SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non Thị Trấn Quán Lào, năm học 2016 - 2017

SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non Thị Trấn Quán Lào, năm học 2016 - 2017

 Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị nền móng vững chắc cho trẻ vào học lớp một, giáo dục mầm non góp phần cùng với sự phát triển của giáo dục Việt Nam đào tạo ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện không những cả về phẩm chất trí tuệ, phẩm chất đạo đức mà còn có đầy đủ sức khoẻ để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Những con người ấy phải có đủ sức khoẻ, có tài năng, có những phẩm chất cao đẹp. Muốn có những con người như thế ta phải biết gieo trồng, chăm sóc, vun xới ngay từ tuổi Mầm non.

 Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt thì sẽ khoẻ mạnh, ít bệnh tật. Trẻ em phát triển tốt về thể lực tạo tiền đề cho bộ não tiếp thu tri thức làm giàu trí tuệ. Ngược lại nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thiếu cân, ốm yếu về thể lực dẫn đến trí não phát triển kém, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân của đứa trẻ mà còn ảnh hưởng đến cả giống nòi. Vì thế việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ngay từ lứa tuổi Mầm non là việc làm quan trọng thường xuyên lâu dài và không thể thiếu được.

Theo số liệu của trung tâm y tế huyện Yên Định cuối năm 2016, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng của huyện Yên Định là 25,4%, riêng trẻ học trong các trường mầm non là dưới 5%, ở trường mầm non TT Quán Lào mấy năm gần đây tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi thường dưới 5%, vẫn còn cao so với kế hoạch của ngành. Thực tế làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường tôi thấy số trẻ bị suy dinh dưỡng dù là ở thể nhẹ cân hay thể thấp còi, đều ảnh hưởng đến việc nhận thức của trẻ, trẻ kém linh hoạt, kém tiếp thu và lĩnh hội kiến thức từ cô giáo truyền đạt, hoặc từ hoạt động trải nghiệm của bản thân trẻ cũng chậm hơn các bạn phát triển bình thường, nên qua khảo sát chất lượng đa số các trẻ suy dinh dưỡng đều bị đánh giá không đạt, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.

 

doc 18 trang thuychi01 6503
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non Thị Trấn Quán Lào, năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị nền móng vững chắc cho trẻ vào học lớp một, giáo dục mầm non góp phần cùng với sự phát triển của giáo dục Việt Nam đào tạo ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện không những cả về phẩm chất trí tuệ, phẩm chất đạo đức mà còn có đầy đủ sức khoẻ để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Những con người ấy phải có đủ sức khoẻ, có tài năng, có những phẩm chất cao đẹp. Muốn có những con người như thế ta phải biết gieo trồng, chăm sóc, vun xới ngay từ tuổi Mầm non.
 	Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt thì sẽ khoẻ mạnh, ít bệnh tật. Trẻ em phát triển tốt về thể lực tạo tiền đề cho bộ não tiếp thu tri thức làm giàu trí tuệ. Ngược lại nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thiếu cân, ốm yếu về thể lực dẫn đến trí não phát triển kém, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân của đứa trẻ mà còn ảnh hưởng đến cả giống nòi. Vì thế việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ngay từ lứa tuổi Mầm non là việc làm quan trọng thường xuyên lâu dài và không thể thiếu được.
Theo số liệu của trung tâm y tế huyện Yên Định cuối năm 2016, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng của huyện Yên Định là 25,4%, riêng trẻ học trong các trường mầm non là dưới 5%, ở trường mầm non TT Quán Lào mấy năm gần đây tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi thường dưới 5%, vẫn còn cao so với kế hoạch của ngành. Thực tế làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường tôi thấy số trẻ bị suy dinh dưỡng dù là ở thể nhẹ cân hay thể thấp còi, đều ảnh hưởng đến việc nhận thức của trẻ, trẻ kém linh hoạt, kém tiếp thu và lĩnh hội kiến thức từ cô giáo truyền đạt, hoặc từ hoạt động trải nghiệm của bản thân trẻ cũng chậm hơn các bạn phát triển bình thường, nên qua khảo sát chất lượng đa số các trẻ suy dinh dưỡng đều bị đánh giá không đạt, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.
