SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 học tốt phép chia

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 học tốt phép chia

Nhiệm vụ trọng yếu của môn Toán ở tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán - một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh. Trong đó thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên là nội dung cơ bản. Nhưng quan trọng nhất là phép chia ở lớp 3 là nội dung kiến thức mà học sinh gặp phải khó khăn khi học trong chương trình Toán 3. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu kĩ để dạy tốt cho các em.

Để dạy tốt nội dung phép chia các số tự nhiên: trước hết giáo viên cần nắm được bản chất Toán học của những kiến thức này.

Chính vì thế, giáo viên cần nắm được cấu trúc nội dung của phép chia trong chương trình Toán tiểu học, nội dung và cách thể hiện nội dung phép chia các số tự nhiên. Bên cạnh đó giáo viên nắm được phương pháp dạy học các nội dung này theo hướng đổi mới về phương pháp dạy học Toán. Điều này giúp cho việc dạy học phép chia đạt chất lượng cao hơn.

Vì những lý do trên, tôi luôn xác định cho mình một nhiệm vụ quan trọng trong việc giảng dạy môn Toán ở lớp 3 nói chung và phép chia nói riêng. Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho các em từ chưa hoàn thành lên hoàn thành, từ hoàn thành lên hoàn thành tốt. Để đáp ứng được khả năng thực hiện phép chia trong nội dung chương trình Toán lớp 3, học sinh phải nắm được một hệ thống kiến thức Toán học cơ bản và các kĩ năng cơ bản sau: Vận dụng kiến thức, thực hành, suy luận, phát triển các năng lực nhận thức, trí tuệ, tư duy độc lập sáng tạo, chống hiện tượng học sinh lưu ban, bỏ học hay chán học khi học chưa hoàn thành.

 

docx 15 trang Trần Đại 28/04/2023 21407
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 học tốt phép chia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU
TRƯỜNG TH B LONG AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Long An, ngày 30 tháng 11 năm 2018
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM “GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT PHÉP CHIA”
I. Sơ lược về lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Phan Thị Tuyết Mai Nam, nữ: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 20/10/1966
- Nơi thường trú: ấp Tân Hậu B2, xã Long An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học B Long An
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên Tiểu học
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
* Thuận lợi:
- Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của hội cha mẹ học sinh.
- Cơ sở vật chất khang trang phục vụ tốt cho việc dạy và học.
- BGH nhà trường nhiệt tình, sáng tạo luôn chỉ đạo sát sao việc dạy và học.
- Đội ngũ giáo viên luôn xem việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm. Coi trọng việc dạy cho học sinh có phương pháp học tập đúng, rèn kĩ năng thực hành ứng dụng trong cuộc sống.
- Học sinh ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập.
Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường gặp phải không ít khó khăn.
* Khó khăn:
- Dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông. Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học cũng như chất lượng học tập của các em.
- Nhiều gia đình đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc, nên việc quán xuyến việc học hành của con cháu còn hạn chế.
- Do tâm lí của học sinh tiểu học còn ham chơi nên việc học hành của các em nếu không có sự giám sát chặt chẽ của gia đình thì khó có hiệu quả cao.
- Đa số học sinh nhất là học sinh ở dạng hoàn thành, chưa hoàn thành thường gặp khó khăn và nhầm lẫn trong việc thực hiện phép chia (chia hết và chia có dư).
- Học sinh chưa nắm vững các bảng chia, nên khi thực hiện tính chia các em thường tìm thương bằng cách đọc nhẩm rà dần từ bảng nhân có thừa số là số chia.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi tìm ra một số biện pháp giúp các em học tốt phép chia.
* Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm“Giúp học sinh lớp 3 học tốt phép chia”
* Lĩnh vực: Chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Nhiệm vụ trọng yếu của môn Toán ở tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán - một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh. Trong đó thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên là nội dung cơ bản. Nhưng quan trọng nhất là phép chia ở lớp 3 là nội dung kiến thức mà học sinh gặp phải khó khăn khi học trong chương trình Toán 3. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu kĩ để dạy tốt cho các em.
Để dạy tốt nội dung phép chia các số tự nhiên: trước hết giáo viên cần nắm được bản chất Toán học của những kiến thức này.
