SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn toán

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn toán

Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh.Môn toán còn góp phần rẻn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đó ; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.

Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 3, tôi thấy: Phần nhiều học sinh chưa nắm vững chắc những kiến thức cơ bản về toán như: Chưa thuộc bảng nhân, chia. Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục).Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc). Đặc biệt các em còn rất yếu trong việc giải toán có lời văn. Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán.Trước thực tế đó, bản thân đã dành một thời gian đáng kể đầu tư cho việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là đối với môn toán, sau nhiều lần thử nghiệm và trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút ra được: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn toán” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 3B nói riêng.

 

doc 22 trang thuychi01 79522
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
3
II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
4
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
4
3 . MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT MÔN TOÁN 
5
 3.1 . Hướng dẫn học sinh học sinh thuộc bảng nhân, chia.
5
 3. 2. Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên.
7
 3.3. Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính 
9
 3.4. Hướng dẫn giải toán có lời văn.
13
 3.5. Hướng dẫn học sinh nắm, thuộc các qui tắc đã học.
17
 4. KẾT QUẢ .
18
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
 1. KẾT LUẬN
19
 2. KIẾN NGHỊ: 
20
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
          Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh.Môn toán còn góp phần rẻn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đó ; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 3, tôi thấy: Phần nhiều học sinh chưa nắm vững chắc những kiến thức cơ bản về toán như: Chưa thuộc bảng nhân, chia. Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục).Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc). Đặc biệt các em còn rất yếu trong việc giải toán có lời văn. Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán.Trước thực tế đó, bản thân đã dành một thời gian đáng kể đầu tư cho việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là đối với môn toán, sau nhiều lần thử nghiệm và trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút ra được: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn toán” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 3B nói riêng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nhằm đưa ra Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Toán.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 - Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa toán 3.
 - Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa hoàn thành môn toán.
 - Nghiên cứu những biện pháp, phương pháp giáo dục hay phù hợp để
khắc sâu kiến thức, hình thành thói quen, giúp học sinh nắm và để học tốt
 môn Toán.
 - Học sinh khối 3 . Trường Tiểu học Yên Thái.
 - Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3b . Trường Tiểu học Yên Thái.
 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp với học sinh lớp 3 B.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thực hành luyện tập.
 - Phương pháp tổng kết.
II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 Trong quá trình dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng, môn toán là một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình học ở tiểu học.
 Môn toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ . Nó giúp học sinh biết tư duy suy nghĩ, làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người lao động.
 Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Môn toán ở tiểu học rất quan trọng với các em học sinh không chỉ biết cách tự học mà còn phát triển ngôn ngữ( nói, viết) để diển đạt chính xác, ngắn gọn và đầy đủ các thông tin, để giao tiếp khi cần thiếtmà còn giúp các em hoạt động thực hành vận dụng tăng chất liệu thực tế trong nội dung, tiếp tục phát huy để phát triển năng lực của học sinh. 
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐÊ
 	 Qua quá trình dạy học nhiều năm ở tiểu học, được trực tiếp giảng dạy môn toán cho học sinh nhất là học sinh lớp 3, tôi nhận thấy khi học toán đa phần các em có những hạn chế sau:
 2.1. Học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia
 	Vì không biết cấu tạo của bảng nhân, bảng chia.Với các chữ số khá lớn, nhiều học sinh cảm thấy gặp khó khăn ngay từ khi bắt đầu học thuộc lòng nó một cách máy móc. Trong khi đó giáo viên chưa giúp các em nhận biết các dấu hiệu của từng bảng nhân, chia.
 2.2. Học sinh chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục). 
Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên vì học sinh chưa nắm được cấu tạo các số tự nhiên
 2.3. Học sinh chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc).
Các em chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc) vì học sinh chưa nắm được quy tắc đặt tính nên khi thực hiện phép tính chưa đúng.
 2.4 Đặc biệt các em giải toán có lời văn chưa đúng 
Các em giải toán có lời văn chưa đúng vì Các em đọc chưa thạo và chưa hiểu đề bài, các em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra lối giải, chưa biết cách trình bày bài giải, diễn đạt vụng và thiếu logic.
