SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Giáo dục phát triển thể chất là nền tảng ban đầu để thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. Sự phát triển thể chất của trẻ trong độ tuổi mầm non đặt cơ sở cho sự phát triển thể lực suốt cuộc đời sau này của trẻ, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý và nhân cách của trẻ.

Vận động là nhu cầu tự nhiên của con người và được phát triển tương đối sớm, do vậy cần được luyện tập, phát triển và hoàn thiện. Vai trò đầu tiên của các hoạt động phát triển thể chất là giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, nâng cao sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa.Các kỹ năng vận động cơ bản đối với trẻ mầm non gồm: Bò, trườn, trèo, đi, chạy, nhảy, tung, ném, bắt.Trong quá trình vận động, trẻ được tập các bài thể dục phù hợp với lứa tuổi và chơi các trò chơi vận động, từ đó giúp trẻ hình thành các phẩm chất vận động: nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo dai, linh hoạt.

Vận động dù ở mức độ đơn giản hay phức tạp đều là điều kiện cho sự phát triển của cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Các bài tập vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa.Đặc biệt khi trẻ luyện tập với các yếu tố tự nhiên như ánh nắng mặt trời, nước, không khí. không chỉ tăng cường hiệu quả luyện tập mà còn giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi sống bên ngoài tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ. Thực hiện các bài tập vận động một cách khoa học giúp phát triển hệ cơ, hệ xương tạo khả năng phát triển đúng tỉ lệ giữa các bộ phận trên cơ thể của trẻ.

 

doc 23 trang thuychi01 9831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ 
TRONG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG 
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Người thực hiện: Phạm Thị Nguyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Hà Đông
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
HÀ TRUNG - NĂM 2016
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
2
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
2
PHẦN II: NHỮNG NỘI DUNG SKKN
3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
3
1.Thực trạng chung.
4
2.Thực trạng giáo viên:
4
3. Thực trạng của trẻ.
4
4.Kết quả của thực trạng.
5
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
5
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ.
5
Biện pháp 2: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
8
Biện pháp 3: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ (Đối với thể dục sáng). 
8
Biện pháp 4: Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ.
9
Biện pháp 5: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng
10
Biện pháp 6: Sử dụng các trò chơi phát triển vận động.
11
Biện pháp 7: Tổ chức tuần lễ sức khỏe tại nhóp lớp và tham gia ngày hội thể dục thể thao trong trường mầm non.
11
Biện pháp 8: Tuyên truyền và phối kết hợp với cha mẹ và cộng đồng cùng phối hợp thống nhất để chăm lo giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
15
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
16
3
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
1.Kết luận
18
2. Kiến nghị 
19
4
Tài liệu tham khảo - Phụ lục
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌ ĐỀ TÀI.
Giáo dục phát triển thể chất là nền tảng ban đầu để thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. Sự phát triển thể chất của trẻ trong độ tuổi mầm non đặt cơ sở cho sự phát triển thể lực suốt cuộc đời sau này của trẻ, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý và nhân cách của trẻ.
Vận động là nhu cầu tự nhiên của con người và được phát triển tương đối sớm, do vậy cần được luyện tập, phát triển và hoàn thiện. Vai trò đầu tiên của các hoạt động phát triển thể chất là giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, nâng cao sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa...Các kỹ năng vận động cơ bản đối với trẻ mầm non gồm: Bò, trườn, trèo, đi, chạy, nhảy, tung, ném, bắt...Trong quá trình vận động, trẻ được tập các bài thể dục phù hợp với lứa tuổi và chơi các trò chơi vận động, từ đó giúp trẻ hình thành các phẩm chất vận động: nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo dai, linh hoạt...
Vận động dù ở mức độ đơn giản hay phức tạp đều là điều kiện cho sự phát triển của cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Các bài tập vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa....Đặc biệt khi trẻ luyện tập với các yếu tố tự nhiên như ánh nắng mặt trời, nước, không khí... không chỉ tăng cường hiệu quả luyện tập mà còn giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi sống bên ngoài tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ. Thực hiện các bài tập vận động một cách khoa học giúp phát triển hệ cơ, hệ xương tạo khả năng phát triển đúng tỉ lệ giữa các bộ phận trên cơ thể của trẻ.