Chính vì thế, giáo viên cần nắm được cấu trúc nội dung của phép chia trong chương trình Toán tiểu học, nội dung và cách thể hiện nội dung phép chia các số tự nhiên. Bên cạnh đó giáo viên nắm được phương pháp dạy học các nội dung này theo hướng đổi mới về phương pháp dạy học Toán. Điều này giúp cho việc dạy học phép chia đạt chất lượng cao hơn.
Vì những lý do trên, tôi luôn xác định cho mình một nhiệm vụ quan trọng trong việc giảng dạy môn Toán ở lớp 3 nói chung và phép chia nói riêng. Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho các em từ chưa hoàn thành lên hoàn thành, từ hoàn thành lên hoàn thành tốt. Để đáp ứng được khả năng thực hiện phép chia trong nội dung chương trình Toán lớp 3, học sinh phải nắm được một hệ thống kiến thức Toán học cơ bản và các kĩ năng cơ bản sau: Vận dụng kiến thức, thực hành, suy luận, phát triển các năng lực nhận thức, trí tuệ, tư duy độc lập sáng tạo, chống hiện tượng học sinh lưu ban, bỏ học hay chán học khi học chưa hoàn thành.
1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Qua thực tế tìm hiểu tình hình dạy học phép chia cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học tôi rút ra một số nhận xét sau:
* Vấn đề giảng dạy của giáo viên.
Quan điểm của giáo viên về cấu trúc nội dung chương trình để rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên cho học sinh là rất phù hợp. Các bài học về phép chia được sắp xếp liền mạch, bài nọ là cơ sở cho bài kia, phù hợp cho giáo viên và học sinh trong quá trình luyện tập.
Nội dung rèn luyện kĩ năng tính nhẩm phép chia trong bảng là rất quan trọng vì nó không chỉ giúp củng cố kiến thức mới mà còn rất thuận lợi cho quá trình dạy phép chia ngoài bảng. Thiếu kĩ năng nhân nhẩm thì học sinh sẽ rất khó khăn trong việc học phép chia đặc biệt là chia ngoài bảng (chia viết).
a. Ưu điểm.
- Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, giảng giải - minh họa, gợi mở - vấn đáp khi hình thành khái niệm phép tính; khi thành lập các bảng tính; hướng dẫn học sinh làm bài tập để định hướng cho học sinh làm bài.
- Giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp thực hành luyện tập trong quá trình rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên cho học sinh. Điều này rất thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh: giáo viên không phải giảng nhiều, còn học sinh có điều kiện tự rèn luyện kĩ năng cho mình.
- Giáo viên bám sát và theo dõi từng bước thực hiện tính của học sinh, có biện pháp sửa sai kịp thời.
b. Tồn tại
- Bên cạnh những ưu điểm kể trên, khi dạy học để rèn luyện kĩ năng chia cho học sinh lớp 3 vẫn còn một số tồn tại:
+ Giáo viên:
. Trong quá trình hình thành các phép toán chia ngay sau khi giảng giải và hỏi đáp, giáo viên thường rút ra công thức phép toán nhưng ít chú ý đến việc cho học sinh nhắc lại hoặc tự rút ra kiến thức mới.
. Nhiều giáo viên cho học sinh luyện tập với không khí buồn tẻ, do đó có nhiều dạng bài tập lặp lại mà giáo viên không đổi mới các hình thức chữa bài, chủ yếu chữa bài một cách đơn điệu.
. Một số giáo viên do trình độ còn hạn chế việc cập nhật cái mới chưa kịp thời nên vẫn còn giảng theo kiểu dạy học truyền thống – thầy giảng trò ghi nhớ do vậy kết quả học tập chưa cao.
. Một số giáo viên cho rằng việc học phép chia ở lớp 3 là kiến thức quá dễ với học sinh nên coi nhẹ mà không hiểu dạy phép chia ở lớp 3 là mảng kiến thức tương đối khó với các em, đòi hỏi các em không chỉ học thuộc các bảng chia mà còn phải biết vận dụng chia trong các trường hợp cụ thể. Đây là kiến thức cơ bản là nền tảng để các em học tiếp các lớp sau.
. Giáo viên còn lơ là trong việc kiểm tra, việc nắm kiến thức của học sinh.
+ Học sinh:
Đa số học sinh vẫn còn một số khó khăn gặp phải khi học về phép chia trong chương trình Toán 3, cụ thể là:
. Một số học sinh do việc lập bảng chia còn lúng túng. Không thuộc bảng chia nên việc áp dụng thực hành làm bài tập gặp rất nhiều khó khăn.
