SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngày lễ, ngày hội trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngày lễ, ngày hội trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Thế giới ngày nay đang đứng trước nhiều thách thức, môi trường mang tính chất và quy mô toàn cầu. Sự ô nhiễm và sức tàn phá do con người gây ra đối với tự nhiên đã vượt quá năng lực tái sinh của quả đất. Con người đang ra sức phá hủy thiên nhiên vì sự sống của mình và do đó cũng đang phá hủy cơ sở sống của chính bản thân mình.

Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay đang là vấn đề cấp thiết, tuy công nghiệp chưa phải là phát triển, trình độ đô thị hóa còn thấp. Đất nước ta đã trải qua ba cuộc chiến tranh kéo dài gần 40 năm, tình trạng chiến tranh đã kìm hãm sự phát triển và hủy diệt môi trường sống một cách khủng khiếp nhất, với một cường độ mãnh liệt nhất và trên một quy mô rộng lớn. Đó là yếu tố xã hội và quốc tế có tác động tiêu cực nhất đến môi trường, đã để lại những hậu quả trực tiếp, tàn nhẫn và bi thảm, có ảnh hưởng sâu sắc, kéo dài qua nhiều thế hệ mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu và khắc phục.

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, đối với sự phát triển kinh tế - văn hoá của đất nước, của nhân loại. Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa. thì đó là sự suy thoái nặng nề về môi trường. Ta có thể thấy thiên nhiên chưa bao giờ nổi giận một cách đáng sợ như trong những năm đầu của thế kỉ XXI, qua hàng loạt vụ sóng thần, lũ lụt rồi đến hạn hán, động đất đến dịch bệnh, ô nhiễm . trên toàn cầu và đã kéo theo những hệ quả khó lường, để lại những hậu quả rất lớn mà chúng ta phải gánh chịu.

Vậy nguyên nhân từ đâu? Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như nạn phá rừng, khai thác gỗ trái phép, khí thải từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy công nghiệp, rác thải từ sinh hoạt và công nghiệp, nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách,. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến gây ô nhiễm môi trường chính là ý thức của con người do thiếu hiểu biết, vì những lợi ích cá nhân trước mắt, lợi ích cục bộ mà không màng đến hậu quả trầm trọng xảy ra về sau, đó là đã tự mình hủy diệt môi trường tạo ra hiểm họa khôn lường cho cuộc sống của chính con người.

 

doc 19 trang thuychi01 6724
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngày lễ, ngày hội trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới ngày nay đang đứng trước nhiều thách thức, môi trường mang tính chất và quy mô toàn cầu. Sự ô nhiễm và sức tàn phá do con người gây ra đối với tự nhiên đã vượt quá năng lực tái sinh của quả đất. Con người đang ra sức phá hủy thiên nhiên vì sự sống của mình và do đó cũng đang phá hủy cơ sở sống của chính bản thân mình.
Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay đang là vấn đề cấp thiết, tuy công nghiệp chưa phải là phát triển, trình độ đô thị hóa còn thấp. Đất nước ta đã trải qua ba cuộc chiến tranh kéo dài gần 40 năm, tình trạng chiến tranh đã kìm hãm sự phát triển và hủy diệt môi trường sống một cách khủng khiếp nhất, với một cường độ mãnh liệt nhất và trên một quy mô rộng lớn. Đó là yếu tố xã hội và quốc tế có tác động tiêu cực nhất đến môi trường, đã để lại những hậu quả trực tiếp, tàn nhẫn và bi thảm, có ảnh hưởng sâu sắc, kéo dài qua nhiều thế hệ mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu và khắc phục.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, đối với sự phát triển kinh tế - văn hoá của đất nước, của nhân loại. Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa... thì đó là sự suy thoái nặng nề về môi trường. Ta có thể thấy thiên nhiên chưa bao giờ nổi giận một cách đáng sợ như trong những năm đầu của thế kỉ XXI, qua hàng loạt vụ sóng thần, lũ lụt rồi đến hạn hán, động đất đến dịch bệnh, ô nhiễm ... trên toàn cầu và đã kéo theo những hệ quả khó lường, để lại những hậu quả rất lớn mà chúng ta phải gánh chịu.
