỡ B3 (4-5 tuổi) Trường mầm non Thiệu vận- Thiệu Hóa- Thanh Hóa 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
-  Phương pháp nghiên cứu lí luận.
 - Phương pháp điều tra thực trạng.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp thống kê toán học.
 - Phương pháp quan sát, đàm thoại.
 -   Phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Trong đời sống hàng ngày hoạt động ngoài trời là một hoạt động được 
tổ chức trong môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên bên ngoài lớp hoc rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập, vui chơi của trẻ. hoạt động ngoài trời ở trường mầm non là một hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ.Thông qua hoạt động hoạt động ngoài trời trẻ lĩnh hội những kiến thức, những kinh nghiệm sống, trẻ được trãi nghiệm ... 
 Như vậy hoạt động ngoài trời cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hoà nhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội. Đây chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo của trẻ[3]. Trong quá trình chơi, trẻ được trãi nghiệm nhiều loại cảm xúc khác nhau và rèn luyện cách thể hiện và kiểm soát cảm xúc. Hoạt động chơi ngoài trời của trẻ mô phỏng cuộc sống và các mối quan hệ, vì thế nó mang tính tượng trưng. Trẻ có thể dùng đồ vật thay thế cho vật thật, việc thật, điều đó giúp trẻ thỏa mãn sức tưởng tượng và sáng tạo. Ở trường mầm non, trong những giờ hoạt động ngoài trời mọi trẻ có cảm giác như được trở về với làng quê với những nhóm trẻ chơi các trò chơi dân gian, ngoài ra lại có những nhóm trẻ ngồi kể cho nhau nghe những câu chuyện mà trẻ thích hay có những nhóm trẻ được tự do chơi các trò chơi ngoài trời như chơi cầu trượt, xích đu, bập bênh...Chính vì vậy hoạt động ngoài trời là một hoạt động rất cần thiết không thể thiếu được trong trường mầm non.
2.2.Thực trạng của vấn đề.
* Thuận lợi.
- Trường mầm non Thiệu Vận nằm ở trung tâm xã Thiệu Vận rất tiện lợi cho việc đưa trẻ đến trường, sân vườn được thiết kế hài hoà giữa các khu vực, có vườn cổ tích, có hòn non bộ, khu sân chơi có nhiều cây cối xanh tươi tạo nên cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, nhiều năm liền trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc và được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ I và đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Uỷ ban nhân dân xã và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất.
- Lớp tôi phụ trách được phụ huynh học sinh quan tâm đến việc chăm sóc
 giáo dục trẻ, thường xuyên sưu tầm các nguyên vật liệu phế thải giúp cô làm 
những bộ đồ dùng đồ chơi .
Lớp tôi phụ trách với tổng số 27 trẻ nhìn chung các trẻ đều khỏe mạnh và 100% ăn bán trú tại trường.
- Bản thân có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Có trình độ chuyên môn đại học sư phạm. Có lòng yêu thương trẻ tận tình với công việc. là một giáo viên tâm huyết với nghề, luôn luôn có tinh thần học hỏi,có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày trẻ nhất là việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển tốt về đức,trí, thể, mỹ cho trẻ.
- Mặc dù có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài này của lớp tôi vẫn có những khó khăn sau:
* Khó khăn.
-Không gian tổ chức còn hạn hẹp, Vào thời điểm tháng 01/2019 nhà trường xây thêm phòng học và các phòng chức năng nên sân trường cũng như không gian để bố trí cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời bị thu hẹp.
-Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn chưa cao. Trẻ dễ dàng nhập 
cuộc chơi nhưng cũng nhanh tự rút ra khỏi trò chơi nếu  không còn hứng thú. Đa số trẻ là trai nên rất hiếu động khó tập chung.
 -Trong lớp còn một số trẻ rụt rè nhút nhát và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, ít có cơ hội được rèn luyện nên lười vận động, chưa chủ động tham gia các hoạt động chung, hoạt động tập thể, một số trẻ sợ ngã, sợ làm bẩn quần áo......
-Giáo viên còn quen với nếp suy nghĩ hoạt động ngoài trời là hoạt động cho trẻ hoạt động tự do, hoặc chỉ tổ chức hoạt động ngoài trời cho đủ các hoạt động trong ngày, mang tính chiếu lệ, chưa thực sự mang lại hiệu quả cho hoạt động giáo dục toàn diện, tổ chức các hoạt động chưa đầy đủ.