 2.5 Học sinh chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán.
Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán vì các quy tắc thường khô khan khó nhớ.
Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau:
Sĩ số
Bảng nhân, chia 
Đọc, viết và so sánh số tự nhiên 
Đặt tính, thực hiện phép tính
Giải toán có lời văn 
Các quy tắc đã học trong giải toán
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
28
em
10em = 35,7%
18 em = 64,3%
12em = 42,9%
8em = 57,1%
8em = 28,6%
20em = 71,2%
5em = 17,9%
23em = 82,1%
8em = 28,6%
20em = 71,2%
Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy như sau: 
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT MÔN TOÁN .
 3.1 . Hướng dẫn học sinh học sinh thuộc bảng nhân, chia.
 - Đã nhiều năm giảng dạy lớp 3, theo tôi nghĩ, học sinh học tốt môn toán thì không thể không luyện cho học sinh học thuộc bảng nhân, bảng chia. Bởi lẽ học sinh có thuộc bảng nhân, bảng chia mới vận dụng giải các bài tập có liên quan. Đặc biệt là các phép chia có số bị chia 3, 4 chữ số và giải toán hợp.
 - Để luyện cho học sinh thuộc và khắc sâu các bảng nhân, bảng chia tôi làm như sau:
 + Khi dạy tôi hướng dẫn học sinh lập được bảng nhân, bảng chia và tôi hướng dẫn cho học sinh nắm sâu hơn và dễ nhớ hơn như sau:
VD: Bảng nhân 9
 9 x 1 = 9, 9 x 2 = 18, 9 x 3 =27, 9 x 4 = 36, 9 x 5 = 45
	Ta thấy số hàng chục tăng từ 0-1-2-3-4.9. Ngược lại số hàng đơn vị giảm từ 9-8-7-60 
	Những dấu hiệu này giúp cho học các em thấy được tính biến ảo, linh động của các con số và do vậy các em thấy hưng phấn, yêu thích với cón số hơn. Mặt khác, đó cũng là các dấu hiệu giúp các em có thể kiểm tra tính đúng đắn khi phát biểu các kết quả. Là những điểm tựa quan trọng giúp các em tự tin hơn khi học các bảng nhân, chia. Ví dụ:
	9 x 7 = 62 : Kết quả sai 
	Bởi vì dựa vào một cột mốc nào đó mà các em đã ghi nhớ ( 45 chăng hạn) thì các em sẽ tính nhanh ra được : 45, 54 63, 72 ..Như vậy trong bảng nhân 9 không có số 62. Hoặc các em có thể dựa vào só cuối cùng 9 x 9 = 81 để tính ngược lại 72,63 và suy ra 9 x 7 = 63 
	-Tính nhân thực chất là phép tính viết gọn của phép tính cộng, do vậy khi dạy học hình thành các bảng nhân và chia, giáo viên cần giúp học sinh nắm cấu tạo của bảng. Nhất là giúp các em biết cách chuyển đổi thuần thục giữa phép tính nhân và phép tính cộng; kiểm tra sự chính xác giữa phép tính nhân và chia.
	Ví du: Chuyển đổi giữa phép tính nhân( một tích) và phép tính cộng (tổng các số hạng bằng nhau)
	9 x 3 = 27 
	Nghĩa là 9 lấy ba lần bằng 27. Chuyển sang phép cộng ta có:
	9 + 9 + 9 = 27 
	Nếu học sinh nắm vững cấu tạo này học sinh sẽ dễ dàng kiểm tra được tính chính xác của các kết quả về bảng nhân . 
	Mặt khác dựa trên quy tắc này, học sinh sẽ biết cách thành lập các bảng một cách tuần tự và do vậy các em học các bảng nhân thuận lợi hơn .
 Ví dụ :
	- 9 x 3 = 27 vậy thì vậy thì 9 x 4 sẽ bằng kết quả 9 x 3 lấy thêm một lần 
	- 9 x 4 = 27 + 9 = 36 
Việc học như vậy có căn cơ hơn và do vậy có kết quả vững chắc hơn 
VD: Bảng chia 6.
 * Các số bị chia trong bảng chia 6 là các tích của bảng nhân 6, và hơn kém nhau 6 đơn vị.
