SKKN Một số biện pháp vận dụng bản đồ tư duy vào dạy kiểu bài Kể, nói, viết theo chủ đề ở phân môn Tập làm văn lớp 3 trường Tiểu học Nga Yên

SKKN Một số biện pháp vận dụng bản đồ tư duy vào dạy kiểu bài Kể, nói, viết theo chủ đề ở phân môn Tập làm văn lớp 3 trường Tiểu học Nga Yên

Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Tập làm văn là phân môn giúp học sinh thực hành và rèn luyện tổng hợp bốn kỹ năng nghe – nói - đọc- viết, có tính chất tích hợp các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản nói hoặc viết. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy. Chính vì vậy hướng dẫn cho học sinh nói đúng, viết đúng, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ đó phụ thuộc phần lớn vào việc dạy - học Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Trong chương trình Tập làm văn lớp 3, kiểu bài Nói, viết theo chủ điểm rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, viết, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em củng cố những hiểu biết về phạm vi hiện thực được phản ánh trong chủ điểm học tập.

Để giúp học sinh có thể nói, viết theo chủ đề một cách có hệ thống và phát triển và cũng là tiền đề để học sinh có thể làm văn tốt hơn ở các lớp trên thì việc sử dụng bản đồ tư duy hay sơ đồ tư duy trong dạy tập làm văn ở lớp 3 là một cách làm tương đối hiệu quả. Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học thường dễ thuộc nhưng chóng quên, các em thường ghi nhớ nhanh nhờ vào quan sát hình ảnh sống động, nhiều màu sắc. Để giúp các em tiếp cận được với tri thức của nhân loại đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Thay đổi từ việc dạy cho học sinh kiến thức là chính chuyển sang dạy cho học sinh cách học là chính. Làm thế nào để học sinh nói, viết được đoạn văn theo chủ điểm đúng yêu cầu đặt ra, đạt được mục tiêu của môn học? Để đạt được hiệu quả dạy học, qua tìm hiểu tài liệu, tìm hiểu một số cách dạy học, tôi mạnh dạn “Một số biện pháp vận dụng bản đồ tư duy vào dạy kiểu bài Kể, nói, viết theo chủ đề ở phân môn Tập làm văn lớp 3 trường Tiểu học Nga Yên”.

 

doc 30 trang thuychi01 80669
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp vận dụng bản đồ tư duy vào dạy kiểu bài Kể, nói, viết theo chủ đề ở phân môn Tập làm văn lớp 3 trường Tiểu học Nga Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu:
 	1.1. Lý do chọn đề tài
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Tập làm văn là phân môn giúp học sinh thực hành và rèn luyện tổng hợp bốn kỹ năng nghe – nói - đọc- viết, có tính chất tích hợp các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản nói hoặc viết. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy. Chính vì vậy hướng dẫn cho học sinh nói đúng, viết đúng, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ đó phụ thuộc phần lớn vào việc dạy - học Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Trong chương trình Tập làm văn lớp 3, kiểu bài Nói, viết theo chủ điểm rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, viết, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em củng cố những hiểu biết về phạm vi hiện thực được phản ánh trong chủ điểm học tập. 
Để giúp học sinh có thể nói, viết theo chủ đề một cách có hệ thống và phát triển và cũng là tiền đề để học sinh có thể làm văn tốt hơn ở các lớp trên thì việc sử dụng bản đồ tư duy hay sơ đồ tư duy trong dạy tập làm văn ở lớp 3 là một cách làm tương đối hiệu quả. Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,  là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học thường dễ thuộc nhưng chóng quên, các em thường ghi nhớ nhanh nhờ vào quan sát hình ảnh sống động, nhiều màu sắc. Để giúp các em tiếp cận được với tri thức của nhân loại đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Thay đổi từ việc dạy cho học sinh kiến thức là chính chuyển sang dạy cho học sinh cách học là chính. Làm thế nào để học sinh nói, viết được đoạn văn theo chủ điểm đúng yêu cầu đặt ra, đạt được mục tiêu của môn học? Để đạt được hiệu quả dạy học, qua tìm hiểu tài liệu, tìm hiểu một số cách dạy học, tôi mạnh dạn “Một số biện pháp vận dụng bản đồ tư duy vào dạy kiểu bài Kể, nói, viết theo chủ đề ở phân môn Tập làm văn lớp 3 trường Tiểu học Nga Yên”. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng nói và viết văn của học sinh về theo chủ đề trong phân môn Tập làm văn lớp 3 trường TH.