Về các kỹ năng vận động và các tố chất vận động, giáo dục phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động, đồng thời phát triển các tố chất vận động. Nhờ đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh theo cơ chế phản xạ nên những bài tập được lặp đi, lặp lại sẽ tạo ra các kỹ năng vận động và dần dần hình thành thói quen vận động cho trẻ. Những thói quen này giúp trẻ thực hiện các bài tập trong cuộc sống hàng ngày nhanh, chính xác, tiết kiệm được sức di chuyển trong không gian: Ví dụ: đứng trước một vũng nước, trẻ biết bật nhảy qua chứ không giẫm vào để bị ướt; để đến được đích nhanh hơn, (trẻ chạy chứ không đi...). Các tố chất vận động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ được chú trọng rèn luyện một cách đồng đều thông qua nhiều bài tập vận động khác nhau tạo nên sự hài hòa, cân bằng tương đối về tố chất cho mỗi cá nhân trẻ
Giáo dục phát triển vận động góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Việc thực hiện các bài tập vận động góp phần tích cực vào giáo dục phát triển nhân thức cho trẻ, thông qua các bài tập giúp trẻ tăng cường vốn hiểu biết
làm phong phú biểu tượng về bài tập vận động, các bộ phận trên cơ thể và tác 
dụng của bài tập vận động đến chúng; yêu cầu luyện tập, giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội (tình cảm, thái độ phù hợp với việc luyện tập vận động; có kỹ năng thực hiện các yêu cầu vệ sinh cá nhân, môi trường và dụng cụ luyện tập; hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết của con người lao động...) giáo dục phát triển thẩm mĩ (nhận thức đúng đắn về cái đẹp trong trang phục luyện tập, các động tác vận động; có mong ước tạo ra cái đẹp trong luyện tập vận động...) và giáo dục lao động cho trẻ mầm non (tham gia chuẩn bị địa bàn, các dụng cụ luyện tập; cất, đặt đồ dùng, dụng cụ luyện tập đúng nơi quy định; quý trọng sức lao động của con người....)
Tính tích cực vận động của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng đối với lứa tuổi mầm non. Cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích, giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối, khỏe mạnh.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự dồi dào thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như việc xem tivi, video, chơi trò chơi điện tử nhiều, đã tạo nên tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành và phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ.
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của vận động đối với trẻ, đặc biệt là sự phát triển toàn diện cho trẻ độ tuổi mầm non, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã băn khoăn, trăn trở, làm thế nào để phát huy được tính tích cực của trẻ trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” nhằm góp phần phát huy tính tích cực vận động của trẻ một cách có hiệu quả hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Với đề tài này mục đích là đánh giá thực chất việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường Mầm non Hà Đông nói chung và lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi nói riêng. Tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo trong việc giúp trẻ nâng cao tính tích cực vận động và hứng thú tham gia các hoạt động GDPTVĐ.
Giúp cho trẻ tự giác, tích cực tập luyện, trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
III. ĐÔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu trong phạm vi phát huy tính tích cực vận động đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra thực trạng
Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
PHẦN II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), giáo dục phát triển vận động là một nội dung thuộc lĩnh vực giáo dục Phát triển Thể chất, có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ Mầm non.
Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học. Trong đó giáo dục thể chất là mục tiêu quan trọng, yêu cầu cuối cấp mầm non trẻ phải đạt các mục tiêu của chương trình: Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
Giáo dục phát triển vận động là hoạt động nhằm rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ. Ở trường Mầm non việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi cơ thể trẻ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối. Nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.
Bên cạnh đó, hoạt động của trẻ mầm non " Học bằng chơi - chơi mà học". Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Nếu bạn quan tâm lo lắng đến sức khỏe của trẻ, muốn trẻ lớn lên một cách mạnh mẽ, hãy chú ý đến sự tích cực vận động của trẻ. Sự trì trệ, ít vận động kéo dài sẽ nhanh chóng làm suy yếu cơ thể trẻ.
Trẻ hoạt động rất tích cực, luôn ở trong trạng thái vận động, luôn chân, luôn tay không ngồi yên. Điều này làm cho trẻ phát triển nhanh, tốt về thể lực, trí tuệVì vậy, người lớn không nên bắt trẻ ngồi yên, cũng như không hạn chế, cấm đoán trẻ vận động, hoạt động.
Nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn. Các nhà khoa học đã ước tính rằng, một đứa trẻ tuổi mầm non có khả năng di chuyển, chạy và nhảy khoảng 23km trong ngày. Do đó, nhiệm vụ của người lớn là phải tạo ra các điều kiện cần thiết để trẻ được vận động, tự giác vận động tạo sự phát triển cơ thể cân đối, hài hòa cho trẻ.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Thực trạng chung.
	 Năm học 2015 - 2016 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Lớp có 35 cháu trong đó có 18 cháu nam.
	Lớp có phòng học đủ diện tích cho trẻ hoạt động, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
	Lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho nhu cầu hoạt động của cô và trẻ.
	Đặc biệt được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ chuyên môn để nâng cao các biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ.
Các bậc phụ huynh luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí mua đồ dùng, đồ chơi tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học của cô và trẻ. 
2. Thực trạng đối với giáo viên.
Bản thân có trình độ trên chuẩn, yêu nghề, yêu trẻ. Tiếp thu đầy đủ các chỉ thị nghị quyết cũng như tiếp thu nhiệm vụ năm học và tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do phòng Giáo dục và nhà trường tổ chức.
Luôn tìm tòi đổi mới phương pháp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục phát triển vận động cho trẻ nói riêng.
Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm nên khi tổ chức các hoạt động cho trẻ vận động còn hạn chế, hoặc có tổ chức nhưng qua loa, thiếu hiệu quả.
Đối với thể dục sáng: Tập các động tác trong chương trình với bài hát quen thuộc theo chủ đề.
Đối với giờ phát triển vận động cơ bản: Hình thức tổ chức của giáo viên chưa linh hoạt, đồ dùng chưa sáng tạo, chưa phong phú.
Các hoạt động tự phục vụ, tham quan dã ngoại, ngày hội ngày lễ cũng chưa thực sự hấp dẫn.
Hoạt động giao lưu thể thao chưa được thực hiện.
3. Thực trạng đối với học sinh.
Năm học 2015 - 2016 nhà trường chọn lớp 5 tuổi của tôi để xây dựng điểm chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.
Trẻ đi học chuyên cần cao, tuy nhiên nhận thức và khả năng vận động của trẻ không đồng đều. Khi tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động, trẻ tham gia nhưng chưa phát huy được tính tích cực, trẻ chưa tự lực, tự tin trong vận động thường có biểu hiện mệt mỏi khi tham gia vận động. Trẻ chưa tích lũy được nhiều thói quen vận động và sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể khi tham gia vận động còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó góc vận động còn chật hẹp, không có khu tập riêng biệt. Một số dụng cụ thể dục tuy đã được đầu tư song qua nhiều năm sử dụng nên đã hỏng. Chính vì vậy trẻ chưa hứng thú tham gia các họat động phát triển vận động.
Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì? mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ, làm toán như lớp 1 phổ thông.
 	4. Kết quả thực trạng.
Từ thực tế trên tôi đã khảo sát đối với giáo dục phát triển vận động cho trẻ và có kết quả như sau:
Nội dung
Chất lượng khảo sát
TS
Tốt
Khá
TB
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
35
12
34,3
19
54,2
4
11,5
Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng đúng tư thế.
35
10
28,6
19
54,2
6
17,1
Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động.
35
10
28,6
18
51,4
7
20
Vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
35
9
25,8
19
54,2
7
20
	Kết quả thực trạng cho thấy tỉ lệ trung bình đối với giáo dục phát triển vận động còn khá cao. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra các giải pháp và biện pháp thực hiện sau đây.
III. GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CÁC GIẢI PHÁP.
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ.
Giải pháp 2: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
Giải pháp 3: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ (Đối với thể dục sáng). 
Giải pháp 4: Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ.
Giải pháp 5: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng
Giải pháp 6: Sử dụng các trò chơi phát triển vận động.
Giải pháp 7: Tổ chức tuần lễ sức khỏe tại nhóm lớp và tham gia ngày hội thể dục thể thao trong trường mầm non.
Giải pháp 8: Tuyên truyền và phối kết hợp với cha mẹ và cộng đồng cùng phối hợp thống nhất để chăm lo giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ.
