SKKN Một số biện pháp rèn luyện nâng cao kĩ năng nói viết cho học sinh vùng dân tộc thiểu số thông qua phân môn Tập làm văn lớp 3

SKKN Một số biện pháp rèn luyện nâng cao kĩ năng nói viết cho học sinh vùng dân tộc thiểu số thông qua phân môn Tập làm văn lớp 3

 Trong quá trình dạy học ở Tiểu học, đặc biệt là dạy học ở Vùng miền núi nói chung và ở trường Tiểu học Nhi Sơn, huyện Mường Lát nói riêng thì vấn đề giúp cho học sinh dân tộc thiểu số nhận thức và phát triển về ngôn ngữ tiếng việt cũng như biết cách sử dụng từ ngữ một cách thành thạo và để hình thành các kĩ năng sử dụng vốn từ tiếng việt là một vấn đề rất khó khăn.

 Do vậy, Tiếng Việt là môn có vị trí quan trọng trong chương trình bậc Tiểu học. Để dạy tốt môn tiếng Việt giúp các em phát triển các kĩ năng : nghe, đọc, nói, viết, ngay từ khi các em sinh ra phần lớn đều giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ mãi khi lớn lên đi học các em mới được học và giao tiếp bằng tiếng phổ thông và trong cuộc sống hàng ngày, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp của người Việt. Việc nói đúng tiếng Việt của mỗi người học được bắt đầu từ đâu? Có thể cho rằng, việc hướng dẫn cho các em nói tiếng Việt đúng, chuẩn, có phương pháp, có hệ thống thì khi các em bước vào học Tiểu học. Khi đến trường và các em gia nhập vào một phạm vi giao tiếp mới có tổ chức: Xã hội - lớp học (giao tiếp với thầy cô giáo, với bạn bè). Các em không thể nói giao tiếp “bằng tiếng dân tộc” hay lí nhí gật đầu như nói với bố mẹ. Hơn thế nữa, các em còn hiểu rằng có những lời nói là hay, là đẹp và có những lời nói là không hay, không đẹp.

 Để trả lời câu hỏi của thầy cô giáo “Em học bài chưa?”, các em không thể được phép nói “học rồi”. Các em phải hiểu và biết thực hiện nói thành câu và thể hiện sự lễ phép “Thưa thầy (cô), em học bài rồi ạ!”. Hoặc trong giao tiếp với mọi người xung quanh, các em biết rằng khi mắc lỗi (hay phạm khuyết điểm) thì cần phải biết đáp lại những lời cảm ơn, xin lỗi của người khác đối với mình. Để học sinh tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp tiểu học thực hiện được điều này là nhờ môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vì thế, dạy tiếng Việt trong trường Tiểu học có một tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành văn bản nói viết. Dạy phân môn tập làm văn là một phân môn có vai trọng trong việc hình thành văn bản nói và viết. Dạy phân môn tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải thâm nhập cả chuỗi kiến thức từ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện. Luyện từ và câu. Chính vì thế mà phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, là kết quả lĩnh hội các kiến thức của môn Tiếng Việt là hình thành phát triển cho học sinh các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết.

 Xuất phát từ lí do trên. Bản thân tôi trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để hình thành và rèn luyện tốt các em nói và viết từ đó tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện nâng cao kĩ năng nói viết cho học sinh vùng dân tộc thiểu số thông qua phân môn tập

docx 17 trang thuychi01 8905
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện nâng cao kĩ năng nói viết cho học sinh vùng dân tộc thiểu số thông qua phân môn Tập làm văn lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục Lục
 Nội dung
 Trang 
 1. Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................
2
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................
3
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lý luận......................................................................................
3
2.2. Thực trạng của vấn đề........................................................................
3
2.3.Các biện pháp thực hiện...................................................................
4
a. Lồng ghép kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt.............................
4
b. Tìm hiểu nội dung đề bài......................................................................
5
c. Hướng dẫn tìm ý................................................................................
6
d. Hướng dẫn diễn đạt...........................................................................
7
e. Dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề”......................................
8
2.4. Hiệu quả............................................................................................
14
3. Kết luận, kiến nghị
14
3.1. Kết luận..............................................................................................
14
3.2. Kiến nghị............................................................................................
15
Tài liệu tham khảo
16
Danh mục
17
1. Mở đầu
	1.1.Lí do chọn đề tài:
 Trong quá trình dạy học ở Tiểu học, đặc biệt là dạy học ở Vùng miền núi nói chung và ở trường Tiểu học Nhi Sơn, huyện Mường Lát nói riêng thì vấn đề giúp cho học sinh dân tộc thiểu số nhận thức và phát triển về ngôn ngữ tiếng việt cũng như biết cách sử dụng từ ngữ một cách thành thạo và để hình thành các kĩ năng sử dụng vốn từ tiếng việt là một vấn đề rất khó khăn.
