Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả lớp 3

 Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống Việc dạy cho học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là một yêu cầu và việc làm quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt.

 Biết đọc thông, viết thạo là ước mơ của mọi học sinh khi được cắp sách đến trường. Đọc thông và viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học được tốt hơn.

Chính tả là một trong những phân môn có đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình rèn chữ viết và rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật, óc thẩm mĩ như lời cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy chữ cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật cũng chính là dạy cho học sinh biết về lòng tự trọng của bản thân mình cũng như đối với thầy cô và các bạn đọc, làm mọi người cảm thấy hài lòng khi đọc bài vở của mình”.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở nhiều trường Tiểu học, đa số học sinh viết đúng mẫu chữ theo quy định, cách trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Song bên cạnh đó vẫn còn tình trạng học sinh chữ viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, còn sai lỗi chính tả.Trong các kì thi, vẫn còn học sinh bị điểm kém do nguyên nhân chữ viết và trình bày tuỳ tiện, cẩu thả. Bên cạnh đó, tình hình viết sai lỗi chính tả của các em còn khá phổ biến. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên và học sinh đôi khi còn phát âm theo tiếng địa phương (chưa nói chuẩn theo tiếng phổ thông). Hơn nữa một số giáo viên chữ viết chưa đẹp, chưa chuẩn mực, còn lúng túng trong việc giảng dạy luật chính tả cho học sinh. Mặt khác do gia đình các em chưa thực sự quan tâm, sát sao đến việc học tập của con em mình. Phần nữa là ý thức học tập của các em còn hạn chế, không có sự tự giác .Vậy làm thế nào để dạy chữ viết - rèn nết người cho học sinh ? Qua quá trình giảng dạy, từ thực trạng dạy và học chính tả trong trường học ở địa phương mình tôi thấy: Nếu hiện tượng viết sai chính tả kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em. Do đó để góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh tôi đã chọn đề tài:“Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn chính tả lớp 3” làm đề tài nghiên cứu của mình trong năm học này.

 

doc 24 trang thuychi01 29201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
 PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA 
____________________________________________
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 3”
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Thi
 Chức vụ : Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Long 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt 
THANH HÓA NĂM 2018
 MỤC LỤC
 1. Mở đầu............................................................................................................ 1
 1.1 Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 1
 1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................ .. 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .................................................................... 2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................... 2
2.2. Thực trạng của việc dạy - học chính tả..................... 3
2.3. Các giải pháp để năng cao chất lượng phân môn chính tả lớp 3 ........... 4
2.4. Hiệu quả của biện pháp năng cao chất lượng phân môn chính tả lớp 3... 17
3. Kết luận, kiến nghị ....................................................................................... 18
 3.1. Kết luận...................................................................................................... 18
3.2. Kiến nghị .................................................................................................... 18
 Tài liệu tham khảo  21
1. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
 	 Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sốngViệc dạy cho học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là một yêu cầu và việc làm quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. 
 Biết đọc thông, viết thạo là ước mơ của mọi học sinh khi được cắp sách đến trường. Đọc thông và viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học được tốt hơn.