Giúp học sinh tích cực, hứng thú học tập, giúp cho các em có kỹ năng biết viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Lý luân dạy học môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.
-Đối tượng học sinh lớp 3 trường Tiểu học Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. C¸c ph­¬ng ph¸p nghiên cứu .
Trong qu¸ tr×nh lµm t«i ®· sö dông c¸c ph­¬ng ph¸p sau:
+ Ph­¬ng ph¸p trùc quan.
+ Ph­¬ng ph¸p ®µm tho¹i gîi më.
+ Ph­¬ng ph¸p luyÖn tËp.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận
Tập làm văn là phân môn học khó trong các phân môn của môn Tiếng việt. Do đặc thù của môn học phải hình thành và rèn cho học sinh khả năng nói và viết một văn bản ở nhiều thể loại khác nhau. Chính vì vậy, phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ quan trọng đối với học sinh là rèn kĩ năng nói, viết, giao tiếp,... Nói và viết hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khác. Đặc biệt hơn nữa, Ở lớp 2, các em mới bước đầu làm quen với môn học này, viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu qua hình thức quan sát tranh ảnh, nghe chuyện,... Nhưng bước sang lớp 3 kỹ năng hình thành một đoạn văn yêu cầu cao hơn từ 5 đến 7 câu, rồi 7 đến 10 câu. Nhưng thực tế hiện nay, phần đa học sinh đều không hứng thú học phân môn Tập làm văn vì các em nghĩ rằng : Mình sẽ không biết nói gì ? viết gì ? để hoàn thành một đoạn văn ngắn theo yêu câu đề bài. 
Chính vì vậy mà dạy phân môn Tập làm văn 3 là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tạo lập văn bản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức, ngôn ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói, viết, cách hành văn cho học sinh. Giáo viên phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập; biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản. 
	Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề, bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đây là một sơ đồ mở, nó phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Sử dụng bản đồ tư duy là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy học Tập làm văn. Phương pháp này hướng đến việc cá thể hoá tối đa hoạt động nói và viết của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của các em vừa bảo đảm được chuẩn mực cơ bản của một thể loại văn bản, vừa thể hiện bản chất cái tôi của mỗi học sinh trên cơ sở khai thác khái niệm và hiểu biết có trước của các em cũng như những ý tưởng và ngôn từ trong các bài đọc theo chủ đề mà các em đã được học trong SGK.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
- Thực trạng:
Từ thực tiễn của việc dạy và học môn Tập làm văn ở bậc Tiểu học, tôi nhận thấy để các em học sinh lớp 3 kể, nói, viết theo chủ đề, chủ điểm cho sẵn là vấn đề không đơn giản. Hơn nữa ở lớp 2, các em mới bước đầu làm quen với môn học này, viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu qua hình thức quan sát tranh ảnh, nghe chuyện,... Nhưng bước sang lớp 3 kỹ năng hình thành một đoạn văn yêu cầu cao hơn từ 5 đến 7 câu, rồi 7 đến 10 câu theo các chủ đề. Đây là dạng kiến thức mới. Việc vận dụng kiến thức, vốn hiểu biết của các em đề kể, nói, viết một đoạn văn theo chủ đề là vấn đề khó, bỡ ngỡ với các em. Do đó, còn nhiều em chưa biết cách nói, viết đoạn văn theo trình tự, logic. Nhiều học sinh còn lúng túng, nghèo vốn từ để viết câu.
- Kết quả thực trạng:
 Năm học 2018-2019, tôi được phân công dạy lớp 3B. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, tôi bắt tay ngay vào việc tìm hiểu, khảo sát và phân loại khả năng kể, nói, viết đoạn văn. Sau khi chấm bài tôi có kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Kể, nói, viết được đoạn văn logic, có sáng tạo.
Kể, nói, viết đoạn đơn giản, đúng yêu cầu.
