SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non Đa Lộc

SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non Đa Lộc

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục Đào tạo. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo, vì vậy Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.

Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân có ích. Vì vậy, trường mầm non cần phải giáo dục trẻ có được những thói quen vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, có khoa học và nền nếp. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ, thực hiện đúng kỷ cương và mẫu mực từ lời nói đến việc làm. Người quản lý phải chỉ đạo toàn diện về mọi mặt và về chuyên môn phải nhận thức đúng về yêu cầu nhiệm vụ của ngành học, đồng thời cần phải xây dựng rõ quy chế hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt nhất để chỉ đạo tập thể có một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị Số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành Giáo dục. Phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế ở từng địa phương, từng đơn vị và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, hình thành, phát huy mạnh mẽ tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội. Đến nay, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được thực hiện rộng khắp trong các trường học trên mọi miền của đất nước ta. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào ở các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng hiệu quả chưa cao, chưa đồng đều. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào lớn, có qui mô rộng và thời gian thực hiện tương đối dài. Mặc dù phong trào này đã được ngành triển khai đến các nhà trường một cách đầy đủ, nghiêm túc; song hiện nay việc tổ chức thực hiện tại các nhà trường đôi khi còn mang tính hình thức. Một số cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế, việc tổ chức thực hiện chưa khoa học, kiểm tra giám sát thiếu chặt chẽ do đó hiệu quả các cuộc vận động chất lượng còn chưa cao. Trong đó, biểu hiện rõ nét nhất trong việc tạo môi trường xanh- sạch- đẹp- an toàn- thân thiện, hay việc tổ chức các trò chơi dân gian, dạy trẻ các bài hát dân ca, giáo viên chưa thật sự được chú ý và chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động

 

doc 20 trang thuychi01 10403
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non Đa Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ  thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục Đào tạo. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo, vì vậy Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. 
Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân có  ích. Vì vậy, trường mầm non cần phải giáo dục trẻ có được những thói quen vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, có khoa học và nền nếp. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ, thực hiện đúng kỷ cương và mẫu mực từ lời nói đến việc làm. Người quản lý phải chỉ đạo toàn diện về mọi mặt và về chuyên môn phải nhận thức đúng về yêu cầu nhiệm vụ của ngành học, đồng thời  cần phải xây dựng rõ quy chế hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt nhất để chỉ đạo tập thể có một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị Số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành Giáo dục. Phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế ở từng địa phương, từng đơn vị và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, hình thành, phát huy mạnh mẽ tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội. Đến nay, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được thực hiện rộng khắp trong các trường học trên mọi miền của đất nước ta. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào ở các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng hiệu quả chưa cao, chưa đồng đều. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào lớn, có qui mô rộng và thời gian thực hiện tương đối dài. Mặc dù phong trào này đã được ngành triển khai đến các nhà trường một cách đầy đủ, nghiêm túc; song hiện nay việc tổ chức thực hiện tại các nhà trường đôi khi còn mang tính hình thức. Một số cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế, việc tổ chức thực hiện chưa khoa học, kiểm tra giám sát thiếu chặt chẽ do đó hiệu quả các cuộc vận động chất lượng còn chưa cao. Trong đó, biểu hiện rõ nét nhất trong việc tạo môi trường xanh- sạch- đẹp- an toàn- thân thiện, hay việc tổ chức các trò chơi dân gian, dạy trẻ các bài hát dân ca, giáo viên chưa thật sự được chú ý và chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động
Với cương vị là một hiệu trưởng trường mầm non, trong những năm qua (từ năm học 2008-2009 đến năm học 2013-2014) mặc dù đã phát động, chỉ đạo nhà trường thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích cực” nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Từ đó, tôi luôn trăn trở suy nghĩ, tìm ra những biện pháp phù hợp để khắc phục tồn tại, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Với những kinh nghiệm đạt được, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non Đa Lộc” để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Đề ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non Đa Lộc, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho trẻ, mang đến sự hứng thú, chủ động, tích cực trong các hoạt động của trẻ, giúp cho trẻ cảm nhận được “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên, trẻ mầm non và phụ huynh trường mầm non Đa Lộc năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, tài liệu liên quan đến đề tài;
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, trao đổi, đàm thoại, phỏng vấn, xây dựng mô hình điểm;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận:
Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEP) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ nay ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp.
Trường học thân thiện trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập và vui chơi cho trẻ. Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong cách đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của trẻ, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.
Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, sạch sẽ, là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu cho trẻ như: Phòng học sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, có sân chơi bãi tập, có cây xanh, cây cảnh và cây bóng mát
Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài xã, các bậc cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên cùng đồng lòng, chung sức để xây dựng nhà trường.
Học sinh tích cực: Là trẻ chủ động, sáng tạo trong học tập và nâng cao dần
 các thói quen, ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết các vấn đề để nhằm đạt được 
kết quả học tập cao nhất. Trẻ hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc, bảo vệ và làm sạch thêm cảnh quan môi trường ở trường cũng như ở nhà. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường lớp học. Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, văn nghệ và các trò chơi dân gian. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của trẻ. Trong môi trường phát triển toàn diện đó trẻ hứng thú, chủ động tìm tòi khám phá dưới sự chỉ đạo của cô giáo (Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”).
Mục tiêu của trường Mầm non Đa Lộc được xác định ngay từ đầu năm học là: Lựa chọn và đưa các bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi của trẻ, tổ chức cho trẻ tham quan di tích lịch sử của địa phương - Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý của trẻ. Vì vậy việc tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải tạo khuôn viên là việc làm cần thiết và lâu dài, đòi hỏi cán bộ Quản lý và tập thể cán bộ, giáo viên cần phải tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục để mọi tầng lớp trong xã hội hiểu một cách sâu sắc hơn về cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng như về bậc học mầm non.
2.2. Thực trạng vấn đề:
Đa Lộc là một xã thuộc vùng bãi ngang ven biển nằm ở phía Đông Bắc của Huyện Hậu Lộc, phía Đông giáp biển đông, phía Bắc giáp huyện Nga Sơn, phía Nam giáp với xã Hưng Lộc, cách trung tâm huyện 18 km. Tổng diện tích tự nhiên là 1358,8 ha, dân cư trên toàn xã là 1996 hộ với 8244 khẩu, xã được chia thành 10 thôn. Thu nhập của người dân chủ yếu đặc canh cây lúa nước, một số hộ làm nghề khai thác đánh bắt cá, nhiều người trong độ tuổi lao động phải đi làm ăn xa. Vì vậy, đời sống của nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, nhận thức của nhân dân về bậc học mầm non ngày càng cao. Đặc biệt phong trào khuyến học, khuyến tài của địa phương luôn được coi trọng, lãnh đạo địa phương luôn chăm lo đến giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
Trường mầm non Đa Lộc được thành lập ngày 5 tháng 9 năm 1996, lúc đầu được đặt ở các nhà văn hóa thôn. Năm 2009 trường chính thức về khu trung tâm. Địa điểm được đặt tại thôn Đông Thành trung tâm của xã Đa Lộc, thuận tiện cho việc đưa, đón trẻ đi học. Khuôn viên nhà trường có diện tích là 4174m2 với 13 phòng học, 1 phòng chức năng, 1 khu bếp ăn bán trú và khối phòng hành chính quản trị gồm: 3 phòng hiệu bộ, 1 phòng y tế, 1 phòng bảo vệ, 1 nhà để xe, 13 khu vệ sinh cho học sinh và 2 khu vệ sinh cho cán bộ giáo viên.
*Thuận lợi:
Nhà trường được sự chỉ đạo trực tiếp và chăm lo của Đảng ủy, chính quyền
 địa phương, các ban ngành đoàn thể của xã. 
Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Trường được các cấp lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hậu Lộc
quan tâm và thường xuyên chỉ đạo kịp thời, giúp nhà trường có định hướng trong mọi hoạt động.
Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khỏe, yêu nghề, mến trẻ. Trình độ đạt chuẩn 100%. Trình độ trên chuẩn 26/31 đồng chí đạt tỉ lệ 84%. 
Trường có bếp ăn bán trú rộng rãi, đảm bảo quy trình bếp 1 chiều. Bếp ăn 
được cấp giấy chứng nhận hợp vệ sinh an toàn thực phẩm.
Số lượng trẻ đến trường và ăn bán trú tại trường ngày càng đông hơn, tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng giảm dưới 3%.
* Khó khăn:
Mặc dù cơ sở vật chất đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được so với nhu cầu;
Trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục còn nhiều khó khăn, thiếu thốn;
Sự quan tâm của cộng đồng trong việc đầu tư nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường còn hạn chế.