Xây dựng môi trường GDPTVĐ cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ luyện tập có thể tạo ra các tình huống, phương án, phức tạp hóa điều kiện thực hiện các bài tập thể dục khác nhau, giúp trẻ có sự nhận thức rõ ràng về vận động, về phương pháp thực hiện với các đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Các dụng cụ luyện tập thể dục giúp nâng cao hứng thú thực hiện các nhiệm vụ vận động trong những điều kiện khác nhau, giúp thỏa mãn nhu cầu vận động, ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của trẻ, hình thành cho trẻ thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên. Các dụng cụ luyện tập thể dục kích thích sự lĩnh hội kĩ năng vận động nhanh, chính xác. Việc trẻ tích cực tham gia chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ luyện tập giúp hình thành cho trẻ các thói quen cẩn thận, chu đáo trong hoạt động. 
Môi trường vận động sắp xếp hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa, các trang thiết bị, dụng cụ luyện tập khác nhau tạo cảm xúc tích cực cho trẻ. Các loại môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non bao gồm:
1.1. Môi trường vật chất. 
 * Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm/lớp. 
Tôi sắp xếp thiết bị, đồ chơi đảm bảo an toàn, tận dụng mọi điều kiện phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở trường mầm non. 
Để giúp trẻ 5 tuổi thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh nên tôi sử dụng nhiều loại đồ vật, đồ dùng, đồ chơi khác nhau như:
Giấy: Trẻ chơi với giấy như xé, dán, gấp giấy, cuộn giấy thành quả bóng, bông hoa,con vật; Các loại hột hạt như các loại hạt đậu, sỏi, ... trẻ thực hiện công việc với các loại hột hạt to, nhỏ khác nhau như chuyển hột, hạt từ chỗ này sang chỗ khác, phân loại, chia hột, hạt ra thành nhiều phần khác nhau; Các dụng cụ gia đình tập cho trẻ sử dụng xay tiêu, cốc đo nguyên liệu, dụng cụ vét bột hoặc thìa canh; Kéo: trẻ sử dụng để tạo ra sản phẩm; Nước: Trẻ thực hiện hoạt động với nước như đổ nước vào chai hay dùng gáo múc nước nhỏ, mức nước từ thùng to sang các loại thùng, thau, xô, chậu, bình, chai nhỏ hơn; Rối tay trẻ sử dụng rối tay chơi, kể chuyện.....Với cách xây dựng môi trường vật chất như trên tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú tham gia các họat động vận động một cách tích cực có hiệu quả.
Sau khi tiếp thu chuyên đề: Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, tôi đã xây dựng góc vận động có nhiều đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh cho trẻ vận động. Từ đó tôi luôn tìm tòi đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và đặc biệt là giáo dục phát triển vận động nói riêng.
Xây dựng góc vận động, để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà cô yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không, 
Hình ảnh 2: Góc vận động
* Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời.
Với thuận lợi về diện tích sân vườn, trước đây nhà trường cũng đã quan tâm đến việc sắp xếp các đồ chơi phát triển vận động cho trẻ nhưng chưa được đồng bộ, còn hạn chế trong phạm vi một số bộ đồ chơi liên hoàn mua sẵn. Đến nay các khu vui chơi đều đảm bảo sạch sẽ, có bóng mát, có nhiều chủng loại đồ chơi phong phú, đa dạng đáp ứng được yêu cầu cho trẻ vận động ngoài trời theo các độ tuổi. Đặc biệt tôi đã giành cho trẻ một khu chơi với cát, sỏi ở góc thiên nhiên thành  khu khám phá khoa học với các trò chơi  phát triển vận động tinh, cơ ngón tay, sự khéo léo, tính sáng tạo của trẻ như : Đóng khuôn, sàng cát, xây lâu dài, chơi sỏi, pha và thổi màu, thả chìm nổi, câu cá, đong đo nước..
Hình ảnh 1: Trẻ đang chơi với nước
Nhà trường quan tâm thường xuyên đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia vận động. Đồ dùng, đồ chơi được kiểm tra theo định kì và sửa chữa ngay khi có dấu hiệu mất an toàn, các khu vực vui chơi có hướng dẫn cách chơi, đu quay, cầu trượt được lót đế xốp.
1.2. Môi trường xã hội.
Xây dựng môi trường thân thiện, trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động PTVĐ. Môi trường chăm sóc, giáo dục trong trường mầm non đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. Muốn đạt được điều đó thì mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
Biện pháp 2: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
 	Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thểViệc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_tre_trong_g.doc