* Kết quả khảo sát thực trạng: 
Để thực hiện đề tài được tốt ngay đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm đối với trẻ lớp tôi và kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát đầu năm học:
Tính tích cực của trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Sự tự tin
5
19%
22
81%
Tính tích cực, chủ động của trẻ trong hoạt động
5
19%
22
81%
Khả năng giao tiếp của trẻ.
7
26%
20
74%
Trẻ tò mò ham hiểu biết.
11
41%
16
59%
Trẻ thể hiện về một số hiểu biết về thế giới xung quanh.
9
33%
18
67%
Qua kết quả khảo sát đầu năm tôi thấy tỉ lệ trẻ chưa đạt ở các tiêu chí còn quá cao, chiếm từ 59 – 81% trong khi trẻ tỉ lệ trẻ đạt cũng mới chỉ chiếm từ 19 – 41%. Vì vậy tôi đã băn khoăn trăn trở rất nhiều, kết quả trên là do đâu? Do các nội dung tôi lựa chọn để hướng dẫn trẻ chưa phù hợp, cách tổ chức của tôi chưa lôi cuốn hay vì một lý do nào khác? Và tôi luôn mong muốn mình phải làm gì đó để giúp trẻ chủ động tích cực hơn trong hoạt động để từ đó chủ động tích cực trong lĩnh hội tri thức cũng như mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống. Từ đó tôi đã suy nghĩ để tìm ra “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo Nhỡ (4-5 tuổi) trường mầm non Thiệu Vận - Huyện Thiệu Hóa - Tỉnh Thanh Hóa” để các bạn đồng nghệp cùng tham khảo.
2.3. Các biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.
* Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp:
 Chúng ta biết rằng, ở bất kỳ độ tuổi nào trẻ cũng có những đặc điểm riêng và ở mỗi đứa trẻ lại có cái tôi riêng của nó. Chính vì vậy cùng với sự hiểu biết của mình tôi đã tham khảo thêm tài liệu, sách báo, intnet để nắm bắt kỹ hơn về đặc điểm lứa tuổi đồng thời tôi luôn gần gũi, quan sát, theo dõi trẻ để nắm bắt được cái riêng của từng trẻ để đưa ra các biện pháp, các điều chỉnh và hướng lái trẻ đến cái chung của tập thể.
	Đồng thời trao đổi với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ để nắm sát hơn về sở thích, đặc điểm của trẻ.
 	Như ở lớp tôi có 27 cháu, nhưng mỗi cháu một điều kiện sống, mỗi cháu một cá tính và khả năng nhận thức riêng. Cháu thích hoạt động chân tay Linh hoạt như các trò chơi vận động, leo trèo..., cháu lại thích chơi các trò chơi nhẹ nhàng như xếp hình vẽ phấn, có cháu lại chỉ ngồi nhìn các bạn chơi vì sợ chơi bẩn quần áo hoặc bị trầy xước.... Khi ra ngoài trời đa phần các trẻ đều thích chơi tự do, không thích bó buộc vào khuôn khổ.Khi tiến hành cho trẻ chơi ngoài trời, cần xem xét hoạt động trong thời điểm chuyển tiếp trước đó để đảm bảo nguyên tắc động - tĩnh. 	Vì vậy, thứ tự các hoạt động trong buổi chơi cần được thực hiện linh hoạt theo hứng thú của trẻ, theo thời tiết, theo các sự việc diễn ra bên ngoài lớp học .., không nhất thiết phải thực hiện các nội dung theo trật tự nhất định hoặc theo kế hoạch đã định sẵn. Từ đó tôi lựa chọn nội dung của hoạt động ngoài trời đan xen giữa động và tĩnh[2], các nội dung phong phú phù hợp đặc điểm của trẻ đồng thời luôn ở cạnh động viên, khích lệ trẻ tham gia vào hoạt động. Linh hoạt sử dụng các thủ thật để lôi cuốn trẻ. Tôi hướng dẫn trẻ một số kỹ năng chơi an toàn. Ngoài ra tôi thường xuyên trao đổi phối hợp cùng phụ huynh trò chuyện, động viên trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
Ví dụ: Cháu Hải Anh và cháu Minh Đức là hai cháu trai có sức khỏe tốt nhưng các cháu không năng động. Do các cháu được gia đình chăm sóc, bảo bọc rất kỹ nên hầu như kỹ năng hoạt động, vận động còn hạn chế dẫn đến lười tham gia vào các trò chơi vận động, cũng như các trò chơi vận động tự chọn khác như leo trèo, đi cầu khỉ, đá bóng,... vì sợ bị ngã, bị đau, bị các bạn cười nhạo....Tôi đã trao đổi và cùng với phụ huynh của hai cháu rèn cho các cháu một số thói quen lao động tự phục vụ, dành thời gian hướng dẫn trẻ cách chơi, khuyến khích các cháu thường xuyên tham gia vào các trò chơi vận động. Bên cạnh đó, tôi sắp xếp để các cháu chơi nhóm với một số cháu có kỹ năng hoạt động tốt, luôn chủ động tích cực trong mọi hoạt động để giúp trẻ hòa đồng hơn. Nhắc nhở các trẻ không chế diễu bạn thường xuyên khen trẻ, động viên, khích lệ để trẻ cảm thấy tự tin. Không những thế tôi luôn chủ động đưa ra những gợi ý để tìm ra ý thích của trẻ để thay đổi linh hoạt 
cách thức tổ chức phù hợp...