Kể, nói, viết đoạn văn nhưng chưa biết cách sắp xếp ý theo trình tự.
Không kể, nói, viết gì
3B
23
4
8
8
3
Qua kết quả khảo sát phân môn Tập làm văn khối lớp 3 bản thân tôi nhận thấy số lượng học sinh chưa biết và biết kể, nói, viết đoạn văn nhưng chưa biết cách sắp xếp ý theo trình tự còn nhiều. Câu văn lộn xộn, chưa rõ ý, chưa biết cách sắp xếp trình tự lôgic các sự việc. Nhiều khi các em kể, nói, viết văn như trả lời câu hỏi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau: 
Một là: Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em tiếp thu nhanh nhưng cũng nhanh quên, mức độ tập trung học tập chưa cao, các em còn mải chơi nhiều hơn học. Việc tiếp thu bài còn thụ động theo cách truyền tải của giáo viên nên nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.
Hai là: Môn Tập làm văn là một môn khó, nhiều em còn ngại học văn, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết bài qua loa cho xong chuyện. Học sinh lớp 3 vốn ngôn ngữ cũng như vốn sống của các em chưa nhiều, cách dùng từ đặt câu chưa đúng, viết đoạn văn còn nghèo ý.
Ba là: Các em chưa biết cách sắp xếp trình tự các sự việc diễn ra để kể, nói, viết dẫn đến khi trình bày kể, nói, viết câu văn thường chưa đủ ý, thiếu mạch lạc, lủng củng lộn xộn. Trong quá trình làm bài, nhiều em còn lúng túng khi dùng từ, diễn đạt ngôn ngữ vụng, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài, có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng không đủ ý.
Bốn là: Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa phát huy dược vốn ngôn ngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin trong học tập. Tổ chức các giờ dạy Tập làm văn ( mẫu) ở trong nhà trường chưa nhiều vì do tiết Tập làm văn khó dạy nên GV ngại dẫn đến GV chưa có cơ hội để học tập lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực giảng dạy.
 Với tình hình trên, tôi luôn trăn trở, làm thế nào để học sinh nói và viết Tiếng Việt được tốt hơn. Sau một năn nghiêm cứu, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện:
2.3.1.Giải pháp 1: Giáo viên gợi mở đề tài, câu chuyện có mục đích giúp học sinh nắm vững yêu cầu đề bài có liên tưởng sự vật có liên quan đến yêu cầu đề bài văn.
 	Tập làm văn là một phân môn học khó, ít lôi cuốn các em nhất là đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 3. Mặt khác dạng tập làm văn nói, viết về một chủ đề nào đó lại càng khó khăn hơn đối với các em. Bởi vì vốn ngôn ngữ, sự hiểu biết của các em còn nhiều hạn chế. Khi nói, viết về một chủ đề nào đó học sinh thường gặp khó khăn trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt. Chính vì vậy mà tập làm văn là môn học ít cuốn hút, không có sự hấp dẫn đối với các em. Vậy để giúp học sinh có hứng thú, biết cách dùng từ ngữ để nói, viết về một chủ đề cho trước thì người giáo viên cũng cần có những gợi mở chủ đề cần học thông qua các tranh ảnh, câu chuyện nhằm lôi cuốn, giúp các em có vốn hiểu biết về chủ đó. Từ đó giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài.
 	- Khi nắm vững yêu cầu của đề bài học sinh định hình cụ thể đối tượng nói hay viết trong trí nhớ đồng thời biết đối tượng đó là ai? Là gì? ở đâu? Lúc nào?.. vào khung chủ đề. Trong trường hợp dùng vật thật hay tranh ảnh thì khung chủ đề cũng chính là chúng
Ví dụ 1: - Khi dạy về chủ đề: “Gia đình” giáo viên có thể dùng tranh, ảnh sau: 
1
2
3
4
	- Học sinh quan sát tranh và nói về những người trong gia đình có trong mỗi tranh.
	Các bước thực hiện: + GV: treo tranh 1 và yêu cầu học sinh quan sát tranh.
 - Bức tranh có những hình ảnh gì ?
 + HS: Bức tranh chụp gia đình gồm có ông, bà, bố, mẹ, chị gái và bạn nhỏ.