Chính tả là một trong những phân môn có đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình rèn chữ viết và rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật, óc thẩm mĩ như lời cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy chữ cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật cũng chính là dạy cho học sinh biết về lòng tự trọng của bản thân mình cũng như đối với thầy cô và các bạn đọc, làm mọi người cảm thấy hài lòng khi đọc bài vở của mình”.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở nhiều trường Tiểu học, đa số học sinh viết đúng mẫu chữ theo quy định, cách trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Song bên cạnh đó vẫn còn tình trạng học sinh chữ viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, còn sai lỗi chính tả....Trong các kì thi, vẫn còn học sinh bị điểm kém do nguyên nhân chữ viết và trình bày tuỳ tiện, cẩu thả. Bên cạnh đó, tình hình viết sai lỗi chính tả của các em còn khá phổ biến. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên và học sinh đôi khi còn phát âm theo tiếng địa phương (chưa nói chuẩn theo tiếng phổ thông). Hơn nữa một số giáo viên chữ viết chưa đẹp, chưa chuẩn mực, còn lúng túng trong việc giảng dạy luật chính tả cho học sinh. Mặt khác do gia đình các em chưa thực sự quan tâm, sát sao đến việc học tập của con em mình. Phần nữa là ý thức học tập của các em còn hạn chế, không có sự tự giác ....Vậy làm thế nào để dạy chữ viết - rèn nết người cho học sinh ? Qua quá trình giảng dạy, từ thực trạng dạy và học chính tả trong trường học ở địa phương mình tôi thấy: Nếu hiện tượng viết sai chính tả kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em. Do đó để góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh tôi đã chọn đề tài:“Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn chính tả lớp 3” làm đề tài nghiên cứu của mình trong năm học này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài sẽ chỉ rõ những loại lỗi chính tả cơ bản mà học sinh thường mắc phải. Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và những biện pháp khắc phục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3A- Trường tiểu học Hoằng Long- thành phố Thanh Hóa - Năm học 2017 – 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 	Phương pháp thực nghiệm và đối chứng kết quả
 	Phương pháp luyện tập - thực hành 
 	Phương pháp khảo sát thực tế thu thập thông tin 
Nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm
 	Phương pháp thống kê xử lí số liệu
Điều tra phỏng vấn dự giờ thăm lớp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực chữ viết. Trong những năm gần đây, các nhà trường tiểu học luôn quan tâm đến chữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên truyền lan tỏa cho toàn dân trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp. Viết chữ đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về luật chính tả. Bởi vậy,chính tả luôn luôn là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, và được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt hay có tính chất sáng tạo cá nhân.
Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng chính tả” trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng còn nhiều khó khăn, tồn tại mà mỗi giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực để khắc phục tồn tại trên. 
Hiện nay có nhiều phương án dạy - học Tiếng Việt khác nhau ở Tiểu học. Đó là một xu hướng lành mạnh - điều đáng nói là các phương án này đều hướng tới một mục tiêu chung đó là giáo dục một cách toàn diện hình thành và phát triển cho học sinh những tri thức và kĩ năng cơ sở thiết thực với cuộc sống cộng đồng, lòng tự tin, tính hồn nhiên, sự năng động và linh hoạt. Giúp học sinh có đầy đủ phẩm chất, ý chí và ước mơ đem sức mình đáp ứng được những nhu cầu phù hợp với xã hội trong thời đại mới.
 Người giáo viên muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải thông qua năng lực viết đúng chính tả của các em. Vì vậy mỗi thầy, cô giáo cần phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy: rèn cho học sinh viết đúng chính tả ngay từ đầu, dần dần các em ham thích trong mỗi giờ học chính tả cũng như các môn học khác.
2.2. Thực trạng của việc dạy - học chính tả:
2.2.1. Thuận lợi:
Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở chính tả, vở bài tập Tiếng Việt ( ghi đầy đủ nội dung bài tập chính tả ). Về nhà trường trong những năm học gần đây, luôn quan tâm đến chữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên truyền cho các bậc phụ huynh học sinh trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp. Ngay từ đầu năm học 2017 -2018 này, qua học tập, tiếp thu chuyên đề “ Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông” của Ủy ban nhân dân; Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, được nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện và nghiên cứu Thông tư 22. Tôi đã định hướng cho bản thân là tìm hiểu, theo dõi sáng kiến của mình về nâng cao chất lượng phân môn chính tả lớp 3, cụ thể là lớp 3A. Lớp học gồm 30 em: 14 nữ, 16 nam. Các em đều ngoan ngoãn, biết nghe lời thầy cô dạy bảo. Về cơ sở vật chất cũng như các thiết bị đồ dùng dạy hocĐã được nhà trường quan tâm và trang bị tương đối đầy đủ. Mặt khác với chương trình mới này học sinh đươc tham gia học tập một cách thoải mái và giảm bớt áp lực, nhờ đó các em đã có nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng của mình hơn. Vì vậy có sự thuận lợi cho giáo viên dạy học.
