SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường MN Điện Biên

SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường MN Điện Biên

 Bác Hồ kính yêu đã từng nói.

 “Dễ trăm lần không dân cũng chịu

 Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Như chúng ta đã biết xã hội hóa giáo dục (XHH GD) là huy động và tổ chức nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục, tạo ra phong trào mọi người học tập, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. Tại Đại hội XI đã đưa vào thực hiện chiến lược “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế”.

Trong nhữn năm qua Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu là khâu đột phá then chốt; nhiều dự án tập trung cho giáo dục, làm nhiều các ngôi trường khang trang giúp học sinh ham thích đến trường. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn hẹp thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục là rất cần thiết. Để làm tốt việc này cần có sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương, các ban ngành, cộng đồng giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý, giúp uy tín của trường được nâng lên.

 Đẩy mạnh công tác xá hội hóa giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường phát triển toàn diện về đức, trí, thẻ. mỹ lao động. Mục tiêu xã hội hóa giáo dục là nâng cao chất lượng bộ mặt cơ sở hạ tầng của nhà trường. Song hiện nay, xã hội hóa giáo dục trên thực tế chưa pháp huy được thế mạnh của nó, vì vậy công tác xã hội hóa giáo dục không chỉ đơn thuần về mặt tài chính, huy động cơ sở vật chất mà huy động mọi nguồn lực của các cấp, các ban nghành, đoàn thể các bập phụ huynh học sinh.

 

