SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi

 Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết để giúp trẻ ứng xử, xử lý phù hợp với hoàn cảnh trong giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực : Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với thế giới xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi thì trẻ cần có những sự tác động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ[4] . Chăm sóc và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, là nền tảng giúp cho quá trình học tập lâu dài của trẻ sau này[5].

 Là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi nhận thức đặc biệt rằng ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ sát, các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng. Trẻ phải được thảo luận theo nhóm, theo cặp, phải được động não, sắm vai, tranh luận và phân tích tình huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập[4]. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ sàu này. Song tôi thấy thực tế tại trường tôi thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mới bắt đầu được chú trọng trong một vài năm gần đây. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất? và dạy dưới hình thức nào?

 Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, được áp dụng trong nhà trường. Với trái tim người mẹ thứ hai trong năm học 2018- 2019 đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ”.

 

doc 19 trang thuychi01 15743
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
1. Mở đầu
3
1.1.Lý do chọn đề tài.
3
1.2.Mục đích nghiên cứu.
3
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1.Cơ sở lý luận.
4
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.3.1.Bồi dưỡng kiến thức cho bản thân và xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
6
2.3.2. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua giải quyết tình huống, ứng phó.
7
2.3.3. giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua giao tiếp.
7
2.3.4. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua quá trình "giao nhiệm vụ".
8
2.3.5. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua làm gương.
8
2.3.6. Lựa chọn một số đề tài giáo dục kỹ năng sống phù hợp độ tuổi và đưa vào giảng dạy.
10
2.3.7. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày và trải nghiệm thực tế.
10
2.3.8. Tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
14
3. Kết luận, khuyến nghị
17
31. Kết luận
17
3.2. kiến nghị.
17
Tài liệu tham khảo
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 	Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết để giúp trẻ ứng xử, xử lý phù hợp với hoàn cảnh trong giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực : Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với thế giới xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi thì trẻ cần có những sự tác động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ[4] . Chăm sóc và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, là nền tảng giúp cho quá trình học tập lâu dài của trẻ sau này[5].
 Là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi nhận thức đặc biệt rằng ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ sát, các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng. Trẻ phải được thảo luận theo nhóm, theo cặp, phải được động não, sắm vai, tranh luận và phân tích tình huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập[4]. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ sàu này. Song tôi thấy thực tế tại trường tôi thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mới bắt đầu được chú trọng trong một vài năm gần đây. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất? và dạy dưới hình thức nào?
 Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, được áp dụng trong nhà trường. Với trái tim người mẹ thứ hai trong năm học 2018- 2019 đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích tôi nghiên cứu “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động , sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ” nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, hoạt động ăn, ngủ của trẻ nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng 
và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục nói chung[1].
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 32 trẻ, lớp Hoa hồng 5, trường mầm non Quảng Phong.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp trò chuyện: Đàm thoại, trích dẫn, trò chuyện.
 - Phương pháp trò chơi: Cũng cố, ôn luyện, trò chơi học tập, trò chơi vận động, thực hành, trãi nghiệm.
 - Phương pháp trực quan: Sử dụng hình ảnh, động tác, tranh ảnh, tài liệu trực quan.
 - Phương pháp thực hành.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.
 Kỹ năng sống chính là chiếc chìa khóa vàng cho sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người.
 Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này[2]. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân, nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Đó chính là kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. 
 Bởi trẻ em của chúng ta ngày nay đang sống trong xã hội phức tạp, ở đấy có rất nhiều điều tốt nhưng cũng không ít những thói hư, tiêu cực sảy ra xung quanh trẻ và chúng ta dạy trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm, những điều không nên làm, dạy trẻ tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu, giao tiếp, dạy trẻ biết hợp tác, biết chia sẻ, biết lắng nghe, trình bày ....vv và những kỹ năng này sẽ theo trẻ suốt cuộc đời.