. Do học sinh còn nhầm lẫn giữa nhân và chia, khi tìm thương mà áp dụng tính nhân để tìm tích nên việc thực hiện bài tập sai kết quả.
. Học sinh khi thực hiện tính chia mà ở một hàng nào đó của số bị chia không chia được cho số chia thường không thêm 0 vào thương mà hạ ngay hàng kế tiếp theo của số bị chia để thực hiện chia.
* Qua nhiều năm giảng dạy lớp 3, nhìn chung lớp tôi chủ nhiệm các em đều thực hiện tương đối tốt phép cộng, trừ, nhân trong chương trình toán 3. Tuy nhiên về thực hiện phép chia đa số các em nắm chưa vững, đặt biệt là khâu học sinh thường ước lượng thương sai trong phép chia có dư và áp dụng phép chia vào các dạng bài khác chưa thành thạo.
2 . Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Năm học này tôi nhận lớp 3B, lớp tôi phụ trách có31học sinh, chất lượng chưa cao và chủ yếu các em con nhà nông ít được cha mẹ tạo điều kiện trong học tập, vì vậy các em còn hạn chế về nhiều mặt, nhất là khả năng tính toán chậm khi áp dụng vào các dạng bài tập có liên quan. Trong đó phép chia là chủ yếu.Với lương tâm trách nhiệm của một thành viên trong ngành giáo dục và nỗi băn khoăn về học sinh của mình nên tôi quyết định chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt phép chia” để nghiên cứu.
Để giúp giáo viên hiểu rõ hơn cơ sở của việc lựa chọn và sắp xếp các nội dung về phép chia các số tự nhiên, đồng thời giúp giáo viên biết được định hướng của việc lựa chọn và tận dụng các phương pháp dạy học đối với phép chia. Tôi xin trình bày tóm tắt các vấn đề sau:
* Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học.
+ Tri giác
. Tri giác mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và tri giác mang tính không chủ định.
. Khi tri giác, sự phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc ở học sinh lớp đầu cấp còn yếu.
. Ở đầu cấp tri giác của trẻ thường gắn với hành động, hoạt động thực tiễn.
+ Sự chú ý.
Sự chú ý có chủ định còn yếu, chú ý không chủ định phát triển. Những gì mang tính mới mẻ, rực rỡ, bất ngờ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của học sinh.
+ Trí nhớ
. Trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic.
. Ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế.
. Học sinh không xác định được mục đích ghi nhớ, không biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa.
. Những thông tin mà học sinh được tiếp xúc từ nhiều giác quan sẽ giúp các em ghi nhớ nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
+ Tư duy
. Tư duy cụ thể mang tính chất hình thức, dựa vào đặc điểm của đồ dùng trực quan.
. Học sinh thường dựa vào những đặc điểm bề ngoài của sự vật, hiện tượng để khái quát hóa.
. Hoạt động phân tích – tổng hợp còn sơ đẳng, chủ yếu được tiến hành khi tri giác trực tiếp các đối tượng trực quan.
Từ những đặc điểm trên của học sinh Tiểu học về quá trình nhận thức, khi dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học Toán nói riêng, giáo viên cần:
- Quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy hình thành kiến thức cho trẻ. Vì hình dạng, kiểu cách, màu sắc, của đồ dùng trực quan dễ gây sự chú ý cho trẻ, giúp trẻ tri giác tốt, dễ nhớ và nhớ lâu. Tuy nhiên giáo viên không nên quá lạm dụng vì hình ảnh, màu sắc lòe loẹt dễ lôi cuốn các em sẽ quên đi nhiệm vụ học tập của mình.
- Giáo viên phải tạo cho học sinh tâm thế để ghi nhớ, hướng dẩn thủ thuật ghi nhớ, chỉ ra những điểm quan trọng , có ý nghĩa để học sinh ghi nhớ.
- Việc trẻ ghi nhớ máy móc tốt là điều kiện để giáo viên dạy học sinh học thuộc các bảng chia.
- Dạy học dựa trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Thông qua hoạt động học tập này, học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, tự trải nghiệm khám phá, phát hiện vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tiến trình thực hiện
a) Tìm hiểu nội dung và chuẩn kiến thức kĩ năng về toán chia trong Sách giáo khoa lớp 3.