doc 15 trang thuychi01 6151
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường MN Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Bác Hồ kính yêu đã từng nói.
 “Dễ trăm lần không dân cũng chịu
 Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Như chúng ta đã biết xã hội hóa giáo dục (XHH GD) là huy động và tổ chức nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục, tạo ra phong trào mọi người học tập, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. Tại Đại hội XI đã đưa vào thực hiện chiến lược “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế”. 
Trong nhữn năm qua Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu là khâu đột phá then chốt; nhiều dự án tập trung cho giáo dục, làm nhiều các ngôi trường khang trang giúp học sinh ham thích đến trường. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn hẹp thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục là rất cần thiết. Để làm tốt việc này cần có sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương, các ban ngành, cộng đồng giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý, giúp uy tín của trường được nâng lên.
 Đẩy mạnh công tác xá hội hóa giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường phát triển toàn diện về đức, trí, thẻ. mỹ lao động. Mục tiêu xã hội hóa giáo dục là nâng cao chất lượng bộ mặt cơ sở hạ tầng của nhà trường. Song hiện nay, xã hội hóa giáo dục trên thực tế chưa pháp huy được thế mạnh của nó, vì vậy công tác xã hội hóa giáo dục không chỉ đơn thuần về mặt tài chính, huy động cơ sở vật chất mà huy động mọi nguồn lực của các cấp, các ban nghành, đoàn thể các bập phụ huynh học sinh. 
Tại điều 12 luật giáo dục năm 2005 có nêu “ Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của nhà nước và của nhân dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”.
 Thực tế cho thấy, công tác xã hội hóa giáo dục trong thời gian qua nhìn chung chưa có phương pháp chung, người quản lý nào biết làm thì cơ sở vật chất đơn vị đó tốt lên còn người quản nào chưa biết làm thì nhìn chung cơ sở vật chất đơn vị đó chậm phát triển. Xã hội hóa giáo dục có tác động to lớn trong việc xây dựng cộng đồng, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và phát triển môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức.
Vai trò của người Hiệu trưởng, tôi xác định ngoài việc thúc đẩy mọi hoạt động phát triển của nhà trường thì việc xây dựng cơ sở vật chất ngày một khang trang, đầy đủ là hết sức quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm vụ cho từng năm học. Trường mầm non Điện Biên qua nhiều năm tìm tòi thử nghiệm, tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường MN Điện Biên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ vấn đề lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non.
- Dựa vào tình hình thực tiễn đề tài phân tích thực trạng về công tác xã hội hóa giáo dục mầm non của nhà trường.
- Đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng về nguồn lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho cơ sở vật chất hoàn thiện, đầy đủ, khang trang để các hoạt động giáo dục mầm non trong nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác “Xã hội hoá giáo dục mầm non”, nội dung và biện pháp làm tốt xã hội hoá giáo dục mầm non để xây dựng cơ sở vật chất tại trường Mầm non Điện Biên - TP Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường MN Điện Biên” tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp: 
Phương pháp nghiên cứu lý luận (Tìm đọc sách và các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu)
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp trò chuyện.
Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, nhìn vào ta có thể khẳng định được. Giáo dục mầm non được xã hội hóa cao hơn bất kỳ bậc học nào. Xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là nhẹ trách nhiệm của nhà nước, giảm ngân sách nhà nước; trái lại nhà nước tìm thêm nguồn thu cho giáo dục bởi vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển “Là quốc sách hàng đầu”.
Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học “Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục” coi đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục.
Giáo dục mầm non thể hiện rõ nguyên tắc nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm. Đến nay giáo dục mầm non đã phát triển với đủ các loại quy mô trường lớp với các loại hình công lập, tư thục và nhóm trẻ gia đình. Sự đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non là do có sự tham gia của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non.
Xã hội hóa giáo dục mầm non là phát huy sưc mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Muốn làm tốt công tác xã hội trước hết phải tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy và chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thểMuốn vậy người hiệu trưởng phải biết xây dựng kế hoạch, biết tổ chức phối hợp thực hiện với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Tức là một mặt cần có sự đàu tư của nhà nước, mặt khác vận động nhân dân đóng góp hỗ trợ để hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường, phối hợp tốt việc chăm sóc giao dục trẻ.
Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non tạo ra động lực quyết định thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mầm non. Thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi phát triển toàn diện về thể chất, thẩm mỹ, tình cảm, trí tuệGóp phần hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng tư vấn tạo gia đình và đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non tương ứng với cơ sở vật chất phù hợp, hướng tới công bằng xã 
hội cho mọi trẻ em.