 	 Hơn thế, phát triển kỹ năng sống cho trẻ thúc đẩy sự phát triển tích cực của cá nhân trẻ và là tiền đề cho phát triển toàn diện của trẻ. Học để cùng chung sống đó là vấn đề then chốt hiện nay của giáo dục. Xu hướng giáo dục thế giới đang quan tâm đến vấn đề giáo dục và trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng sống, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử để giải quyết các vấn đề quan hệ xã hội để tự bảo vệ mình, đồng thời hướng đến môi trường giáo dục hòa hợp, hợp tác, thân thiện cho trẻ em và trẻ là giai đoạn học tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục những kỹ năng cốt lõi cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ[2].
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi.
 	Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Quảng xương cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà Trường đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nâng cao, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông qua các chuyên đề, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn...Đặc biệt, nhà trường đã triển khai thực hiện đề án 1615 đến từng giáo viên, và được bồi dưỡng ngay ở đầu năm học.
 	Trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp.
 	Bản thân là một giáo viên mầm non có kinh nghiệm đứng lớp lâu năm, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên ở lớp phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp dạy trẻ. Có 2GV/ lớp và có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn.
 	Phòng lớp có không gian rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng trang thiết bị hiện đại, có đủ các loại đồ chơi ngoài trời, khuôn viên sân chơi, vườn cổ tích xanh sạch đẹp đảm bảo cho trẻ hoạt động và trải nghiệm.
 	Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, có lòng yêu thương trẻ, tận tụy với công việc. Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tài liệu, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
 	100% trẻ đã qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã có nề nếp, thói quen trong vui chơi, học tập và sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non.
* Khó khăn
Qua khảo sát trẻ tôi nhận thấy: Trẻ đa số chiếm tới 95% là nhút nhát, thiếu tự tin hạn chế về giao tiếp và khả năng trình bày diễn đạt suy nghĩ của mình.
 	Qua trao đổi với phụ huynh tôi nhận thấy: đa số phụ huynh mong muốn con em mình được học đọc, học viết ngay từ những năm tháng đầu ở mẫu giáo, rất ít phụ huynh quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, hầu hết phụ huynh ít giao tiếp với trẻ, ít lắng nghe và tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp, được trình bầy suy nghĩ của mình.
 	 	Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Đa số phụ huynh đi làm công ty, ít có thời gian giành cho trẻ, nhiều lúc còn phó mặc con cái cho ông bà nhiều, dẫn tới trẻ hầu hết chưa có các kỹ năng sống cơ bản, chưa biết ứng phó với các tình huống trong cuộc sống.
 	Trong lớp đa số trẻ chưa có nề nếp. các cháu còn bỡ ngỡ và nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh; trẻ nói năng không mạch lạc, rõ ràng, một số trẻ chưa tụ giác trong việc chào hỏi người lớn , bạn bè, 
khả năng tiếp thu bài chậm.
 	Trẻ chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, ngay cả tại nhóm lớp, nhà trường, gia đình, nơi công cộng
 	Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử, chính vì vậy trẻ thiếu hụt các kỹ năng sống cần thiết,
Đa số trẻ chưa có thói quen tự vệ sinh thân thể như: đánh răng, rửa mặt, rửa tay, tắm,..... 
 	Phần lớn trẻ chưa chủ động trong các hoạt động tự phục vụ bản thân hàng ngày, do trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song còn hạn chế trong việc vận dụng các nội dung giáo dục kỹ năng sống trong thực hiện chương trình, 
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi của trường, lớp tương đối đầy đủ nhưng đồ dùng phục vụ cho các hoạt động rèn kỹ năng ứng phó vẫn còn hạn chế 
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
 	Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp tôi, tôi nhận thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
Mức độ nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số
Lượng
Tỷ lệ
%
Số
Lượng
Tỷ lệ
%
1.Kỹ năng giao tiếp
12
37,5%
20
62,5%
2.Kỹ năng tự lập
10
31,25%
22
68,75%
3.Kỹ năng làm việc nhóm
9
28,1%
23
71,9%
4.Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
5
15,6%
27
84,4%
Từ những tình hình và những hạn chế của trẻ của lớp năm học 2018-2019 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi” . để khắc phục những hạn chế, thiếu hụt về kỹ năng sống cho trẻ. 
