SKKN Một số biện pháp tham mưu cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Thạch Sơn đạt chuẩn quốc gia mức độ I

SKKN Một số biện pháp tham mưu cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Thạch Sơn đạt chuẩn quốc gia mức độ I

Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng trong việc hình thành những nét cơ bản của nhân cách thể chất con người, nó ảnh hưởng lớn đến cả quãng đời sau này của mỗi con người. Bởi “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của trẻ. Giúp trẻ hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào phổ thông một cách vững chắc” [1]. Bác Hồ đã từng nói “ Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”[2]. Như vậy Giáo dục nói chung, Giáo dục mầm non nói riêng có tác dụng to lớn đối với đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội.

Để đạt được chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đáp ứng với yêu cầu chung của Giáo dục mầm non hiện nay, đặc biệt là các trường mầm non đang thực hiện chương trình Giáo dục mầm non theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm thì đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ phải đầy đủ, đa dạng, an toàn không sắc nhọn, có tính thẩm mỹ, tính giáo dục cao.

Như chúng ta đã biết: Cơ sở vật chất trong trường mầm non là toàn bộ các trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như các phòng học, phòng chức năng, đồ dùng, đồ chơi, môi trường giáo dục trong lớp, môi trường giáo dục ngoài lớp học.Đây có thể nói là yếu tố quyết định nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non.

 

doc 25 trang thuychi01 7872
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tham mưu cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Thạch Sơn đạt chuẩn quốc gia mức độ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
TRƯỜNG MẦM NON THẠCH SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THAM MƯU CƠ SỞ 
VẬT CHẤT XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON THẠCH SƠN
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ I
 Người thực hiện: Vũ Thị Tuyết
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thạch Sơn
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH SƠN, NĂM 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
 Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3
2.2.1. Thuận lợi
3
2.2.2. Khó khăn
4
2.2.3. Kết quả thực trạng
4
2.3. Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Khảo sát tình hình thực tế những thuận lợi và khó khăn của địa phương và nhà trường.
5
2.3.2. Xây dựng kế hoạch tham mưu cơ sở vật chất với địa phương, phòng giáo dục.
7
2.3.3. Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng trường chuẩn quốc gia
11
2.3.4. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.
14
2.3.5. Tổ chức xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn.
15
2.4. Hiệu quả áp dụng sau khi thực hiện các biện pháp
18
3. Kết luận kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài 
Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng trong việc hình thành những nét cơ bản của nhân cách thể chất con người, nó ảnh hưởng lớn đến cả quãng đời sau này của mỗi con người. Bởi “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của trẻ. Giúp trẻ hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào phổ thông một cách vững chắc” [1]. Bác Hồ đã từng nói “ Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”[2]. Như vậy Giáo dục nói chung, Giáo dục mầm non nói riêng có tác dụng to lớn đối với đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội.
Để đạt được chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đáp ứng với yêu cầu chung của Giáo dục mầm non hiện nay, đặc biệt là các trường mầm non đang thực hiện chương trình Giáo dục mầm non theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm thì đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ phải đầy đủ, đa dạng, an toàn không sắc nhọn, có tính thẩm mỹ, tính giáo dục cao.
Như chúng ta đã biết: Cơ sở vật chất trong trường mầm non là toàn bộ các trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như các phòng học, phòng chức năng, đồ dùng, đồ chơi, môi trường giáo dục trong lớp, môi trường giáo dục ngoài lớp học....Đây có thể nói là yếu tố quyết định nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non. 
Đối với trường mầm non Thạch Sơn năm 2005 được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, các cấp, các ngành nhà trường được cấp 3.377 m2 đất tại thôn Liên Sơn- Xã Thạch Sơn. Trong những năm đầu chuyển về khu trung tâm nhà trường còn khó khăn về CSVC trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp, lúc đó tại khu trung tâm nhà trường mới có một nhà văn hóa thôn Liên Sơn để lại và một nhà xóa tranh tre đến năm 2009 nhà nước đầu tư xây dựng 4 phòng học kiên cố và khu bếp ăn đủ để tổ chức 6 lớp học bán trú, lúc này nhà trường đang còn nhiều điểm lẻ cách khu trung tâm 3-4 km. Trời mưa đường đất đỏ trơn trượt khó khăn cho phụ huynh đưa trẻ đến trường. Khu lẻ thôn Bái Đằng và Bình Chính có 2 phòng học cấp 4 đã xuống cấp không đủ diện tích, ánh sáng. Năm học 2011-2012 địa phương đã xây thêm cho nhà trường các phòng chức năng, phòng hiệu bộ, cơ sở vật chất từng bước được cải thiện tuy nhiên sân vườn vẫn chưa được quy hoạch, các phòng học vẫn còn quá tải có lớp lên tới 70 cháu không đảm bảo trên nhóm, lớp theo quy định điều lệ trường mầm non. Trang thiết bị bên trong còn thiếu và không đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện nay.
