Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầu giáo lớn (5 - 6 tuổi) ở trường mầm non Đông xuân, huyện Đông sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầu giáo lớn (5 - 6 tuổi) ở trường mầm non Đông xuân, huyện Đông sơn, tỉnh Thanh Hóa

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,

trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho

trẻ em vào lớp một. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh

lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù

hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền

tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời {1}.

Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng nền tảng giúp trẻ mẫu giáo

hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng vào lớp một. Giáo dục kỹ

năng sống là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của trẻ mẫu

giáo{2}. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo đó là những hoạt động tích

cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp

trẻ có thể ứng phó với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng

xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh

thần, thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống {3}

pdf 21 trang thuychi01 7116
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầu giáo lớn (5 - 6 tuổi) ở trường mầm non Đông xuân, huyện Đông sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦU GIÁO LỚN ( 5-6 TUỔI) Ở 
TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG XUÂN, HUYỆN ĐÔNG SƠN, 
TỈNH THANH HÓA 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiền 
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Đông Xuân, 
 huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên Môn 
THANH HÓA NĂM 2018 
 2 
MỤC LỤC 
TT NỘI DUNG Trang 
 Mục lục 1 
1. MỞ ĐẦU 2 
1.1. Lý do chọn đề tài 2 
1.2. Mục đích nghiên cứu 3 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 
2.1. Cơ sở lý luận. 4 
2.2. Thực trạng của vấn đề. 5 
2.1.1. Thực trạng chung 5 
2.2.2. Thuận lợi 5 
2.2.3. Khó khăn 5 
2.2.4. Khảo sát chất lượng đầu năm học 6 
2.3. Các biện pháp thực hiện 6 
2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện. 6 
2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ. 
7 
2.3.3. Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt 
động học 
8 
2.3.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ kỹ năng sống qua hoạt 
vui chơi và hoạt động khác 
11 
2.3.5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ 
huynh. 
15 
2.4. Hiệu quả đạt được: 16 
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16 
3.1. Kết luận: 16 
3.2. Kiển nghị 17 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 
 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 19 
 3 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài. 
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, 
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho 
trẻ em vào lớp một. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh 
lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù 
hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền 
tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời {1}. 
Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng nền tảng giúp trẻ mẫu giáo 
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng vào lớp một. Giáo dục kỹ 
năng sống là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của trẻ mẫu 
giáo{2}. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo đó là những hoạt động tích 
cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp 
trẻ có thể ứng phó với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. 
Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng 
xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh 
thần, thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống {3}. 
Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên, đóng vai trò vô cùng 
quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ. Việc 
chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển tốt từ lứa tuổi mầm non sẽ góp phần tạo nền 
móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ 
chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ 
ràng, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Trong 