 * Số chia trong bảng chia 6 là các thừa số thứ nhất của bảng nhân 6 đều là 6.
 * Các thương của bảng chia 6 là thừa số thứ hai của bảng nhân 6.
 + Hàng ngày, đầu giờ học môn toán, thay vì cho học sinh vui, để khởi động, tôi thay vào đó là cả lớp cùng đọc một bảng nhân hoặc chia và cứ thế lần lượt từ bảng nhân 2, bảng chia 2 đến bảng nhân, chia hiện học.
 + Cuối mỗi tiết học toán tôi thường kiểm tra những học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia từ 2 đến 4 em.
 + Tôi thường xuyên kiểm tra học sinh bảng nhân, chia bằng cách in bảng 
nhân, chia trên giấy A4, nhưng không in kết quả và bỏ trống một số thành phần của phép nhân, chia trong bảng. Vào cuối tuần dành thời gian khoảng 10 phút cho các em ghi đầy đủ và hoàn chỉnh bảng nhân, chia như yêu cầu. Tôi và học sinh cùng nhau nhận xét, khen ngợi học sinh làm bài tốt, nhắc nhở các em làm bài chưa tốt.
 + Tôi cũng thường xuyên cho học sinh chép bảng nhân nào mà các em chưa thuộc vào tập riêng. Ngày sau trình bày và đọc cho tổ trưởng nghe vào đầu giờ, sau đó tổ trưởng báo cáo cho giáo viên. 
 * Để khắc sâu kiến thức, tôi còn cho học sinh chơi trò chơi.
 VD: Trò chơi “Ong đi tìm nhụy”
- Chuẩn bị : + 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
5
7
9
6
8
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm
24 : 6
42 : 6
54 : 6
48 : 6
36 : 6
+ Phấn màu
- Cách chơi :
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng mộ bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
	- 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.	
 Sau khi áp dụng với các bảng nhân, chia từ bảng nhân, chia 2 đến 9 lớp tôi có 28/ 28 học sinh thuộc tất cả bảng nhân chia từ 2 đến 9.
 3.2. Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên.
3.2.1.Hướng dẫn đọc, viết các số tự nhiên. 
Khi dạy nội dung này cần cho học snh nắm vững:
- Kiến thức về hàng và lớp:
+ Lớp đơn vị gồm có ba hàng: Hàng đơn vị, hàng chục và hàng trăm
+ Lớp nghìn gồm có hai hàng : Hàng nghìn , hàng chục nghìn và hàng trăm nghìn 
 - Sơ đồ cấu tạo của hàng và lớp:
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
- Vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp 
 - Biết qui tắc các giá trị theo vị trí của các chữ số trong cách viết số.
 - Hướng dẫn phân hàng: VD số: 46971.
 + Hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
 . Số 46971: Có 4 chục nghìn, 6 nghìn, 9 trăm, 7 chục, 1 đơn vị.
 . Đọc số 46971: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm bảy mươi mốt.
 Giáo viên viết: 46971.
 Phân tích: 4 6 9 7 1
 4 chục nghìn 6 nghìn 9 trăm 7 chục 1 đơn vị.
 Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị.
 . Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải).
 . Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó.
 . Học sinh đọc: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm bảy mươi mốt.
 - Hơn thế nữa, tôi còn hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc như sau:
 VD: Số 46971 và 46911.
 . Số 46971 đọc là: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm bảy mươi mốt.
 . Số 46911 đọc là: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm mười một.
 - Nói cụ thể hơn, từ hai số trên cho học sinh nhận ra được cách đọc ở cùng hàng đơn vị của hai số là khác nhau chỗ mốt và một. Nghĩa là số 46971, hàng đơn vị đọc là mốt, còn số 46911 hàng đơn vị đọc là một. Tuy cùng hàng và đều là số “1” nhưng tên gọi lại khác nhau. Tôi còn phát hiện và giúp học sinh đọc và nhận ra cách đọc của một vài số lại có cách đọc tương tự trên:
 VD: Số 46705 và 46725 cùng hàng đơn vị là số “5” nhưng lại đọc là “năm” và “lăm”.