Đứng trước thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường nói trên là một Hiệu trưởng nhà trường tôi rất băn khoăn trăn trở: Làm thế nào để các cấp lãnh đạo hiểu, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị cho nhà trường để các nhóm, lớp các cháu có được nơi sinh hoạt, học tập đảm bảo theo quy định, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ hoạt động, để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ những trăn trở đó tôi thiết nghĩ rằng chỉ có xây dựng trường chuẩn quốc gia thì nhà trường mới được sự quan tâm của các cấp, các ngành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị đảm bảo theo quy định. Qua tìm hiểu các trường mầm non trong huyện, trong tỉnh xây dựng thành công trường Chuẩn Quốc gia. Thực tế cho thấy rằng khi đã xây dựng thành công trường chuẩn theo “thông tư 02/2014-TT-BGD&ĐT” [3] thì cơ sở vật chất phòng học, phòng chức năng và các trang thiết bị xẽ đầy đủ, các phong trào giáo dục toàn diện của các nhà trường đều phát triển nhanh. Tỷ lệ học sinh ra lớp xẽ cao hơn, chất lượng học sinh khá, giỏi nhất là chất lượng mũi nhọn xẽ được nâng lên, phụ huynh và nhân dân xẽ tin tưởng hơn khi gửi con vào nhà trường. 
 Chính vì lý do đó mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tham mưu cơ sở vật chất xây dựng trường Mầm non Thạch Sơn đạt chuẩn Quốc gia mức độ I” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao cơ sở vật chất để xây dựng trường mầm non Thạch Sơn đạt chuẩn quốc gia mức độ I
Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất nhà trường theo “thông tư số 02/2014-TT-BGD&ĐT, ngày 08 tháng 02 năm 2014” [3] như: Hệ thống sân, vườn, tường rào, cổng, phòng học và các công trình phụ trợ khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non Thạch Sơn đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2017. Để nhà trường làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi tại địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu trên thực tế qua tài liệu có liên quan
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp thực hành, trắc nghiệm.
Phương pháp thống kê sử lý số liệu, tích lũy kinh nghiệm.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận:
Với quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, giáo dục đào tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội” [2]. Từ quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển.
 Trên cơ sở quan điểm trên, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thạch Sơn về đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2015 – 2020 đã đề ra các mục tiêu: “Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, xây dựng xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, làm cho giáo dục phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế và xã hội”. Tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá, xã hội hoá về cơ sở vật chất, về công tác quản lí, công tác tổ chức dạy và học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện thực chất. 
Nhận thức từ chủ trương và tình hình thực tế của các địa phương trên cả nước, nơi nào xây dựng được trường chuẩn quốc gia thì nơi đó giáo dục có điều kiện phát triển toàn diện. Vì vậy quyết tâm xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của trường mầm non Thạch Sơn.
Ngoài ra, “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”, “Nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội” [2]. Do đó xây dựng trường chuẩn quốc gia không phải là đơn phương của nhà trường mà là của toàn xã hội. Vấn đề là vậy nhưng làm thế nào để xã hội cùng tham gia, điều đó còn phụ thuộc vào năng lực tuyên truyền, vận động trong công tác xã hội hóa của người quản lí. Người quản lí phải biết cách tham mưu, biết tìm cơ hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các nhóm đối tượng mà mình cần huy động. Một khi đã hiểu về mục đích, ý nghĩa, chủ trương về xây dựng trường chuẩn Quốc gia thì tính đồng thuận trong thực hiện giữa nhà trường và xã hội sẽ được nâng cao hơn, việc huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia sẽ dễ dàng hơn, kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia xẽ thành công hơn.
Song thực trạng cơ sở vật chất của bậc học mầm non nói chung, trường mầm non Thạch Sơn nói riêng còn khó khăn nhiều, trường còn thiếu phòng học, đồ dùng đồ chơi chủ yếu là đồ tự làm, sân chơi chưa được quy hoạch, đồ chơi ngoài trời chưa đủ 5 loại nên việc học tập, vui chơi của trẻ còn nhiều hạn chế. Chất lượng giáo dục thấp.
