SKKN Một số biện pháp thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017 - 2018 ở trường mầm non Thiệu Thành, Huyện Thiệu Hóa

SKKN Một số biện pháp thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017 - 2018 ở trường mầm non Thiệu Thành, Huyện Thiệu Hóa

Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ. Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.

 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Có thể khẳng định hiệu quả của môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm đã góp phần đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ học bằng chơi, bằng trải nghiệm nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non theo Chương trình giáo dục mầm non tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT.

 Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổng hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này góp phần thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Việc này được ví như “Người giáo viên thứ hai” trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ [1].

 Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta có nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục, làm cho cơ sở vật chất của Ngành giáo dục ngày một thay đổi, nhiều ngôi trường tạm bợ, xuống cấp được thay thế bằng những phòng học khang trang, giúp học sinh ham thích đến trường. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư vẫn còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội là quan trọng và rất cần thiết. Để làm tốt công tác này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của Ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, giúp uy tín của trường được nâng lên. Song làm sao để có biện pháp tuyên truyền, huy động phụ huynh học sinh và các nhà hảo tâm, những người con của quê hương đi làm ăn xa và các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết và lòng tự nguyện? làm sao để đẩy mạnh công tác thu hút cha mẹ và cộng đồng cùng chung tay để chăm lo cho giáo dục mầm non là điều tôi luôn trăn trở. Từ đó tôi đã nghiên cứu những đặc thù của đơn vị, áp dụng, tìm biện pháp và phối hợp thực hiện để đạt được kế hoạch đề ra cho công tác xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thiệu Thành.

 