- Muốn đạt được hiệu quả cao, trước tiên tôi nghiên cứu nội dung kiến thức trong chương trình môn Toán lớp 3 và tìm hiểu thật kĩ các dạng toán chia. Cụ thể như sau:
+ Tiết 27: Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
+ Tiết 28: Luyện tập (Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số).
+ Tiết 29: Phép chia hết và phép chia có dư.
+ Tiết 30: Luyện tập (Phép chia hết và phép chia có dư).
+ Tiết 69: Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
+ Tiết 70: Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp theo).
+ Tiết 71: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
+ Tiết 72: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp theo).
+ Tiết 113: đến 117 (Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số).
+ Tiết 153: Chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
+ Tiết 154: Chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp theo).
+ Tiết 155: Luyện tập.
Từ nội dung chương trình trên tôi xây dựng kế hoạch tìm ra biện pháp giúp học sinh nắm vững yêu cầu sau:
+ Học sinh làm thành thạo phép chia bất kì một số nào.
+ Biết ước lượng đủ,đúng số lần ở thương.
+ Thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
+ Nắm vững thuật tính chia.
b) Thiết lập tổ chức lớp học
Sau khi nhận lớp công việc đầu tiên của tôi là củng cố nề nếp học tập cho các em. Phân công cán bộ lớp. Phân hóa các đối tượng học sinh. Sau đó, tôi phân chia lớp thành nhiều đôi bạn học tập, một bạn có học lực tốt giúp đỡ bạn học chưa tốt. Tôi không ngừng giáo dục cho các em ý thức học tập, xây dựng nề nếp lớp học để khắc phục tình trạng mất tập trung và xao lãng trong giờ học. Không những vậy, ngay từ đầu năm tôi theo dõi, uốn nắn để học sinh nắm vững các mạch kiến thức cũ, đảm bảo điều kiện về kiến thức để bước vào học các dạng toán cao hơn.
c) Nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo
Như chúng ta đã biết, việc giáo dục học sinh không được vội vàng, phải được thực hiện đều đặn hàng ngày trên lớp. Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu tôi đã theo dõi, bám sát tình hình học tập của từng đối tượng học sinh. Đầu năm học tôi kiểm tra năng lực toán của từng em, để nắm bắt được tình hình và phân loại học sinh.
Đối với những học sinh chưa hoàn thành, tôi dành nhiều thời gian hơn cho các em, sử dụng nhiều biện pháp để hướng dẫn, uốn nắn và khắc phục những sai sót mà các em gặp phải như: Rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản, thường xuyên kiểm tra bảng cửu chương và khả năng vận dụng của các em nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình toán lớp ba. Vì tôi nghĩ rằng nếu học sinh mất căn bản thì các em rất khó tiếp tục thành công trong việc học toán. Từ đó, giúp các em đạt chuẩn kiến thức kĩ năng và theo kịp chương trình cùng với các bạn đã hoàn thành.
3.2. Thời gian thực hiện
Khi thấy được tầm quan trọng của của vấn đề, tôi đã áp dụng các biện pháp trên ngay từ đầu năm để củng cố các kiến thức mà các em còn hỏng, cho đến giữa học kì I, việc làm tính chia một số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số đối với các em trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy các em đủ cơ sở để tiếp thu và thực hiện tính chia số có 3,4,5 chữ số cho số có 1 chữ số trong thời gian sắp tới. Những biện pháp trên được tôi áp dụng vào năm học 2017 – 2018. Cho đến năm học này tôi và các đồng nghiệp vẫn đang áp dụng để hướng dẫn, giúp đỡ các em và nhận được những kết quả hết sức khả quan.
3.3. Biện pháp tổ chức:
3.3.1. giúp học sinh học tốt bảng nhân, chia.
Bắt đầu lên lớp 2, các em phải làm quen với bảng nhân chia, không thuộc bảng nhân chia thì không thể làm phép tính nhân, chia (ngoài bảng). Nhưng làm thế nào để các em dễ học được, chủ động và dễ tiếp thu nhất thì không phải giáo viên nào cũng biết cách hướng dẫn các em có hiệu quả. Giúp các em học thuộc, nhớ lâu bảng nhân chia, một phần bắt buộc của môn Toán.