Chính vì vậy, việc tuyên truyền nhận thức về chủ trương xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia và huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia xây trường học là hai yếu tố không thể thiếu được trong quá trình triển khai xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trong thời gian nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tham mưu cơ sở vật chất xây dựng trường Mầm non Thạch Sơn đạt chuẩn Quốc gia mức độ I” tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 
2.2.1. Thuận lợi :
Trường mầm non Thạch Sơn được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND, Phòng GD&ĐT huyện Thạch Thành; Đảng uỷ, HĐND, UBND Xã Thạch Sơn. Trường đã có khu đất rộng diện tích 3.377 m2 bằng phẳng, khuôn viên thoáng mát tại thôn Liên Sơn, xã Thạch Sơn. 
Theo nghị quyết hội đồng nhân dân xã Thạch Sơn ngày 15/5/2015 quyết định xây dựng trường mầm non Thạch Sơn đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đây cũng là một trong 19 tiêu chí để hoàn thành xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Căn cứ vào nghị quyết này ban giám hiệu đã họp bàn rà soát 5 tiêu chuẩn theo thông tư 02/2014-TT-BGD&ĐT, ngày 08 tháng 02 năm 2014 ban hành kèm theo Quy chế xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia và xây dựng lộ trình 3 năm để tham mưu cơ sở vật chất.
Bên cạnh đó công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường được phát triển sâu rộng. Đa số bậc phụ huynh rất quan tâm đến trẻ và thường xuyên ủng hộ vật chất cũng như tinh thần các hoạt động, phong trào của nhà trường.
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường đã đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, (trong đó 79% trên chuẩn) năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đoàn kết một lòng cùng nhau xây dựng nhà trường. 
Năm học 2017- 2018 nhà trường có 19 nhóm, lớp trong đó nhà trẻ 4 nhóm: 55 cháu; mẫu giáo 15 lớp: 383 cháu. Nhà trường có 438 cháu được học 2 buổi/ngày theo chương trình Giáo dục mầm non. 
Chất lượng chăm sóc giáo dục hàng năm luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục đại trà hàng năm trên 97% đạt yêu cầu. Chất lượng mũi nhọn luôn duy trì hàng năm có giáo viên giỏi, học sinh đạt giải cấp huyện. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng luôn được đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm đều dưới 6%.
2.2.2. Khó khăn
Trong những năm qua mặc dù đã được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất song so với nhu cầu thực tế cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Năm học 2016-2017 nhà trường vẫn còn thiếu 6 phòng học tại khu trung tâm, các lớp học hầu như là quá tải có lớp lên tới 70/cháu/lớp. Khuôn viên cảnh quan, sân chơi chưa được quy hoạch, đồ chơi ngoài trời chưa đủ 5 loại. Các phòng học xây dựng đã lâu từ năm 2004 nên đã xuống cấp. Các hạng mục như bếp 1 chiều, nhà vệ sinh cho CBGV, nhà xe chưa có, Cổng biển tường rào đã có nhưng chưa đúng theo quy định của trường chuẩn.[4]
Trang thiết bị phục vụ chăm sóc giáo dục còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu cụ thể:
Bàn ghế, sạp ngủ một số đồ dùng khác đã hư hỏng, hiện tại nhà trường còn thiếu so với yêu cầu đạt chuẩn là: 54 cái bàn; 120 cái ghế, 70 cái sạp ngủ, 5 cái tủ tư trang, 9 cái tủ đựng chăn gối, 4 cái bảng từ, 17 cái giá góc, 5 cái giá phơi khăn, 2 cái giá dép, 3cái ti vi, 3cái giá úp ca cốc, bàn ghế văn phòng, bàn nghế phòng hiệu trưởng, hiệu phó, trang thiết bị phòng hòa nhạc... 
Trình độ của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên tuổi đã cao nên việc đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giáo dục trẻ còn chậm và kết quả chưa cao. Số giáo viên trẻ mới vào nghề kinh nghiệm chăm sóc trẻ còn lúng túng. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ còn phó mặc cho nhà trường. 
