SKKN Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Chân trời sáng tạo

SKKN Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Chân trời sáng tạoMôn Toán đóng vai trò quan trọng, không chỉ cung cấp kiến thức toán học mà nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện một phong cách làm việc khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần giáo dục ý chí, đức tính chịu khó, nhẫn nại, cần cù trong học tập để trẻ tiếp tục học ở bậc Trung học hay cho công việc lao động sau này. Trong quá trình dạy - học Toán thì dạy giải toán là hoạt động được chú ý nhiều nhất vì với Tiểu học nó chiếm khoảng thời gian khá lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ chương trình. Thông qua việc giải toán giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa, củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học đồng thời rèn luyện cho học sinh tư duy logic, diễn đạt và trình bày một vấn đề toán học trong đời sống. Có thể nói nó góp phần hình thành nhịp cầu nối toán học trong nhà trường và ứng dụng toán học trong thực tiễn. Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản của môn Toán Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng. Nội dung giải toán có lời văn ở lớp 3 là giải các bài toán có hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học. Cũng như các lớp trước yêu cầu của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 chủ yếu là rèn kĩ năng về “phương pháp” giải toán ( cách đặt vấn đề, tìm hiểu đề, giải quyết vấn đề); rèn khả năng “diễn đạt”; Trình bày vấn đề bằng lời nói, bằng chữ viết cho học sinh.
docx 10 trang Phúc Hảo 13/04/2024 1811
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Môn Toán đóng vai trò quan trọng, không chỉ cung cấp kiến thức toán học mà nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện một phong cách làm việc khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần giáo dục ý chí, đức tính chịu khó, nhẫn nại, cần cù trong học tập để trẻ tiếp tục học ở bậc Trung học hay cho công việc lao động sau này. Trong quá trình dạy - học Toán thì dạy giải toán là hoạt động được chú ý nhiều nhất vì với Tiểu học nó chiếm khoảng thời gian khá lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ chương trình. Thông qua việc giải toán giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa, củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học đồng thời rèn luyện cho học sinh tư duy logic, diễn đạt và trình bày một vấn đề toán học trong đời sống. Có thể nói nó góp phần hình thành nhịp cầu nối toán học trong nhà trường và ứng dụng toán học trong thực tiễn. Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản của môn Toán Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng. Nội dung giải toán có lời văn ở lớp 3 là giải các bài toán có hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học. Cũng như các lớp trước yêu cầu của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 chủ yếu là rèn kĩ năng về “phương pháp” giải toán ( cách đặt vấn đề, tìm hiểu đề, giải quyết vấn đề); rèn khả năng “diễn đạt”; Trình bày vấn đề bằng lời nói, bằng chữ viết cho học sinh.
 Vậy làm cách nào để học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất, nắm chắc bản chất của dạng toán, tìm tòi được cách giải phù hợp, từ đó, làm bài một cách độc lập, tích cực và hiệu quả là điều mà tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và trăn trở. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu kĩ bản chất của các bài toán giải ở lớp 3, tôi mạnh dạn đưa ra : "Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Chân trời sáng tạo"với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 3.
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu một số sai lầm của học sinh lớp 3 thường mắc khi giải các bài toán có lời văn. Từ đó, tìm ra biện pháp giúp bản thân rút kinh nghiệm vận dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức dạy học. Từ dó, áp dụng các kỹ năng dạy học sinh giải toán sao cho phù hợp với từng bài dạy, với từng đối tượng học sinh để đạt kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy- học Toán .
III. Đối tượng nghiên cứu
Lớp 3 năm học .......... trường 
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu sách giáo khoa Toán lớp 3, Vở bài tập Toán lớp 3 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Nghiên cứu tài liệu sách giáo viên Toán lớp 3 và một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học và các tài liệu khác.