 VD: Số 12010: Học sinh nhiều em đọc là “Mười hai nghìn không trăm linh mười”. Tôi hướng dẫn các em. Trong số tự nhiên chỉ được đọc “linh một, linh hai, . . . .linh chín, không có đọc là linh mười” vậy số 12010 đọc là: Mười hai nghìn không trăm mười.
3.2.2 Hướng dẫn so sánh các số tự nhiên.
 Trong qui tắc là: Khi ta so sánh trong hai số thì: Số nào có ít chữ số hơn 
thì số đó bé hơn và ngược lại. VD: 99999 9999. 
 + Còn các số có cùng chữ số thì sao? Ngoài việc làm theo qui tắc thì tôi còn làm như sau:
 VD: Để tìm số lớn nhất trong các số: 7576 ; 7765 ; 7567 ; 7756. Tôi 
hướng dẫn họ sinh như sau:
 - Xếp theo cột dọc, sao cho thẳng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị với
 nhau. Cụ thể trên bảng phần được xoá là: 
 7 5 7 6 
 7 7 6 5 7 7 6 5
 7 5 6 7 
 7 7 5 6 7 7 5 6 Số lớn nhất 7765.
 7 7 7 7 5 
 - Phân theo hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.
 - So sánh từng hàng để chọn ra số lớn nhất trong hàng như: hàng nghìn đều
 bằng nhau là 7. Đến hàng trăm chọn được hai số lớn là 7 có trong 4756 và 
7765. Sau đó yêu cầu các em chỉ so sánh hai số này và tìm được số lớn nhất là 7765.
 * Để khắc sâu kiến thức, tôi còn cho học sinh chơi trò chơi.
 VD: Trò chơi “ Ai đúng-Ai sai ”
 - Chuẩn bị: Mỗi đội 10 tờ giấy A4 , 5 bút dạ. 
 - Cách chơi: . 
 Gv phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ. Mỗi đội 5 em học sinh đứng thành 1 hàng. Hai đội bốc thăm giành quyền đọc trước.
 GV cho mỗi đội 2 phút, mỗi em viết 1 số có từ 4-5 chữ số vào một mặt của tờ giấy ( viết to để ở dưới lớp có thể nhìn rõ; ghi cách đọc ở góc trên bằng chữ nhỏ, khi giơ lên đối phương không nhìn thấy). Mặt còn lại ghi cách đọc một số nào đó, cũng ghi cách viết ở góc trên bằng chữ nhỏ. Hết thời gian 2 phút, cô hô: “ Lần thứ nhất bắt đầu” thì đội được đọc trước sẽ nêu cách đọc số mình chuẩn bị ( mỗi số đọc to 2 lần), đội kia phải viết lại được.Sau khi đọc đủ 5 số thì đổi vai trò ngược lại . Lần thứ 2 thì đội đi trước phải nhìn các số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp nghe và đổi vai trò ngược lại. Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, GV cùng cả lớp sẽ kiểm tra kết quả. Đội đọc phải giơ đáp án, đội viết phải giơ kết quả.
 - Cách tính điểm :
 Cứ mỗi số đúng 10 điểm, đọc chậm và sữa lỗi trừ đi 2 điểm. Nếu làm sai trừ 5 điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng.
 Qua một thời gian các em có tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần thực hiện các em viết rất rõ ràng và chính xác.
 3.3. Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính 
 Theo tôi, đặt tính cũng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình làm tính. Nếu học sinh không biết cách đặt tính hoặc tính sai sẽ dẫn đến kết quả sai. Vì thế theo tôi nghĩ, để học sinh có căn bản khi thực hiện phép tính phải 
nắm vững cách đặt tính, các thành phần cũng như sự liên quan trong khi tính
 cộng trừ, nhân chia.
 * Đối với phép cộng, trừ: ( giúp học sinh nhớ và áp dụng)
 - Phép cộng:
 VD : 43521 + 54452 = 79973
 Số hạng số hạng Tổng
+ Nếu ta thay đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi.
43521 + 54452 = 54452 + 43521= 79973
+ Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai.