 2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Bồi dưỡng kiến thức cho bản thân và xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
 	 Để có thể thực hiện tốt “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 5- 6 tuổi
 	 Sau khi tiếp thu tôi đã dành thời gian nghiên cứu kỹ nội dung đề án 1615 về "Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống" cho trẻ. Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm tôi đã phối hợp với tổ chuyên môn, giáo viên trên nhóm lớp đã căn cứ vào nội dung rèn kỹ năng sống, căn cứ theo độ tuổi, căn cứ theo tình hình thực tế của trẻ tại trường...để xây dựng kế hoạch và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi và thống nhất đưa vào các chủ đề, các hoạt động ở lớp. Tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để dạy trẻ cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao.
 	Tham gia tiếp thu các chuyên đề do phòng GD&ĐT và tổ chuyên môn nhà trường tổ chức.
 	Tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên
 	Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí mầm non.
 	Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 
 	Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (nhà xuất bản đại học quốc gia).
 	Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu giáo. 
Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo. Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống
Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta trên các kênh truyền hình như VTV3 vào tối chủ nhật hàng tuần.
Thông qua các tình huống diễn ra trong đời sống hiện thực ngày nay, nhất là đối với xã hội trẻ em...tôi đã sưu tầm được và dùng làm tư liệu nghiên cứu và áp dụng để rèn kỹ năng sống cho trẻ. 
* Ví dụ:
 	+ Chủ đề: “Trường mầm non” Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như: chỉ 
số 19: Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn; chỉ số 26: Không cắt ngang lời người khác đang nói, không nói leo; chỉ số 44: Biết cùng cô làm công việc vừa sức; chỉ số 45: Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp; chỉ số 81: Thể hiện sự thân thiện đoàn kết với bạn bè.; không đi theo hoặc nhận quà của người lạ khi chưa được sự đồng ý của người thân
 	+ Chủ đề bản thân: tôi lựa chọn kỹ năng tự phục vụ như: Chỉ số 44: Tự mặc, cởi quần áo đúng cách, cài và mở được các cúc; chỉ số 22: Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và nhu cầu của bản thân; chỉ số 43: Biết rữa tay và chảy răng đúng cách, không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt quần, áo; Chỉ số 56: Nói được thông tin quan trọng về bản thân, gia đình, những người gần gũi. Kêu cứu gọi người xung quanh giúp đỡ khi mình hoặc người khác gặp nguy hiểm, đánh đập, bị ngã chảy máu.
 	+ Chủ đề gia đình: Tôi dạy trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với bạn, không quậy phá làm ồn, nhận biết và thể hiện cảm xúc, chia sẻ đồng cảm không đi theo hoặc nhận quà của người lạ khi chưa được sự đồng ý của người thân 
 	+ Chủ đề: “ phương tiện giao thông” Dạy trẻ kỹ năng tuân thủ một số quy
 định giao thông khi đi trên đường, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đi 
nhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy nhau. Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống; giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt.
3.2.2. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua giải quyết tình huống, ứng phó.
 	Khi chơi với bạn, khi hoạt động nhóm có thể sảy ra rất nhiều tình huống tích cực và tiêu cực khác nhau, nên trao đổi ý tưởng, giải quyết các xung đột. Đây là một trong những kỹ năng giúp trẻ kiểm soát hành vị, ngăn ngừa tình huống xấu có thể xảy ra và tư duy tích cực giải quyết nhanh vấn đề. Thay bằng việc cô giáo hay người lớn giúp trẻ giải quyết nhanh vấn đề xảy ra giữa trẻ như ta vẫn thường làm thì hãy để tự trẻ giải quyết khi xung đột xảy ra. Đây là cơ hội trẻ biết kìm chế bản thân, tích cực tư duy.
 	Những tình huống sảy ra khi trẻ chơi, hay khi thảo luận, tôi không giải quyết giúp trẻ mà để trẻ tự giải quyết, tự tìm cách hòa giải với bạn.