Vậy nguyên nhân từ đâu? Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như nạn phá rừng, khai thác gỗ trái phép, khí thải từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy công nghiệp, rác thải từ sinh hoạt và công nghiệp, nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách,... Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến gây ô nhiễm môi trường chính là ý thức của con người do thiếu hiểu biết, vì những lợi ích cá nhân trước mắt, lợi ích cục bộ mà không màng đến hậu quả trầm trọng xảy ra về sau, đó là đã tự mình hủy diệt môi trường tạo ra hiểm họa khôn lường cho cuộc sống của chính con người.
Bảo vệ môi trường hiện là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường cũng đang là một vấn đề quan tâm sâu sắc, là vấn đề nóng bỏng đang được rất nhiều các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo. Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “ Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục Quốc dân” và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững cho đất nước.
Bậc học mầm non được xem là giai đoạn quan trọng nhất để đặt nền móng cho việc giáo dục bảo vệ môi trường, điều đó được thể hiện qua nội dung: “Cung cấp cho trẻ em hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ” [1]. Ngày 21/4/2006 Vụ Giáo dục Mầm non đã có công văn hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 02/2005/BGD&ĐT về “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn 2005-2010” đối với các trường mầm non “Đảm bảo 100% giáo viên được tham gia bồi dưỡng hàng năm về các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách hợp lý, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi về giáo dục bảo vệ môi trường, thi rèn kỹ năng sống văn minh của trẻ, xây dựng môi trường mầm non xanh- sạch- đẹp và an toàn.”[2].
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn rất nhạy cảm để phát triển ý thức về sự tôn trọng và chăm sóc môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ, việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ ở giai đoạn này là rất cần thiết. Những vấn đề xảy ra liên quan tới cuộc sống hiện thực luôn là tâm điểm thu hút trẻ quan tâm tìm hiểu cho nên các ngày hội ngày lễ trở thành nội dung giáo dục hết sức phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua ngày lễ, ngày hội là nuôi dưỡng trí tuệ và tâm hồn trẻ. Không những thế, những trải nghiệm trong hoạt động với môi trường ở giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn đến ý thức bảo vệ môi trường của trẻ trong những giai đoạn tiếp theo.
Hiện nay, bậc học Mầm non đã có nhiều biện pháp thúc đẩy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, như mở các lớp bồi dưỡng về giáo dục bảo vệ môi trường hàng năm cho giáo viên, có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ... Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường vẫn là vấn đề mới trong giáo dục mầm non do thời lượng ít, nội dung rời rạc chưa có hệ thống, hầu hết chỉ chú trọng vào hiện tượng, thực tế chưa có một hoạt động nào dành riêng cho giáo dục môi trường ở trường mầm non. Các kiến thức, kĩ năng giáo dục bảo vệ môi trường, sự hiểu biết về phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường của giáo viên còn hạn chế... Điều này làm cho giáo viên lúng túng trong việc cung cấp kiến thức, kĩ năng cũng như phát triển và duy trì mối quan tâm của trẻ đối với môi trường. Chính những lễ hội diễn ra mới thật sự là đối tượng thu hút sự quan tâm của trẻ, nội dung của nó chứa đựng tất cả những điều cần thiết để cụ thể hóa biểu tượng giáo dục của trẻ và giáo dục tình cảm cho trẻ. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua ngày lễ, ngày hội sẽ góp phần mang lại hiệu quả hơn. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngày lễ, ngày hội trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các ngày lễ, ngày hội trong các trường mầm non nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho trẻ ở trường mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các ngày lễ, ngày hội. 
Học sinh, giáo viên, phụ huynh của 4 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát:
Tôi tiến hành quan sát hành vi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động và sinh hoạt ở trường mầm non. Đồng thời, kết hợp quan sát hoạt động của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ để có cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non hiện nay. 
- Phương pháp điều tra:
Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 20 giáo viên của 04 trường mầm non thuộc địa bàn huyện Lang Chánh: Trường mầm non Thị Trấn; trường mầm non Đồng Lương; trường mầm non Yên Khương; trường mầm non Giao Thiện và 40 phụ huynh của các trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Phương pháp đàm thoại:
Đàm thoại với giáo viên, phụ huynh trẻ và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về những vấn đề liên quan đến các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng trong quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu.
II. NỘI DUNG
	1. Cơ sở lý luận.
Theo Điều 31, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005 “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hướng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
Công tác giáo dục bảo vệ môi trường rất quan trọng, vì vậy “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc chiến tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới” [3]. Ở nước ta 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường là “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học hoặc các hoạt động chính khóa đối với các cấp bậc học” [4]. Mà bậc học mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho các cấp học tiếp theo. 