đó cô giáo mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và phát triển của 
trẻ. Bởi vậy giáo viên cần có những kiến thức mới về sự phát triển của trẻ, cùng 
những phương pháp dạy học tốt nhất để cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần 
thiết, góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. 
Việc trang bị vốn sống cho trẻ là một điều cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp 
trẻ ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với 
mọi người xung quanh, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, thể hiện bản 
thân một cách tích cực, lành mạnh. Không chỉ vậy, kỹ năng sống còn giúp trẻ 
không bị rối trí hay hoang mang khi đối mặt trước những khó khăn trong cuộc 
sống. 
Đúng như ông cha ta có câu ‘Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” để 
nói về một người giỏi giang, cái gì cũng có thể biết, có thể ứng phó trước mọi 
tình huống. Thế nhưng ngày nay, hầu như các bậc phụ huynh thường chú trọng 
đến việc cho trẻ học hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, nhận biết các sự vật hiện 
tượng xung quanh, ngoại ngữ, tin học{5} mà quên rằng cần phải cho trẻ học 
 4 
thêm cả kỹ năng sống. Mà kỹ năng sống đối với trẻ là một điều cực kỳ quan 
trọng. Kỹ năng sống luôn rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại và sau này của trẻ. 
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành 
thái độ giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản 
thân tránh khỏi những nguy hiểm {3}. Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống 
xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên, 
từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ 
năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi 
những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm, khi phải giải quyết các tình 
huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những kỹ năng sống phù 
hợp giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. 
Qua nhiều năm đứng lớp tôi nhận thấy ở trẻ các kỹ năng sống chưa đồng 
đều, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện gía đình vào tính cách của từng trẻ, trẻ 
còn thụ động và phụ thuộc vào sự rèn luyện của cô giáo và người lớn xung 
quanh trẻ. Vì vậy kết quả giáo dục trẻ chưa có hiệu quả cao. Thực tế kỹ năng 
sống lại có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập, đến nhân cách toàn diện 
của trẻ. Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với trẻ mầm non, bản 
thân tôi là giáo viên hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn trăn trở, 
suy nghĩ làm thế nào để trẻ có kỹ năng sống tốt, kỹ năng sống đúng cách để 
trang bị cho trẻ kỹ năng sống cơ bản, giúp trẻ có kỹ năng sống tốt cho cuộc đời 
sau này của trẻ. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất 
lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non 
Đông Xuân, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh hóa” mong muốn trẻ được trang bị 
vốn sống tốt hơn, tạo tiền đề cho trẻ học tập có hiệu quả cao ở bậc học tiếp theo 
và trẻ có khả năng thích ứng với mọi sự biến động xung quanh. 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp tốt nhất giúp trẻ có những 
kỹ năng sống cơ bản đúng cách, từ đó nâng cao chất chăm sóc giáo dục trẻ ở 
trường mầm non Đông Xuân, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 
lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non Đông Xuân, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh hóa 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Để nghiên cứu đề tài này tôi áp dụng các phương pháp sau 
*Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 + Phương pháp khái quát hóa 
 + Phương pháp phân tích tổng hợp 
 Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng 
cơ sở lý luận của đề tài 
 *Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 + Phương pháp điều tra; 
 + Phương pháp đàm thoại 
 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
 + Phương pháp thực nghiệm sự phạm 
 5 
 * Phương pháp thống kê toán học 
 Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây 
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như: 
2. NỘI DUNG 
2.1 . Cơ sở lý luận. 
 Thực hiện công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 
của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại 