 - Mọi người trong gia đình như thế nào?
 + HS: Mọi người trong gia đình rất vui vẻ, quan tâm chăm sóc lẫn nhau....
	Tương tự với các tranh còn lại. 
- GV KL và chỉ tranh giới thiệu :
 	Mỗi người đều có một gia đình của mình, nơi đó có những người thân yêu như: ông, bà, bố, mẹ, bạn nhỏ và em bé. Cũng có những gia đình chỉ có bố mẹ và con cái. Qua mỗi bức tranh các em cũng có thể cảm nhận được mọi người trong gia đình yêu thương nhau và rất hạnh phúc.
	- Bằng những cảm nhận, hiểu biết về gia đình của mình các em hãy suy nghĩ để cùng nói, viết về gia đình của mình trong chủ đề học ngày hôm nay.
* Như vậy: Với cách giới thiệu gợi mở đề tài như vậy giáo viên sẽ giúp học sinh nắm vững được yêu cầu của chủ đề cần luyện kể, nói, viết. Từ đó học sinh dễ dàng liên tưởng đến gia đình của mình và cũng giúp các em dễ dàng hoàn thành yêu cầu của bài học.
Ví dụ 2: - Nói, viết về chủ đề “Thể thao”, giáo viên có thể lựa chọn những bức ảnh về một số môn thể thao, cho học sinh quan sát.
1
2
3
4
	- Học sinh kể tên về các môn thể thao có trong tranh.
	- Tương tự như chủ đề gia đình giáo viên cũng gợi mở đề tài của bài học giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu đề bài và từ tranh ảnh học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung, từ ngữ cần thiết liên quan đến bài học.
2.3.2.Giải pháp 2: Giúp học sinh lập bản đồ tư duy và hình thành kĩ năng sử dụng trong kể, nói, viết về một chủ đề.
Để có bản đồ tư duy (hay sơ đồ tư duy) phục vụ cho tiết dạy giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ, phải suy nghĩ, tìm tòi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo yêu cầu của từng chủ đề. Khi thiết kế cần phải đảm bảo đúng kiến thức của từng bài, từng chủ đề, đảm bảo tính thẩm mỹ. 
* Hướng dẫn lập bản đồ tư duy: Có thể hiểu bước lập bản đồ tư duy cũng chính là bước hướng dẫn học sinh lập dàn ý để chuẩn bị cho phần kể, nói, viết theo chủ điểm.
 Yêu cầu học sinh: + Nghĩ trước khi viết
 + Viết ngắn gọn 
 + Viết có tổ chức 
 + Viết theo ý của mình, có chừa khoảng trống để bổ sung.
 Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh thao tác vẽ khung trung tâm và viết chủ đề vào khung trung tâm này. Sau đó yêu cầu học sinh sử dụng vốn từ ngữ đã thu thập được qua quá trình chuẩn bị để tự hoàn thành bản đồ tư duy của chính mình. Từ bức ảnh trung tâm hoặc từ Chủ đề, học sinh có thể chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh là một ý chính, từ ngữ có liên quan đến chủ đề. Từ nhánh chính học sinh vẽ thêm các nhánh nhỏ với các từ ngữ để miêu tả cho ý chính đã nêu. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi học sinh vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng “Bản đồ tư duy” theo một cách riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi học sinh. 
 	Ví dụ: - Đây là khung sơ đồ tư duy thiết kế sẵn có khung trung tâm và các nhánh chính.
Chủ đề
	- Từ khung sơ đồ đơn giản này học sinh viết tên chủ đề vào khung trung tâm, tìm các từ ngữ chính có liên quan đến chủ đề điền vào các nhánh chính. Học sinh có thể tìm các từ ngữ miêu tả cho các sự vật ở nhánh chính thì vẽ thêm nhánh phụ...
* Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập làm văn:
- GV có thể thiết kế sơ đồ tư duy trống hoặc có thể để học sinh tự lập bản đồ viết chủ đề bài học, yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận để điền từ trọng tâm có liên quan đến chủ đề. 
Khi có được các thiết kế rồi giáo viên chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh hình thành các kỹ năng sử dụng nó để xây dựng ý và lập dàn ý cho bài văn.