Trẻ mầm non là độ tuổi có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh rất lớn để nhằm lĩnh hội tri thức và rất nhạy cảm với các vấn đề về môi trường. Đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi đang bước vào giai đoạn hình thành những nét ban đầu của nhân cách khi mà ý thức đang dần được hình thành và củng cố. Do đó, giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non là một việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa nhân văn to lớn, cần được quan tâm tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non và tiếp tục trong những năm học phổ thông sau này. Từ đó mới có thể hình thành ở trẻ những hành vi tích cực đối với môi trường xung quanh, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vốn hiểu biết còn hạn chế, khả năng nhận thức còn chưa cao nên không phải sự kiện nào cũng đưa vào giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ được mà chúng ta phải lựa chọn những lễ hội thật dễ hiểu, gần gũi và có giá trị với trẻ, phù hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức của trẻ, chứa đựng những tiềm năng cho trẻ tìm hiểu, khám phá như là: ngày tết Nguyên đán, ngày Hội đến trường của bé (5/9), tết Trung thu, ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6) Bên cạnh đó nhu cầu tham gia các hoạt động giáo dục của trẻ là rất mạnh mẽ, mà nhu cầu tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường chỉ là một trong số những nhu cầu cá nhân của trẻ và trong một hoàn cảnh nào đó, nó sẽ rất mờ nhạt và không đủ mạnh để vượt lên khỏi hệ thống nhu cầu cá nhân hình thành động cơ, hành vi bảo vệ môi trường, khi có các lễ hội hấp dẫn diễn ra và thu hút trẻ (ví dụ lễ hội ở địa phương, gia đình, dòng họ) thì những nhu cầu cá nhân này sẽ trỗi dậy mạnh mẽ, đặc biệt là nhu cầu hưởng thụ. Cho nên, để kích thích trẻ biết quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường khi các ngày lễ, ngày hội diễn ra thì trước hết người lớn chúng ta cần giáo dục nhu cầu bảo vệ môi trường cho trẻ. Để đạt được mục đích giáo dục bảo vệ môi trường khi cho trẻ tham gia các lễ hội thì chúng ta phải dùng các biện pháp tác động đến ý thức của trẻ như hình thức biểu dương, khen thưởng, tạo môi trường hấp dẫn để hình thành, định hướng động cơ, hành vi tích cực cho trẻ đối với môi trường.
Nội dung của các ngày lễ ngày hội là yếu tố kích thích trẻ thực hiện hành vi, trẻ sẽ bắt đầu đánh giá khả năng của bản thân và khả năng đáp ứng của môi trường trong điều kiện thực tế, huy động mọi hiểu biết, kinh nghiệm của mình về lễ hội như tên gọi, ý nghĩa, các hoạt động diễn ra cùng với lễ hội, thời điểm diễn ra lễ hội,...để tham gia hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt động.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, các ngày lễ, ngày hội là rất đa dạng, phong phú và diễn ra hàng ngày, hàng giờ không theo một trật tự nào cả. Nếu chúng ta không khai thác, không tác động thì chúng vẫn cứ diễn ra một cách tự nhiên, khách quan không phụ thuộc vào nội dung hay chương trình giáo dục nào. Vì vậy chúng ta lồng ghép nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường từ các ngày lễ ngày hội hiện thực xung quanh trẻ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả nhận thức của trẻ và giải quyết được nhiệm vụ giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, tất cả đều “do trẻ, vì trẻ và dựa vào trẻ” theo quan điểm về giáo dục môi trường trong trường mầm non.
2. Thực trạng
2.1. Thực trạng chung.
Lang Chánh là một huyện vùng cao biên giới, cách trung tâm thành phố Thanh hóa 100 km về phía tây, tổng diện tích tự nhiên 58.659,18 ha, dân số 48.835 người có 10 xã, 01 Thị Trấn và 99 thôn, bản, khu phố. Trong những năm gần đây với sự tăng trưởng về kinh tế, giáo dục Lang Chánh đã được sự quan tâm của các ban ngành trên địa bàn huyện nên chất lượng ngày một được nâng lên rõ rệt trong đó có bậc học mầm non. Hệ thống trường mầm non trên địa bàn được đầu tư về cơ sở vật chất toàn huyện có 11 trường mầm non, tổng số trẻ huy động trong năm học 2016 - 2017 là 3546 trẻ. Trong đó trẻ nhà trẻ là 730 đạt tỷ lệ huy động (34,5%), trẻ mẫu giáo là 2816 trẻ, riêng trẻ 5 tuổi là 827 trẻ đạt tỷ lệ 100%.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non có nhiều chuyển biến tích cực, tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm đáng kể so với năm học trước (giảm từ 1,5% - 2%/ năm). 100% các trường đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo quy định của các cấp, các ngành. Đẩy mạnh công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện trong các trường mầm non.
