SKKN Một số biện pháp sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 trường tiểu học Yên Thọ I - Như thanh
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về tự nhiên, xã hội và các mối quan hệ của con người. Góp phần bồi dưỡng nhân cách, rèn kĩ năng sống cho học sinh. Bên cạnh các môn học như Toán, Tiếng Việt,. Tự nhiên và Xã hội còn trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, con người; tính chăm chỉ; biết bảo vệ sức khoẻ và tinh thần của bản thân; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức; năng lực tìm tòi và khám phá các sự vật, hiện tượng; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học đi đôi với việc sử dụng phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy hết tài năng của bản thân và tiềm năng của mỗi học sinh để đạt được mục tiêu của môn học, từ đó đem lại hiệu quả cao cho giáo dục.
Thực tế cho thấy: việc sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học trong giảng dạy là một truyền thống từ trước đến nay và đem lại hiệu quả cao cho giáo dục. Đặc biệt trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là một yêu cầu cần thiết. Nó tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa, cá thể hoá người học.Với đặc thù riêng của môn Tự nhiên và Xã hội là môn học cần nhiều hình ảnh, sơ đồ, câu chuyện, vật mẫu,. Do đó, dạy môn Tự nhiên và Xã hội đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết sâu sắc về các phương tiện, thiết bị dạy học cũng như biết vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học minh họa trong tiết dạy thì giờ học mới đạt hiệu quả cao.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THỌ I - NHƯ THANH Người thực hiện: Lê Thị Nhiên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Yên Thọ 1 SKKN thuộc môn: Tự nhiên và Xã hội THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.2.1.Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 tại trường Tiểu học Yên Thọ 1 2 2.2.2. Khảo sát thực tế việc giáo viên sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3 2.3.1. Biện pháp 1: Xác định mục tiêu của từng hoạt động, mục tiêu của bài học để sử dụng phương tiện dạy học phù hợp 3 2.3.2. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 6 2.3.3. Biện pháp 3: Phân loại các bài dạy sử dụng tranh, ảnh làm phương tiện dạy học 8 2.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng phiếu học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 9 2.3.5. Biện pháp 5: Dùng vật thật khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 11 2.3.6. Biện pháp 6: Quan sát thiên nhiên dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: 13 2.3.7. Biện pháp 7: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học khi dạy trò chơi trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: 14 Một số lưu ý khi sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 15 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16 3.1. Kết luận 16 3.2. Kiến nghị 17 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về tự nhiên, xã hội và các mối quan hệ của con người. Góp phần bồi dưỡng nhân cách, rèn kĩ năng sống cho học sinh. Bên cạnh các môn học như Toán, Tiếng Việt,.. Tự nhiên và Xã hội còn trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, con người; tính chăm chỉ; biết bảo vệ sức khoẻ và tinh thần của bản thân; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức; năng lực tìm tòi và khám phá các sự vật, hiện tượng; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học đi đôi với việc sử dụng phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy hết tài năng của bản thân và tiềm năng của mỗi học sinh để đạt được mục tiêu của môn học, từ đó đem lại hiệu quả cao cho giáo dục. Thực tế cho thấy: việc sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học trong giảng dạy là một truyền thống từ trước đến nay và đem lại hiệu quả cao cho giáo dục. Đặc biệt trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là một yêu cầu cần thiết. Nó tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa, cá thể hoá người học.Với đặc thù riêng của môn Tự nhiên và Xã hội là môn học cần nhiều hình ảnh, sơ đồ, câu chuyện, vật mẫu,.... Do đó, dạy môn Tự nhiên và Xã hội đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết sâu sắc về các phương tiện, thiết bị dạy học cũng như biết vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học minh họa trong tiết dạy thì giờ học mới đạt hiệu quả cao. Thực tế, trong một tiết học nếu các em học sinh được trực tiếp nhìn - nghe - nói và làm cùng thiết bị, đồ dùng dạy học thì khả năng tiếp thu bài của các em sẽ tốt hơn. Phương tiện, thiết bị dạy học giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, độc lập giải quyết các vấn đề, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để chiếm lĩnh tri thức. Là một giáo viên, tôi nghĩ: cần phải thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đây chính là lý do tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trường Tiểu học Yên Thọ 1 - Như Thanh - Thanh Hóa”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu những biện pháp giúp cho việc sử dụng các phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội để nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói chung và lớp 3 trường Tiểu học Yên Thọ I nói riêng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu là: “Một số biện pháp sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 - Trường Tiểu học Yên Thọ 1 - Như Thanh - Thanh Hóa” để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của môn học này. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Tự nhiên và Xã hội lớp 3. + Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. + Nghiên cứu các phương pháp dạy học ở tiểu học. - Phương pháp đàm thoại: Truyền đạt thông tin giữa giáo viên - học sinh và học sinh - giáo viên. - Phương pháp quan sát, trò chơi: Tìm hiểu thực trạng dạy học, dự một số tiết của giáo viên để có những nhận định chung về nội dung và phương pháp của chương trình học cũng như việc sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. - Phương pháp điều tra: Qua thực tế dự giờ của giáo viên trong nhà trường, khảo sát chất lượng giáo viên về việc sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. - Phương pháp thống kê: Tổng hợp số liệu đã điểu tra. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. - Ở lứa tuổi Tiểu học. sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, trẻ dễ mệt mỏi nhất là khi hoạt động quá lâu ở một vị trí. - Học sinh Tiểu học nhanh nhớ nhưng chóng quên nhất là khi các em không tập trung cao độ. - Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh. - Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em chóng chán. - Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy nhưng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 tại trường Tiểu học Yên Thọ 1 * Thuận lợi. - Thực hiện công nhận lại xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 giai đoạn 2019 - 2024, trong những năm qua trường Tiểu học Yên Thọ 1 đã mua sắm, bổ sung nhiều sách, thiết bị, máy tính, máy chiếu, đồ dùng dạy học theo quy định chung của ngành. Ngoài ra thư viện nhà trường đạt thư viện chuẩn và thư viện tiên tiến nên thư viện được bổ sung tương đối đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học từ các nguồn tài trợ. Bên cạnh việc sử dụng đồ dùng dạy học sẳn có trong thư viện, nhiều đồng chí giáo viên tâm huyết với nghề đã luôn ý thức sưu tầm, thiết kế, sáng tạo ra những đồ dùng dạy học thiết thực, có ứng dụng tốt trong quá trình giảng dạy. - Phương tiện dạy học phong phú, đa dạng, dễ kiếm và dễ sử dụng. - Phương tiện dạy học có khả năng đáp ứng những nhu cầu đa dạng của phương pháp dạy học. Mỗi phương pháp dạy học không chỉ cần một phương tiện dạy học, mà có thể sử dụng một số phương tiện dạy học và một phương tiện dạy học có thể phục vụ cho nhiều phương pháp dạy học khác nhau. (Ví dụ: như máy chiếu hay hình ảnh, vật thật... có thể vừa sử dụng cho phương pháp thảo luận, quan sát và phương pháp vấn đáp..). * Khó khăn: - Các phương tiện dạy học tuy rất nhiều, đa dạng và phong phú nhưng các phương tiện dạy học hiện đại ở các trường Tiểu học hiện nay còn thiếu nhiều. - Việc sử dụng thiết bị hiện đại của giáo viên còn nhiều hạn chế.Vì vậy, không thể tránh được những điều bất cập, có ý tưởng nhưng không thiết kế được theo ý mình. - Giờ học còn phụ thuộc vào nguồn điện, nếu mất điện muốn thực hiện được tiết dạy phải chuẩn bị máy nổ mất rất nhiều thời gian và kinh phí lại cao. - Việc sử dụng phương tiện dạy học không phù hợp với mục tiêu và phương pháp dạy học sẽ làm mất thời gian của giờ học, ảnh hưởng quá trình nhận thức của học sinh đồng thời nếu sử dụng không đúng có thể phản quá trình giáo dục. 2.2.2. Khảo sát thực tế việc giáo viên sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Đầu năm học 2018-2019 tôi đã khảo sát việc giáo viên sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tôi: Tổng số giáo viên tham gia khảo sát: 16 đồng chí. Bảng khảo sát dưới đây thể hiện mức độ giáo viên biết sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, kết quả đạt được cụ thể: Sử dụng thành thạo đạt hiệu quả cao Sử dụng thành thạo Biết sử dụng SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 4 25 8 50 4 25 Qua bảng khảo sát trên cho thấy mức độ giáo viên sử dụng thành thạo phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học đạt hiệu quả chưa cao.Tôi đã suy nghĩ mình phải làm gì để bản thân cũng như đồng nghiệp nâng cao được chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng được nâng cao hơn nữa. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Biện pháp 1: Xác định mục tiêu của từng hoạt động, mục tiêu của bài học để sử dụng phương tiện dạy học phù hợp: Sử dụng phương tiện dạy học đối với môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc Tiểu học là một nhu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học. Song không phải bất cứ bài học nào, hoạt động nào chúng ta cũng sử dụng phương tiện dạy học mà trước mỗi bài học, mỗi hoạt động chúng ta phải xác định được mục tiêu bài học, phương pháp dạy học và cách sử dụng phương tiện dạy học sao cho phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra: Ví dụ 1: Bài 10 “Hoạt động bài tiết nước tiểu” sách giáo khoa trang 22. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Kể tên được các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. - Nêu được chức năng của các bộ phận đó. - Nêu được vai trò của hoạt động bài tiết nước tiểu đối với cơ thể. - Giải thích tại sao hàng ngày mỗi người cần uống đủ nước. *Hoạt động 1: Tên gọi các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu Mục tiêu: Kể tên được các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. *Hoạt động 2: Vai trò, chức năng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu. Mục tiêu: - Nêu được chức năng, vai trò của hoạt động bài tiết nước tiểu đối với cơ thể. - Giải thích tại sao hàng ngày mỗi người cần uống đủ nước. - Liên hệ bản thân về cách bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. *Ví dụ: *Hoạt động 1: Tên gọi các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu Mục tiêu: Kể tên được các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. *Đối với hoạt động này có hai cách sử dụng phương tiện dạy học: * Cách 1: Giáo viên treo tranh cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to hoặc sử dụng máy chiếu phóng to tranh và giới thiệu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu để học sinh nắm được nội dung bài học. GV: Quan sát tranh và nêu tên từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. HS: Thảo luận nhóm đôi và đại diện nhóm trình bày nội dung câu hỏi thông qua cách tìm hiểu tên từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh. Như vậy qua việc quan sát tranh và thảo luận nhóm sẽ tạo cho học sinh sự phấn khởi, trí tò mò khám phá thông qua phương pháp dạy học quan sát và vấn đáp. * Cách 2: Sử dụng đĩa Tự nhiên và Xã hội lớp 3, bài “Hoạt động bài tiết nước tiểu” qua việc trình chiếu để học sinh nắm được và nhớ tên của các cơ quan bài tiết nước tiểu. Với cách làm này thay cho việc thuyết trình bằng lời vừa không mất thời gian chuẩn bị mà học sinh nắm bài rất tốt, khắc sâu kiến thức. Hơn nữa giáo viên không phạm phải lỗi nói nhiều trong giờ học mà vẫn đạt được mục tiêu của hoạt động. Ví dụ 2: Bài 30 “Hoạt động nông nghiệp” sách giáo khoa trang 58, 59. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết một số hoạt động nông nghiệp và ích lợi của những hoạt động nông nghiệp. - Kể tên một số hoạt động nông nghiệp ở địa phương. - Có ý thức tham gia hoạt động nông nghiệp và trân trọng sản phẩm nông nghiệp. Với bài học này, mới nhìn chúng ta tưởng rằng học sinh vùng nông thôn sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức nhưng thực tế học sinh mới chỉ biết hoạt động trồng lúa là hoạt động nông nghiệp. Vậy với bài học này tôi đã sử dụng phương tiện dạy học là tranh ảnh có trong sách giáo khoa, có trong đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội thể hiện các hoạt động nông nghiệp. Với phương pháp quan sát, thảo luận nhóm đôi câu hỏi: + Ảnh chụp cảnh gì? + Hoạt động đó cung cấp cho con người sản phẩm gì? + Những hoạt động này được gọi là hoạt động gì? Chăm sóc và bảo vệ rừng Nuôi cá Nuôi lợn Nuôi gà Gặt lúa Nuôi vịt Từ đó học sinh rút ra được bài học “Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng rừng, ...được gọi là hoạt động nông nghiệp”. Sau khi học sinh đã nắm vững được những hoạt động được gọi là hoạt động nông nghiệp, học sinh sẽ biết được ích lợi của hoạt động nông nghiệp. Việc xác định mục tiêu cụ thể của từng bài học, từng hoạt động dạy học để lựa chọn phương tiện dạy học sao cho phù hợp với từng nội dung và phương pháp dạy học giúp học sinh nắm vững kiến thức cần đạt của từng bài và từng hoạt động học tập. 2.3.2. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Tâm lí học sinh Tiểu học là tư duy hình ảnh và đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nếu trong một tiết dạy học sinh được quan sát và nhìn thấy những hình ảnh sống động, thực tế để từ đó rút ra được kiến thức cần đạt trong một tiết học là không khó. Tuy nhiên, không phải tranh ảnh nào cũng có sẵn. Nếu mỗi bài học chúng ta lại chuẩn bị tranh ảnh thì tốn rất nhiều thời gian và tiền của. Vì vậy chúng ta có thể thay việc chuẩn bị tranh ảnh bằng việc soạn các bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì kết quả giờ học rất cao mà không tốn kém tiền của và thời gian. Ví dụ 1: Bài “Bề mặt lục địa” lớp 3 - sách giáo khoa trang 128, 129. - Khi cho HS nắm được bề mặt lục địa, giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh minh hoạ để từ đó nhận xét và rút ra kết luận về bề mặt lục địa: có chỗ cao (đồi núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ), * Hoạt động 1: Nhận biết về bề mặt lục địa: Đối với hoạt động này, giáo viên sử dụng 1 slide với các hiệu ứng sau để học sinh nắm được kiến thức bài học. Học sinh chỉ trên hình chỗ nào nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước, để từ đó mô tả được bề mặt lục địa. Hoạt động 2: Sự giống và khác nhau giữa sông - suối - hồ: Sau khi học sinh nắm được khái niệm ban đầu về bề mặt lục địa, học sinh nhận biết về sự giống và khác nhau giữa sông, suối và hồ. Nếu ở hoạt động này không sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì quả là vất vả cho giáo viên khi phải chuẩn bị các tranh ảnh hoặc thuyết trình để học sinh nắm bài. Với hoạt động này giáo viên nên đưa ra các hình ảnh minh hoạ sau bằng 1 silde với các hiệu ứng để học sinh nhận xét về sự giống và khác nhau giữa sông - suối - hồ mà giáo viên không cần thuyết minh nhiều. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Bệnh lao phổi” lớp 3 - sách giáo khoa trang 12. Khi giáo viên nêu nguyên nhân bệnh lao phổi là do một loại vi khuẩn lao gây ra. Vậy để học sinh biết được vi khuẩn lao như thế nào chúng ta hãy quan sát vi khuẩn lao qua kính hiển vi để học sinh biết: Vi khuẩn lao Với cách đưa các hình ảnh minh hoạ vào bài học bằng phương tiện dạy học là máy chiếu như trên đã tạo cho học sinh tính tò mò khám phá, hình ảnh đẹp mắt làm cho các em chú ý, hăng say học tập từ đó giờ học đạt kết quả cao. 2.3.3. Biện pháp 3: Phân loại các bài dạy sử dụng tranh, ảnh làm phương tiện dạy học: Hiện nay bộ tranh Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đã một phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng tranh cho dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Ngoài các tranh có sẵn, giáo viên cần phải tham khảo và sưu tầm một số tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học để chất lượng môn Tự nhiên và Xã hội đạt kết quả cao. Hầu hết các bài học thuộc chủ đề con người và sức khoẻ; xã hội đều có nội dung cần sử dụng tranh phục vụ bài học. Cụ thể các bài sau: Ví dụ 1: Bài 7 “Hoạt động tuần hoàn” sách giáo khoa trang 16, 17. Ở hoạt động này, giáo viên yêu cầu cho học sinh chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch; chỉ và nói đường đi của máu trên sơ đồ mà không có tranh minh hoạ thì học sinh sẽ không thực hiện được nội dung bài học. Đồng thời nếu giáo viên không cho học sinh nắm vững tên gọi và đường đi của máu thì học sinh rất rễ nhầm lẫn và khó nắm được nội dung bài học * Chủ đề “Xã hội” gồm 12 bài sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là tranh, ảnh phục vụ bài học. Các tranh ảnh này có thể sử dụng cho cả bài học hoặc sử dụng cho một hoạt động dạy học nhưng lại làm cơ sở cho hoạt động khác. * Chủ đề “Tự nhiên” gồm 13 bài sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là tranh, ảnh phục vụ bài học. Các tranh ảnh này có thể sử dụng hoặc có thể thay thế bằng vật thật làm tăng thêm tính thực tế của đồ dùng dạy học. Ví dụ 2: Bài 49 “Động vật” sách giáo khoa trang 94, 95. Đối với bài học này chúng ta cho học sinh quan sát tranh các con vật và nêu một vài đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng. Học sinh quan sát tranh, nêu tên các con vật, nêu được những đặc điểm giống và khác nhau của các loại vật trên dựa vào hình ảnh và hiểu biết của bản thân. Với cách phân loại các bài học sử dụng phương tiện dạy học là tranh, ảnh cụ thể. Từ đó giáo viên dễ dàng lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài như vậy thì giờ học đạt hiệu quả cao hơn. 2.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng phiếu học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: * Phiếu học tập là một công cụ giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt động một cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập nên được sử dụng trong dạy kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra,... thường được diễn ra theo quy trình sau: - Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho học sinh, tùy theo hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên giao cho mỗi học sinh một phiếu hay mỗi nhóm một phiếu. - Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của học sinh. - Tổ chức cho cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập. Hướng dẫn toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành phiếu học tập. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trao đổi chéo nhau để sửa chữa, đánh giá kết quả làm việc với phiếu học tập của nhau trên cơ sở các kết luận của giáo viên. * Thiết kế phiếu học tập: - Bước 1: Xác định trường hợp cụ thể của việc sử dụng phiếu học tập trong bài dạy học. - Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung của phiếu học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập. Nội dung của phiếu học tập được xác định dựa vào một số cơ sở sau: mục tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bố thời gian, phương pháp và phương tiện dạy học, môi trường lớp học để xác định nội dung, khối lượng công việc trong phiếu học tập cho phù hợp. - Bước 3: Viết phiếu học tập: Các thông tin, yêu cầu,... trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_su_dung_phuong_tien_thiet_bi_va_do_dun.doc