	 - Với mỗi chủ đề giáo viên đưa bản đồ tư duy để học sinh tập trung động não nghĩ về đối tượng đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến đối tượng ấy. Khi tiến hành hoạt động này GV cần sử dụng một trong các bước sau:
 - Sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát triển ý. Cần lưu ý câu hỏi phải có tính chất mở, hướng đến việc khơi gợi kinh nghiệm riêng của các em.
Ví dụ đối với văn miêu tả, câu hỏi có thể được triển khai theo hướng mở sau: Em thấy gì? Em nghe gì? Em nghĩ gì? Em cảm thấy gì?...
 - Đưa ra một khung sơ đồ trong đó cho sẵn vài ý, phần còn lại để học sinh suy nghĩ và đưa thêm ý vào để hoàn thành sơ đồ (khung sơ đồ có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo nội dung từng bài : Bông hoa, chùm bong bóng, mạng nhện, một cây với những cành lá...
 - Học sinh viết các ý dưới dạng từ hay cụm từ xung quanh chủ đề. Giáo viên tuyệt đối tránh viết chốt lại một số từ về đề bài. Cần xoá đi những ý đã được ghi lên bảng trong giai đoạn làm mẫu nghĩa là khi học sinh làm việc cá nhân trong phiếu học tập thì trên bảng chỉ còn lại khung mạng trống. 
Đồng thời để hướng dẫn cho học sinh có kỹ năng sử dụng sơ đồ tư duy phải giúp học sinh đảm bảo các bước sau:
Bước 1: Động não ý tưởng: 
Để xây dựng bài kể, nói có sáng tạo là nên để người học đóng vai trò chính trong việc tìm hiểu nội dung chủ đề. Giáo viên cung cấp chủ đề cho học sinh, yêu cầu học sinh liệt kê các ý tưởng quanh chủ đề đó. 
Bước 2: Phân loại ý tưởng:
Trong bước này học sinh bắt đầu tìm mối liên kết giữa các ý tưởng và phân loại chúng sao cho bản đồ tư duy trở nên có hệ thống và dễ dàng phân tích.
 Bước 3: Ghi chép và trình bày ý tưởng:
 Ghi chép và trình bày ý tưởng bằng bản đồ tư duy một cách trực quan sinh động. 
- Ví dụ như: khi dạy Tiết Tập làm văn về chủ đề: “Gia đình”, giáo viên có thể đưa ra từ khóa "Gia đình" làm từ trung tâm, sau đó từng học sinh sẽ lên vẽ nhánh điền các từ ngữ để nói về từng người trong gia đình của mình bằng những từ trọng tâm có liên quan đến chủ đề. Tương tự mời học sinh tiếp theo khác lên vẽ nhánh và điền thêm các từ khác hoặc có thể bổ sung thêm từ mà các bạn đã xây dựng trước đó. Lần lượt như vậy, sau cùng chúng ta sẽ có một bản đồ hoàn chình. Giáo viên cũng cỏ thể chuẩn bị sẵn hoặc lấy một bản đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chinh sửa hoàn chinh để học viên trình bày, thuyết minh.
- Đây là sơ đồ tư duy sau khi được học sinh hoàn thiện.
Làm ruộng, nghỉ hưu,
Yêu thương, chăm sóc,
Chăm chỉ, ngoan ngoãn,
Ông, bà,....
bố mẹ,
Anh, chị, em
Sinh viên, học sinh,
 đoàn kết, 
Công nhân, giáo viên,
Gia đình em
Học giỏi,
* Như vậy với việc hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy của một bài kể, nói, viết đoạn, bài văn ở lớp 3 này là giáo viên đã giúp học sinh lập dàn ý, một sườn cơ bản của bài văn. Từ đó học sinh có thể dễ dàng kể, nói, viết đoạn văn, bài văn.
2.3.3.Giải pháp 3: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học dạng bài kể, nói, viết theo chủ đề.
- Sử dụng bản đồ tư duy dạng lược đồ:
Đối với dạng văn kể hay nói, viết theo chủ đề là một đề tài khó đối với học sinh lớp 3, chính vì vậy khi dạy dạng bài này để tiết học có hiệu quả, học sinh có kỹ năng kể, nói, viết một cách có trình tự, logic theo chủ đề thì người giáo viên sử dụng bản đồ tư duy (hay sơ đồ tư duy) như một phương tiện trực quan trong các tiết tập làm văn.