Khi tôi hiểu hơn về trẻ, dường như trẻ cũng mạnh dạn tự tin hơn trong các 
hoạt động của tôi tổ chức, chủ động hơn khi trao đổi với tôi về mong muốn của mình khi tham gia hoạt động từ đó tôi có hướng điều chỉnh kịp thời hợp lý mang lại kết quả như mong muốn. 
 * Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời:
Ngoài việc tìm hiểu về đặc điểm, sở thích của trẻ... Để trẻ tham gia một
 cách tích cực vào hoạt động đòi hỏi giáo viên ngay từ khi lập kế hoạch cần linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế của trường, địa phương cũng như với trẻ.
Khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời trước tiên tôi nghiên cứu kỹ và bám sát hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non(4-5 tuổi) theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ xung của chương trình giaó dục mầm non ,kế hoạch thực hiện chương trình của nhà trường, tình hình thực tế của nhà trường, của nhóm lớp, lưu ý nội dung của chủ đề đang thực hiện .Sau đó xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động và nhất là kế hoạch cụ thể của từng tuần, ngày sao cho đa dạng phong phú và linh hoạt, tránh sự lặp lại, đơn điệu ở các nội dung hoạt động đặc biệt là hoạt động ngoài trời. Nhằm tránh sự nhàm chán cho trẻ trong quá trình thực hiện. Xác định rõ mục đích yêu cầu, các nội dung cần chuẩn bị, cách tiến hành hoạt động cũng như các tình huống có thể xảy ra. Ngoài việc cho cháu hoạt động các nội dung có trong chương trình tôi còn chủ động tìm tòi đưa vào những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn liền với chủ đề và gắn với những mốc thời gian phù hợp
 	Với nội dung quan sát, khám phá: Tôi lựa chọn đưa một trong số các nội dung quan sát, khám phá vật thật, tranh ảnh, đoạn vi deo hoặc làm các thí nghiệm nhỏ: quan sát các hiện tượng thiên nhiên cỏ cây hoa lá, các hoạt động của con người, cho trẻ đi dạo chơi thăm quan cây quanh trường, quan sát vườn rau, ruộng lúa, các phòng ban trong trường ....hoặc đơn giản là một đồ vật gì đó mà cô đã chuẩn bị, làm thí nghiệm về biến đổi màu sắc, vật chìm vật nổi, nước chảy như thế nào, sự biến đổi của nước..... 
	Với nội dung trò chơi vận động: Tôi không chỉ đưa các trò chơi vận động có
 trong chương trình mà còn lựa chọn đưa vào tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân 
gian phù hợp khác như: ném còn, trồng nụ xòe hoa, đá cầu, nhảy dây[1]....
	Với nội dung chơi tự chọn: ngoài các đồ chơi như xích đu, cầu trượt, thú 
nhún....có sẵn tôi lựa chọn thêm các nội dung chơi khác như nhặt lá làm thuyền, làm các con vật, làm thành các đồ chơi khác nhau, vẽ phấn lên sân, chơi sếp đá cuội theo ý thích[3]....