2.2.3. Kết quả thực trạng:
Sau khi khảo sát thực trạng của nhà trường đối chiếu với 5 tiêu chuẩn theo thông tư 02/2014-TT-BGD&ĐT ban hành kèm theo Quy chế xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia tôi đã thu được kết quả như sau:
TT
Các tiêu chuẩn
 Kết quả thực trạng
1
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
Đã đạt
2
Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên, nhân viên
Đã đạt
3
Tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc, GD 
Đã đạt
4
Tiêu chuẩn 4: Qui mô trường lớp, CSVC
Chưa đạt: Thiếu 6 phòng học, bếp 1 chiều, nhà để xe cho CBGV, Nhà vệ sinh cho CBGV
Hệ thống sân, vườn, cổng biển tường rào, cảnh quan trường lớp chưa đạt.
Trang thiết bị 
Còn thiếu: 2 loại đồ chơi ngoài trời, 54 cái bàn; 120 cái ghế, 70 cái sạp ngủ, 5 cái tủ tư trang, 9 cái tủ đựng chăn gối, 4 cái bảng từ, 17 cái giá góc, 5 cái giá phơi khăn, 2 cái giá dép, 3cái ti vi, 5 cái giá úp ca cốc, Bàn ghế văn phòng, bàn ghế phòng hiệu trưởng, hiệu phó, trang thiết bị phòng hòa nhạc....
5
Tiêu chuẩn 5: Thực hiện XHHGD
Đã đạt
Đứng trước thực trạng trên với cương vị là một hiệu trưởng tôi bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thêm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để nhà trường đạt các tiêu chuẩn về trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
Từ đó tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu tại liệu, sách báo, học hỏi kinh nghiệm của các trường chuẩn, xây dựng kế hoạch theo lộ trình 3 năm mỗi năm làm một việc.Và đúc rút ra một số biện pháp như sau:
2.3. Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1. Khảo sát tình hình thực tế những thuận lợi và khó khăn của địa phương, nhà trường .
Để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra trước hết tôi phải nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương và nhà trường. Vậy làm thế nào để hiểu sâu hơn về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương khi bản thân tôi mới chuyển công tác về trường mầm non. Để làm được việc này tôi đã sắp xếp công việc khoa học, hợp lý tham gia đầy đủ các hội nghị của các ban ngành, đoàn thể trong xã tổ chức. Khi tham gia hội nghị tôi nghiên cứu kĩ các báo cáo, lắng nghe ý kiến thảo luận tại hội nghị để nắm bắt thông tin.Chủ động phát biểu ý kiến đề xuất qua đó tôi đã biết được xã nhà đang từng bước hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đây là cơ hội là điều kiện thuận lợi để nhà trường xây dựng kế hoạch tham mưu.
Hình ảnh họp sơ kết 6 tháng đầu năm của UBND
Ảnh chụp tháng 7 năm 2017
Bên cạnh đó bản thân tôi cùng với nhà trường tích cực tham gia giao lưu các hoạt động phong trào ở địa phương trong các buổi giao lưu tôi đã có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với phụ huynh, người dân ở các thôn như ngày hội truyền thống 2/9 nhà trường đã tham gia thi gói bánh lá, thi văn nghệ, cùng với địa phương tổ chức các trò chơi dân gian như: kéo co, đánh mảng, giao lưu văn nghệ với các thôn xóm vào các ngày đại đoàn kết, vui xuân ....qua đó tôi đã tìm hiểu đời sống của người dân, nắm bắt thông tin, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của phụ huynh. Từ đó biết được nhu cầu của phụ huynh mong muốn gửi con vào trường mầm non nhưng họ còn chưa thật sự tin tưởng vì các lớp quá đông học sinh, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi còn thiếu đại đa số phụ huynh còn đắn đo xuy nghĩ họ so sánh với các trường lân cận và mong muốn xã Thạch Sơn có một ngôi trường khang trang, sạch đẹp, có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi để trẻ được học tập, sinh hoạt trong môi trường sư phạm lành mạnh. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và trực tiếp tham gia các hoạt động phong trào tôi đã có những hiểu biết nhất định về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu của phụ huynh.
Nắm bắt được các thông tin trên tuy địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhưng mục tiêu và nghị quyết của Đảng uỷ và HĐND bằng mọi nguồn lực từng bước xây dựng hoàn thành 19 tiêu chí đạt Chuẩn nông thôn mới, tập trung đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục xây dựng một trong 2 trường trung học hoặc mầm non đạt chuẩn quốc gia năm 2017. Đây quả là một thách thức đối với nhà trường trong công tác tham mưu làm thế nào cho địa phương hiểu và chọn trường mầm non để xây dựng chuẩn.