Thực tế hàng ngày, việc học bảng nhân chia của các em là một việc tốn rất nhiều thời gian và khó khăn. Vì vậy tôi đã hướng dẫn các em ghi nhớ bằng nhiều cách. Ví dụ: đối với bảng nhân 6 thì cộng thêm 6 ở các tích liền kề (6 + 6 = 12; 12 + 6 = 18; 18 + 6 = 24; ). Hay thực hiện phép cộng các số hạng bằng nhau ( 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 6 + 6 = 12 ; 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18; ). Hoặc thay đổi thứ tự các thừa số (2 x 6 = 12 thì 6 x 2 = 12; 3 x 6 = 18 thì 6 x 3 = 18; 4 x 6 = 24 thì 6 x 4 = 24 ;). Các bảng nhân khác thực hiện tương tự như vậy.
Nếu em nào đã thuộc đến bảng nhân 7 rồi, về nhà ôn lại cho chắc, còn bảng nhân 8 em chỉ học thuộc 3 dòng cuối ( 8 x 8, 8 x 9, 8 x 10 ), và bảng 9, em học thuộc 2 dòng cuối cùng ( 9 x 9, 9 x 10 ). Các phép tính trên tôi gợi ý các em nên ôn lại tính chất giao hoán của phép nhân số tự nhiên.
 Ví dụ: 8 x 1 = 1 x 8 = 8 9 x 1 = 1 x 9 = 9
 8 x 2 = 2 x 8 = 16 9 x 2 = 2 x 9 = 18
 8 x 3 = 3 x 8 = 24 9 x 3 = 3 x 9 = 27
 8 x 4 = 4 x 8 = 32 9 x 4 = 4 x 9 = 36
 8 x 5 = 5 x 8 = 40 9 x 5 = 5 x 9 = 45
 8 x 6 = 6 x 8 = 48 9 x 6 = 6 x 9 = 54
 8 x 7 = 7 x 8 = 56 9 x 7 = 7 x 9 = 63
 8 x 8 = 64 ( học mới ) 9 x 8 = 8 x 9 = 72
 8 x 9 = 72 ( học mới ) 9 x 9 = 81 ( học mới )
 8 x 10 = 80 (học mới ) 9 x 10 = 90 ( học mới )
Trên cơ sở các bảng nhân tôi hướng dẫn các em lập và thuộc bảng chia một cách dễ dàng hơn “Lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừ số kia’’.
Ví dụ: 6 x 2 = 12, 12: 6 = 2; 6 x 3 = 18, 18 : 6 = 3; 6 x 4 = 24, 24 : 6 = 4; 
Từ những kinh nghiệm trên, các em vừa dễ học, dễ nhớ, học thuộc rất nhanh và nhớ lâu, lại hiểu bản chất vấn đề, nên nếu lỡ quên thì cũng dễ khắc phục, lại khơi dậy sự sáng tạo.
3.3.2. Hướng dẫn học sinh và rèn kĩ năng ước lượng thương.
Việc rèn kĩ năng ước lượng là cả một quá trình. Thực tế của vấn đề này là tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia. Để làm việc này, ta thường cho học sinh làm tròn ở số bị chia và số chia để dự đoán chữ số ấy, sau đó nhân lại để thử. Nếu tích vượt quá số bị chia thì phải rút bớt chữ số đã dự đoán ở thương, nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ số ấy. Như vậy, muốn ước lượng thương cho tốt, học sinh phải thuộc các bảng nhân chia và biết nhân nhẩm trừ nhẩm nhanh. Bên cạnh đó, các em cũng phải biết cách làm tròn số thông qua một số thủ thuật. Cách làm như sau:
* Làm giảm số bị chia ở mỗi lần chia:
Nếu số bị chia mà khi chia cho số chia không có trong bảng chia thì ta làm giảm số bị chia (tức là bớt đi 1; 2 hoặc 3 đơn vị ở số bị chia để chia).
Ví dụ 1:
Muốn ước lượng 17 : 8 = ? Ta làm giảm xuống 1 đơn vị lá 16 : 8 được 2, sau đó thử lại 2 x 8 = 16 để có kết quả 17 : 8 = 2. Trên thực tế việc làm giảm số đó 1, 2 hoặc 3 đơn vị để thử chọn khi chia giúp tìm thương đúng cho mỗi lần chia.
Ví dụ 2 : 258 : 4 = ?