 	Nhà trường cũng đã đưa ra nhiều biện pháp để phòng chống suy dinh dưỡng cho những trẻ suy dinh dưỡng, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà những năm qua việc phòng chống suy dinh dưỡng trong nhà trường vẫn chưa đạt hiệu quả, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn cao. Là một phó hiệu trưởng phụ trách về dinh dưỡng của trường Mầm non tôi rất chăn trở trong việc tìm ra các biện pháp để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non TT Quán Lào, bản thân luôn nhận thức rằng, cần phải phòng chống suy dinh dưỡng trong trường mầm non của mình để 100% trẻ đến trường đều được khỏe mạnh và phát triển toàn diện, có như vậy thì chất lượng giáo dục của nhà trường mới được nâng lên. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non Thị Trấn Quán Lào, năm học 2016-2017”.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biệp pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Thị Trấn Quán Lào, giúp trẻ trong nhà trường khỏe mạnh, phát triển toàn diện, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường. 
III. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ và một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non Thị Trấn Quán Lào.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, thu thập, tổng hợp và khái quát hoá tài liệu liên quan đến lý luận và thực tiễn của công tác phòng chống suy dinh dưỡng làm cơ sở lý luận cho đề tài. 
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Trẻ bị suy dinh dưỡng nguyên nhân là do từ nhiều yếu tố như: Do suy dinh dưỡng từ trong bào thai, do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, nhưng trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, trẻ thiếu ăn, ăn không đủ chất, ăn không hợp lý,đều gây hại sức khoẻ cho trẻ, ở lứa tuổi Mầm non nhu cầu dinh dưỡng được tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn. 
Do đặc điểm của độ tuổi nên ở trẻ em một số bộ phận của cơ thể phát triển chưa được hoàn thiện. Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phù hợp với từng độ tuổi. Trong thực tế hiện nay trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng có tỷ lệ cao. Tại Hà Nội, phát biểu tại chương trình sữa học đường – vì tầm vóc Việt do Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT tổ chức, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Trẻ em lứa tuổi học đường ở Việt Nam, nhất là trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi còn khá lớn. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi”. Một trong những nguyên nhân chủ yếu trẻ bị suy dinh dưỡng là do không biết cách nuôi dạy con theo khoa học nên dẫn đến hậu quả đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương phát triển không cân đối về thể lực hay ốm đau bệnh tật. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác là vấn đề chăm sóc vệ sinh ở một số gia đình cũng như nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.
Có thể nói việc trẻ phát triển cân đối hài hòa hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng. Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ đã và đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho trẻ mầm non cụ thể: Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/7/2011, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi; Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT- BTC-BNV ngày 11/3/2013 hướng dẫn Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 3-4 tuổi đến hết năm 2015. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030. Đặc biệt theo Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực học sinh mẫu giáo, tiểu học. Theo đó mục tiêu đến năm 2020, 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo được uống sữa; 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học thành thị, nông thôn được uống sữa; Đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học, đạt 90 -95% vào năm 2020; Đến 2020, chiều cao trung bình của trẻ độ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 – 2cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010. Điều này chứng tỏ, vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non nói chung và cho trẻ trong trường mầm non nói riêng là hết sức cấp thiết, vì trường Mầm non là nơi có hai phần ba thời gian trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng tại trường. 
Là một cán bộ quản lý của trường tôi luôn trăn trở, băn khoăn tìm tòi nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ - dinh dưỡng cho trẻ, bản thân đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non Thị Trấn Quán Lào, năm học 2016-2017” làm đề tài nghiên cứu.
II. Thực trạng
1. Thuận lợi
Nhà trường được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân Thị trấn Quán Lào, cùng với sự tham mưu đắc lực của Ban giám hiệu nhà trường đã vận động được toàn thể cha mẹ học sinh mua sắm các đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng cũng đã tương đối đầy đủ. Cơ sở vật chất của nhà trường tốt, có bếp ăn một chiều phục vụ bán trú, có công trình vệ sinh cho trẻ. 
Bên cạnh đó nhà trường có một đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó đạt trên chuẩn là 91.6%, đạt trình độ chuẩn là 8.4%. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết, đồng lòng đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học. Nhiều đồng chí có năng lực sư phạm xếp loại tốt, đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có uy tín với phụ huynh, nhân dân và đồng nghiệp.