 Thực tế cho thấy, công tác xã hội hoá giáo dục trong thời gian qua nhìn chung chưa có cơ chế, chưa có phương pháp chung. Nơi nào biết làm, được nhân dân ủng hộ thì xã hội hoá phát huy được tốt tác dụng, nơi nào cấp uỷ chính quyền ít quan tâm thì sự nghiệp giáo dục chỉ bó hẹp trong trách nhiệm của ngành giáo dục và đương nhiên là hiệu quả giáo dục thấp.
 Xã hội hoá giáo dục có tác động to lớn trong việc xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và phát triển môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức.
2.2. Thực trạng của công tác xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non Điện Biên:
2.2.1. Thực trạng:
* Thuận lợi: 
- Nhà trường được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phòng Giáo dục và Đào tạo về cơ sở vật chất và công tác quản lý của đơn vị.
- Trường có các phòng học để phục vụ cho công tác chăm sóc và quản lý các cháu (ăn, ngủ, bán trú).
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề.
- Trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của phụ huynh học sinh, thường xuyên có ý kiến đề xuất tham 
mưu với lãnh đạo nhà trường về công tác xã hội hóa giáo dục.
* Khó khăn:
Bên cạnh một số thuận lợi nêu trên nhà trường không tránh khỏi một số khó khăn như sau:
- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo đủ số lượng học sinh ra lớp.
- Khuôn viên chưa đảm bảo một số tiêu chí “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, “Trường học xanh - sạch - đẹp”.
- Nhà trường chưa tạo được uy tín cao đối với phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa phương bằng chính nội lực của mình.
- Việc thực hiện công tác dân chủ của nhà trường còn mang tính hình thức, công tác phối kết hợp giữa phụ huynh học sinh chưa có sự đồng thuận cao.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện các giải pháp:
- Công tác xã hội hóa giáo dục:
(Biểu 1)
Năm học
Nội dung ủng hộ - xây dựng khu nhà 3 tầng: 264 m2
Ngày công
Hiện vật
Tiền mặt
2014 - 2015
105.000.000đ
- Ý kiến đưa ra: (Biểu 2)
Số lượng HS quá tải so với phòng học nhà trường có
Ý kiến giáo viên
Ý kiến phụ huynh
Ý kiến địa phương
80% giảm tải học sinh
20% xây thêm lớp
90% giảm tải học sinh
10% xây thêm lớp
75% ngân sách địa phương còn hạn chế
25% nhà trường chủ động cân đối số lượng HS
2.3. Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non Điện Biên
2.3.1. Xây dựng kế hoạch hóa công tác xã hội hóa giáo dục:
 * Kế hoạch hóa giáo dục là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng.
 Kế hoạch xã hội hóa giáo dục cần được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu huy động là gì? Đối tượng nào cần được huy động? Thời gian thực hiện? Phân công ai là vai trò chủ thể huy động? Từ đó, Hiệu trưởng xây dựng công tác xã hội hóa giáo dục cho phù hợp với thực tế của đơn vị. Phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một số thành viên trực tiếp đi huy động, đối tượng huy động phải là người hiểu rõ về nguyên tắc của công tác xã hội hóa giáo dục, có kỹ năng giao tiếp tốt, lời nói có tính thuyết phục.
 - Xã hội hóa giáo dục điều quan trọng nhất cần phải dựa trên các văn bản của chính quyền địa phương, các văn bản của ngành cho phép, nhà trường trường vận dụng một cách phù hợp, khoa học và dân chủ, trách áp đặt. 
 * Trước hết phải khảo sát lựa chọn công việc, việc nào cần thiết trước, phải làm trước, việc nào cần sau để lại sau, tránh sự chồng chéo không có hiệu quả cao.
 * Xác định nguồn vốn huy động từ đâu, công tác xã hội hóa giáo dục là một việc làm hết sức cần thiết : 
 VD ; Xây khu nhà 3 tầng với tổng diện tích 264m2 . Dự toán bằng 1,1 tỷ đồng,
Dự kiến huy động trong 5 năm ước tính khoảng 800 triệu đồng số còn lại xin hỗ trợ kinh phí từ địa phương. Làm được điều đó trước hết tôi phải kêu gọi các nhà thầu cho làm và chả chậm trong vòng 5 năm.
 Xác định có 2 ngồn vốn (1 là huy động công tác xã hội hóa; 2 là xin hỗ chợ kinh phí của địa phương)
 * Hình thức, cách thức huy động liên quan đến kinh phí, sau khi huy động được số tiền xã hội hóa giáo dục, ban đại diện cha mẹ học sinh tạm gửi vào tài khoản của Ủy ban nhân dân phường.
Bảng dự kiến kế hoạch: (Biểu 3)
TT
Thời gian
Dự kiến công việc
Mục đích
1
Tháng 6
Kiểm kê tài sản, cơ sở vật chất nhà trường
- Tổng hợp, thống kê tài sản hiện có và hư hỏng, thanh lý
2
Tháng 7
- Báo cáo tình hình cơ sở vật chất nhà trường 
- Chuẩn bị văn bản liên quan cho công tác xã hội hóa giáo dục 
- Chuẩn bị và báo cáo các điều kiện cần thiết cho kế hoạch triển khai xã hội hóa giáo dục
3
Tháng 8
- Khảo sát thực trạng, tình hình cơ sở vật chất nhà trường
- Làm văn bản báo cáo CMHS và địa phương
- Năm bắt tình hình thực tế nhà trưởng để chuẩn bị cho công tác triển khai
- Xin ý kiến chỉ dạo của địa phương và sự đồng thuận của CMHS
4
Tháng 9
Triển khai và tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
- Huy động xây dựng cơ sở vật chất nhà trường hoàn thiện, đổi mới.
2.3.2. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lược giáo dục.
Trong công tác vận động xã hội hóa giáo dục đối với phụ huynh là điều hết sức quan trọng, đòi hỏi người quản lý cần phải có phương pháp đổi mới căn bản toàn diện cách quản lý, chi đạo nâng cao chăm sóc giáo dục một cách khoa học và hiệu quả cao. Trong năm học qua sự thay đổi, chất lượng trong nhà trường có sự vận hành đột phá, một cách toàn diện làm thay đổi diện mạo tổng thể có sức lan tỏa, hiệu ứng cao đối với học sinh và nhân dân. Nói đến công tác quản lý là nói đến sự công bằng chỉ đạo thẳng thắn, xây dựng môi trường sư phạm đoàn kết, xây dựng nội quy, quy chế chặt chẽ, tổ chức thực hiện có sự giám sát và kiểm tra định kỳ, người quản lý nói là phải đi đôi với làm bằng những việc làm cụ thể có hiệu quả như vậy với có sức thuyết phục đến giáo viên và nhân viên, song song việc chỉ đạo ở các lĩnh vực, cần phải xây dựng mọi hoạt động phong trào nhất là đối với các cô, các cháu... Chất lượng chuyên môn đối với giáo viên là một việc làm thường xuyên có tính liên tục và tích luỹ, kiểm tra chuyên môn hàng tháng đánh giá chất lượng giờ dạy thật sát sao nghiêm túc. Chất lượng chăm sóc giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội Tích cực các biện pháp giáo dục nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện, thực hiện lịch chăm sóc sức khỏe cân , đo, theo dõi đánh giá biểu đồ tăng trưởng