Kết quả khảo sát thực trạng theo 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng:
TT
Nội dung
Điểm tối đa
Điểm đạt
1
Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn
- Trường đủ diện tích, có đủ khuôn viên, tường bao (hàng rào) cổng, biển trường, đảm bảo an toàn và vệ sinh trường học
- Phòng học an toàn, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi mầm non
- Sân chơi vườn trường được qui hoạch hợp lý, có cây bóng mát, cây cảnh, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, gần gũi với trẻ 
- Có đầy đủ nhà vệ sinh cho cô và trẻ (riêng nam, nữ)
Các thiết bị vệ sinh phù hợp, thuận tiện và thường xuyên sạch sẽ. Có đủ nước sạch, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhà trường; hệ thống rác, nước thải được sử lý tốt
- Có bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có hợp đồng mua, bán thực phẩm sạch và được cơ quan y tế có thẩm quyền kiểm tra cấp giấy chứng nhận 
20
4
4
4
4
4
16
3
3
3
3
4
2
Nội dung 2: Giáo viên thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ mầm non
- Giáo viên gần gũi, yêu thương, tôn trọng và đối sử công bằng với trẻ, đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ
- Giáo viên luôn rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
- Giáo viên tích cực sưu tầm, tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, một số hoạt động nghệ thuật truyền thống phù hợp
- Giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ
20
4
4
4
4
4
14
4
3
3
2
2
3
Nội dung 3: Trẻ hoạt động tích cực trong môi trường thân thiện
- Trẻ chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, tham gia vào các trò chơi dân gian, hát làn điệu dân ca
- Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè
- Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Trẻ quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi; có ý thức chấp hành tốt những qui định về an toàn giao thông
20
4
4
4
4
4
14
2
3
3
3
3
4
Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh
- Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, học kỳ, năm học phù hợp với điều kiện địa phương
- Nhà trường tổ chức cho trẻ làm quen với văn hóa truyền thống của địa phương
- Phổ biến và sử dụng các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp với trẻ trong các hoạt động vui chơi tập thể
10
3
4
3
6
2
2
2
5
Nội dung 5: Huy động sự tham gia của cộng đồng
- Nhà trường tham gia với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể: văn hóa, đoàn thanh niên, tăng cường công tác tuyên truyền phong trào
- Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong việc đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ
- Nhà trường kết hợp gia đình động viên trẻ đến trường, phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ.
15
5
5
5
10
3
3
4
6
Nội dung 6: Về tính sáng tạo trong việc chỉ đạo phong trào và mức độ tiến bộ của trường trong thời gian qua:
- Có sự sáng tạo trong việc tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua
- Tiến bộ qua quá trình phấn đấu và qua các kỳ đánh giá (chỉ tính theo một trong các mức qui định).
15
5
10
11
3
8
Tổng điểm đạt : 
100
71
Qua bảng kết quả khảo sát trên cho thấy: sau khi thực hiện, hiệu quả của phong trào còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân:
- Chưa nắm bắt kịp thời tình hình thực tế của nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch và quản lý chỉ đạo phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường hiệu quả chưa cao;
- Cổng, biển trường đã xuống cấp, chưa đảm bảo an toàn và vệ sinh trường học. Khuôn viên chưa được nâng cấp, trường chưa có đầy đủ cây hoa, cây cảnh. Hệ thống nước sinh hoạt và công trình vệ sinh của trẻ chưa được quan tâm đúng mức nên thường xuyên hư hỏng nặng;
- Giáo viên thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ hiệu quả chưa cao. Việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên còn hạn chế; 
- Môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú. Việc giáo dục trẻ có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân chưa được thường xuyên;
- Chưa chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương. Việc phổ biến và sử dụng các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp với trẻ trong các hoạt động vui chơi tập thể còn nhiều hạn chế;
- Công tác phối kết hợp với gia đình động viên trẻ đến trường, phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ, công tác huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp và huy động trẻ ăn bán trú tại trường chưa cao. 
- Các thành viên Ban chỉ đạo phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” còn lúng túng trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, tôi đã đề ra một số giải pháp và biện pháp như sau:
2.3. Các giải pháp và biện pháp
2.3.1. Các giải pháp:
- Nắm bắt kịp thời tình hình thực tế của nhà trường. Xây dựng kế hoạch cụ 
 thể, phù hợp. Quản lý chỉ đạo có hiệu quả phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non Đa Lộc;
- Chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ;
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động tích cực trong môi trường thân thiện;
- Tăng cường công tác chỉ đạo giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động
tập thể vui chơi lành mạnh cho trẻ;
- Tích cực huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong việc đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ. 