Trong quá trình quản lý nuôi dưỡng đã được tập thể cán bộ giáo viên, lãnh đạo địa phương và đặc biệt là các bậc phụ huynh tin tưởng giúp đỡ tạo điều kiện đầu tư vào công tác nuôi dưỡng. Vì vậy trong năm học 2016-2017 chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm xuống đáng kể và không có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Nhận thức của phụ huynh đã được nâng lên rõ rệt, 100% phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội qui, qui định, hưởng ứng tích cực trong việc tổ chức bán trú cho trẻ, nâng cao mức ăn theo nhu cầu, nhiệt tình tham gia các phong trào của nhóm, lớp.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, nhà trường cũng còn gặp rất nhiều khó khăn như: Tuy là một thị trấn nhưng là một thị trấn có số dân làm nông nghiệp chiếm tới 70% nên đời sống nhân dân chưa cao. 
Mặt khác trên thị trường các mặt hàng ăn uống mất vệ sinh quá nhiều, rau củ quả thì phun thuốc kích thích, thực phẩm thì nuôi tăng trọng nên chất lượng thực phẩm khó kiểm soát được. 
Thời tiết không thuận lợi, nắng mưa thất thường, nhiều dịch bệnh bùng phát nhiều như : dịch Sởi Rubenla, sốt phát ban, quai bị, tay chân miệng... cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi vẫn còn còn cao.
Hơn nữa phụ huynh đa số là làm công nhân, nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, nhận thức của phụ huynh về việc phòng chống suy dinh dưỡng còn nhiều hạn chế, phụ huynh họ không coi đó là bệnh mà coi đó là tình trạng còi xương, chậm lớn, thấp bé nhẹ cân chỉ là yếu tố di chuyền bình thường; kỹ năng chăm sóc con cái của đa số các bà mẹ còn thiếu hụt, chưa phù hợp, chưa phân biệt được thế nào là bữa ăn đủ dinh dưỡng, do điều kiện kinh tế khó khăn nên họ mới chỉ nghĩ đến bữa ăn đủ no chứ chưa nghĩ đến bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. Do vậy mà ngay từ đầu năm học trẻ đến trường tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng còn khá cao.
3. Kết quả thực trạng trên
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát với chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ qua các năm học như sau:
* Bảng khảo sát thực trạng trẻ bị suy dinh dưỡng tại trường mầm non thị trấn Quán Lào huyện Yên Định.
Năm học
2014-2015
2015-2016
Nội dung khảo sát
Số trẻ
TL%
Số trẻ
TL%
Số trẻ phát triển bình thường về cân nặng
310
96.8
348
96.7
Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
10
3.2
12
3.3
Số trẻ phát triển bình thường về chiều cao
312
97.5
350
97.2
Số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi
8
2.5
10
2.8
Số trẻ mắc bệnh
35
10.9
38
10.5
Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn cao, chứng tỏ chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao. Từ thực trạng trên, tôi thiết nghĩ cần phải có biện pháp thiết thực tác động đến phụ huynh và giáo viên làm cho họ hiểu sức khỏe rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ xuống mức thấp nhất, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong năm học 2016-2017 như sau: 
III. Các biện pháp thực hiện 
Trường mầm non Thị Trấn Quán Lào được Đảng ủy Thị Trấn Quán Lào đưa vào nghị quyết năm 2016 thực hiện là một trường mầm non trung tâm chất lượng cao. Vì vậy để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng nhằm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đạt với tiêu chí trường trung tâm chất lượng cao, tôi đã nghiên cứu các biện pháp mà những người đi trước đã sử dụng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, trên cơ sở đó tôi sáng tạo thêm các biện pháp phù hợp để áp dụng vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mình như sau:
1. Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
 Việc bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên có ảnh hưởng rất lớn trong vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, nên từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức hướng dẫn cho cán bộ giáo viên nắm bắt về cách thay đổi chế độ ăn, thực đơn phù hợp. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn.	
 Khẩu phần và thực đơn của trẻ được thay đổi theo mùa, theo tháng và theo tuần, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp khẩu vị của trẻ. 
