SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Yên Lạc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Yên Lạc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

“Bác Hồ! Người là tình yêu thiết tha nhất;

 Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại;

 Cả cuộc đời bác chăm cho hạnh phúc nhân dân;

 Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam”.

 Đúng vậy, mỗi chúng ta khi nhắc về Bác Hồ ai cũng có chung một tâm trạng bồi hồi, xao xuyến, xúc động trước hình ảnh một vị Cha già của dân tộc Việt Nam. Người đã giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người là Vị lãnh tụ thiên tài đồng thời cũng là chiến sĩ tiên phong lỗi lạc trong phong trào Cộng sản và Công nhân Quốc tế. Người là danh nhân văn hóa thế giới, cái biểu hiện văn hóa lớn của Người đó là: Tư tưởng, là tấm gương đạo đức, là phong cách mẫu mực tuyệt vời. Với đức tính khiêm tốn ấy, giản dị ấy, tư tưởng trong sáng ấy đã để lại trong mỗi con người Việt Nam chúng ta bao nể phục mà ai ai cũng muốn xem đó là tấm gương để học tập suốt đời.

Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác dành cho nhân dân, có một tình yêu lớn Bác dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng trong cả nước. Đây là thứ tình yêu rất đặc biệt, vừa đằm thắm, vừa cao cả, vừa thiêng liêng nhưng cũng rất đỗi gần gũi, trìu mến và nâng niu đến lạ kỳ. Tấm lòng yêu thương ấy và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng các cháu thiếu nhi, đã trở thành di sản văn hóa vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của biết bao thế hệ trẻ nước ta. Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi là những tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết nhất khi Người nhắc đến các em:

"Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng".

 