Muốn làm được việc này bản thân tôi đã nghiên cứu xây dựng đề án phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non nêu lên những thuận lợi, khó khăn, tầm quan trọng của giáo dục mầm non ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ bên cạnh đó tôi cũng đưa ra các ý kiến, nhu cầu của phụ huynh muốn có một ngôi trường khang trang, sạch đẹp, sau đó tôi đã đưa ra trưng cầu ý kiến của cán bộ giáo viên hoàn thiện đề án tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia là đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh và nhân dân trong xã. 
Đối với nhà trường tôi đã căn cứ vào Thông tư Số: 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư Ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia gồm 5 tiêu chuẩn:
- “Tiêu chuẩn 1: Tổ chức cán bộ.
- Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên.
- Tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tiêu chuẩn 4: Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị.
- Tiêu chuẩn 5: Thực hiện xã hội hóa giáo dục”[3] 
Tôi đã cùng với BGH nhà trường rà soát 5 tiêu chuẩn kết quả cho thấy các tiêu chuẩn 1,2,3,5 nhà trường đã đạt đến 90 % duy nhất chỉ có tiêu chuẩn 4 là trường chưa đạt như thực trạng đã nêu về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị. 
Ở tiêu chuẩn này tôi lại tiếp tục xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể báo cáo về thực trạng cơ sở vật chất tại thời điểm, thiếu cái gì, cần bổ xung cái gì, lộ trình ra sao, những hạng mục nào thuộc về địa phương đầu tư, hạng mục nào nhà trường phải huy động xã hội hóa giáo dục. Từ đó tôi đã chủ động đề xuất nhu cầu cơ sở vật chất đáp ứng với trường chuẩn quốc gia mức độ I trình lãnh đạo xem xét và thống nhất kế hoạch đầu tư. 
Với diện tích khuôn viên nhà trường 3.377m2, rộng ,bằng phẳng. Sau khi đã khảo sát thực trạng tôi lập tờ trình đề xuất xây dựng các hạng mục sau:
- Xây mới 6 phòng học diện tích 55m2/phòng;
- Xây mới nhà bếp một chiều 120m2 (gồm 1 phòng kho, phòng nấu, phòng chia cơm, phòng thay đồ, khu sơ chế thực phẩm sống, khu chế biến thực phẩm chín, khu rửa bát khi trẻ ăn xong.
- Xây mới lại cổng, biển tường rào theo đúng quy định của trường chuẩn quốc gia. 
- Xây mới nhà vệ sinh, nhà tắm cho cán bộ giáo viên diện tích 15 m2.
- Sơn sửa lại toàn bộ khu nhà vòm, khu nhà hiệu bộ, các phòng chức năng. Đồng thời quy hoạch 1300m2 làm sân chơi, vườn hoa, vườn rau của bé.phù hợp với giáo dục mầm non và tình hình thực tế của địa phương.
Sau khi lập tờ trình đề xuất được lãnh đạo địa phương chấp thuận tôi đã xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể từng bước tham mưu xây dựng cơ sở vật chất với các cấp lãnh đạo để đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I. 
2.3.2. Xây dựng kế hoạch tham mưu cơ sở vật chất với địa phương, phòng giáo dục.
Sau khi nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương và nhà trường tôi căn cứ vào Nghị quyết của Đảng Bộ xã Thạch Sơn về xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, tôi chủ động báo cáo với thường vụ đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, tại các diễn đàn hội nghị như tiếp xúc cử tri với đại biểu hội đồng nhân dân huyện, đại biểu hội đồng nhân dân xã, họp hội đồng nhân dân, hội nghị sơ kết, tổng kết Đảng bộ, tổng kết UBND... Tôi chủ động tham gia ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia theo 5 tiêu chuẩn đặc biệt là tiêu chuẩn 4 Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất đang còn thiếu và trang thiết bị chưa đạt vì thế đề nghị địa phương xem xét, đầu tư xây dựng mới 6 phòng học, bếp ăn một chiều và các công trình phụ trợ khác như cổng biển tường rào, nhà vệ sinh cho cán bộ giáo viên, sân khấu để tổ chức các sự kiện trong năm học. Đối với sân vườn cần thay toàn bộ sân bê tông thành lát gạch đỏ và quy hoạch vườn hoa 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tham_muu_co_so_vat_chat_xay_dung_truon.doc