 Do vậy, Tiếng Việt là môn có vị trí quan trọng trong chương trình bậc Tiểu học. Để dạy tốt môn tiếng Việt giúp các em phát triển các kĩ năng : nghe, đọc, nói, viết, ngay từ khi các em sinh ra phần lớn đều giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ mãi khi lớn lên đi học các em mới được học và giao tiếp bằng tiếng phổ thông và trong cuộc sống hàng ngày, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp của người Việt. Việc nói đúng tiếng Việt của mỗi người học được bắt đầu từ đâu? Có thể cho rằng, việc hướng dẫn cho các em nói tiếng Việt đúng, chuẩn, có phương pháp, có hệ thống thì khi các em bước vào học Tiểu học. Khi đến trường và các em gia nhập vào một phạm vi giao tiếp mới có tổ chức: Xã hội - lớp học (giao tiếp với thầy cô giáo, với bạn bè). Các em không thể nói giao tiếp “bằng tiếng dân tộc” hay lí nhí gật đầu như nói với bố mẹ. Hơn thế nữa, các em còn hiểu rằng có những lời nói là hay, là đẹp và có những lời nói là không hay, không đẹp.
	Để trả lời câu hỏi của thầy cô giáo “Em học bài chưa?”, các em không thể được phép nói “học rồi”. Các em phải hiểu và biết thực hiện nói thành câu và thể hiện sự lễ phép “Thưa thầy (cô), em học bài rồi ạ!”. Hoặc trong giao tiếp với mọi người xung quanh, các em biết rằng khi mắc lỗi (hay phạm khuyết điểm) thì cần phải biết đáp lại những lời cảm ơn, xin lỗi của người khác đối với mình. Để học sinh tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp tiểu học thực hiện được điều này là nhờ môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vì thế, dạy tiếng Việt trong trường Tiểu học có một tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành văn bản nói viết. Dạy phân môn tập làm văn là một phân môn có vai trọng trong việc hình thành văn bản nói và viết. Dạy phân môn tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải thâm nhập cả chuỗi kiến thức từ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện. Luyện từ và câu. Chính vì thế mà phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, là kết quả lĩnh hội các kiến thức của môn Tiếng Việt là hình thành phát triển cho học sinh các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết.
	Xuất phát từ lí do trên. Bản thân tôi trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để hình thành và rèn luyện tốt các em nói và viết từ đó tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện nâng cao kĩ năng nói viết cho học sinh vùng dân tộc thiểu số thông qua phân môn tập làm văn lớp 3”. Để áp dụng trong giảng dạy.
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Để nâng cao chất lượng giáo dục, trong quá trình giảng dạy người giáo viên 
 ngoài việc giúp cho học sinh có kiến thức còn rèn cho học sinh những kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và tính toán . 
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vai trò nền tảng cho học sinh trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn cho học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt.Vì vậy môn Tiếng Việt rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Học sinh nói, viết đoạn văn theo một chủ đề nào đó là bước nâng cao về vốn từ, về câu, về cách xây dựng văn bản mà học sinh đã học ở các phần trước. 
Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần có sự đầu tư tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp tối ưu để áp dụng vào thực tế giảng dạy để giúp học sinh hoàn hành nhiệm vụ học tập, tiếp tục học tập ở các lớp trên.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Mục tiêu của việc luyện nói viết cho học sinh lớp 3.
 Đặc điểm, nội dung, chương trình sách tiếng Việt 3.
 Tất cả giáo viên và học sinh khối lớp 3. Phương pháp dạy Tập làm văn 3. 
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
	1 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận.
2 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
3 - Phương pháp điều tra, khảo sát.
4 - Phương pháp luyện tập, thực hành.
5 - Phương pháp trao đổi, tranh luận.
6 - Phương pháp thống kê.
	Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà các phương pháp để tìm ra các giải pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn tiếng Việt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.
	Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Học tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác đồng thời giáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luyện khả năng giao tiếp và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam.
	2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Trường Tiểu học Nhi Sơn gồm có 6 khu và tôi đã chọn 2 khu: Khu Pá Hộc 
làm lớp áp dụng dạy thực nghiệm và khu: Chòm Chim là lớp đối chứng trong quá trình giảng dạy.