2. Phương pháp quan sát 
3. Phương pháp điều tra: thực hiện phỏng vấn điều tra, dự giờ để tìm hiểu...
4. Phương pháp so sánh : so sánh, đối chiếu kết quả của lớp thực nghiệm với lớp khác cùng khối.
5. Phương pháp thống kê toán học: thống kê số liệu, phân tích kết quả điều tra thực nghiêm.
6. Phương pháp thực nghiệm...
B. NỘI DUNG 
I. Cơ sở lý luận
Trong quá trình dạy học hiện nay, ngoài công tác dạy – học theo đúng mục tiêu, yêu cầu và kỹ năng cần đạt của môn học, thì việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 cần được chú trọng và quan tâm một cách chặt chẽ. Ở lớp 3 học sinh làm quen với dạng toán giải bằng hai bước tính, giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học ở mức độ khó hơn nên khả năng diễn đạt bài giải còn có nhiều hạn chế như sai ngữ pháp, chưa rõ ý, lủng củng. Có em chưa hiểu đề dẫn đến hiểu sai đề và làm lạc đề. Bản thân là giáo viên dạy lớp 3 tôi luôn trăn trở và tìm các giải pháp, biện pháp để giúp học sinh có thể hiểu và vận dụng kiến thức để giải các bài toán tốt hơn.
II. Thực trạng của vấn đề dạy- học giải các bài toán giải ở lớp 3
1. Đặc điểm tình hình	
Năm học ..........Trường  có 22 lớp, trong đó có 3 lớp 5; 5 lớp 4; 4 lớp 3; 5 lớp 2 và có 5 lớp 1.
Khối 3 được chia thành 5 lớp: 3A, 3B, 3C, 3D, 3Đ.Trong đó lớp chủ nhiệm là lớp 3A.
2. Thực trạng dạy- học các bài toán giải
a. Thực trạng dạy của giáo viên
Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học được hầu hết giáo viên trường Tiểu học .. chúng tôi tích cực tham gia. Các đồng chí không những trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp mà còn tham khảo thêm các ý kiến hay trên mạng nên trong giờ học đã biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học để học sinh hoạt động tích cực, tự tìm ra kiến thức mới. Trong việc giải toán, giáo viên đã hướng dẫn học sinh tìm tòi ra nhiều cách giải. Mặt khác, khi dạy các dạng toán điển hình, giáo viên chưa khai thác hết nội dung bài dạy, còn thụ động trong cách giải ở sách giáo khoa làm cho học sinh tiếp thu bài thụ động, máy móc. 
b. Thực trạng học giải toán của học sinh.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số học sinh có học lực trung bình và yếu rất ngại giải toán có lời văn. Mặt khác khả năng tư duy ở nhiều học sinh trung bình và yếu còn nhiều hạn chế, không có khả năng thiết lập các mối liên hệ giữa các đại lượng trong bài toán, gặp những bài tập biến dạng một chút là học sinh rất khó khăn. 
Một số học sinh chưa đọc kĩ đề bài, khả năng phân tích để xác định dạng toán chưa đúng, thiếu suy nghĩ về dữ kiện và điều kiện đưa ra trong bài toán, các em thường làm bài theo mẫu nên rất dễ quên.
3. Kết quả của thực trạng trên
Thực trạng trên cho thấy chất lượng giảng dạy các bài toán giải cho học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh không nắm được cách giải và giải toán còn sai nhiều. Nhìn chung trong những năm học gần đây chất lượng môn toán nói chung và chất lượng môn Toán lớp 3 nói riêng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học đặt ra. Là một giáo viên nhiều năm được nhà trường phân công giảng dạy ở lớp 3, điều đó khiến tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh giải toán có lời văn được tốt hơn.Vì thế, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng giải toán của học sinh lớp 3A (lớp thực nghiệm do tôi phụ trách) và lớp 3B do cô .. phụ trách (đây là hai lớp có chất lượng tương đối đồng đều.) với đề kiểm tra như sau:
Đề bài: (thời gian 40 phút)
Bài 1: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp con 6 lần.Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam ?
Bài 2: Nhà Lan nuôi 24 con gà, mẹ đã bán đi số gà đó. Hỏi nhà Lan còn lại bao nhiêu con gà? 
Bài 3: Mẹ Hoa mua 4 gói kẹo và 1 gói bánh, mỗi gói kẹo cân nặng 180g và gói bánh cân nặng 355g. Hỏi mẹ Hoa đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ?
Bài 4: Một công ti dự định xây 45 ngôi nhà, đến nay đã xây được số nhà đó. Hỏi công ti còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà nữa ?
Cách đánh giá: Toàn bài cho 10 điểm.
Bài 1: ( 2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm.
Bài 2:( 2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm 
Bài 3:( 2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm. 
Bài 4:(2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm.