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn về chủ đề “Quê hương” 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập. Giáo viên giúp học sinh hiểu đề bài.
- Giáo viên phát bảng nhóm vẽ sẵn sơ đồ tư duy; yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, tìm từ ngữ trọng tâm, có liên quan đến chủ đề: “Quê hương” vào trong sơ đồ theo các gợi ý: 
+ cảnh đẹp ở quê hương em ở đâu?
+ Cảnh đó có gì đẹp? 
+ Yêu quê hương, em làm những gì để quê hương ngày càng thêm đẹp?... 
Nhà cao tầng, siêu thị,..
Xe cộ đi lại đông đúc,
Công viên
Làng quê,.....
Cánh đồng,
Dòng sông, con đò,
Cây đa, bến nước, lũy tre 
Thành phố,
Quê hương em
 Sau khi học sinh điền từ xong được như bảng trên, giáo viên cho học sinh lựa chọn quê hương em ở thành thị hay nông thôn. Hướng dẫn HS viết các từ ngữ chỉ cảnh vật ở các nhánh chính; tìm các hình ảnh so sánh, gợi tả để điền vào các nhánh phụ,; tiếp tục tìm các từ ngữ nói lên tình cảm của mìnhvới nơi mình đang ở. Sau khi tìm các từ ngữ xong giáo viên hướng dẫn học sinh nêu miệng các câu mà mình lập được. Ban đầu có thể chưa theo một trình tự nhất định nhưng các em phải nói trọn vẹn câu. Sau đó, mới yêu cầu học sinh tự sắp xếp các câu sao cho hợp lí hơn.
- Học sinh sắp xếp các câu vừa đặt thành một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.
- GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh trung bình và yếu để giúp các em điều chỉnh.
- Yêu cầu học sinh sau khi viết xong, tập kể trong nhóm.
- Trình bày trước lớp: Đại diện các nhóm, học sinh lên kể, nói trước lớp.
Học sinh lớp 3B thảo luận nhóm hoàn thiện sơ đồ tư duy trong tiết Tập làm văn
 Ví dụ: - Tiết tập làm văn: Kể về người hàng xóm (TV3 tập1 SGK T68).
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập. Giáo viên giúp học sinh hiểu đề bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ về người hàng xóm: 
 + Người đó là ai?
 + Làm công việc gì?
 + Tình cảm của người đó đối với gia đình em?
 + Tình cảm của em đối với người hàng xóm?
- Giáo viên phát bảng nhóm vẽ sẵn sơ đồ tư duy; yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, tìm từ ngữ trọng tâm, có liên quan đến người hàng xóm vào trong sơ đồ. Giáo viên hướng dẫn Học sinh nhìn vào sơ đồ suy nghĩ, hồi tưởng về chủ đề, đặt câu cho từng từ ngữ vừa tìm được đã được đánh dấu theo thứ tự.
1,2,3... để học sinh có thể dễ nhận biết sự việc nào nói trước, viết trước, sự vật nào nói sau, viết sau.
Sau khi tìm các từ ngữ xong giáo viên hướng dẫn học sinh nêu miệng các câu mà mình lập được. Sau đó, mới yêu cầu học sinh tự sắp xếp các câu sao cho hợp lí hơn.
	- Học sinh sắp xếp các câu vừa đặt thành một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.
	- GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh trung bình và yếu để giúp các em điều chỉnh.
 - Yêu cầu học sinh sau khi viết xong, tập kể trong nhóm.
 - Trình bày trước lớp: Đại diện các nhóm, học sinh lên kể trước lớp.
Bác Cúc, bác Hai, chú....
Khoảng chừng 30- 40 tuổi,
Công nhân, nông dân, giáo viên
Kính yêu, biết ơn,
Sang chơi, chỉ dẫn,
Yêu mến, yêu thương,
Người hàng xóm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu miệng các câu mà mình lập được. Sau đó, mới yêu cầu học sinh tự s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_van_dung_ban_do_tu_duy_vao_day_kieu_ba.doc