 Qua thực tế khảo sát đầu năm học tại 2 khu lớp 3, khu Pá Hộc và Chòm Chim Trong đó:Tôi có kết quả về kĩ năng nói và viết qua phân môn tập làm văn lớp 3 của 2 khu đầu năm như sau.
	* Khu Pá Hộc thực nghiệm.
Khu
Sĩ số
Nói, viết tốt
(Biết viết câu, dùng từ hợp lí. Biết nói, viết thành câu. Biết dùng từ, câu văn có hình ảnh. Biết trình bày đoạn văn)
Nói, viết tương đối tốt
Nói, viết chưa tốt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Pá Hộc
28
4
14,2
10
35,8
14
50,0
	* Khu Chòm Chim lớp 3 đối chứng.
Khu
Sĩ số
Nói, viết tốt
(Biết viết câu, dùng từ hợp lí. Biết nói, viết thành câu. Biết dùng từ, câu văn có hình ảnh. Biết trình bày đoạn văn)
Nói, viết tương đối tốt
Nói, viết chưa tốt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Chòm Chim
10
1
10,0
3
40,0
6
60,0
	2.3.Các biện pháp thực hiện:
	a. Lồng ghép kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt:
Với thể loại nói- viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3, học sinh được rèn luyện kĩ năng nói dựa trên những gợi ý ở sách giáo khoa và viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 6 câu với các chủ đề: nói về quê hương, gia đình, người lao động, kể vể lễ hội, trận thi đấu thể thao, bảo vệ môi trường
 Do khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế như em Sung Cá Dua. Va Ly Công. Hơ Thị Gia. Hơ Thị Dế. Sung Văn Gia. Hơ Thị Mị. Hơ Thị Ly. Hơ Văn Di. Sung Thị Dung....óc quan sát, trí tưởng tượng không phong phú lại chưa chịu khó rèn luyện, nên đa số các em chỉ biết trình bày đoạn văn một cách hạn hẹp theo nội dung đã gợi ý. Từ đó bài văn nói – viết nghèo nàn về ý, gò ép, thiếu sự hồn nhiên. 
 Ví dụ: “Kể lại việc em đã làm để bảo vệ môi trường”, các em chỉ kể “Sáng 
hôm qua đến trường trên, em thấy một cây xanh còn non bị ngã, em đỡ cho cây đứng dậy. Hôm nay đến trường em thấy cây xanh tốt, em rất vui mừng vì đã bảo vệ môi trường”, hoặc “hằng ngày em nhặc rác ở sân trường đổ vào hố rác, khi rác đầy, em cùng bạn đốt rác. Em vui vì em biết bảo vệ môi trường”. Bên cạnh đó, đôi lúc các em còn trình bày lệch lạc, thiếu chính xác do ít kiến thức về vốn sống. 
	Ví dụ: Kể về trận thi đấu thể thao, có một học sinh nói “trận đấu bóng đá 
giữa hai đội FLC Thanh Hóa và đội Sông lam Nghệ An – diễn ra ở sân vận động 
thể thao Thanh Hóa”. 
Việc sử dụng và mở rộng vốn từ còn nhiều hạn chế, các em chưa chú ý cách sử dụng từ hoặc trau chuốt thế nào cho từ đó hay hơn trong câu văn. Có một số từ do được nghe và nói trong sinh hoạt hằng ngày thành quen thuộc, các em vẫn vô tư sử dụng trong bài văn của mình. 
Ví dụ: Kể về người lao động trí óc, có học sinh viết “em rất coi trọng thầy vì thầy dạy học cho em” hoặc “khi đến lớp, cô em thích mặc đồ màu đỏ”
Như vậy, để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn Tiếng việt để từ đó giúp các em trang bị vốn kiến thức cơ bản cần thiết cho mỗi tiết học. Khi dạy các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp học; giáo viên cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu kĩ đối tượng cần nói đến và ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động ấy vào sổ tay; với những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia, giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên ti vi,hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Khi được trang bị những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó các em có thể trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo.
Trong việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất định như chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh, một sự vật, con người hay một công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các em. Vì vậy, với bất cứ một đề tài nào của một tiết Tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh liên hệ mở rộng để các em phát huy được năng lực sáng tạo trong bài văn của mình.
	b. Tìm hiểu nội dung đề bài:
	* Xác định rõ yêu cầu các bài tập:
	Ở mỗi đề tài của loại bài Tập làm văn nói - viết, giáo viên cần cho học sinh tự xác định rõ yêu cầu các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu cầu bài tập để khi thực hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội dung đề tài cần luyện tập.