Kết quả học sinh làm bài được thể hiện ở bảng sau:
 Bảng 1: Chất lượng môn Toán đầu năm của hai lớp 3A và 3B 
Chất lượng
Lớp
Hoàn thành
Chưa HT
ứng với điểm dưới 5
HT ở mức 1
( Điểm 9-10)
HT ở mức 2
( Điểm 7-8)
HT ở mức 3
( Điểm 5-6)
3A( 30HS)
2
6.7
10
33.3
11
36.7
7
23.3
3B( 29HS)
3
10.3
10
34.5
11
 38.0
5
17.2
 Bảng 1 cho thấy kết quả giải toán có lời văn ở hai lớp 3A và 3B tương đối đồng đều . Cả hai lớp chất lượng giải toán có lời văn chưa cao, số lượng học sinh khá, giỏi còn hạn chế, số học sinh yếu vẫn còn nhiều. Từ thực tế dạy học cũng như kết quả khảo sát trên, tôi rất trăn trở về chất lượng dạy và học toán hiện nay của lớp tôi cũng như các lớp khối 3 trường tôi, cần phải tìm ra một giải pháp để giải quyết tình hình trên.
Từ thực trạng trên tôi thấy cần phải tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi dạy loại toán này. Nguyên nhân sai lầm do học sinh không đọc kỹ đề bài, nhầm lẫn thuật ngữ “gấp ” và “hơn ”. Khi giải bài toán học sinh chưa đọc kĩ đề bài, chưa hiểu đúng các dữ kiện của bài toán giữa cái đã cho và cái cần tìm. Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản. Sai lầm do học sinh còn lúng túng khi sử dụng từ ngữ để viết câu lời giải và chưa nắm vững các bước giải của bài toán để có biện pháp khắc phục. Vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán, đặc biệt là giải toán có lời văn, tôi đã mạnh dạn đưa ra "Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Chân trời sáng tạo"
4. Giải pháp và biện pháp thực hiện
4.1. Giải pháp giúp HS sữa chữa những sai lầm của học sinh trong quá trình làm các bài toán giải
Sai lầm của học sinh khi học toán là một hiện tượng phổ biến, cho đến nay trước những sai lầm của học sinh giáo viên thường cho rằng học sinh ít chú ý nghe giảng ở trên lớp, không chịu khó làm bài tập nên không nắm được kiến thức hoặc kiến thức không vững, không chắc ... mà ít người để tâm theo dõi, nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, có hệ thống, các nguyên nhân sai lầm về kiến thức, suy luận trong khi học toán có phần thuộc về tinh thần, thái độ học tập của học sinh nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Trong dạy học để ngăn ngừa hoặc hạn chế học sinh mắc sai lầm ta cần phải nghiên cứu nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó.
“Bài toán giải bằng hai bước tính ở lớp 3” là một loại toán cần nhiều đến tư duy, bởi vì đề bài được nêu ra dưới hình thức có lời văn hoàn chỉnh. Vì vậy, để giải được học sinh cần phải tìm được sự liên quan giữa các đại lượng, các yếu tố đã học và yếu tố cần tìm của bài toán một cách logic. Nói chung, nội dung được đưa ra trong đề toán đều gắn liền với thực tế hoạt động của các sự vật, các yếu tố cuộc sống để học sinh dễ liên hệ, nó mang tính chất đa dạng. Như vậy, đây là loại toán khó đối với học sinh ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em chưa tiếp xúc nhiều với cuộc sống. Bản chất các em còn rất hồn nhiên, ngây thơ, vì vậy, sự chú ý của học sinh tiểu học hướng ra bên ngoài chứ chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy, vào trí nhớ lôgic. Trí nhớ các em còn nhớ máy móc, nhớ dễ dàng đối với các hiện tượng, hình ảnh cụ thể hơn là các câu chữ trừu tượng, khô khan. Khi suy luận, các luận cứ logic các em còn gắn nhiều với thực tế. Bởi vậy dạy các nội dung toán giải sao cho các em hứng thú và có được kỹ năng làm bài tập là việc làm cần nhiều công sức của người thầy. Việc rèn luyện, hình thành, củng cố kỹ năng giải toán của học sinh ở gần như chưa có. Chính vì vậy học sinh không thể tránh khỏi những khó khăn, sai lầm. Qua thực tế giảng dạy và khảo sát học sinh ở một số lớp tôi thấy sai lầm của học sinh khi giải các bài toán giải là do những nguyên nhân sau:
a- Sai lầm do học sinh không đọc kỹ đề bài, nhầm lẫn thuật ngữ “gấp” và “hơn”
Ví dụ 1: Bài 1 trang 31 toán 3 bộ sách Chân trời sáng tạo tập 1
Ở quê em có nhiều nhà nuôi ong mật. Trong vườn nhà ông ngoại có 71 thùng ong, vườn của cậu Út ít hơn vườn của ông 16 thùng. Hỏi trong cả hai khu vườn có bao nhiêu thùng ong mật?