- Lần chia thứ nhất : Lấy 25 : 4, 25 : 4 không có trong bảng chia 4, giảm 25 đi 1 đơn vị ta được 24, 24 : 4 = 6, 6 x 4 = 24, 25 – 24 = 1
- Lần chia thứ hai : Hạ 8, thành 18, 18 : 4 không có trong bảng chia 4, giảm 18 đi 1 đơn vị là 17 : 4 không có trong bảng chia 4, tiếp tục giảm 17 đi 1 đơn vị ta được 16 : 4 = 4, 4 x 4 = 16, 18 – 16 = 2, dư 2
Trong thực tế, các việc làm trên được tiến hành trong sơ đồ của thuật tính chia (viết ) với các phép thử thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm. Nếu học sinh chưa nhân nhẩm và trừ nhẩm thành thạo thì lúc đầu có thể cho các em làm tính vào nháp, hoặc viết bằng bút chì, nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnh lại.
Để việc giảm số được đơn giản, ta cũng có thể chỉ yêu cầu học sinh làm giảm số bị chia ở mỗi lần chia theo đúng quy tắc: giảm lần lượt 1, 2, 3, đơn vị. Chẳng hạn: Trong ví dụ 2 nếu ta giảm số bị chia từ 18 thành 17 thì kết quả ước lượng không được, nên phải giảm tiếp. Nếu học sinh hiểu vấn đề thì giáo viên hướng dẫn các em ước lượng một lần chuẩn như ở ví dụ 2 : 18 : 4 ( ta lấy 16 : 4 = 4 ).
3.3.3. Lựa chọn phương pháp phù hợp.
Dựa trên định hướng đổi mới về phương pháp dạy học Toán 3 mỗi giáo viên phải đưa ra những phương pháp dạy học tối ưu nhất sao cho:
- Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động và tự phát hiện, tự giải quyết nhiệm vụ của bài để chiếm lĩnh tri thức mới đồng thời thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
- Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức mới trong sự đa dạng và phong phú của các bài tập thực hành, luyện tập.
- Giáo viên xác định rõ kiến thức kĩ năng cần thực hành.
- Nêu ra tình huống có vấn đề, hướng dẫn giải quyết vấn đề.
- Tổ chức cho mỗi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng thu được trong thực hành, luyện tập ở nhiều hình thức khác nhau.
3.3.4. Rèn kĩ năng cho học sinh thông qua hệ thống bài tập.
Các dạng bài tập khi học phép chia ở lớp 3:
* Dạng 1: Các bài tập dạng chia trong bảng.
Đây là loại bài đặc trưng của phép chia. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học toán nói chung và dạy học toán lớp 3 nói riêng. Các bảng chia có thể coi là “con đường độc đáo” để dẫn học sinh tới kho tàng tri thức về phép chia.
Khi học về loại bài này học sinh cần:
- Thuộc bảng chia.
- Biết chia nhẩm trong phạm vi bảng chia và giải các bài toán có lời văn liên quan đến bảng chia.
Khi dạy chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập bảng chia.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các tấm bìa có chấm tròn để lập lại bảng nhân, rồi từ tấm bìa đó để chuyển từ phép nhân thành một phép chia tương ứng.
Ví dụ: Bài “Bảng nhân 6”
Giáo viên cho học sinh lấy ra một tấm bìa (có 6 chấm tròn), giáo viên “6 lấy 1 bằng mấy?” (6 lấy 1 bằng 6).
Giáo viên chỉ vào một tấm bìa “có 6 chấm tròn chia thành nhóm, mỗi nhóm 6 chấm tròn thì được mấy nhóm?” (được 1 nhóm).
Nêu phép tính tìm số nhóm! (6 chia 6 được 1)
Giáo viên ghi bảng: 6 : 6 = 1
Giáo viên chỉ và gọi học sinh đọc 6 x 1 = 6 ; 6 : 6 = 1
Các phép tính khác thực hiện tương tự
Bước 2: Ghi nhớ bảng chia
Giáo viên dùng nhiều hình thức khác nhau để giúp học sinh ghi nhớ bảng chia vừa lập.
Ví dụ : Hình thức xóa dần.
Hình thức “thi lập lại bảng chia”
Hình thức đố vui
Bước 3: Thực hành
Giáo viên hướng dẫn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_phep_chi.docx