	*Nắm vững hệ thống câu hỏi gợi ý:
	Sách giáo khoa lớp 3, bài Tập làm văn nói- viết thường có câu hỏi gợi ý, các câu hỏi này sắp xếp hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn; học sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn. Giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung từng câu; từ đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ ý, đúng từ, đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi gợi ý sẽ hạn chế được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo, không có sự liên kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn.
	*Tìm hiểu các câu gợi ý:
	Trước khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, giáo viên cần giúp các em 
hiểu nghĩa của các từ ngữ có trong câu hỏi để học sinh hiểu và trình bày đúng yêu cầu, các từ ngữ này có thể là các từ khó hoặc từ địa phương. Nếu là từ địa phương, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng từ địa phương mình để học sinh làm bài dễ dàng hơn. 
 	Ví dụ: Kể về người lao động trí óc, cần cho học sinh hiểu những nghề nào thuộc về lao động trí óc; 
	Ví dụ: Hay nói về lễ hội, học sinh phải biết những hoạt động diễn ra trong phần lễ và phần hội; hoặc nói về việc làm để bảo vệ môi trường, cần giúp học sinh hiểu bảo vệ môi trường là làm gì? những việc làm đó có gần gũi với các em không? các em đã thực hiện hằng ngày như thế nào?
	*Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ:
	Học sinh dân tộc trong lớp các câu gợi ý có một số câu dài hoặc ngắn gọn khiến học sinh lúng túng khi diễn đạt ý, do đó, ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động sáng tạo. Giáo viên cần chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý tưởng phong phú, hồn nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều học sinh được rèn kĩ năng nói, giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa chữa sai sót cho học sinh. 
	Ví dụ: Kể về người lao động trí óc, giáo viên có thể gợi ý thêm những nét đặc trưng về tuổi tác, tính cách, hình dáng của người đó. Hay nói về quê hương, cần gợi ý cho học sinh nêu cảnh đẹp ở quê hương em là gì, vì sao em yêu quê hương em?
Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả lời đúng cách ứng xử hay.Từ đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh có cảm xúc. Trên cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. 
	c. Hướng dẫn tìm ý:
	Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên đa số bài văn của học sinh lớp 3 có ý tưởng chưa phong phú, sáng tạo, các em thường trình bày hạn hẹp trong khuôn khổ nhất định. Giáo viên cần giúp các em tìm ý để thực hành một bài văn nói- viết hoàn chỉnh về nội dung với những ý tuởng trong sáng giàu hình ảnh và ngây thơ chân thật. Để thực hiện được điều đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh một cách chặt chẽ từ sự liên tưởng về các sự vật, các hoạt động. Từ đó học sinh dễ dàng tìm ý và diễn đạt bài văn rõ ràng, mạch lạc hơn.
	* Giúp học sinh hồi tưởng:
	Trong một tiết Tập làm văn với một đề tài nào đó, học sinh có thể quên một số hình ảnh, sự việc mà các em đã quan sát hoặc tìm hiểu qua thực tế. Giáo viên khơi gợi cho học sinh nhớ lại bằng những câu hỏi nhỏ có liên quan đến yêu cầu bài tập, phù hợp thực tế và trình độ học sinh để các em dễ dàng diễn đạt.
 	Ví dụ: Kể về trận đấu thể thao, giáo viên gợi ý: đó là môn thể thao nào? Do 
hai đội nào thi đấu? Trận đấu diễn ra vào lúc nào? ở đâu?... hoặc Kể về người
 lao động trí óc, giáo viên gợi ý: Người em kể là ai? Làm nghề gì? Người ấy độ 
bao nhiêu tuổi?...
 * Giúp học sinh tưởng tượng, liên tưởng:
	Nếu trong một bài Tập làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng những gì đã quan sát; hoặc thực hành một cách chính xác theo các gợi ý; bài làm như thế tuy đủ ý nhưng không có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Vì vậy, với từng đề bài giáo viên nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh liên tưởng, tưởng tượng thêm những chi tiết một cách tự nhiên, chân thật và hợp lí qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, để từ đó học sinh biết trình bày bài văn giàu hình ảnh, sinh động, sáng tạo. 
	Ví dụ: Khi giới thiệu về tổ em, học sinh nói: ‘Tổ em bạn nào cũng chăm ngoan, riêng bạn Mị Gia học giỏi Toán lại hát hay như chim Sơn ca”; hoặc nói về người lao động trí óc, học sinh nói: “Cô giáo dạy Mĩ thuật lớp em có mái tóc dài, đen mượt như nhung”.