- Tìm hiểu đề toán:
Bài toán cho ta biết những gì ? (Ông ngoại có 71 thùng ong, cậu Út ít hơn vườn của ông 16 thùng.)
Bài toán yêu cầu ta phải làm gì ? (Cả hai khu vườn có bao nhiêu thùng ong mật)
Tóm tắt đề bài toán:
 Có 7 học sinh lớp 3A năm học ..........đã giải như sau:
Bài giải:
Số thùng ong của cậu Út là:
71 - 16 = 55 (thùng )
Số thùng ong 2 người có là:
55 + 16 = 71 (thùng )
Đáp số: 71 thùng
Còn đa số học sinh làm đúng bài toán với lời giải như sau:
Bài giải:
Số thùng ong vuồn cậu Út có là:
71 - 16 = 55 (thùng )
Cả hai khu vườn có số thùng ông là:
71 + 55 = 126 (thùng )
Đáp số: 126 thùng ong
7 học sinh mắc sai lầm trên đều do các em chưa đọc kỹ đề bài toán, một dữ kiện quan trọng của bài toán “Ông ngoại có 71 thùng, cậu Út ít hơn 16 thùng"
Đây chỉ là một trong những ví dụ học sinh mắc sai lầm loại này.
b- Khi giải bài toán học sinh chưa đọc kĩ đề bài, chưa hiểu đúng các dữ kiện của bài toán giữa cái đã cho và cái cần tìm
Ví dụ 2: Bài tập 4 - trang 49 toán 3 bộ sách Chân trời sáng tạo tập 1
Trên mỗi cái bàn người ta để 2 lọ hoa, mỗi lọ hoa có 5 cành hoa. Hỏi 4 cái bàn như thế có tất cả bao nhiêu cành hoa?
Khi gặp bài toán trên học sinh rất lúng túng. Tôi tiến hành kiểm tra trên lớp 3A năm học ..........chỉ có một số ít học sinh giải bài toán này theo cách giải sau:
Số lọ hoa có trên 4 bàn là:
4 2 = 8 (lọ)
Số cành hoa có trên tất cả các lọ là:
8 x 5 = 40 (cành hoa)
Đáp số: 40 cành hoa
Một số học sinh khác do quen cách tính chỉ có một phép tính nên không viết được trọn vẹn lời giải.
Khi đã làm bài toán giải bằng một phép tính sang bài toán giải bằng hai phép tính có em áp dụng máy móc cách tính của bài toán giải bằng một phép tính
c- Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản
Ví dụ 3: Bài 3 - trang 17 toán 3 bộ sách Chân trời sáng tạo tập 2
Mùa hoa năm nay, bà Tư thu hoạch được 5193 bông hồng đỏ và 3463 bông hồng vàng. Hỏi số bông hồng đỏ bà Tư thu hoạch được nhiều hơn số bông hồng vàng là bao nhiêu?
Với bài toán trên học sinh có thể tính được kết quả nhưng không để ý đến tên đơn vị đề bài mà chỉ để ý đến yêu cầu của bài bắt tìm gì ? và trong quá trình giải các em điền ngay tên đơn vị mà không xem kỹ đúng hay sai 
Có 15 học sinh đã giải như sau:
Còn lại số bông hồng vàng nhiều hơn là:
5193 - 3463 = 2450 (bông)
Đáp số: 2450 bông
Chỉ có 13 em có lời giải và kết quả đúng như sau: 
Bài giải:
Số bông hồng đỏ nhiều hơn là là :
5193 - 3463 = 2450 (bông)
Đáp số: 2450 bông
15 học sinh mắc sai lầm trên đều do các em chưa đọc kỹ đề bài toán, một dữ kiện quan trọng của bài toán “Bài toán cho biết số bông hồng vàng nhưng yêu cầu đi tìm bông hồng đỏ.
Zalo: 0985598499 nhận sáng kiến phí 100k

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_ren_ky_nang_giai_toan_co_loi_van.docx