Phát động cuộc thi sáng tác, sưu tầm thơ, câu chuyện, câu đố, bài viết có nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng cho giáo viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các môn học như làm quen văn học, Khám phá khoa học.thể hiện rõ nhất vào hoạt động vui chơi của trẻ chính là hoạt động “ bé tập làm nội trợ”, giáo viên dạy trẻ có biết sử dụng thành thạo các đồ dùng dụng cụ như dao, thớt, cốc, chén..
Luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến thức ăn, khâu bảo quản và chia thức ăn một cách khoa học nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đảm bảo giá trị dinh dưỡng. 
Đối với giáo viên phụ trách nuôi dưỡng tôi luôn bồi dưỡng những kiến thức qua cung ứng tài liệu, qua thử nghiệm hàng ngày, và qua các hội thi để giáo viên có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ phù hợp với mọi lứa tuổi. Giáo viên nuôi dưỡng phải biết cách chế biến thức ăn và thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, thực hiện tốt việc lưu mẫu thực phẩm.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc vàng trong ăn uống.
Kết quả 100% giáo viên trong nhà trường có nhận thức đúng đắn về kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ, biết cách chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ đảm bảo đúng theo khoa học, sức khỏe của trẻ ngày càng được nâng lên.
2. Xây dựng kế hoạch can thiệp sớm đối với trẻ bị suy dinh dưỡng
Biện pháp can thiệp sớm đối với trẻ bị suy dinh dưỡng là một việc làm rất quan trọng và cực kì cấp thiết; bởi trẻ bị suy dinh dưỡng nếu không được can thiệp kịp thời, hoặc can thiệp không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ. Xác định được tầm quan trọng đó ngay từ đầu năm học 2016-2017, sau khi khảo sát thực trạng dinh dưỡng của trẻ, tôi đã mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch can thiệp sớm đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, nhằm giúp các em ngày càng cải thiện tình trạng dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe để tham gia các hoạt động vui chơi, học tập cùng với các bạn trong nhóm lớp, cụ thể:
Đối với trẻ trường tôi đa số trẻ suy dinh dưỡng ở thể vừa và nhẹ và tập trung ở trẻ mẫu giáo bé và nhỡ nên tôi đã tham mưu với hiệu trưởng đối với những cháu này cho ăn thêm bữa vào buổi sáng lúc 9h cùng bữa cháo sáng của trẻ. Các bữa ăn chính của mẫu giáo trẻ vẫn ăn bình thường.
Trong các bữa ăn chỉ đạo giáo viên cần quan tâm đến những cháu này nhiều hơn để giúp trẻ ăn hết khẩu phần, nếu trẻ không tự ăn cô có thể giúp trẻ.
Thường xuyên theo dõi trẻ, hàng tháng kiểm tra cân đo để có biện pháp phối hợp, điều chỉnh cách chăm sóc.
Thường xuyên thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình trạng dinh dưỡng của trẻ để phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ tại gia đình đảm bảo chế độ ăn uống hợp lí.
Với những biện pháp mà bản thân đã áp dụng, kết quả đem lại rất khả quan, số trẻ bị suy dinh dưỡng dần dần được cải thiện lên rất nhiều, trong tháng các trẻ đều có biểu hiện tăng cân.
3. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát 
Công tác kiểm tra giám sát là một việc làm thường xuyên của các cấp lãnh đạo, kiểm tra nhằm phát hiện những thiếu sót, những việc chưa làm tốt nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất để khắc phục tồn tại. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhà trường phải chú trọng việc đôn đốc kiểm tra theo dõi, giám sát về chế độ ăn uống của trẻ cũng như thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến hành cả hai phương pháp kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên, liên tục cụ thể:
Kiểm tra từ khâu tiếp phẩm xem có đảm bảo số lượng và và chất lượng thực phẩm đảm bảo sạch, tươi, ngon, có nguồn gốc rõ ràng.
Kiểm tra khâu sơ chế, chế biến xem nhân viên nuôi dưỡng có thực hiện đúng các bước theo quy trình chưa.
Kiểm tra khẩu phần ăn của trẻ có đúng, đủ theo thực đơn, định lượng quy định.
Giám sát việc thực hiện đầy đủ kiểm thực 3 bước, đúng theo quy định.
Đối với giáo viên, kiểm tra vai trò chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cần chú ý đến cháu ăn ít, cháu ăn nhiều hay suy dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ cho trẻ đã đảm bảo chưa.