doc 17 trang thuychi01 7451
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Yên Lạc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
“Bác Hồ! Người là tình yêu thiết tha nhất;
 Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại;
 Cả cuộc đời bác chăm cho hạnh phúc nhân dân;
 Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam”. 
	Đúng vậy, mỗi chúng ta khi nhắc về Bác Hồ ai cũng có chung một tâm trạng bồi hồi, xao xuyến, xúc động trước hình ảnh một vị Cha già của dân tộc Việt Nam. Người đã giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người là Vị lãnh tụ thiên tài đồng thời cũng là chiến sĩ tiên phong lỗi lạc trong phong trào Cộng sản và Công nhân Quốc tế. Người là danh nhân văn hóa thế giới, cái biểu hiện văn hóa lớn của Người đó là: Tư tưởng, là tấm gương đạo đức, là phong cách mẫu mực tuyệt vời. Với đức tính khiêm tốn ấy, giản dị ấy, tư tưởng trong sáng ấy đã để lại trong mỗi con người Việt Nam chúng ta bao nể phục mà ai ai cũng muốn xem đó là tấm gương để học tập suốt đời.
Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác dành cho nhân dân, có một tình yêu lớn Bác dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng trong cả nước. Đây là thứ tình yêu rất đặc biệt, vừa đằm thắm, vừa cao cả, vừa thiêng liêng nhưng cũng rất đỗi gần gũi, trìu mến và nâng niu đến lạ kỳ. Tấm lòng yêu thương ấy và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng các cháu thiếu nhi, đã trở thành di sản văn hóa vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của biết bao thế hệ trẻ nước ta. Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi là những tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết nhất khi Người nhắc đến các em:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng"...
Cũng bởi những tình cảm ấy mà giờ đây hình ảnh Bác luôn trong lòng các em thiếu niên nhi đồng. Với các em, Bác luôn là một người hoàn hảo nhất, là tấm gương sáng nhất để noi theo. Hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Trong những năm qua đang được Đảng và Nhà Nước ta hưởng ứng tích cực có sức lan tỏa mạnh mẽ, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách của Người vừa dễ mà vừa khó. Dễ vì hành động của Bác thật giản dị đời thường, ai cũng có thể làm được, khó vì hành động đó rất vô tư, trong sáng gắn giữa nói và làm, yêu cầu phải tu dưỡng phấn đấu cả đời chứ không phải hành động nhất thời để lấy tiếng. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng, trong đó có ngành học mầm non, thực hiện cuộc vận động của Đảng là học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách của Bác từ tư tưởng, tới hành động nói phải đi đôi với làm.
Vì thế trong những năm qua, bản thân tôi nhận thức rõ vai trò của một người giáo viên mầm non, luôn nổ lực phấn đấu khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chăm sóc nuôi dạy trẻ đúng như lời Bác dạy:
"Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người"
 Cố gắng tạo lòng tin đối với Đảng và nhân dân trong xã, góp phần xây dựng sự nghiệp trồng người trên địa bàn ngày một đơm hoa kết trái, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho ngành học Mầm non trong xã nhà. Và tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mầm non Yên Lạc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”để làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu, thích hợp để đưa nội dung lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Yên Lạc. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mầm non Yên Lạc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Yên Lạc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 + Nhóm phương pháp lý luận.
 + Phương pháp quan sát, điều tra thực trạng, trao đổi và thảo luận.
 + Phương pháp thực nghiệm.
 + Phương pháp phân tích, tổng hợp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
	Để bản thân mỗi con người chúng ta được hoàn thiện hơn về nhân cách. Nếu chúng ta mới chỉ rèn luyện tu dưỡng về đạo đức thôi là chưa đủ mà chúng ta còn cần phải rèn luyện tu dưỡng cả về tư tưởng lẫn đạo đức và phong cách của mình. Vì vậy từ đề tài SKKN cũ của tôi có tên:“Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Yên Lạc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Tôi đã nghiên cứu, áp dụng và trong năm học này tôi đã mở rộng đề tài thành: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mầm non Yên Lạc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Để hình thành cho trẻ có kỹ năng, ý thức, tư tuởng tích cực; Có tính tự lập, tự giác trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm đào tạo ra những chủ nhân tương lai của Đất nước có đủ đức, đủ tài để sánh vai với các Cường Quốc Năm Châu trên thế giới như lời Bác đã dạy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