các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX. Đối với giáo dục mầm non là giúp trẻ nhận 
thức về bản thân; sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an toàn thông 
thường, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kỹ năng xã 
hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình 
thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi 
trường {6}. 
Trẻ mầm non là độ tuổi giúp trẻ rèn kỹ năng cũng như thói quen của bản 
thân tốt nhất. Có rất nhiều kỹ năng sống cho trẻ có hoạt động đơn giản phù hợp 
với lứa tuổi này. Trong số vô vàn những kỹ năng thì các nhóm kỹ năng sống cho 
trẻ mầm non gồm có 5 kỹ năng quan trọng chủ yếu. 
Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Đây là kỹ năng rất quan trọng cần trang bị 
cho trẻ ngay từ thời gian trẻ còn học lớp mầm non. Việc cho trẻ sớm tham gia 
vào những công việc lao động phù hợp như: Cho trẻ tự sắp xếp, dọn đồ chơi sau 
khi chơi xong, trẻ biết phụ mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn phòng của mình, tự thay đồ 
hay ít nhất là biết tự rửa tay, tự biết vệ sinh cá nhân {5}. 
 Qua những việc làm tự phục vụ bản thân đó, trẻ mới hiểu rõ được giá trị 
của lao động và thông cảm, biết thương yêu cha mẹ hơn. Ngoài ra việc giúp trẻ 
vận động chân tay cũng giúp sức khỏe của trẻ phát triển hơn. Từ những hành 
động đơn giản việc tự phục vụ khi còn nhỏ này sẽ giúp trẻ chủ động và độc lập 
trong mọi công việc sau này. 
Kỹ năng hợp tác: Giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một 
công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết 
cảm thông và cùng làm việc với các bạn {5} . 
Kỹ năng giúp trẻ tự tin: Tự tin là khi trẻ mạnh dạn thể hiện các khả năng 
bản thân trong mối quan hệ với xã hội, trẻ không ngại khám phá những điều mới 
mẻ, thú vị trong cuộc sống{5}. Từ đó tạo tiền đề giúp trẻ tự trau dồi và học tập 
các kiến thức, kỹ năng một cách dễ dàng hơn. Tự tin cũng là yếu tố giúp trẻ vượt 
qua những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời. 
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ 
tồn tại và phát triển. Giai đoạn đầu, trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, qua biểu 
cảm ánh mắt, qua tiếng khóc Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình 
thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉNhư vậy giao tiếp là năng lực 
cần thiết nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống {5}. 
Kỹ năng bảo vệ bản thân: Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước 
những nguy hiểm, giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng bảo vệ bản như: Kỹ 
năng an toàn khi chơi, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng xử lý khi bị lạc, 
an toàn khi tham gia giao thông {5}. 
 6 
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết 
và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi đứa trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự 
ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải 
nghiệm khác nhau nên cô giáo cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp 
lý dựa trên quan điểm then chốt của giáo dục mầm non là “Lấy trẻ làm trung 
tâm” và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải 
nghiệm. Với kỹ năng sống phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức từ 
cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để 
 sống an toàn, phát triển. 
2.2. Thực trạng của vấn đề. 
2.2.1. Thực trạng chung: 
Hiện nay nhiều bậc cha mẹ quá bao bọc con đến nỗi khi con lớn vẫn 
không để con đụng tay chân đến việc nhà. Đã bao giờ các bậc cha mẹ nghĩ khi 
con mình đi vắng, con ở nhà một mình thì sẽ sống thế nào khi không có sự giúp 
đỡ của bố mẹ?{5}. Chính vì vậy, việc xây dựng kỹ năng sống là thực sự cần 
thiết. Khi giúp trẻ xây dựng kỹ năng sống thì chúng ta để trẻ chủ động, tự tin với 
công việc của mình. Hãy để trẻ tự làm và người lớn chỉ là người hướng dẫn. 
Điều này rất cần sự kiên nhẫn của bố mẹ. 
Cha mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ trau dồi kỹ 
năng sống cho trẻ. Vì vậy hãy tạo điều kiện trò chuyện, giáo dục, hướng dẫn rèn 
luyện để trẻ tiếp cận, thực hiện được tốt hơn. Chúng ta tạo môi trường phù hợp 
cho trẻ, tạo điều kiện giúp trẻ được giao tiếp, được thực hiện, được rèn luyện 