doc 27 trang thuychi01 9092
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017 - 2018 ở trường mầm non Thiệu Thành, Huyện Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
Trang
I
MỞ ĐẦU
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
3
Các biện pháp thực hiện.
4
Biện pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền.
4
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thu hút cha mẹ, cộng đồng tham gia chăm lo cho giáo dục mầm non và làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương.
5
Biện pháp 3: Tạo uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương thông qua việc khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường.
6
Biện pháp 4: Thu hút cha mẹ và cộng đồng thông qua các ngày hội, ngày lễ, xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp.
9
Biện pháp 5: Tích cực tham gia công tác từ thiện tại địa phương, quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật và trẻ em đồng bào Công giáo.
15
4
Hiệu quả của SKKN
16
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
1
Kết luận
19
2
Kiến nghị
20
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ. Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Có thể khẳng định hiệu quả của môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm đã góp phần đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ học bằng chơi, bằng trải nghiệm nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non theo Chương trình giáo dục mầm non tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT.
	Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổng hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này góp phần thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Việc này được ví như “Người giáo viên thứ hai” trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ [1].
	Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta có nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục, làm cho cơ sở vật chất của Ngành giáo dục ngày một thay đổi, nhiều ngôi trường tạm bợ, xuống cấp được thay thế bằng những phòng học khang trang, giúp học sinh ham thích đến trường. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư vẫn còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội là quan trọng và rất cần thiết. Để làm tốt công tác này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của Ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, giúp uy tín của trường được nâng lên. Song làm sao để có biện pháp tuyên truyền, huy động phụ huynh học sinh và các nhà hảo tâm, những người con của quê hương đi làm ăn xa và các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết và lòng tự nguyện? làm sao để đẩy mạnh công tác thu hút cha mẹ và cộng đồng cùng chung tay để chăm lo cho giáo dục mầm non là điều tôi luôn trăn trở. Từ đó tôi đã nghiên cứu những đặc thù của đơn vị, áp dụng, tìm biện pháp và phối hợp thực hiện để đạt được kế hoạch đề ra cho công tác xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thiệu Thành.
	Với vai trò của người Hiệu trưởng, tôi xác định ngoài việc thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, việc quan tâm đến chất lượng giáo dục thì việc xây dựng môi trường giáo dục là hết sức quan trọng, góp phần hoàn thiện nhiệm vụ năm học. Trước tiên tôi đã tìm hiểu thực trạng của công tác thu hút cha mẹ trẻ và cộng đồng ở địa phương. Qua đó rút ra nguyên nhân của mặt mạnh, mặt hạn chế trong công tác kêu gọi lực lượng trong và ngoài nhà trường đóng góp xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nói chung và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia nói riêng. Tuy nhiên có không ít những khó khăn để đưa công tác thu hút cha mẹ và cộng đồng đi vào cuộc sống. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017 - 2018 ở trường mầm non Thiệu Thành, Huyện Thiệu Hóa”.
	2. Mục đích nghiên cứu:
Thực trạng việc thu hút cha mẹ và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
	Một số phương pháp thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
	 Đề tài này tôi nghiên cứu nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý của bản thân, đồng thời cũng muốn trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp làm công tác quản lý giáo dục tại các trường học.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Các lực lượng trong và ngoài nhà trường
	- Lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Thiệu Thành.
	- Các tổ chức, đoàn thể, nhân dân xã Thiệu Thành.
	- Tập thể giáo viên và phụ huynh nhà trường.
	- Con em của xã Thiệu Thành làm ăn và sinh sống xa quê.
4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, trò chuyện, thuyết trình.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
	Thu hút cha mẹ và cộng đồng cùng chăm lo cho giáo dục góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Quá trình giáo dục thế hệ trẻ trở thành người lao động có trí thức, có năng lực đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, không chỉ là trách nhiệm của Ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, phải có sự tham gia phối hợp ấy và phải được tiến hành có tổ chức, khoa học, liên tục mới mang lại hiệu quả. 
	Việc xây dựng môi trường giáo dục ở trường mầm non thật sự cần thiết và quan trọng trong công tác tổ chức hướng dẫn cho trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ dưới hình thức chơi mà học, học bằng chơi, giúp trẻ phát triển toàn diện.
	Môi trường xã hội và môi trường vật chất tác động đến việc cô và trẻ cảm nhận như thê nào và đến sự tương tác giữa cô và trẻ, Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang ở đó [2].
	Nhà trường và cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường và cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ khi trẻ bước vào thế giới xung quanh, ngoài gia đình [3].
Việc thu hút cha mẹ và cộng đồng cùng chăm lo cho giáo dục nó có ý nghĩa là làm cho toàn xã hội cùng làm giáo dục. Mọi người sẽ nhận thức đúng đắn, vị trí, vai trò của giáo dục, thực trạng của giáo dục địa phương, nhận thức rõ ràng trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục. 
2. Thực trạng của nhà trường