Kiểm tra việc cân, đo chấm biểu đồ, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ để nắm bắt tình trạng sức khỏe của trẻ từ đó cùng phối hợp với phụ huynh và các tổ chức có liên quan để chăm sóc sức khoẻ - dinh dưỡng cho trẻ đạt hiệu quả tốt hơn.
Tăng cường phối hợp với tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, phụ huynh của các nhóm lớp đến kiểm tra định kỳ, đầu tháng hoặc đột xuất trong tháng. Kiểm tra khâu cung ứng đến sơ chế và chế biến thực phẩm đến khẩu phần ăn của trẻ. Quan sát bữa ăn của trẻ, cùng chăm sóc trẻ theo đúng khoa học.
Ngoài ra còn chỉ đạo tiến hành kiểm tra hồ sơ giáo viên, căn cứ vào kết quả lý thuyết, thực hành, cùng các tiêu chí khác để đánh giá xếp loại giáo viên hàng tháng. Điều quan trọng là sau mỗi kỳ, mỗi năm có sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, để động viên giáo viên thực hiện tốt theo quy chế chuyên môn đề ra cũng như động viên giáo viên nâng cao trách nhiệm, tình thương đối với trẻ tạo cho trẻ cảm giác được chăm sóc an toàn khi trẻ ở trường.
Trong quá trình kiểm tra tôi đã phối hợp với ban thanh tra nhân dân để việc đánh giá nhận xét đem lại kết quả một cách khách quan.
Kết qủa, nhờ việc kiểm tra giám sát trong năm học qua chất lượng công tác chăm sóc dinh dưỡng của nhà trường được nâng lên rõ rệt, số trẻ được khám sức khỏe đạt 100%, chế độ ăn uống và hồ sơ cân đo được thực hiện đúng thời gian qui định.
4. Tìm nguồn thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày cho trẻ
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn tạo ra nguồn thực phẩm sạch đặc biệt là rau xanh là một việc làm rất quan trọng và cấp thiết đối với mỗi bếp ăn tập thể nói chung và bếp ăn bán trú tại trường mầm non nói riêng. Vì trên thị trường hiện nay các nguồn thực phẩm rau, củ, quả ... bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm có nhiều bột tăng trọng. Vậy để có nguồn thực phẩm, rau sạch trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ đòi hỏi các nhà quản lí của trường mầm non cần phải áp dụng các giải pháp như: Hợp đồng thực phẩm trực tiếp với các phụ huynh đang có con học tại trường và phụ huynh có mô hình chăn muôi nhỏ lẻ, không có chất tăng trọng. Có làm như vậy mới tạo được niềm tin cho phụ huynh, tạo được độ an toàn cao cho trẻ. 
Khi mua thực phẩm ở bên ngoài để đảm bảo có nguồn thực phẩm sạch chúng tôi tiến hành hợp đồng mua thực phẩm ở những cơ sở nuôi trồng có uy tín, đảm bảo định lượng, chất lượng, tươi ngon, sạch sẽ, không bị dập nát ôi thiu, giá cả hợp lý. Khi làm hợp đồng phải được sự thỏa thuận của hai bên và chứng nhận của địa phương nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho trẻ.
Ngoài ra nhà trường tận dụng quỹ đất trống trong nhà trường để trồng rau sạch theo mùa vừa để phục vụ cho trẻ ăn hàng ngày và tạo môi trường giáo dục cho trẻ học tập.
Từ những việc làm trên năm học 2016-2017 nhà trường hợp đồng được thực phẩm đảm bảo, an toàn, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
5. Biện pháp đưa sữa học đường vào trường học
Như chúng ta đã biết trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ việc cân đối khẩu phần ăn đã đảm bảo tương đối đầy đủ 4 nhóm chất cho trẻ, tuy nhiên việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng thêm cho trẻ là chưa được chú trọng, bởi mức ăn của trẻ thấp, các bữa ăn của trẻ ở tại gia đình chưa được bổ sung đầy đủ. Vì vậy việc đưa sữa học đường vào trường học là việc làm rất đúng đắn và cần thiết để bổ sung vi chất dinh dưỡng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_suy_dinh_duong_cho_tre_tro.doc