đồng thời tạo cơ hội và khuyến khích cho trẻ được tương tác, giao tiếp với bạn 
bè và mọi người xung quanh. 
 2.2.2. Thuận lợi: 
 Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn, 
với tổng số cháu 27 cháu trong đó có 12 cháu nam, 15 cháu nữ có một số các 
cháu là con em cán bộ công chức, viên chức nên phụ huynh quan tâm đến công 
tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 
Trường mầm non Đông Xuân đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, cơ sỏ vật chất 
nhà trường tương đối đảm bảo. Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ đồ dùng, 
đồ chơi để hoạt động, trang trí lớp với những hình ảnh phong phú, hấp dẫn để lôi 
cuốn trẻ vào hoạt động. 
Bản thân là tổ phó chuyên môn, trực tiếp phụ trách chuyên môn khối mẫu 
giáo lớn nên việc làm đồ dùng, đồ chơi, sưu tầm tranh ảnh giáo dục kỹ năng 
sống, xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chủ động và dễ dàng 
hơn. 
 Bản thân là người địa phương, nên rất hiểu được hoàn cảnh và điều kiện 
sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp. 
 Đa số trẻ trong lớp có sức khỏe tốt, đã học qua lớp mẫu giáo bé và nhỡ. 
nên có thói quen nề nếp trong học tập cũng như các thói quen, kỹ năng vệ sinh. 
2.2.3. Khó khăn: 
Trẻ trong lớp tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không 
được đồng đều. Một số trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, đặc biệt trẻ ở lứa 
 7 
tuổi này vốn kinh nghiệm sống còn ít nên mọi hoạt động còn phụ thuộc vào 
người lớn. 
Tuy là địa bàn thị trấn nhưng nhà trường lại là khu vực nông thôn, nên 
nhận thức cũng như công việc, điều kiện kinh tế hạn chế. Do đó một số phụ 
huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
Do công việc cho nên bản thân chưa dành nhiều thời gian cho công tác 
phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ. 
2.2.4. Khảo sát chất lượng đầu năm học: 
Trước thuận lợi và khó khăn trên khi tiến hành áp dụng các biện pháp tôi 
khảo sát chất lượng đầu năm học như sau. 
Kết quả khảo sát đầu năm học ( tháng 9/2017) 
Đạt Chưa đạt TT Nội dung khảo Tổng 
số trẻ Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ Tỷ lệ% 
1 Kỹ năng tự phục vụ 27 17 63 10 37 
2 Kỹ năng giao tiếp 27 15 55.5 12 44.5 
3 Kỹ năng hợp tác 27 13 48 14 52 
4 Kỹ năng mạnh dạn tự tin 27 13 48 14 52 
5 Kỹ năng bảo vệ bản thân 27 16 59 11 41 
Qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy kết quả chưa cao. Kỹ năng tự 
phục vụ mới đạt 63%; kỹ năng giao tiếp mới đạt 55.5%; kỹ năng tự phục vụ bản 
thân mới đạt 70%; đặc biệt kỹ năng hợp tác rất thấp mới đạt 48% và kỹ năng 
mạnh dạn, tự tin mới đạt 48%. Chính vì vậy tôi suy nghĩ, tìm tòi và áp dụng một 
số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 
tuổi ở trường mầm non Đông Xuân như sau. 
2.3. Biện pháp thực hiện. 
2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện. 
Việc xây dựng kế hoạch là một nội dung, công việc được sắp xếp theo 
trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch xây dựng cần cụ thể, 
chi tiết rõ ràng giúp cho việc thực hiện kế hoạch một cách dễ dàng hơn, hiệu 
quả thực hiện cũng cao hơn. Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt được kết quả tốt 
tôi lên kế hoạch dạy trẻ với nội dung trọng tâm phù hợp theo chủ đề trong năm 
học như sau. 
 Ví dụ: Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống vào các chủ đề 
* Chủ đề: Trường mầm non. 
Nghiên cứu nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các tài liệu bồi 
dưỡng. 
Cho trẻ làm quen với một số kỹ năng sống đơn giản hàng ngày. 
Lồng ghép nội dung tuyên truyền qua các bảng tuyên truyền tại lớp từng 
chủ đề sao cho phù hợp. 
Giúp trẻ nhận thức bản thân. Giọng nói trong giao tiếp 
*Chủ đề: Bản Thân. 
Tập cho trẻ có một số thói quen tốt và các kỹ năng sống trong sinh hoạt 
hàng ngày. 
Lồng ghép kỹ năng sống vào giờ hoạt động học, mọi lúc, mọi nơi và các 
hoạt động khác. 
 8 
Dạy trẻ cách chào hỏi người lớn; cách chào hỏi bạn bè 
* Chủ đề: Gia đình. 
Rèn cho trẻ có một số thói quen tốt và kỹ năng sống cơ bản trong sinh 
hoạt như: Biết lắng nghe, biết tự bảo vệ sức khỏe của mình, biết phòng tránh 
một số nơi nguy hiểm... 
Tập cho trẻ làm quen với các thao tác kỹ năng phòng chống các tai nạn 
 thông thường hàng ngày trẻ hay gặp. 
* Chủ đề: Nghề nghiệp. 