 2.2.2. Khó khăn:
- Lớp 3A là lớp học có phần đa gia đình làm nông nghiệp và một số gia đình có bố mẹ làm công nhân, một số em có bố mẹ đi làm ăn xa gửi con lại cho ông bà nên việc quan tâm chăm lo đến học tập của các bậc phụ huynh đối với con em mình còn hạn chế. Có nhiều em đi học còn hay quên đồ dùng học tập, không có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Các em chưa hiểu rõ mục đích và tầm quan trọng của việc giữ vở sạch viết chữ đẹp, Đa số các em ngại viết, không có hứng thú và lòng say mê khi viết chữ mà chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng như em Quỳnh, Trang, Hà Linh. Một số em khác không nắm được cấu tạo các con chữ và kỹ năng viết đúng dẫn đến sai ngay từ những giờ Tiếng Việt đầu tiên của cấp học.
2.2.3. Thực trạng chữ viết của học sinh:
	Tình trạng chung của học sinh trường Tiểu học Hoằng Long nói riêng, học sinh Tiểu học nói chung khi học xong Tiểu học một số em viết chữ còn xấu, cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, viết không đúng kích cỡ, đúng mẫu ... tất cả những lỗi này do nhiều nguyên nhân: Một phần là do sự thiếu cẩn thận của học sinh khi viết, một phần do thiếu sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm, chưa sâu sát với từng đối tượng học sinh và còn nhiều lí do khách quan khác.. Song, một nguyên nhân chủ yếu và rất thực tế đối với học sinh lớp3 là vốn từ của các em còn hạn chế. Các em chỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ ngữ Tiếng Việt vô cùng phong phú.
	Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu các biện pháp: “ Nâng cao chất lượng phân môn chính tả ” cho học sinh của lớp, tôi đã tiến hành khảo
sát tình hình thực tế việc viết chính tả của học sinh ngay từ đầu năm học. 
Cụ thể kết quả khảo sát chữ viết của học sinh như sau:
Lớp
3A
Số HS
30 em
Xếp loại
SL(em)
Tỷ lệ
Ghi chú
Loại A
7
23,1
Loại B
15
50,5
Loại C
8
26,4
 Qua khảo sát đầu năm tôi thống kê học sinh còn mắc lỗi chính tả rất nhiều, chữ viết chưa đẹp, còn sai kích cỡ.Điều đó cho thấy kĩ năng viết của các em còn hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
2.2.4. Nguyên nhân:
 - Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả.
 - Học sinh viết sai chính tả do một số lỗi sau:
+ Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh).
+ Lỗi về các vần khó dễ lẫn (oa, ao, oe, eo, uya, uyu, uênh, oang, oeo, ươu, uyên, uyêt, uêch, ).
+ Lỗi do phát âm sai do nói tiếng địa phương (s/x,tr/ch, r/d, ân/ưn, an/ang, anh/ang in/inh, it/ich, iu/iêu, iêc/iêt, ươc/ươt, iên, uyên). 
+ Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả (g chỉ được ghép với a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư và gh, ngh chỉ ghép với e, ê, i ).
+ Lỗi do không hiểu nghĩa của từ nên các em khó phân biệt được các từ như (để dành/tranh giành, dở dang/giang sơn, ).
	 Là một giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 3 với những tình hình thực tế và yêu cầu của chương trình đã khiến tôi trăn trở và rút ra một số kinh nghiệm nhằm “Nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3 ”.
2.3. Các giải pháp để nâng cao chất lượng phân môn chính tả lớp 3
2.3.1. Biện pháp 1: Luyện phát âm theo chuẩn tiếng phổ thông
 Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối. Vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa phương. Hoặc với học sinh, các em được sinh ra và lớn lên trong môi trường phát âm như vậy nên các em cũng có thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả. 