2.1. Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương về đầu tư cơ sở vật chất. Sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn vững vàng, luôn đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác thu hút cha mẹ và cộng đồng. Nhiệt tình tham gia tuyên truyền, vận động phụ huynh và cộng đồng, huy động sức người, sức của phấn đấu xây dựng thành công trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I trong năm học 2017 - 2018.
Bản thân là một cán bộ quản lý trẻ tuổi, tâm huyết với nghề, ham học hỏi qua bạn bè đồng nghiệp và tham khảo sách báo, tập san, các thông tin đại chúngTìm ra các phương pháp thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của đơn vị.
2.2. Khó khăn:
Trong những năm học gần đây, cơ sở vật chất của nhà trường chưa được địa phương quan tâm đầu tư do không có kinh phí. Vì vậy mà môi trường giáo dục cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo dục mầm non hiện nay. 
Công tác tuyên truyền của nhà trường đôi lúc chưa thường xuyên, chưa sâu rộng đến toàn thể phụ huynh và nhân dân trong xã để họ có nhận thức sâu sắc về công tác giáo dục Bậc học mầm non.
Thiệu Thành là một xã thuần nông, trong xã có một thôn là đồng bào Công giáo. Đặc điểm của người dân đồng bào Công giáo là họ sinh rất nhiều con (có những gia đình sinh tới 5- 6 người con) nên sự quan tâm và giáo dục các cháu có phần hạn chế. 
Một số phụ huynh và nhân dân trong xã có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, họ cho rằng việc xây dựng cơ sở vật chất, môi trường giáo dục là nhiệm vụ của địa phương, của ngành giáo dục còn mình chỉ lo cho con em đến trường.
2. 3. Kết quả khảo sát thực trang ban đầu:
Công tác huy động cha mẹ và cộng đồng của các năm học trước:
Năm học
2014 – 2015
2015 – 2016
2016 – 2017
Đối tượng tham gia
Các nhà hảo tâm trong nhà trường
Các nhà hảo tâm trong nhà trường
Các nhà hảo tâm trong nhà trường
Hình thức ủng hộ
Tiền mặt
Tiền mặt
Tiền mặt
Kết quả đạt được
22.000.000
30.000.000
43.500.000
Từ kết quả khảo sát ở trên cho ta thấy công tác thu hút cha mẹ và cộng đồng của nhà trường qua các năm học trước bước đầu đã có kết quả. Song, về đối tượng và hình thức tham gia ủng hộ chưa đa dạng và phong phú, kết quả đạt được chưa cao. Với mục tiêu phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I trong năm học và phấn đấu đạt kết quả cao trong cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” các cấp. Qua kết quả khảo sát như trên, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để tìm ra các phương pháp thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao nhất.
3. Các biện pháp thực hiện.
Biện pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền.
	Đối tượng đầu tiên nhà trường tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Từ đó, mới tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên tuyên truyền có hiệu quả đến phụ huynh và các mạnh thường quân trên địa bàn, phải làm sao để họ thấy được đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm để mọi người đều có trách nhiệm và chung tay xây dựng. Khi tập thể sư phạm nhà trường thấy kế hoạch của Hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ bằng tấm lòng tự nguyện. 
Giáo viên hiểu: Nếu thiếu thốn trang thiết bị dạy học, môi trường sư phạm không đảm bảo, hiệu quả công tác sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà trường sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt bản thân mỗi thành viên sống trong môi trường sư phạm này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả công tác cao hơn, uy tín của giáo viên và nhà trường nhờ đó được nâng lên.
	Hình thức tuyên truyền: Thông qua hội nghị viên chức đầu năm, các buổi sinh hoạt chuyên môn; Các buổi họp phụ huynh, các giờ đón và trả trẻ; Các ngày hội, ngày lễ; Thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã; Thông qua hệ thống Facebook cá nhân.
	Nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền về Nghị quyết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Chi bộ nhà trường; Tuyên truyền về mục tiêu và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường; Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Kế hoạc thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Báo cáo kết quả thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
	Công tác tuyên truyền cần duy trì thường xuyên, đa dạng. Yêu cầu của công tác tuyên truyền phải cụ thể, vận động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân cùng nhau tham gia.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thu hút cha mẹ, cộng đồng tham gia chăm lo cho giáo dục mầm non và làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương.
	Xây dựng kế hoạch là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch công tác thu hút cha mẹ và cộng đồng cần được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu huy động là gì? Đối tượng nào? Thời gian? Phân công ai là vai trò chủ thể huy động?...Từ đó, Hiệu trưởng xây dựng công tác thu hút các lực lượng cho phù hợp với thực tế của đơn vị. Phân công một số thành viên trực tiếp huy động và phải là người hiểu rõ nguyên tắc của công tác huy động cha mẹ và cộng đồng, có kỹ năng giao tiếp tốt, lời nói có tính thuyết phục cao. Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống biện pháp cụ thể.
 Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia cùng làm giáo dục tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ, nếu như người cán bộ quản lí giáo dục biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng. Hiệu trưởng làm tốt chức năng này sẽ mang đến những thành công ngay cả thời điểm khó khăn nhất.
	Mục tiêu của nhà trường và chính quyền địa phương là phấn đấu trong năm học 2017- 2018 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, trong khi nguồn kinh phí của địa phương rất hạn hẹp. Bản thân đã căn cứ Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, để xác định các hạng mục chưa đạt yêu cầu. Từ đó xây dựng kế hoạch, mục tiêu huy động và thu hút cha mẹ và cộng đồng về nhân lực, vật lực nhằm từng bước hoàn thiện, bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường.
 Căn cứ theo nơi cư trú của cán bộ, giáo viên để phân công cụ thể công việc huy động. Thời gian thực hiện ngay từ đầu năm học cho đến hết năm học, chủ yếu từ khai giảng năm học đến tết Nguyên Đán. 
	Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch thu hút cha mẹ, cộng đồng tham gia chăm lo cho giáo dục mầm non có tính khả thi cao, người Hiệu trưởng còn phải chủ động tham mưu công tác huy động của nhà trường với lãnh đạo địa phương. Đặc biệt mỗi dịp tham mưu cần chuẩn bị kĩ nội dung, tổng thể trọng tâm, tránh tham mưu lặt vật theo vụ việc. Khi được lãnh đạo địa phương đồng thuận, thực hiện xong nhiệm vụ cần báo cáo quay trở lại. Cần tạo cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất nhà trường, gặp gỡ giáo viên, qua đó cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ hiểu rõ nhà trường và chia sẻ với nhà trường nhiều hơn.
	Việc tham mưu phải trở thành ý Đảng, lòng dân và được thể hiện bằng các Nghị quyết của cấp ủy, Chỉ thị của địa phương mới được mọi người dân đồng tinh ủng hộ. Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình không những huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Qua đó, có thể nhận được sự hỗ trợ của địa phương về huy động sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn và con em của địa phương đi làm ăn và công tác ở xa quê hương, cũng như ngoài địa bàn qua uy tín của địa phương.
Ví dụ: Sau khi đã thống kê danh mục đồ dùng, đồ chơi còn thiếu theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT cụ thể, tôi đã tách ra thành 2 phần để tham mưu cho rõ ràng, cụ thể và có hiệu quả:
Đối với địa phương: Tham mưu xin đầu tư từng bước các danh mục xây dựng như: Các phòng học và các phòng chức năng, với tổng số tiền đầu tư ước tính hơn 2 tỉ đồng.
	Đối với nhà trường: Kêu gọi cha mẹ trẻ và cộng đồng ủng hộ để mua sắm các thiết bị bên trong và xây dựng vườn cổ tích (Tùy theo kết quả huy động). Đồng thời xin chủ trương để kêu gọi thu hút cha mẹ trẻ và cộng đồng cùng tham gia xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường. Tôi cũng đã soạn sẵn thư kêu gọi để xin ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, đồng thời đề xuất luôn ý kiến là Uỷ ban nhân dân xã cùng đứng ra kêu gọi trong nội dung thư luôn, để vừa tranh thủ sự uy tín của địa phương, vừa để nâng cao thêm tầm quan trọng của vấn đề đối với các đối tượng nhận được thư kêu gọi.
Kết quả tham mưu trong năm học 2017 – 2018 đã được địa phương đầu tư xây dựng và tu sửa các công trình với tổng trị giá khi thực hiện lên tới gần 3 tỉ đồng. Cụ thể: Xây dựng được 4 phòng học 2 tầng theo hướng hiện đại (Đây là công trình nhà tránh trú cộng đồng của dự án WB5 do địa phương tham mưu được). Xây nhà để xe cho giáo viên, nhà bảo vệ và cổng trường, 02 bức tường rào để ngăn cách với bên ngoài và trắm vá lại 2 bức tường còn lại; Nâng cấp và mở rộng khu nhà bếp theo hướng hiện đại. Tu sửa, nâng cấp 3 phòng học cấp 4 để tận dụng làm khu hiệu bộ của nhà trường, lát gạch đỏ toàn bộ sân trường và san lấp khu ao phía sau trường để nhà trường làm vườn rau của bé.
Biện pháp 3: Tạo uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương thông qua việc khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường.
	Phải tạo uy tín bằng chính nội lực của nhà trường, từ lãnh đạo cho đến cán bộ giáo viên, nhân viên đều xác định nhiệm vụ của mình để phấn đấu và đạt hiệu quả công việc ngày càng cao. Hiệu trưởng nâng uy tín bằng cách điều hành công việc khoa học, quan tâm đến chất lượng giáo dục, tạo môi trường sư phạm đoàn kết. Thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò đầu mối của mình trong môi trường xã hội địa phương. Hiệu trưởng có uy tín, có năng lực là yếu tố thúc đẩy thường xuyên cho sự tham gia của cộng đồng trong việc thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục cho nhà trường.
	Ví dụ: Khi xây dựng kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I trong năm học và xây dựng môi trường giáo dục, trong khi mọi nguồn lực đều khó khăn. Xác định cần phải dựa vào kết quả công tác thu hút cha mẹ và cộng đồng cùng tham gia. Vừa để tạo uy tín cho mình, vừa để làm bàn đạp cho công tác huy động và thu hút tại đơn vị. Nhiệm vụ đầu tiên phải làm ngay là tập trung cho công tác chuyên môn để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục như: Nâng cao tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, duy trì sĩ số học sinh,Song song với nhiệm vụ đó, tôi đã vận động những doanh nghiệp, những mạnh thường quân trong địa phương và các con em của quê hương đang công tác và làm ăn xa quê, để hỗ trợ về vật chất. Kết quả: xây dựng được khu vườn cổ tích rộng 200 m2 và nâng cấp được diện tích sân trường khoảng 920 m2, vẽ được 350 m2 tranh vẽ trên tường cùng một số hiện vật khác. Qua việc làm đó uy tín của người quản lý và nhà trường cũng dần có trong lòng mỗi phụ huynh học sinh.	
Toàn cảnh nhà trường trước khi thu hút các lực lượng tham gia xây dựng môi trường giáo dục.
Toàn cảnh nhà trường sau khi thu hút các lực lượng tham gia Xây dựng môi trường giáo dục
Các cô giáo phải tạo uy tín cho mình bằng chất lượng giáo dục, tạo môi trường trong nhóm, lớp học phù hợp, để trẻ thích đến trường và mỗi ngày đến trường của trẻ thực sự là một niềm vui. Mỗi giáo viên phải coi trẻ như chính con em ruột thịt của mình, chăm sóc và giáo dục bằng cả tình thương, lương tâm và trách nhiệm. Trẻ có cảm giác tự tin khi được sống trong ngôi nhà chung ấm áp cùng các bạn. Phụ huynh sẽ tin tưởng và yên tâm khi gửi con em học tại trường. Khi đã tạo được niềm tin với phụ huynh, họ sẽ sẵn sàng ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường. 	Đối với Ban giám hiệu, cần dựa vào năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên, nhà trường cần phân công công việc phù hợp. Vừa tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết khả năng của mình, vừa có lợi cho cá nhân, vừa có lợi ích cho tập thể. Kiện toàn lại các tổ chức đoàn thể theo tinh thần đúng người đúng việc, hướng hoạt động của các đoàn thể nhà trường đi vào thực chất, có hiệu quả. Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị trong nhà trường vững mạnh, phụ huynh tin tưởng. Quan tâm và chú trọng đến các phong trào thi đua của cấp trên p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_thu_hut_cha_me_va_cong_dong_tham_gia_x.doc