Chất lượng về giáo dục toàn diện tại các trường mầm non luôn được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy, ngoài việc trú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên thì công tác chỉ đạo kiểm soát chất lượng giáo dục cũng được phân cấp quản lí theo vùng, miền. Nhờ vậy, 100% các trường mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non; Đặc biệt, công tác phổ cập và tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học trường tiểu học đã được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
	2.2. Thực trạng về việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên và phụ huynh thông qua các ngày lễ, ngày hội.
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và phụ huynh về việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
	Qua khảo sát tôi đánh giá cao đối với việc nhận thức của giáo viên và phụ huynh khi họ khẳng định rất cần thiết phải giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong trường mầm non, phần lớn giáo viên và phụ huynh cũng đã nhận định sự cần thiết phải giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thông qua ngày lễ, ngày hội và đây cũng là tiền đề cho việc phát triển nhân cách sau này khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, cũng còn một số ít giáo viên và phụ huynh (5%) cho rằng không cần giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ, vì hành vi này nó sẽ tự xuất hiện khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Như vậy, chưa phải hoàn toàn giáo viên và phụ huynh chú trọng đến công tác giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục hành vi bảo vệ môi trường nói riêng cho trẻ mẫu giáo.
Bảng1: Kháo sát đánh giá của giáo viên và phụ huynh về mức độ cần thiết của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
STT
Mức độ
Giáo viên
Phụ huynh
SL (20)
Tỷ lệ (%)
SL (40)
Tỷ lệ (%)
1
Rất cần thiết
16
80
30
75
2
Cần thiết
03
15
05
12,5
3
Tương đối cần thiết
0
0
03
7,5
4
Không cần thiết
01
5
02
5
Bảng 2: Nhận thức của giáo viên và phụ huynh về mục đích giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.
STT
Mục đích
Giáo viên
Phụ huynh
SL
(20)
%
SL
(40)
%
1
Giúp trẻ có những hiểu biết về môi trường xung quanh gần gũi với trẻ.
1
5
5
12,5
2
Dạy trẻ biết gắn bó với thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn thân thiết của mình.
2
10
6
15
3
Dạy trẻ biết sống tích cực và có hiệu quả trong môi trường, biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường.
4
20
16
40
4
Giáo dục trẻ thái độ tích cực và nhân văn đối với môi trường
10
50
11
27,5
5
Tất cả các ý trên
3
15
2
5
 Ý kiến khác
0
0
0
0
	Về xác định mục đích giáo dục môi trường, nhiều giáo viên (85%) vẫn còn lúng túng và xác định chưa đầy đủ mục đích cho trẻ. Chỉ có 15 % giáo viên là xác định đúng mục đích giáo dục môi trường cần hướng tới. Chủ yếu họ tập trung vào giáo dục thái độ của trẻ đối với môi trường, biết quan tâm đến môi trường và sống vì môi trường. Có 50% ý kiến nhận định rằng mục đích của giáo dục môi trường là nhằm giáo dục trẻ thái độ tích cực và nhân văn đối với môi trường. Bên cạnh đó, có 20% ý kiến cho rằng giáo dục môi trường nhằm mục đích dạy trẻ biết sống tích cực và có hiệu quả trong môi trường, biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường. Một số ít giáo viên lại cho rằng giáo dục môi trường nhằm dạy trẻ biết gắn bó với thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn thân thiết của mình (10%) và giúp trẻ có những hiểu biết về môi trường xung quanh gần gũi với trẻ (5%). Như vậy, thực trạng cho thấy, nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về mục đích của việc giáo dục cho trẻ mầm non và giáo dục thái độ của trẻ đối với môi trường là điều mà nhiều giáo viên quan tâm nhất.