* Công tác tuyên truyền:
- Đối tượng đầu tiên: Nhà trường tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Từ đó mới tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên tuyên truyền có hiệu quả đến phụ huynh học sinh và các mạnh thường quân.
 Giáo viên phải nắm được các nhiệm vụ trọng tâm năm học, thông qua các cuộc họp, để phổ biến các văn kiện của Đảng về chính quyền địa phưng.. phổ biến các quy chế dân chủ, các chỉ thị về xã hội hóa giáo dục, các quyết định văn bản của Sở giáo dục đào tạo và Phòng giáo dục đào tạo thành phố. Chỉ đạo giáo viên nghiêm túc thực hiện các cuộc vận động của nghành.
Phải làm sao để tập thể nhà trường hiểu rõ và thấy được đây chính là ngôi nhà của mình mọi người đều phải có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng. Khi tập thể nhà trường thấy kế hoạch của Hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ bằng cả tấm lòng và trách nhiệm tự nguyện. Giáo viên hiểu nếu thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cảnh quan môi trường không đảm bảo thì nhà trường không phải là địa chỉ tin cậy của phụ huynh dẫn đến học sinh có chất lượng chăm sóc không cao, uy tín nhà trường sẽ giảm sút đi. Ngược lại nếu nhà trường có điều kiện tốt thì bản thân chúng ta các thành viên trong nhà trường sẽ có nhiều thuận lợi trong công việc, hiệu quả công tác cao hơn, uy tín của giáo viên và nhà trường nhờ đó được nhân lên trong lòng nhiều người từ đó sẽ được sự ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh.
Công tác tuyên truyền cần duy trì thường xuyên, mục tiêu tuyên truyền phải cụ thể, vận động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân cùng tham gia với nguyên tắc “Lợi ích”, mỗi bên tham gia đều tìm thấy lợi ích chung của cá nhân và tập thể.
- Đối tượng thứ hai: Từ phía nhân dân
 Xã hội hóa giáo dục: xây dựng từ trong lòng mỗi phụ huynh học sinh đến các cấp các ngành, các tổ chức, sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của mọi người. Trách nhiệm của người quản lý cần phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng mà đặc biệt là các cháu ở lứa tuổi mầm non, lứa tuổi đầu đời cần được sự phát triển một cách toàn diện. Vì vậy nhà trường phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mục đích, chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với đài truyền thanh phường, đài truyền thanh của phố tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực đến với nhân dân và cha mẹ học sinh, nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dân trong công tác tham gia xã hội hóa giáo dục. Những việc chúng tôi làm chỉ là một trong nhiều thông tin góp phần nâng cao nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về giáo dục trong thời đại hội nhập ngày nay.
2.3.3. Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương:
Sau khi lên kế hoạch cụ thể Hiệu trưởng phải là người chủ động đề xuất công 
tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường với lãnh đạo địa phương. Mỗi lần được bố trí làm việc cần phải chuẩn bị kĩ nội dung, trình bày một cách toàn diện trọng tâm, cái gì trước, cái gì sau tránh tham mưu lặt vặt, lan man. Sau khi được lãnh đạo địa phương chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo ngay. Tạo nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm và khảo sát tại cơ sở.
Mỗi lần đề xuất chủ trương giáo dục gì ở địa phương cần phải tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện, không nêu báo cáo lãnh đạo các cấp vào lúc họ đang tập trung lo những việc lớn. Nhà trường thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động giáo dục của đơn vị) đến các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của địa phương.
Việc tham mưu phải theo ý Đảng, lòng dân và được thể hiện bằng các Nghị quyết của cấp ủy, Chỉ thị của địa phương mới được mọi người dân đồng tình, ủng hộ. Chính quyền các cấp với chức năng quản lý nhà nước của mình không chỉ huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành. Qua đó có thể nhận được sự hỗ trợ của địa phương về huy động sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể, kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế trên địa bàn.
2.3.4. Tạo uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thông qua việc khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường.
Nhà trường phải lập uy tín bằng chính nội lực của mình, từ lãnh đạo cho đến cán bộ, giáo viên, nhân viên đều xác định nhiệm vụ để phấn đấu và đạt hiệu quả công việc ngày càng cao. Hiệu trưởng nâng uy tín bằng cách điều hành công việc khoa học, quan tâm đến chất lượng giáo dục, tạo môi trường sư phạm đoàn kết, thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò của mình trong môi trường xã hội địa phương.
Hiệu trưởng có uy tín, có năng lực là yếu tố thúc đẩy thường xuyên cho sự tham gia của cộng đồng trong công tác xã hội hóa giáo dục.
Ví dụ: Ngay từ đầu năm học, để tạo uy tín cho mình, vừa để làm “bàn đạp” cho công tác xã hội hóa giáo dục tại đơn vị. Nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm ngay là tập trung vào hai nội dung: chuyên môn, nội quy nhà trường để nâng cao chất lượng dạy, đồng thời tạo cho giáo viên một kỷ luật nghiêm túc trong giờ làm việc có như vậy mới duy trì được số lượng học sinh, thu hút được cháu vào trường.
Song song đó các cô giáo phải tạo uy tín cho mình bằng chất lượng giáo dục, bằng sự giao tiếp với phụ huynh học sinh, với sự thân ái đối với các cháu, tạo cho các cháu thích đế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc_d.doc