SKKN Một số biện pháp thực hiện hiệu quả Chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường Mầm Non Hải Long

SKKN Một số biện pháp thực hiện hiệu quả Chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường Mầm Non Hải Long

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp và các giải pháp, tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong lĩnh vực này.

 Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong nhiều hoạt động khác. Việc tham gia vào các hoạt động khác sẽ khơi nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng, sáng tạo của trẻ.

 Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình?. Theo tôi môi trường hoạt động thuận lợi và quá trình thực hiện các kỷ năng tạo hình của trẻ sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có môi trường trong và ngoài lớp học, nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn, xây dựng môi trường giáo dục và sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Môi trường giáo dục càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng phát huy bấy nhiêu.

 Xuất phát từ lý do này tôi đã xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, tìm tòi và sưu tầm các nguyên vật liệu, đặc biệt là nguyên vật liệu hết sức gần gũi với trẻ nhằm khuyến khích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình của trẻ lớp tôi. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp thực hiện hiệu quả chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm Non Hải Long

 

doc 17 trang thuychi01 58354
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp thực hiện hiệu quả Chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường Mầm Non Hải Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHƯ THANH
TRƯỜNG MẦM NON HẢI LONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HẢI LONG
Người thực hiện: Lê Thị Nga 
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Hải Long 
SKKN Thuộc lĩnh vực : Chuyên môn
 NHƯ THANH NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp và các giải pháp, tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong lĩnh vực này.
	Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong nhiều hoạt động khác. Việc tham gia vào các hoạt động khác sẽ khơi nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng, sáng tạo của trẻ. 
	Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình?. Theo tôi môi trường hoạt động thuận lợi và quá trình thực hiện các kỷ năng tạo hình của trẻ sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có môi trường trong và ngoài lớp học, nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn, xây dựng môi trường giáo dục và sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Môi trường giáo dục càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng phát huy bấy nhiêu.
	Xuất phát từ lý do này tôi đã xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, tìm tòi và sưu tầm các nguyên vật liệu, đặc biệt là nguyên vật liệu hết sức gần gũi với trẻ nhằm khuyến khích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình của trẻ lớp tôi. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp thực hiện hiệu quả chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm Non Hải Long 
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lĩnh vực hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu vấn đề về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	- Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp đàm thoại.
	- Phương pháp trực quan và hành động.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
* Quan điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 Để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm yêu cầu giáo viên phải xây dựng được môi trường xã hội và môi trường vật chất, trong và ngoài lớp học. Khi sắp xếp môi trường giáo dục giáo viên cần phải nhạy bén trong vấn đề sắp xếp phù hợp các góc chơi, học liệu, nguyên vật liệu phải đa dạng phong phú cả trong lớp và ngoài trời. Bởi vì môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến nội dung và kết quả mong đợi, còn môi trường bên trong và bên ngoài lớp học đều rất quan trọng chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau của trẻ [1] 
* Khả năng tạo hình của trẻ 4-5 tuổi	
	Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 - 5 tuổi, trẻ thích tìm tòi ham hiểu biết. Mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
	Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, sự kiên trì và khả năng chú ý của trẻ chưa cao, rất dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với công việc được giao, người lớn không thể nào ép buộc trẻ hoàn thành nhiệm vụ được. Như vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là phải tạo được sự hứng thú tích cực trong trẻ, tổ chức một hoạt động tạo hình nhẹ nhàng, giáo viên chỉ là người định hướng và trẻ phải chủ động tích cực trong mọi hoạt động tạo hình.
2.2. Thực trạng nghiên cứu