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi rất vui vẻ, bỗng dưng có 2 bé trai tranh giành nhau một chiếc ô tô đồ chơi không ai chịu nhường ai. Để ngăn ngừa tình huống xấu có thể xảy ra, tôi tới bên 2 bé hỏi vì sao các con lại tranh giành nhau, sau đó khuyên 2 bé rằng "chúng mình chơi với nhau thì phải biết nhường nhịn nhau, chia sẽ với nhau, thế mới là người bạn tốt các con ạ", rồi sau đó tôi để 2 bạn tự làm hòa với nhau và chơi cùng nhau
2.3.3. giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua giao tiếp. 
 	Để giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, chia sẻ cảm xúc với mọi người, giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được giao tiếp, được trò chuyện thảo luận với các bạn, với cô giáo. dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ[3]. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. 
 	Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi: giờ đón trẻ, trả trẻ... kể trẻ nghe những câu chuyện đời thường có những tấm gương tốt để trẻ học tập, khuyến khích trẻ giao tiếp, kể lại chuyện, hay nói lên những suy nghĩ về nhân vật, nội dung chuyện...
 	Trong những hoạt động nhóm tôi thường đưa ra những nội dung để trẻ cùng thảo luận, tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp, nói lên suy nghĩ, chính kiến của bản thân. Tập cho trẻ có kỹ năng trình bày, phát triển ý kiến, mạnh dạn trước đám đông.
 Ví dụ: Khi cho trẻ chơi hoạt động góc, ở nhóm chơi xây dựng tôi thường 
hỏi các trẻ trong nhóm: hôm nay các con sẽ chơi về đề tài gì? Thì các trẻ lập tức hội ý và trưởng nhóm sẽ đưa ý kiến của nhóm mình. Tôi hỏi tiếp: với đề tài này các con sẽ cần những nguyên vật liệu gì? xây những gì? và xây như thế nào? Trẻ sẽ tự nói được ý tưởng của mình. Từ đó trẻ sẽ tự phân công mỗi bạn thực hiện một công đoạn, một nhiệm vụ để hoàn thành góc chơi của nhóm.
2.3.4. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua quá trình "giao nhiệm vụ".
 	Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ đã thực hiện được một số công việc vừa sức, giúp đỡ 
người lớn như: quét nhà, lấy bát, chia bát thìa, kê ghế...nếu chúng ta luôn làm thay trẻ, cho rằng trẻ còn nhỏ chưa thể làm được những công việc đó thì vô tình chúng ta biến trẻ trở nên thụ động, ngại lao động, không biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người. Mà thông qua quá trình sai vặt trẻ, trẻ sẽ được rèn những kỹ năng cơ bản như: lao động giúp đỡ người lớn, tự phục vụ bản thân,.... bên cạnh đó trong quá trình trẻ thực hiện công việc người lớn sai trẻ cũng sẽ tích lũy được những kinh nghiệm khi thực hiện công việc được giao, trẻ tự tin vào bản thân mình hơn, tự khẳng định mình trước trước người lớn và bạn bè[4].
 Ví dụ: Tôi giao nhiệm vụ cho tổ trưởng, nhóm trưởng: con giúp cô cho tổ mình, nhóm mình sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi trong lớp cho gọn gàng, đúng nơi quy định nhé...
 	 Để thực hiện yêu cầu của cô trẻ phải ghi nhớ các chỉ dẫn, quá trình đó trẻ được rèn luyễn kỹ năng chú ý lắng nghe người khác nói, kỹ năng ghi nhớ, hành động giúp đỡ người khác... chúng ta giao nhiệm vụ trẻ như thế sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống bên cạnh đó trẻ cũng tự khẳng định được bản thân trước mọi người và bạn bè trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong các hoạt động.
 	* Lưu ý: Khi sử dụng biện pháp này chúng ta không nên quá lạm dụng, nó sẽ mang lại tác dụng không mong muốn đối với trẻ và khi giao nhiệm vụ trẻ chúng ta phải chú ý lời nói tránh những câu mệnh lệnh, những yêu cầu ngoài sức của trẻ, bởi trẻ của chúng ta học tập người lớn rất nhanh, những gì chúng ta vô tình sử dụng những chuẩn mực không phù hợp với trẻ, trẻ sẽ bắt chước, điều nà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi.doc