 Hoằng Long là một xã ven thành phố Thanh Hóa,là một vùng nông thôn thuần túy nên phần lớn người dân ở đây nói tiếng địa phương. Học sinh trường Tiểu học Hoằng Long cũng mắc phải một số lỗi phát âm địa phương ( những lỗi phát âm sai này đã dẫn đến viết sai ).Những lỗi sai chủ yếu là :
 - Phát âm sai về thanh điệu:
 Thanh hỏi -> Thanh ngã VD : thỉnh thoảng -> thĩnh thoãng
 Thanh ngã -> Thanh hỏi VD : những bông hoa -> nhửng bông hoa
 - Phát âm lệch chuẩn về phụ âm đầu quặt lưỡi r/d ,tr/ch ,s/x
 hoa sen/ hoa xen , hái rau / hái dau
 - Lệch chuẩn về phần vần :
 + Nguyên âm đôi thường bị triệt tiêu : VD : hiểu biết / hỉu bít
 VD : quả chuối / quả chúi
 VD : quả xoài / quả xòi
 +Biến thành nguyên âm khác : ươ thành iê VD : chai rượu /chai riệu
 + Phát âm sai nguyên âm đơn:
 â biến thành ư VD : cái chân -> cái chưn
 u thành ô VD : cái bụng -> cái bộng
 o thành ua VD : bó hoa -.> búa hoa
- Lệch chuẩn về âm cuối vần :
 VD :Một nghìn đồng ->Một nghình đồng
 Ăn cơm với thịt -> Ăn cơm với thịch
 Ảnh hưởng từ phát âm tiếng địa phương dẫn đến các em viết dễ sai chính tả trong bài viết .Thực tế có rất nhiều em học sinh trong lớp tôi đã viết từ địa phương vào trong bài viết chính tả .Vì thế tôi rất chú trọng luyện phát âm chuẩn cho các em trong mọi hoạt động giao tiếp. Nếu học sinh nào phát âm sai ,đọc sai ,yêu cầu em đó nói lại ,đọc lại theo cô giáo hoặc theo bạn thật đúng chuẩn .Việc rèn phát âm được thực hiện thường xuyên trong các tiết Tập đọc và một số môn học khác. Để thực hiện được, bản thân giáo viên phải phát âm chuẩn, rõ ràng, tốc độ vừa phải và cho các em luyện phát âm đúng, đọc đi đọc lại nhiều lần mới có thể giúp học sinh viết đúng chính tả . Không những chú trọng rèn phát âm chuẩn tiếng phổ thông cho học sinh ở lớp ,tôi còn phổ biến đến phụ huynh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm để phụ huynh lưu ý luyện phát âm chuẩn tiếng phổ thông cho con em mình ở nhà.
2.3.2. Biện pháp 2: Phân tích so sánh.
 Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả: với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng rồi so sánh những tiếng dễ lẫn lộn ,luyện viết bảng con trước khi viết vào vở. Với những tiếng dễ lẫn lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ.
* Ví dụ : Dạy bài Chính tả (Tập chép): Cậu bé thông minh – TV3 -Tập 1, tr.4
 Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hôm sau đến xẻ thịt chim”.Trước khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng dễ lẫn lộn như: 
+ sắc ≠ sắt: sắc là sắc bén còn sắt là thanh sắt (vật kim loại).
+ xẻ (thịt chim) ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.
 Qua phần bài tập: Điền vào chỗ trống vần an hay ang?
	- đ .` hoàng.
	- đ .` ông.
	- s...loáng.
 Học sinh tiến hành làm bài tập, sau đó giáo viên sửa bài và cho học sinh phân tích từ: 
	- đàng hoàng ≠ đàn (tiếng đàn)
	- đàn ông ≠ đàng (đường)
	- sáng loáng ≠ sán (sán: là kí sinh giống giun; nghĩa khác là tiến đến gần.)
* Dạy bài: Nghe – viết: Ông ngoại - (TV3 - Tập 1, tr.34) – Chép đoạn 3
 Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, trong đời đi học của tôi sau này”.
 Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
	- Lặng = L + ăng + thanh nặng
	- Lặn = L + ăn + thanh nặng
 So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm cuối là “ng” còn tiếng “lặn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.
2.3.3. Biện pháp 3: Giải nghĩa từ.
 Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.
* Dạy Chính tả (Tập chép): Chị em - (TV3 – Tập1, tr.27)
 Học sinh viết: Để chị trải chiếu, buông màn cho em.
 Học sinh đọc “buông màn‘ nhưng viết “buôn màn”,do đó học sinh cần hiểu “buông” có nghĩa là thả màn xuống, còn “buôn” là buôn bán vì vậy phải viết là “buông màn”.
* Dạy Chính tả ( Nghe – viết): Người mẹ (TV3 – Tập 1, tr.30)
 Nội dung viết: Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó khăn, hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.