* Thuận lợi:
	- Trường Mầm Non Hải Long đã được UBND Tỉnh Thanh Hóa công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1
	- Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ
	- Số trẻ đi học thường xuyên là 80- 95%	
	- Bản thân tôi luôn học hỏi, sáng tạo và có năng khiếu về tạo hình
	- Được sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp của hội phụ huynh học sinh
* Khó khăn:
	- Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo nên trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tạo hình: Cơ ngón tay và cổ tay còn yếu, khả năng tập trung chưa cao, đặc biệt sự khéo léo của trẻ còn hạn chế [2].
	- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con nên chưa kết hợp tốt với cô giáo trong việc sưu tầm nguyên vật liệu từ thiên nhiên cho con thực hiện hoạt động tạo hình ở lớp cùng các bạn
	- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học có phần còn hạn chế
* Kết quả thực trạng.
Bảng kháo sát thực trạng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến.
STT
Chỉ tiêu
Số trẻ được khảo sát
Kết quả khả sát
Trẻ đạt tốt
Trẻ đạt khá
Trẻ đạt TB
Trẻ chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động tạo hình
28
4
14.3
5
17.9
12
42.8
7
25
2
Kỹ năng tạo hình của trẻ ( vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình...)
28
4
14.3
4
14.3
12
42.8
8
28.6
3
Khả năng sử dung nguyên vật liệu trong khi hoạt động
28
4
14.3
4
14.3
12
42.8
8
28.6
4
Sản phẩm tạo hình của trẻ
28
4
14.3
5
17.9
12
42.8
7
25
	Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, các nội dung khảo sát vẫn còn những trẻ chưa đạt về hoạt động tạo hình. Vì vậy khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo quan điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần phải đạt kết quả cao hơn	 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	- Xây dựng kế hoạch nâng cao hoạt động tạo hình
	- Xây dựng môi trường trong lớp và ngoài lớp học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
	- Chú trọng sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
	- Cho trẻ làm quen với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật
	- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình
	- Phối kết hợp với phụ huynh
	- Công tác tham mưu với nhà trường
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch nâng cao hoạt động tạo hình
* Căn cứ xây dựng kế hoạch
	- Nhiệm vụ năm học 2017-2018 của ngành và của trường Mầm Non Hải Long
	- Thông tư số 28/2016/TT – BGD-ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009 của BGD-ĐT
	- Chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
	- Hướng dẫn của ban giám hiệu về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình
	- Rà soát tình hình thực trạng của lớp mình phụ trách
* Đánh giá thực trạng của lớp
	- Về cơ sở vật chất
	- Vấn đề xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học
	- Về năng khiếu nghệ thuật tạo hình của cô
	- Thực trạng khả năng thẩm mỹ của trẻ trong hoạt động tạo hình
* Mục tiêu
	- Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình phải mang tính bền vững
	- Khơi dậy niềm cảm hứng đam mê nghệ thuật, yêu thích cái đẹp của trẻ thông qua hoạt động tạo hình
	- Cá nhân mỗi trẻ đều hiểu được thế nào là nghệ thuật tạo hình và có ý muốn tham gia vào tất cả các hoạt động tạo hình
	- Trẻ biết sáng tạo, phát huy được sự sáng tạo nghệ thuật và nâng cao ký năng tạo hình
	- Khuyến khích trẻ sáng tạo, giao lưu, trao đổi với nhau trong quá trình hoạt động
	- Giáo viên thể hiện sự quan tâm, khuyến khích, lôi cuốn trẻ vào hoạt động
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường trong lớp và ngoài lớp học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
* Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp học
	- Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, bản thân tôi nghĩ trang trí lớp học là một cách nhằm tạo ra môi trường giáo dục để gây cảm xúc, gây ấn tượng ngay từ ban đầu cho trẻ về nghệ thuật tạo hình.
	Đó là tạo ra một môi trường đẹp trong lớp là để đến khi trẻ đến lớp, trẻ có ngay một ấn tượng đầu tiên sẽ tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé sẽ quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé như thế nào?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lý của trẻ ở độ tuổi 4 - 5 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ.
	+ Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lý và có tên thật gần gũi với trẻ.
 	Để lưu lại các sản phẩm tạo hình của trẻ tôi dành một góc nhỏ yêu thương để lưu lại các sản phẩm của trẻ để trẻ nhìn thấy được các sản phẩm của mình, của bạn phát triển óc tư duy tưởng tượng tìm ra cái đẹp, cái xấu. 
 ( Góc trưng bày sản phẩm của trẻ)
	+ Các góc hoạt động như góc chơi phân vai tôi đặt tên là “Lớp học của bé” trong đó có hình ảnh Cô giáo đang dạy học và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến. Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kỷ sư tí hon, công trình mơ ước,... có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng từ các hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường. 
	- Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề sang nội dung chủ đề mới. Tôi giới thiệu cho trẻ tên chủ đề mới và đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho các góc chơi của trẻ theo chủ đề mới. Nội dung của các góc tôi giới thiệu về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích lũy cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình.
	Ví dụ: Ở góc hoạt động tạo hình.
	Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của các con. Các con hãy cùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho góc nghệ thuật này nhé! Nào ai có ý kiến? Cô gợi ý các tên sau: Họa sỹ khéo tay, bé khéo tay, bé làm họa sỹ.....Cho trẻ thảo luận và lựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạt động.
	- Ngôi nhà của chúng ta đã có tên rồi. Bây giờ cô muốn mỗi bạn hãy làm thật nhiều sản phẩm để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình đẹp hơn nhé! Cô muốn trong lớp mình ai cũng có sản phẩm được trang trí lên ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình. Cô sẽ thay các sản phẩm của các bạn cũ, các con có đồng ý không?
( Góc tạo hình trong lớp )
	Từ những lời gợi mở như vậy tôi đã kích thích trẻ hứng thú tạo ra sản phẩm mới cho riêng mình là giáo viên tôi sẽ lưu các sản phẩm đó của trẻ tại một góc và đặt tên cho góc đó là sản phẩm của bé để ngày ngày trẻ được quan sát các tác phẩm nghệ thuật của mình cũng như các tác phẩm của bạn. Từ đó trẻ đúc rút ra các bài học làm thế nào để tạo ra các sản phẩm đẹp mắt.
	Ngoài ra còn để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì chúng ta nên tùy theo từng chủ đề tiến hành và chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu, phong phú về chủng loại, màu sắc, nhưng đặc biệt là phải phù hợp với trẻ. 
	Ví dụ: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí, sáp màu, màu nước, vải vụn, len sợi, rơm rạ, lá cây, lạt, hột hạt, sỏi, chai nhựa, xốp, keo dính, ...
( Trẻ hoạt động với các nguyên vật liệu phế thải của địa phương)
	Ở đây nguyên vật liệu thì tôi luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử dụng khi vào hoạt động. trẻ, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi. Từ đó giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ hoạt động chung [ 3 ].
	Ví dụ: Với chủ đề “ Các hiện tượng tự nhiên” ở góc tạo hình tôi cho trẻ làm một số hình ảnh về hiện tượng tự nhiên (ông mặt trời, mây, nước...) bằng các nguyên vật liệu như: xốp, len, màu nước...để cung cấp kiến thức cho trẻ. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả trẻ tôi thu hút, gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó
 ( Trẻ làm tranh bằng các nguyên vật liệu: xốp, vải, len, màu nước)
Hoặc ví dụ: Với chủ đề “Phương tiện giao thông” đề tài “Một số loại phương tiện giao thông đường bộ” tôi chuẩn bị một số tranh vẽ, xé, chấm màu về các loại phương tiện giao thông làm tranh cung cấp kiến thức cùng với các nguyên vật liệu phù hợp với tranh tôi cung cấp cho trẻ...
	Khi trẻ vào góc chơi tôi gây hứng thú tạo tình huống cho trẻ bằng cách:
	+ Đố bé cô có bức tranh gì?
	+ Các phương tiện này đang hoạt động như thế nào?
	Sau đó cho trẻ kể về bức tranh đó, cuối cùng tôi khái quát về một số đặc điểm chung cơ bản của một số loại phương tiện giao thông đó và chất liệu tôi đã sử dụng để làm.
 	Như vậy, với đề tài về “Phương tiện giao thông” khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, không gò bó, chán nản, giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi, từ đó đối tượng cố định cung cấp hoặc củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những chỉ có học tạo hình mới phát huy khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên cũng có thể kết hợp rèn luyện kỹ năng về tạo hình cho trẻ
( Trẻ xé dán tranh về phương tiện giao thông đường thủy)
Cụ thể: 
	+ Góc học tập: Trong góc học tập luôn có nội dung bé làm quen với toán và khám phá khoa học, hay làm quen với tác phẩm văn học, thông qua các môn học đó, giáo viên thiết kế lựa chọn các trò chơi, nội dung để củng cố cung cấp kiến thức cho trẻ. Từ đó, giáo viên có thể lồng ghép rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.
 Ví dụ: Với nội dung làm quen với tác phẩm văn học: “Tô màu các hình ảnh các nhân vật trong truyện theo yêu cầu của cô” thì giáo viên kết hợp vừa củng cố kiến thức về các nhân vật trong truyện, vừa rèn luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút và kỹ năng tô màu.
	Như vậy ở trong mỗi góc chơi, có thể có một nhóm trẻ hoặc một cá nhân tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt, yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tạo hình [ 4 ].