43521 + 54452 = 79973
+ Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
43521 - x = 79973
 x = 79973- 43521
+ Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
 5 + 0 = 5 
- Phép trừ:
VD: 7268 - 3142 = 4124
 Số bị trừ số trừ hiệu
+ Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
7268 - 3142 = 4124
 + Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
x - 3142 = 4124
 x = 3113 + 3142
 x = 7268 
+ Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
	7268 - 	x = 4124
 x = 7268 - 4124
 x = 3142
 + Bất kì số nào trừ 0 cũng bằng chính số đó.
 8 - 0 = 8
 - Đặt tính và tính:
 568
 127
 695
Lần: 321
 Cần hướng dẫn học sinh kĩ là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp. 
 VD: Phép cộng có nhớ một lần. 
 - 8 cộng 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
 - 6 cộng 2 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9.
 - 5 cộng 1 bằng 6, viết 6.
Chú ý: Trong phép cộng, trừ chỉ nhớ số 1, không nhớ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. (trừ khi có nhiều số hạng cộng với nhau như bài tập 1b trang 156).
 * Đối với phép nhân, chia: 
 - Phép nhân:
 VD: 1427 x 3 = 4281 
 Thừ số Thừa số Tích 
 + Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai.
1427 x 3 = 4281
 + Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
 1427 x x = 4281
 x = 4281 : 1427
 + Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
3 x 9 = 9 x 3 = 27
 + Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
3 x 1 = 3; 6 x 1 = 6; . . .
 + Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
3 x 0 = 0
 - Đặt tính và tính:
 Khi đặt tính giáo viên lưu ý cho học sinh: Viết thừa số thứ nhất ở 1 dòng, viết thừa số thứ hai ở dòng dưới sao cho thẳng cột với hàng đơn vị (nhân số có 2, 3, 4 chữ số với số có 1 chữ số). Viết dấu nhân ở giữa hai dòng thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai và lùi ra khoảng 1, 2 mm, rồi kẻ vạch ngang bằng thước kẻ.
 Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ hàng đơn 
vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn , hàng chục nghìn(hoặc tính từ phải sang trái). Các chữ số ở tích nên viết sao cho thẳng cột với theo từng hàng, bắt đầu từ hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn của thừa số thứ nhất.
VD: 23214 - 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
 x 3 - Không viết 1 nhớ 2.
 69642 - 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
- 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
- 3 nhân 3 bằng 9, viết 9.
- 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
 Đối với cách viết từng chữ số của tích có nhớ, ta nên viết số đơn vị, nhớ số chục. (hoặc nhắc học sinh viết số bên tay phải nhớ số bên tay trái).
 * Nhắc thêm cho học sinh: Nếu trường hợp như: 8 nhân 3 bằng 24, thì 
viết 4 nhớ 2, ...( đối với phép nhân thì chỉ có nhớ 1, 2,... 8, không có nhớ 9)
 - Phép chia:
 VD: 36369 : 3 = 12123
 + Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia, chia cho số chia. 6369 : 3
 + Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.
 x : 3 = 12123
 x = 12123 x 3
 + Muốn tìm số chia chưa biết, ta lấy số bị chia, chia cho thương.
45 : x = 9
 x = 45 : 9
 + Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
2 : 1 = 2; . . . . . 9 : 1 = 9
 + 0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0.
 0 : 6 = 0
 * Nhắc thêm cho học sinh: không thể chia cho 0. 
 6 : 0
 + Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi số dư rồi chia cho thương.
7 : 3 = 2(dư 1) Vậy: (7 – 1) : 2
 + Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy thương nhân với số 
chia rồi cộng với số dư.
 9 : 4 = 2 (dư 1) Vậy: 2 x 4 + 1 = 9
 + Trong phép chia có dư, số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị. ( trong chương trình toán 3 số dư trong phép chia nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 8).
 VD: Số chia là 9, thì số dư là 1, 2, 3, 4, . . 8. (số dư phải nhỏ hơn số chia)
 - Đặt tính và tính:
 Tôi nghĩ thực hiện đặt tính và tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc, 
thì phép chia là khó nhất vì:
 - Học sinh hay quên, thực hiện chưa đầy đủ các hàng cao đến hàng thấp hướng dẫn kĩ cho học sinh cách nhân ngược lên và trừ lại, . . . Đặc biệt đối với học sinh chưa hoàn thành toán, tôi hướng dẫn kĩ cách đặt tính, nhằm giúp các em thấy được hàng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_mon_toan.doc