 Bác Hồ! Người là một nhà chính trị, là một nhà thơ, nhà văn và là vị Cha già vĩ đại của nước Việt Nam. Người đã giải phóng dân tộc, sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhắc đến Người là nhắc đến sự nghiệp cao cả vô bờ bến, và cũng là tư tưởng đạo đức sáng ngời chói lọi mà cả thế giới phải nghiêng mình nể phục. Tư tưởng ấy, đạo đức ấy nó lúc nào cũng sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nỗi của người mãi là tấm gương cho các thế hệ chúng ta học tập và noi theo. Đó chính là một tài sản vô giá của dân tộc và cũng là một trong những cơ sở của nền giáo dục Việt Nam.
	Tư tưởng, đạo đức nổi bật của Bác là lòng yêu nước thương dân. Lúc sinh thời Bác đã dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, những chủ nhân nhỏ tuổi của đất nước. Tình thương yêu Bác dành cho trẻ em thật vô bờ bến. Tình yêu đó bắt nguồn từ lý tưởng của Bác: “Suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp vĩ đại – giải phóng dân tộc, giải phóng con người”. Sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho trẻ em còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trông rộng. Trong chiến lược đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước. Vì: “Ngày nay các cháu là nhi đồng ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”. 
Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang quan tâm ngày một tốt hơn công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước nhà. Trong năm học này, giáo dục Mầm non cũng như các bậc học khác nói chung và trường Mầm Non Yên Lạc nói riêng, vẫn tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo chỉ thị số 05/CT – TW của Bộ Chính Trị ban hành. Mỗi giáo viên mầm non không chỉ học tập mà còn giáo dục cho thế hệ học sinh của mình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, góp phần giúp trẻ thể hiện lòng yêu nước, cũng như tình cảm kính trọng yêu quý dành cho Bác. Việc làm này thực sự đã trở thành việc làm thường xuyên trong các nhà trường, các tổ chức cơ quan đơn vị và mỗi con người Việt nam. Việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ mang ý nghĩa hết sức quan trọng, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc, cơ bản, lâu dài, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2.2. Thực trạng vấn đề:
 2.2.1. Những thuận lợi:
Được sự quan tâm của nhà trường, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cô và trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua các hoạt động như: Khuyến khích các lớp sưu tầm các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác để thể hiện các tiết mục văn nghệ nói về Bác trong các ngày hội ngày lễ, khuyến khích tuyên dương những tấm gương điển hình học tập và làm theo lời Bác,.
Trong năm học này, tôi tiếp tục được nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách ở lớp 5-6 tuổi. Đây là độ tuổi lớn nhất trong lứa tuổi mầm non vì vậy việc thực hiện cũng đễ dàng hơn. Tôi nhận thấy trẻ ở lớp, rất thích được nghe cô kể chuyện, đọc thơ, múa hát có nội dung về Bác. Trẻ luôn dành những tình cảm, ánh mắt yêu thương, thái độ kính trọng khi được nghe cô kể và nói chuyện về Bác. Chính vì thế, Tôi nghĩ mình có thể dựa vào điều kiện thuận lợi này để lồng ghép nội dung giáo dục cho trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác vào chương trình giáo dục mầm non.
 2.2.2. Những khó khăn, hạn chế:
 Đa số phụ huynh học sinh trong lớp là người nông thôn, nên nhận thức về Bác chưa thật sự sâu sắc. Chính vì vậy mà họ chưa chủ động, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.
Do đặc thù công việc của giáo viên mầm non, về thời gian sưu tầm các tư liệu để dạy cho trẻ “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” còn nhiều hạn chế.
Mặc dù là lớp lớn nhưng ở độ tuổi mầm non vẫn là độ tuổi còn non nớt, chưa hiểu nhiều những kiến thức về Bác. Vì vậy để trẻ hiểu được về Bác đã khó thì để trẻ có nhận thức học tập và làm theo lời Bác còn khó hơn.
Với những thuận lợi và khó khăn trên. Tôi luôn trăn trở về lời dạy của Bác, "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo". Đối với trẻ mầm non các cháu tuổi còn nhỏ nên việc hình thành nhân cách cho trẻ không phải là dễ. Vì vậy, đòi hỏi bản thân mình là giáo viên cần phải kiên trì, nhẫn nại tìm ra phương pháp phù hợp để giáo dục trẻ, chóng hiểu nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Cô dạy tốt, trò học tốt để góp phần vào đào tạo những hiền tài cho đất nước, đào tạo học sinh để "Sánh vai với các Cường Quốc, Năm châu" như Bác Hồ hằng mong ước. Vấn đề này đã làm Tôi suy nghĩ tìm tòi để lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm Non Yên lạc.
* Bảng kết quả khảo sát thực trạng:
TT
Khả năng của trẻ
Tổng số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số cháu
Tỉ lệ (%)
Số cháu
Tỉ lệ (%)
1
- Có thái độ lễ phép kính trọng người lớn
32
8
25
24
75
2
- Có thói quen thường xuyên tập thể dục
32
6
19
26
81
3
- Có ý thức bỏ rác vào đúng nơi quy định. Biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
32
8
25
24
75
4
- Có nếp sống ngăn nắp gọn gàng.
32
6
19
26
81
5
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
32
7
22
25
78
6
- Có ý thức sử dụng nguồn nước tiết kiệm
32
7
22
25
78
7
- Biết thể hiện tình cảm của mình đối với Bác
32
6
19
26
81