	- Tôi bố trí mỗi trẻ có một ô để gài sản phẩm được nhận xét đánh giá của trẻ, được trẻ tự tay cầm ra ô của mình cài vào, ở đây trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn. Trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, ai xấu hơn, nếu bài của bé xấu thì bé phải cố lên lần sau phải làm cho đẹp hơn để bằng bạn hoặc làm đẹp hơn để có bài trang trí trong các góc. Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ.
	Tóm lại, việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ.
* Xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học
	Căn cứ từ thực trạng đã đánh giá về vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp. Từ đầu năm tôi đã xác định rõ các mục tiêu về xây dựng môi trường bên ngoài lớp học phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của trường. Mục tiêu đặt ra là dựa vào diện tích tổng thể của lớp học và khuôn viên của nhà trường để xây dựng môi trường ngoài lớp học theo các khu vực phù hợp 
	- Bên cạnh đó, tôi cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi như giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt lá cây rơi rồi tôi giúp trẻ sáng tạo nên những con vật ngộ nghĩnh và dễ thương, thể hiện các sản phẩm tạo hình để làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng về tạo hình cho trẻ 
	- Để đưa hoạt động tạo hình vào hoạt động ngoài trời thì trong quá trình quan sát cô luôn lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được tự nhận xét đánh giá, được cầm, sờ, nắn  Trẻ phải tự nói lên ý kiến của mình. Chính vì thế cô cần có kiến thức sâu rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ.
	- Khu vực tạo hình ngoài trời, chơi với cát nước: được bố trí dưới các gốc cây bằng việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên như: sỏi, đá, hột hạt để xếp hình các con vật, các phương tiện giao thông.. lá cây để làm hoa, giỏ sách, các con vật, chong chóng...Bút màu dùng để vẽ hoa, tô màu tranh ..
 (Trẻ làm đồ chơi bằng lá cây )
Biện pháp 3: Chú trọng sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
 Đê thực hiện hoạt động tạo hình đạt hiệu quả tốt tôi đã tiến hành sưu tầm thành kho nguyên vật liệu từ phế thải và thiên nhiên
 Hiện nay các nguyên vật liệu, phế thải từ các gia đình vô cùng phong phú như: các lọ nước uống, lõi giấy vệ sinh, họa báo, hộp bánh, hộp sữa chuaĐặc biệt như trường tôi thuộc trường nằm trên địa bàn xã chủ yếu là nghề nông nên việc sưu tầm các loại hạt, củ quả, rơm, sỏi đá, vỏ ngao, vỏ hến là rất thuận tiện [ 6 ].
 ( Nguyên vật liệu từ rơm rạ, vỏ sò, vỏ hến, hột hạt, lá cây, chai lọ.. )
	Tuy nhiên khi sưu tầm nguyên vật liệu từ thiên nhiên, phế thải tôi rất cân nhắc trong vấn đề giữ an toàn và vệ sinh cho trẻ. Tôi lựa chọn những nguyên vật liệu không có độ sắc nhọn, không độc, khó vỡ và có kích thước phù hợp trẻ dễ cầm. Để có được các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, phế thải nhiều và phong phú tôi đã vận động đến phụ huynh trong lớp tìm kiếm, quyên góp, thu gom để giúp trẻ có nhiều nguyên vật liệu phục vụ cho trẻ thực hiện hoạt động tạo hình
Biện pháp 4: Cho trẻ làm quen với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật
* Làm quen với các nguyên vật liệu và các tác phẩm tạo hình
 Để nguyên vật liệu mà tôi đã thu gom, sưu tầm không phải là kho phế liệu tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu đó. Sau khi thu gom tôi phân loại từng nguyên vật liệu theo chất liệu của nó và tạo thành các nhóm khác nhau cho trẻ được tiếp xúc. Tôi giúp trẻ tìm hiểu về chất liệu, công dụng, hình dáng của các nguyên vật liệu đó [ 6 ] .
(Trẻ hoạt động với lá dong, lá chuối, lá mít)
(Trẻ hoạt động với lá mít, lá dừa, nan lạt)
 Qua đó giúp trẻ hiểu được công dụng và tầm quan trọng của các nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình. Trẻ đã biết chế các nguyên vật liệu này thành những sản phẩm tạo hình đẹp mắt, có sự giúp đỡ của cô và sự sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ
	( Các sản phẩm từ nguyên vật liệu phế thải, lá cây )
 Để cho trẻ dễ lấy, dễ nhìn tôi bố trí, sắp xếp đặt các nguyên vật liệu ở góc nghệ thuật cho trẻ được thực hiện bất cứ lúc nào trẻ thích, trẻ muốn chơi.
 Tôi nhận thấy rằng sau khi tiếp xúc với các nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật và được khám phá về chúng trẻ càng tò mò và có hứng sáng tạo nhiều hơn
* Phát triển thẩm mỹ qua hoạt động tạo hình 
	Trong thực tế đã chứng minh: Đối với trẻ 4 - 5 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hành động. Trẻ 4 - 5 tuổi kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ nguệch ngoạc, tô màu còn chờm ra ngoài, sử dụng đường nét vụng về,... Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nét thẳng, nét xiên để vẽ và tô màu. Chính vì vậy, cô phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.
	Từ việc tạo môi trường thẩm mỹ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kích thích lòng ham muốn ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp. Để phát huy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_thuc_hien_hieu_qua_chuyen_de_xay_dung.doc