	Trí tưởng tượng, liên tưởng ở học sinh lứa tuổi này rất hồn nhiên ngây thơ và ngộ nghĩnh, cho nên để rèn luyện kĩ năng này cho học sinh, giáo viên có thể chuẩn bị những câu, đoạn văn hay cho học sinh tham khảo, học hỏi làm phong phú thêm vốn kiến thức cho các em.
	d. Hướng dẫn diễn đạt:
	Như đã nói, do tâm lí lứa tuổi nên bài văn thực hành của học sinh lớp Ba tuy có ý tưởng, nhưng vẫn còn nhiều sai sót về diễn đạt như: dùng từ chưa chính xác, ý trùng lắp, các ý trong đoạn văn chưa liên kết nhau nên trình bày chưa rõ ràng mạch lạc. Vì vậy, khi học sinh trình bày, giáo viên phải hết sức chú ý lắng nghe, ghi nhận những ý tưởng hay, ý có sáng tạo của học sinh để khen ngợi; đồng thời phát hiện những sai sót để sửa chữa. Giáo viên cần đặt ra tiêu chí nhận xét thật cụ thể để học sinh làm cơ sở lắng nghe bạn trình bày; phát hiện những từ, ý, câu hay của bạn để học hỏi và những hạn chế của bạn để góp ý, sửa sai.
	* Hướng dẫn sửa chữa từ:
	Trường hợp học sinh dùng từ chưa chính xác như các từ ngữ chưa phù hợp, nghĩa từ chưa hay hoặc từ thông dụng địa phương 
	Ví dụ: ‘Thầy em rất chăm chỉ trong giảng dạy”,“cô em thường mặc đồ màu đỏ"  khi học sinh phát hiện sai sót đó, giáo viên giúp các em sửa chữa thay đổi từ phù hợp. Đối với từ học sinh dùng trùng lặp nhiều lần trong một câu, ví dụ: “Bác Cá Dính là người hàng xóm của em, bác Cá Dính rất tốt với em, bác Cá Dính luôn giúp em học bài”, giáo viên hướng dẫn học sinh lượt bớt từ hoặc dùng từ phù hợp để thay thế. Trong trình bày bài văn, học sinh vẫn thường dùng từ ngôn ngữ nói, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong sáng hơn
 	* Hướng dẫn sửa chữa đặt câu:
	Học sinh nói viết câu chưa hay chưa đủ ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa chữa bổ sung ý vào cho đúng; câu dài dòng ý chưa rõ ràng mạch lạc cần cho học sinh sửa sai lượt bỏ ý dư ý trùng lắp. Giáo viên khuyến khích học sinh tự sửa câu văn chưa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn.
	* Hướng dẫn sửa chữa đoạn văn:
	Với mỗi chủ đề của bài Tập làm văn nếu học sinh trình bày đủ nội dung theo gợi ý đã cho thì bài văn của các em xem như hoàn chỉnh. Nhưng để có một đoạn văn mạch lạc rõ ràng, ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau thu hút được người đọc; giáo viên cần giúp các em biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng từ liên kết câu, dùng câu liên kết đoạn một cách hợp lí và sáng tạo. 
	Ví dụ: Với gợi ý kể về trận thi đấu thể thao, từng gợi ý phần mở đoạn có rời rạc, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên kết các ý với nhau, khi kể không theo trình tự từng ý nhưng vẫn đảm bảo nội dung và làm cho phần mở đoạn sinh động lôi cuốn người đọc hơn. Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở đầu đoạn văn để nói hoặc kể một cách sáng tạo.
	Ví dụ: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật: “Tối chủ nhật vừa qua, tại nhà Văn hóa xã Nhi Sơn có tổ chức buổi ca nhạc “mừng xuân mới”; hay Kể về người lao động trí óc: “Anh Hơ ở cạnh nhà em là một y sĩ trẻ tuổi, anh làm việc ở trạm xá xã Nhi Sơn”. Hoặc “Cô Dua nhà em là giáo viên, suốt nhiều năm qua, cô luôn gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ”.
	Khi kể về một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến của sự việc như: “đầu tiên”; “kế tiếp”; “sau đó”; “cuối cùng” để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý với nhau. Do đặt điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tượng học sinh không đồng đều nhau nên các em chưa hiểu nhiều về từ, câu liên kết trong đoạn văn viết; vì vậy giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý giản đơn dễ hiểu, có thể cho học sinh có học lực Hoàn thành tốt làm mẫu để giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình.
	Trong việc hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tưởng phong phú sáng tạo đồng thời phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài viết. Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong bài viết của mình một cách hợp lí và sá

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_nang_cao_ki_nang_noi_viet_ch.docx