2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi Trường Mầm non Yên Lạc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Giáo dục trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thông qua các hoạt động trong ngày:
 * Giáo dục trẻ thông qua thời gian đón, trả trẻ:
 	Trong giờ đón, trả trẻ tôi cùng trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện với trẻ về tình cảm yêu thương của Bác đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng cũng như tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ và sự quan tâm, chia sẻ của Bác đối với mọi người. Giúp trẻ hiểu hơn về Vị lãnh tụ gần gũi, thân thương ấy. Từ đó khắc sâu trong trẻ hình ảnh của một tấm gương ngời sáng về Bác để trẻ học tập và noi theo.
	- Giáo dục trẻ biết lễ phép và có thái độ kính trọng đối với nguời lớn, biết chào cô, chào bố mẹ, chào các bác, các cô giáo trong truờng, ......
	- Rèn cho trẻ học tập đức tính gọn gàng ngăn nắp thông qua việc cất đồ dùng cá nhân của mình vào đúng nơi quy định
(Hình ảnh trẻ tự giác cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định)
(Hình ảnh trẻ cùng cô trò chuyện tìm hiểu về Bác trong giờ đón, trả trẻ)
 * Giáo dục lồng ghép thông qua thể dục buổi sáng:
	- Rèn cho trẻ có nền nếp thói quen thường xuyên tập thể dục. Giáo dục cho trre hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với sức khỏe con người. Kể cho trẻ nghe về tấm gương thường xuyên tập thể dục của Bác để trẻ noi theo. Lồng ghép cho trẻ tập các động tác thể dục kết hợp với lời ca về Bác như bài: "Như có Bác Hồ",
 ( Hình ảnh trẻ cùng cô tập thể dục buổi sáng)
 * Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích như:
 - Đối với chủ đề trường mầm non:
Ngoài việc giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng, lễ phép, biết giúp đỡ mọi người. Thì còn giáo dục trẻ làm theo lời dạy của Bác chăm ngoan học giỏi, yêu lao động. Bằng những việc làm cụ thể như: Không được vứt rác bừa bãi, luôn giữ lớp học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. 
(Trẻ bỏ rác vào sọt rác đúng nơi quy định) (Trẻ nhặt rác giữ gìn VSMT sạch sẽ)
 - Đối với chủ đề bản thân:
Giáo dục trẻ có ý thức học tập phong cách giản dị của Bác như: Để mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa cân đối. Ngoài việc ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục thường xuyên thì còn phải có thói quen, kỹ năng tự chăm sóc và giữ gìn sạch sẽ các bộ phận giác quan trên cơ thể, theo lời dạy của Bác Hồ. Biết cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, giản phù hợp theo mùa, biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
(Hình ảnh giáo dục trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh)
 - Đối với chủ đề gia đình:
 Giáo dục trẻ theo lời dạy của Bác: “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”
	Thông qua một số bài thơ, câu chuyện, bài hát, một số câu tục ngữ, ca dao, một số trò chơi nói về tình cảm của những người thân trong gia đình; Giáo dục trẻ ngoài việc biết ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời Ông Bà, Cha Mẹ và biết quan tâm đến mọi người ra thì còn giáo dục trẻ biết giúp đỡ người lớn làm một số công việc nhà tùy theo sức của mình như: Biết lấy tăm rót nước, quét nhà vv.
 ( Hình ảnh trẻ quét nhà giúp đỡ người lớn)
 - Đối với chủ đề thực vật - tết và mùa xuân:
Thực hiện theo lời dạy của Bác: “ Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho Đất Nước càng ngày càng xuân”. Tôi giáo dục cho trẻ hiểu về ý nghĩa của việc trồng cây, chăm sóc cây và mạnh dạn tổ chức phát động cho trẻ hưởng ứng ngày Tết trồng cây. Bên cạnh đó hàng ngày cô cùng trẻ tưới nước, chăm sóc cây thường xuyên. Hình thành cho trẻ tính siêng năng, cần cù, kiên nhẫn, tự giác trong lao động, hứng thú với công việc theo lời dạy của Bác. Đồng thời qua việc chăm sóc cây để trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với con người như: Trồng cây để lấy gỗ, cho bóng mát và làm cho môi trường không khí trong lành,..
(Hình ảnh trẻ cùng cô tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu cho cây)
 - Đối với chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên:
Ngoài việc giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của nước đối với đời sống con người ra thì bên cạnh đó phải giáo dục trẻ hình thành thói quen thường xuyên biết bảo vệ nguồn nước khi sử dụng và chỉ sử dụng nước khi cần thiết, vặn vòi vừa phải không sử dụng lãng phí nguồn nước sạch, không mở nước để tràn hoặc nghịch phá nước, khi dùng xong phải biết vặn vòi khóa nước...
(Hình ảnh giáo dục trẻ tắt vòi nước khi không sử dụng)
 (Hình ảnh giáo dục trẻ biết sử dụng nước vừa phải không lãng phí)
 - Đối với chủ đề Quê hương đất nước Bác Hồ - Trường tiểu học :
Giáo dục trẻ yêu Quê hương đất nước - Bác Hồ; Thông qua việc cho trẻ xem tranh ảnh, đọc thơ kể chuyện, nghe hát và trò chuyện về các danh lam, thắng cảnh của Quê hương đất nước như: Thủ đô Hà Nội, Lăng Bác vv Và các hình ảnh về Bác như: Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ với nông dân, Bác Hồ với chú bộ đội. Qua việc cho trẻ xem các tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ thêm yêu Quê hương đất nước và học được ở Bác nhiều đức tính tốt đẹp.