	Ví dụ: Với chủ đề tết và mùa xuân
Thứ 2 tôi cho trẻ đi dạo chơi “thăm quan vườn hoa”
Chơi vận động: “trồng nụ trồng hoa”
Chơi tự chọn: “vẽ hoa mùa xuân”
Thứ 3 làm thí nghiệm khám phá “sự biến đổi của sắc hoa”
 Chơi vận động: “Cướp cờ”
 Chơi tự chọn: “chơi với đồ chơi ngoài trời”
Thứ 4 khám phá “cách làm bánh trưng”
 Chơi vận động: “chuyền trứng”
 Chơi tự chọn: “chơi với cát nước”
Tôi nhận thấy trẻ tham gia hoạt động rất hào hứng không còn nhàm chán, nhiều trẻ còn chủ động đề nghị buổi khác cô cho thực hiện tiếp nội dung vừa thực hiện.
 * Giải pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện,cơ sở vật chất cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời cũng như bất kỳ một hoạt động nào việc chuẩn bị đều hết sức quan trọng, nếu có sự chuẩn bị tốt thì hoạt động đó cũng được coi như đã thành công một nửa. Vì thế, trước khi tổ chức hoạt động ngoài trời tôi luôn chú ý chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
 Như chuẩn bị giáo án: Trước hết tôi xem kỹ và nắm chắc kế hoạch,
nội dung đã xây dựng trong kế hoạch, lập giáo án chỉnh chu nội dung cho các hoạt động trong ngày, đặc biệt là hoạt động ngoài trời, đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng phong phú và phù hợp với khả năng của trẻ, xác định rõ mục tiêu cần đạt của hoạt động trong ngày hôm đó và các tình huống có thể xảy ra đồng thời định hướng giải quyết. 
Bên cạnh đó tôi còn chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp mắt, 
xinh động, phong phú, phù hợp với hoạt động và với trẻ để đưa vào hoạt động ngoài trời và làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các cho hoạt động. Sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn giúp cho trẻ thích thú khi tham gia vào các trò chơi hoạt động một cách thoải mái, trẻ ghi nhớ hoạt động được lâu hơn và trẻ rất hứng thú tham gia vào các động ngoài trời và các trò chơi của hoạt động ngoài trời. 
Như ban đầu tôi đã đưa ra trường tôi ở giai đoạn đầu năm 2019 đang diễn ra xây dựng thêm một số hạng mục nên việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời còn hạn chế nên để muốn tổ chức thành công các buổi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời thì tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra các dụng cụ đồ chơi để trẻ hoạt động như những chiếc lốp xe ô tô bị hỏng, các thùng xốp tận dụng để trồng rau, cô cùng trẻ tham gia lao động bỏ đất vào, hướng dẫn trẻ gieo hạt , chăm sóc tưới, và cô hướng dẫn trẻ quan sát sự nảy mầm của cây...
( Chủ đề . Thực vật) hoặc tôi còn dùng các lớp xe hư rồi dùng sơn vẽ, trang trí tạo thành các vòng thể dục cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò chui, đi thăng bằng trên lốp xe. Hay như viên phấn vẽ hoăc bất cứ những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. 
Ví dụ: Ở chủ đề: “Thế giới động vật” tôi cho trẻ chơi trò chơi “Tiếng con vật gì”
Chuẩn bị: 
Ngôi nhà mô hình bằng bìa (Có cắt trống một khoảng giả làm cửa).
Một số con vật bằng đồ chơi hoặc vẽ bằng bìa (các con vật gần gũi với trẻ, có cả con vật mẹ, con vật con).
	Một số âm thanh ghi vào đĩa nhạc cho trẻ nghe, tôi chuẩn bị cả phấn để khuyến khích trẻ vẽ tự do các con vật trẻ thích sau khi trò chuyện khám phá.
Không những thế, trước mỗi nội dung hoạt động ngoài trời nào tôi đều chú ý chuẩn bị tâm thế cho trẻ giúp trẻ luôn luôn sẵn sàng bước vào hoạt động một cách chủ động ích cực. Đồng thời chỉnh sửa trang phục gọn gàng phù hợp thời tiết giúp trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động. Khuyến khích trẻ cùng chuẩn bị với cô như: cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời: quả cầu làm từ dây nilon và nắp nhựa, bông hoa làm từ giấy và ống hút, hay nhặt những chiếc lá khô cùng đếm, so sánh đoán với nhau lá gì?..
Hay để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi.
Chẳng hạn với chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên ” thì tôi lấy gạch bao quanh thành hình chữ nhật thành cái hồ sa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_ngoai_troi_co_hieu_q.doc