 Học sinh đọc“giành” nhưng viết “dành”. Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa: giành là tranh giành, giành phần hơn về mình còn dành là để dành (dành dụm, dỗ dành).
 Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên chú giải từ mới ở phân môn Tập đọc kết hợp đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
2.3.4. Biện pháp 4: Luyện viết đúng tiếng có vần khó.
Sau khi các em đã hiểu được nghĩa của một số từ ngữ trong bài, giáo viên kết hợp cho học sinh luyện viết đúng những tiếng, từ có vần khó thường gặp trong bài. (uyu, uôn, oang, uyết....) một số tiếng có vần dễ lẫn lộn (oe/eo; êu/uê; /oa/ao ...) một số từ khó "khuỷu tay" trong bài " Ai có lỗi", " Luống rau" trong bài " Chị em"...., "khoát tay" trong bài " Người lính dũng cảm"...
Để rèn luyện đúng các lỗi này, trước khi viết bài tôi gọi học sinh phân biệt từng tiếng, cho học sinh khác nhau nhận xét và thống nhất cách viết tiếng có vần khó.
 Ví dụ : kh + uyu + thanh hỏi = khuỷu 
 kh + oai + thanh sắc = khoái
 kh + oat + thanh sắc = khoát ( khoát tay )
 ng +oăn + thanh huyền = ngoằn (ngoằn ngoèo )
 m + uông + thanh sắc = muống (rau muống)
 m + uôn + thanh sắc = muốn ( ước muốn )
 Cụ thể trong bài chính tả nghe –viết “ Tiếng đàn” ( SGK Tiếng Việt 3 –tập 2- trang 55 ) có những từ học sinh dễ viết sai như : rượi (mát rượi ), lưới ( tung lưới ), lướt (lướt nhanh ),thuyền .Trước khi viết bài ,tôi gọi 1 -2 học sinh đánh vần ,nhận xét các tiếng khó,từ khó mà cô giáo viết trên bảng :
 Tiếng “rượi” = r + ươi + thanh nặng (đặt trên con chữ “ ơ ”
 Tiếng “ thuyền” = th +uyên + thanh huyền (đặt trên con chữ “ê”
 Tiếng “ lướt” = l + ươt + thanh sắc ( đặt trên con chữ “ơ”
 Sau đó tôi sẽ xóa bảng và yêu cầu học sinh dưới lớp nghe cô giáo phát âm và viết lại.Từ đó hình thành cho các em thói quen nghe và viết đúng chính tả các tiếng có vần khó. Khi phân tích tôi chú ý nhấn giọng vào phần vần, sau đó cho học sinh viết bảng con, lớp nhận xét, lớp tự sửa sai. Với những bài viết có ít những vần khó tôi có thể lấy thêm một số tiếng có vần khó, đọc cho học sinh viết, để khắc sâu vần cần chú ý.Trong các tiết chính tả tôi thường chọn các dạng bài tập khác nhau cho các em được làm nhiều, luyện viết nhiều để các em nhớ cách viết đúng.
2.3.5. Biện pháp 5 : Sử dụng các kĩ thuật đánh giá thường xuyên trong khi dạy –học chính tả 
Để nâng cao chất lượng giờ chính tả,tôi luôn sử dụng các kĩ thuật đánh giá thường xuyên ( theo hướng dẫn của thông tư 22) . Các kĩ thuật đánh giá thường xuyên mà tôi sử dụng trong phân môn chính tả là : Quan sát ,vấn đáp nhanh ,đánh giá bài viết của học sinh ,học sinh tự đánh giá lẫn nhau .Ví dụ : sau khi học sinh viết bài xong ,tôi thực hiện hoạt động chấm chữa bài . Có nhiều hình thức chấm chữa bài, nhưng khi dạy tôi thường sử dụng biện pháp như sau: Sau khi viết bài xong, cô đọc chậm cho các em tự soát bài sau đó cho các em tự đổi vở cho nhau ( 2 em ngồi cạnh nhau) theo sự chỉ đạo của giáo viên. Nếu phát hiện ra lỗi sai của bạn, kịp thời bảo bạn sửa lại ngay( kĩ thuật đánh giá b

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phan_mon.doc