Bước đầu cho trẻ làm quen với 5 điều Bác dạy bằng cách: Đọc cho trẻ nghe và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy dành cho các bé thiếu niên nhi đồng. Thông qua 5 Điều Bác Hồ dạy trước hết cần dạy trẻ phải thương yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn kết trong khi chơi, không tranh dành nhau, không đánh nhau.
 Dạy trẻ yêu lao động, chấp hành tốt nội quy, quy định của lớp của trường. 
 Trong sinh hoạt hàng ngày tập cho trẻ thói quen tự lập, tự phục vụ bản thân, không làm nũng. Trong sinh hoạt hàng ngày tập cho trẻ thói quen tự phục vụ như: Tự xúc cơm, tự rót nước uống, tự rửa mặt, tự mặc quàn áo,.
 Khuyến khích trẻ thi đua học tập, thi đua trong mọi việc để trở thành những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật. Bước đầu hướng dẫn cho trẻ làm quen với một số đồ dùng học tập của học sinh tiểu học. Giáo dục và rèn luyện cho trẻ đức tính kiên trì, mạnh dạn tự tin, để chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào Trường tiểu học.
 * Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
Thông qua các hoạt động lao động như: Nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây xanh, cho cây hoa trong trường. Giáo dục trẻ tính tích cực, nhiệt tình hăng say trong lao động, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp trong Trường mầm non, có thái độ nhiệt tình, chăm sóc tưới cây, bắt sâu cho cây xanh, cây hoa trong vườn trường, để trường, lớp thêm đẹp, tạo cho trẻ thân thiện với môi trường và càng làm cho trẻ thêm gắn bó với Trường, lớp.
Thông qua các hoạt động dạo chơi ngoài trời, kết hợp kể cho trẻ nghe về
tấm gương đạo đức của Bác. Để giáo dục trẻ học tập đức tính tốt đẹp ở Bác và cũng thông qua đó để giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, từng bước hình
thành cho trẻ yêu Quê hương đất nước, yêu quý Bác hồ.
(Hình ảnh trẻ cùng cô tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp)
 * Giáo dục trẻ thông qua hoạt động góc:
Thông qua hoạt động nhập vai chơi, hướng dẫn cho trẻ cách tổ chức hoạt động trong nhóm nhỏ, biết phân công phối hợp, chia sẻ, nhường nhịn giúp đỡ nhau nhằm thực hiện tấm gương của Bác. Qua việc thể hiện vai chơi bước đầu giúp trẻ hình thành phong cách học tập theo tấm gương đạo đức của Bác về đức tính có trách nhiệm với công việc mà mình đã được phân công.
Giáo dục cho trẻ khi chơi phải đoàn kết không được tranh giành đồ chơi của bạn, không lấy đồ dùng, đồ chơi của lớp làm riêng của mình, trong khi chơi phải biết phối hợp, chia sẻ với bạn cùng chơi.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, chơi xong phải biết thu dọn gọn gàng, sắp xếp vào đúng nơi quy định.
(Hình ảnh trẻ trong giờ hoạt động góc)
 * Trong giờ ăn:
 - Thông qua giờ ăn ngoài việc giáo dục cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn. Cô cần rèn cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn. Ăn uống gọn gàng sạch sẽ, không làm rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ, không gây tiếng ồn, ngồi ngay ngắn, nghiêm túc, không nói chuyện trong khi ăn và ăn hết xuất.
 - Học tập và vận dụng từ tấm gương đạo đức của Bác, "Không được lãng phí, dù chỉ là một việc nhỏ" và Bác luôn xem "hạt gạo" chính là "hạt ngọc" của trời ban. Để giáo dục lồng ghép trong các giờ ăn của trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất, biết quý trọng hạt gạo, không lãng phí, không làm rơi vãi cơm. Thông qua đó hình thành cho trẻ có thói quen ăn uống có văn hóa.
(Hình ảnh trẻ có thói quen tốt trong khi ăn)
 * Trong giờ hoạt động nêu gương:
Thông qua lời dạy của Bác, nhân lúc Bác ra thăm các cháu thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đồng - Thanh hóa: "Phải dũng cảm sữa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu, để lớn lên làm người chủ của Đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội".
Trong giờ nêu gương cuối ngày để giáo dục trẻ đức tính thật thà, trung thực trong lời nói và việc làm của bản thân. Cô cho trẻ tự nhận xét về mình ngày hôm đó mình đã ngoan hay chưa ngoan? và lý do vì sao? Và nhận xét về các bạn trong lớp. Cô quan sát lời nói, hành vi, cử chỉ của trẻ xem những lời trẻ nói có đúng với ngày hôm đó không, nếu đúng cô cho lớp tuyên dương vì trẻ đó đã nhận ra khuyết điểm của mình rất đáng được khen; Còn nếu trẻ nào bị phạm lỗi, bị cô nhắc nhở mà vẫn không tự giác nhận lỗi thì trẻ đó chưa ngoan. Cô có thể phạt bạn đó như không được cắm cờ bé ngoan vào cuối ngày và không được nhận phiếu bé ngoan vào cuối tuần. Cô giáo dục để trẻ hiểu được khi làm sai một việc gì đó, biết thật thà nhận lỗi và sửa lỗi là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý. 
Ngoài ra có thể tận dụng vào giờ này kể cho trẻ nghe một số câu chuyện mà cô sưu tầm về tấm gương đạo đức của Bác để giáo dục trẻ như, câu chuyện; "Quả táo Bác Hồ cho em bé, Chia quà, Bác có phải vua đâu vv" hoặc có thể cho trẻ nghe một 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao_5_6_tuoi_truong.doc