Về phía phụ huynh, chỉ có một số ít phụ huynh (5%) xác định đúng mục đích của việc giáo dục môi trường cho trẻ, còn phần lớn ý kiến (40%) tập trung chú ý vào việc dạy trẻ biết sống tích cực và có hiệu quả trong môi trường và giáo dục trẻ thái độ tích cực và nhân văn đối với môi trường (chiếm 27,5%). Bên cạnh đó, có 15% ý kiến cho rằng giáo dục môi trường nhằm dạy trẻ biết gắn bó với thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn thân thiết của mình và 12,5% ý kiến cho rằng mục đích của giáo dục môi trường là giúp trẻ có những hiểu biết về môi trường xung quanh gần gũi với trẻ. Như vậy, thực tế mục đích giáo dục môi trường cho trẻ vẫn chưa được các bậc phụ huynh xác định một cách đầy đủ về các mục tiêu: kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ đổi với môi trường.
Về các hình thức có thể giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non hầu hết các giáo viên (90%) đều cho rằng hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày là có tiềm năng giáo dục môi trường cho trẻ nhất. Bên cạnh đó, có 85% ý kiến cho rằng có thể sử dụng hoạt động ngoài trời để giáo dục môi trường cho trẻ, 80% ý kiến chọn giáo dục môi trường thông qua hoạt động lao động và 75% ý kiến cho rằng có thể giáo dục môi trường cho trẻ khi trẻ hoạt động ở các góc và khi chơi tự do.
Chỉ có 60% giáo viên đã giáo dục môi trường cho trẻ trong hoạt động chung (vì còn tuỳ nội dung bài dạy) và 45% ý kiến cho rằng khi trẻ dạo chơi cũng có thể giáo dục môi trường cho trẻ. Riêng hoạt động tham quan chỉ có 35% ý kiến chọn lựa vì họ quan niệm tham quan là cho trẻ được vui chơi thoả thích, giáo dục môi trường chủ yếu là nhắc nhở trẻ không vứt rác bừa bãi. Điều đặc biệt, khi tôi đưa hoạt động tham gia lễ hội của trẻ vào phiếu hỏi thì có đến 95% ý kiến chọn lựa, điều này chứng tỏ lễ hội là hoạt động chứa nhiều tiềm năng giúp cho quá trình giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao hơn.
Về phía phụ huynh, việc giáo dục môi trường hiệu quả nhất là khi cho trẻ tham gia các hoạt động ở những nơi công cộng và hoạt động trải nghiệm lao động (chăm sóc vật nuôi, tưới cây.) 87,5%. Có 82,5% ý kiến cho rằng khi chơi tự do cũng có nhiều cơ hội để giáo dục cho trẻ. Bên cạnh đó, có 50% ý kiến cho rằng có thể giáo dục môi trường trong khi trẻ đi tham quan với gia đình (như là giữ gìn vệ sinh chung, không bẻ cành, hái hoa..). Chỉ có 45% ý kiến giáo dục môi trường khi con ăn uống, 15% ý kiến được hỏi cho rằng có thể giáo dục môi trường cho trẻ khi trẻ làm vệ sinh cá nhân (tiết kiệm nước) và 10% ý kiến chọn hoạt động ngủ để giáo dục môi trường cho con (qua những câu chuyện kể). Đặc biệt, có đến 90% ý kiến đánh giá cao tiềm năng giáo dục môi trường cho trẻ thông qua việc trẻ tham gia các lễ hội ở địa phương.
Như vậy, giáo dục môi trường là việc làm tốt có tầm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và có thể tiến hành trong rất nhiều hoạt động của trẻ ở trường cũng như ở nhà. Riêng lễ hội là một trong những sự kiện rất nổi bật và dễ thu hút sự chú ý, quan tâm của trẻ cũng được phần lớn giáo viên và phụ huynh đánh giá là một trong những hoạt động rất có ưu thế trong giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về mức độ biểu hiện hành vi bảo vệ môi trường của trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non.
TT
Biểu hiện
SL
(20)
%
1
Bỏ rác đúng nơi qui định
06
30
2
Đi vệ sinh đúng nơi qui định
16
80
3
Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
05
25
4
Yêu quí, chăm sóc vật nuôi
10
50
5
Trồng cây và chăm sóc cây (tưới nước, nhổ cỏ,..)
04
20
6
Không hái hoa, bẻ cành, giẫm lên cỏ...
04
20
7
Không khạc nhổ nơi công cộng
05
25
8
Nhắc nhở các bạn giữ gìn vệ sinh chung
12
60
9
Tiết kiệm nước
3
15
Ý kiến khác
0
0
Tất cả giáo viên được khảo sát, hầu hết đều 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_hanh_vi_bao_ve_moi_tr.doc