Giáo dục cho trẻ thực hiện hoạt động khám phá trải nghiệm đơn giản về 
các kỹ năng sống hàng ngày. 
Trẻ biết thực hiện thao tác vai chơi ở góc phân vai tương đối thành thạo 
Lồng ghép nội dung tuyên truyền qua nội dung của chủ đề về các kỹ năng 
tình cảm xã hội 
Giáo dục vệ sinh thân thể: Tập tính ngăn nắp; Tính chính xác; Tư thế, 
dáng điệu 
* Chủ đề: Thế giới động vật. 
 Cô và trẻ làm sách tranh về các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của trẻ. 
Trao đổi kinh nghiệm khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong 
quá trình hoạt động với đồng nghiệp. 
Giáo dục trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi; vượt qua nỗi sợ hãi; sự quan tâm 
* Chủ đề: Thế giới thực vật. 
Tiếp tục cho trẻ học và khám phá về các kỹ năng sống qua các hoạt động 
học, trò chơi ở các góc và mọi lúc, mọi nơi. 
Giáo dục trẻ thể hiện được các kỹ năng sống qua quá trình trẻ chơi và 
khám phá, trải nghiệm. 
Giáo dục trẻ biết tự thay quần áo, tự mang giày dép, tự sắp xếp đồ dùng cá 
nhân ngăn nắp 
* Chủ đề: Giao thông. 
Sưu tầm tranh ảnh về giáo dục các kỹ năng sống để giáo dục trẻ qua các 
hoạt động hàng ngày. 
Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống qua nội dung của chủ đề để 
tuyên truyền với phụ huynh. 
* Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên. 
Dạy trẻ cách phòng, tránh tai nạn và khả năng tự vệ khi có tình huống xấu 
xảy ra. 
Dạy trẻ cách đi, đứng, ăn mặc 
Dạy trẻ nói lời hay ý đẹp trong giao tiếp 
* Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác hồ - trường tiểu học 
Đánh giá theo dõi sự tiến bộ của trẻ về thực hiện các kỹ năng sống cơ bản 
thường ngày. 
Đánh giá kết quả trên trẻ về kỹ năng sống. 
Như vậy với đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là đa số trẻ còn nhút nhát, 
chưa mạnh dạn tự tin, chưa có tính hợp tác cao, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, 
do đó tuỳ vào từng hoạt động, tình hình thực tế, tùy theo từng đối tượng trẻ để 
 9 
tôi có biện pháp giáo dục phù hợp nhằm mang lại kết quả giáo dục cao nhất cho 
trẻ. 
 2.3.2.Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
Xây dựng môi trường giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ 
mầm non. Môi trường giáo dục là tạo cơ hội cho trẻ học hỏi, tìm tòi, khám phá, 
phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt 
động một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành 
và phát triển. Môi trường giáo dục phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho 
trẻ vừa có tác dụng giáo dục, vừa có tính thẩm mỹ và được xây dựng trong suốt 
quá trình học của trẻ. Môi trường hoạt động giúp trẻ thích thú, được trải nghiệm, 
được khám phá, được tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp 
trẻ tự tin, năng động hơn. 
Chính vì vậy mà khi phân nhóm, phân tổ tôi cũng phải chú ý để sắp xếp 
trẻ ngồi theo tổ, theo nhóm cho phù hợp, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 
mầm non và tính cách của từng trẻ để tôi phân nhóm, phân tổ và đưa ra phương 
pháp giáo dục cho phù hợp. 
Ví dụ 1: Ở lớp tôi chia lớp thành 3 tổ và trong mỗi tổ có 2 nhóm, mỗi 
nhóm từ 4-5 cháu, trong nhóm tôi phân đều có trẻ nhút nhát, trẻ hiếu động và trẻ 
trung bình. Trẻ nhút nhát ngồi cùng trẻ hiếu động, để khi tham gia các hoạt động 
trẻ có thể hổ trợ giúp đỡ nhau, trẻ yếu học tập trẻ tốt, trẻ tốt khuyến khích hướng 
dẫn trẻ yếu, trẻ kém. 
 Môi trường giáo dục ảnh hưởng rất nhiều đến với trẻ. Chính vì vậy khi 
trang trí nhóm lớp tôi lựa chọn một số hình ảnh mang tính giáo dục để trang trí. 
Ví dụ 2: Góc xây dựng tôi tranh trí những hình ảnh có các trẻ cùng nhau 
chơi xây dựng công trình, trẻ đang chở nguyên vật liệu, trẻ đang lắp ghép cây, 
trẻ đang xây hàng rào, trẻ xây nhà. Qua đó giáo dục trẻ khi chơi cùng hợp tác 
với nhau để xây dựng công trình. 
 Ví dụ 3: Góc nghệ thuật trang trí với hình ảnh ngộ nghĩnh trẻ đang sử 
dụng các loại nhạc cụ biểu diễn âm nhạc rất tự nhiên. 
 Ví dụ 4: Trong lớp tôi dành riêng một góc giáo dục kỹ năng sống như: Kỹ 
năng mặc quần áo, kỹ năng gấp quần áo, kỹ năng cài cúc áo, kỹ năng kéo khóa 
kỹ năng đi giày dép, kỹ năng chải răng, rửa mặt, chải đầu. Các nội dung giáo 
dục kỹ năng sống được thay đổi thường xuyên theo chủ đề

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_nang_song_c.pdf