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế của nhà trường, đề ra những việc làm cụ thể 2 năm ( năm học 2014-2015 và 2015-2016):
Để thực hiện tốt phong trào này trên cơ sở thực tế, tôi đã xây dựng kế hoạch như sau:
NĂM HỌC
NỘI DUNG THỰC HIỆN
Nhà trường
Địa phương
Xã hội hóa
2014-2015
Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
Xây dựng vườn cổ tích
Mua ghế đá
Dạy và học có hiệu quả
Làm rào chắn tường bao quan trường, cải tạo lại cổng, biển trường 
Mua tivi
Rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ
Quét vôi ve, vẽ tranh tường, nâng cấp sân chơi
đóng giá để đồ dùng bán trú
Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
Xây bể chứa nước thải
Đóng giá để dày, dép cho trẻ
Tạo điều kiện cho trẻ được tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. 
Nâng cấp các công trình vệ sinh và hệ thống nước sinh hoạt
2015-2016
Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
Đổ bê tông khu vực phía sau các phòng học
Bổ sung cây hoa, cây cảnh
Dạy và học có hiệu quả
Mở rộng diện tích nhà xe
Mua tivi 
Rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ
Cải tạo khu vực sơ chế cho bếp ăn bán trú
Làm rào chắn hiên sau
Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
Nâng cấp các công trình vệ sinh cho trẻ
Đóng giá góc thiên nhiên
Tạo điều kiện cho trẻ được tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. 
Lắp đặt hệ thống nước sạch
Sau khi xây dựng xong kế hoạch, ban giám hiệu tham mưu với cấp ủy chi bộ tổ chức họp mở rộng gồm các thành phần: Cấp uỷ chi bộ; Ban giám hiệu nhà trường; ban chấp hành công đoàn, ban chấp hành chi đoàn, các tổ trưởng chuyên môn để tham khảo bổ sung vào kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương để đồng thuận thực hiện. Cùng với sơ kết, tổng kết năm học, nhà trường đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua, chỉ ra những mặt làm được, những tồn tại hạn chế và đề ra phương hướng cho thời gian tiếp theo. 
Rà soát các nội dung theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” 2 lần/năm, so sánh với kết quả mình đã đạt được, những nội dung nào còn thiếu, còn yếu, chưa hoàn thiện để xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhà trường cùng thực hiện. Đồng thời, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo địa phương và Phòng giáo dục để có biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong từng năm học.
 	Từ việc biết lựa chọn nội dung công việc phù hợp cho từng năm học, lựa chọn nội dung làm trước, nội dung làm sau phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường, đồng thời phân công công việc phù hợp với khả năng của cán bộ giáo viên trong nhà trường. Nhờ đó mà phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất “xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”:
 Căn cứ vào Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD-ĐT về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học; Kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Hậu Lộc về việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Ban giám hiệu nhà trường đã nghiên cứu, thảo luận và thống nhất xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể theo từng nội dung hướng dẫn; sau đó triển khai đến từng cán bộ, giáo viên về mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của phong trào thi đua. Đây chính là cơ sở để nhà trường theo dõi, xét duyệt thi đua cuối năm; đồng thời cũng là căn cứ để giáo viên bám sát xây dựng kế hoạch phù hợp cho nhóm, lớp mình.
Tập huấn các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca địa phương, tìm hiểu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương.
Có rất nhiều hình tổ chức các hoạt động ngày Lễ, ngày Hội để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng trẻ em và một trong những hoạt động tiêu biểu đó là tổ chức “Ngày hội đến trường của bé”. Việc tổ chức ngày hội được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú như: Trang trí cảnh quan môi trường, tổ chức văn nghệ, khẩu hiệu, pa nô áp phích: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Trường mầm non là tổ ấm thân thương”, “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ lá phổi của chúng ta”, “Giữ gìn bảo vệ tôn tạo nhà trường ngày càng xanh - sạch - đẹp là trách nhiệm của mọi người”, “Học tập, sáng tạo, rèn luyện, chăm ngoan, vui chơi lành mạnh”, “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”, “Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, chăm sóc trẻ em bằng hành động”, “Môi trường là nhà, cô giáo là mẹ, các bé là con”, “Bé nói 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_xay_dung_truong_hoc_th.doc